WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ráng làm người… tử tế

Ngày 23.03.2016, „đồng chí“ Nguyễn Tấn Dũng, tức Ba Dũng hay gọi theo lời Tư Sang là Đồng chí X, khi trở thành „đồng rận“ đã (buồn bã, bực bội) nói lời chia tay với cuốc hội Ba Đình (làng) sau 9 năm, 10 tháng ăn trên, ngồi trước.

Lời chia tay của Ba Ếch (XXX) thật ra cũng không có gì đáng bàn tới, bàn lui, bàn xuôi, bàn ngược, bàn trước, bàn sau…, nếu Đồng chí XXX không kết thúc bài nói chuyện (cuối cùng) bằng lời nhắn nhủ 19 thành viên trong nội các cùng về quê (giặt quần lót cho vợ) cũng như cho chính bản thân rằng:

„- Về hưu ráng sống cho tử tế, làm một đảng viên tốt, công dân tốt“

Họ Thạch tui, dù đọc câu nhắn nhủ này trên báo online, đã bật cười ngặt nghẽo, cười đến cứng cả quai hàm, suýt té khỏi ghế.

1_55687

Hóa ra, lâu nay ông thủ tướng XXX, đứng đầu hành (lạc) pháp cùng nội các đã sống không tử tế chút nào, giờ đây bị người đồng rận (thân thương và kính mến) chơi cho rạt gáo, tước mất quyền hành trước nhiệm kỳ lại lên tiếng kêu gọi đồng sự lẫn (đồng đảng) ráng sống cho tử tế.

Hèn chi mà đất nước càng ngày càng tiến nhanh, tiến mạnh đến chỗ vỡ nợ, sắp sửa tiêu tùng vì phá sản do tham nhũng, hối lộ, rút ruột công trình…

Nhưng cười xong, suy nghĩ lại, tôi thông cảm cho Ba X. Phải chăng con chim trước khi chết cất tiếng kêu đau thương, con người (cộng sản) trước khi chết biết nói lời công đạo (tặc)? Hay là oan hồn Phạm Quý Ngọ, Nguyễn Bá Thanh hiện về, nhập vào Ba X khiến ông đột nhiên phát biểu (thật thà) như zdậy?

Câu nhắn nhủ của Ba X với các đồng đảng cũng như cho bản thân, chứng tỏ rằng cả cuộc đời mình, Ba X chưa bao giờ là một người tử tế.

Chữ „ráng“ là của miền Nam, miền Bắc là cố gắng – chỉ một trạng thái phải tận dụng thể chất, đầu óc, hành động, suy nghĩ hơn mức bình thường, hàng ngày. Phải vận dụng trí óc, thể lực, sức mạnh, khả năng tối đa… để vượt qua trở ngại, thách thức, hầu đạt được một mục đích, một mưu mô, hoàn thành một kế hoạch, công việc nào đó đang làm.

Mà nói thiệt tình nghe, dù dốt nát, ít học, họ Thạch tui hồi nào tới giờ chỉ nghe nói ráng học, ráng làm việc, ráng thi đậu, ráng lấy cái bằng…tú tài (để vào lính, khỏi đi trung sĩ)…chứ chưa hề nghe nói…ráng sống cho tử tế bao giờ. Hơn thế nữa, nó lại được phát ra từ cái miệng của một người đã một thời gian dài hét ra lửa, mửa ra khói như Ba X.

Phải chăng Ba X muốn gửi đi một thông điêp ngầm cho Nguyễn Phú ‘Trọng và các nhân vật khác trong Tứ Đầu Chế?
Nếu có, thông điệp đó là gi?

Chỉ cần tinh ý (chút xíu) mọi người thấy ngay ý nghĩa của lời nhắn nhủ:

„- Cờ tới tay ai, người đó phất. Tôi và các chú ăn đã đủ rồi, giờ hãy nhường cho người khác ăn với. Nếu họ có tham những, hối lộ, rút ruột công trình mà chúng ta có thấy, cũng nên làm ngơ, nên đối xử tử tế với họ. Hô hoán, tố cáo đồng chí (làm bậy) là không nên“.

Chín năm, mười tháng trên tột đỉnh quyền hành, XXX cùng nội các đã để lại một di sản tệ hại khủng khiếp cho dân tộc việt Nam. Đó là sự lụn bại về kinh tế, môi trường bị tàn phá, bị ô nhiễm vì những công trình ngu xuẩn. Đất, biển, rừng, những vùng chiến lược quan trọng đến an ninh tổ quốc liên tiếp lọt vào tay tên Tầu cộng bá quyền. Thực phẩm hư thối hay bị nhiễm, nhúng hóa chất gây ung thư tràn lan từ Hà Nội vào Sàigòn xuống đến Cà Mau, Châu Đốc.. đang giết hại chậm chạp nhưng chắc chắn cả một dân tộc.

Giả sử lúc đang có quyền hành tối thượng, Ba X chơi đẹp, sống tử tế, hủy bỏ điều 4 (lù lù) trong hiến pháp, thành lập nền cộng hòa với tam quyền phân lập với tự do báo chí thì giờ này Việt Nam đâu đến nỗi (dâu bể) tang thương, kinh tế lụn bại, nợ công ngập đầu…

Nhưng nói (chơi) vậy thôi, ai cũng biết Ba X hoạt động giao liên, phá hoại ở miền Nam từ năm 12 tuổi. Dù sinh trưởng ở miền Nam, nhưng Ba X không được học hành đàng hoàng, chỉ giỏi phá làng, phá xóm thì khi lãnh đạo đất nước, khả năng đâu để xây dựng, phát triển quốc gia?

Nếu trong gần 10 năm cầm quyền, Ba X không cho Tầu cộng khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, không thành lập quả đấm thép (rỉ) Vinashin, Vinaline…thì giờ đây ông khuyên các „đồng chi“ của ông ta ráng sống tử tế nghe còn lọt lỗ nhỉ.
Me! Ăn cho đã, ăn cho ngập họng, giờ hết quyền hành lại lên mặt đạo đức, khuyên nhủ người khác nên (ráng) sống tử tế.

Chịu khó „ động não“ thêm chút đỉnh. Ở cương vị một người dân bình thường, Ba X tử tế hay không thì sự thiệt hại, ảnh hưởng đến xã hội, dân tộc, đất nước không nhiều lắm. Tử tế thì bạn bè, hàng xóm, láng giềng thương mến, không thì họ ghét, có vậy thôi.

Ở địa vị thủ tướng, lãnh đạo đất nước, sự không tử tế của Ba X tác hại không lường được. Nó làm băng hại văn hóa, xáo trộn xã hội, kinh tế khủng hoảng, lụn bại…

Bởi không tử tế nên Ba X mới cho Tầu cộng vào khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, cắm một cái cọc nhọn vào yết hầu đất nước Việt Nam, sau đó bán rừng, bán biển để làm giầu. Vinashin, nhà máy lọc dầu Dung Quất, Vinaline…toàn những công trình không tử tế.

Tui vốn dân Ba Ke chín nút, nhưng chín nút ngược, nghĩa là ông già, bà già vào Sài Gòn từ hồi nẫm, năm 1945 lận, nên mấy anh em, trừ ông anh cả sinh năm 1944, còn lại đều sinh ra ở Sài Gòn.

Dân di cư, gốc lao động, thuộc giai cấp dân nghèo (thành thị), nhưng thà „Nghèo mà yên bình còn hơn giàu mà hỗn loạn“ như ông Hoàng Trung Hải, thành viên của Oberstrat Mafia đỏ tuyên bố, cho nên gia đình tui (may mắn) không ai (dại dột) nghe theo tiếng gọi „ Đấu tranh này là trận cuối cùng“ để chui vào bưng thành Việt cộng quậy phá, đắp mô, đặt mìn, pháo kích, ám sát, giết hại đồng bào.

Sinh ra, lớn lên ở Phú Nhuận, khu đường Võ Di Nguy – Nguyễn Minh Chiếu gần chợ Lò Đúc, tui học hành, chơi bời với đám bạn trong xóm, đa số là dân miền Nam cùng với một số người Tầu gốc Quảng Đông nên nhiễm cái tính lè phè, không biết lo xa, tới đâu hay tới đó.

Đánh đáo, tạt lon, quật bông vụ, bắn bi…thứ nào tui cũng chơi tới bến, ông bà già nản quá khi thấy thằng con không chịu học hành, suốt ngày lê la khắp xóm, mâm nào cũng có mặt nên hay la:

-Mày không (ráng) học, chỉ ham chơi, lớn lên làm gì ăn hả con?

Tuy nhiên tui chỉ có tật ham chơi. Cái xóm lao động nơi gia đình tui cư ngụ, từ những năm 1950, khi còn gọi là Ấp Trung Nhất, xã Phú Nhuận, đến năm 1975 rất ư là bình yên, không có người dân nào phải (ráng) sống tử tế cả. Nói hoàn toàn không có trộm cướp cũng không đúng, thỉnh thoảng có xẩy ra một hai vụ nhỏ như ăn cắp xe đạp, giật dây chuyền…nhưng không lền khên và táo bạo như bây giờ. Chuyện cướp của, giết người thi rất hiếm, không đầy rẫy như trên báo chí hiện nay.

Dân tình đối xử với nhau thân mật, vui vẻ, giúp đỡ lẫn nhau, hiếm khi xẩy ra va chạm, hoặc nếu có cũng được giải quyết êm đẹp giữa làng giềng với nhau.

Sau tháng tư năm 1975, khi „Cắt Mạng“ vào, Ấp Trung Nhất và Ấp Trung Nhì đổi thành phường 15, quận Phú Nhuận, sự tử tế giữa những người hàng xóm, láng giềng với nhau đã không còn như trước.

Tổ trưởng, tổ phó an ninh, sổ hộ khẩu thay cho sổ gia đình, chính sách lương thực… đã làm cho cuộc sống hiền hòa, yên bình của người dân miền Nam lộn tùng phèo.

Mặc dù sự nghi kỵ, dò xét, dòm ngó, báo cáo lẫn nhau giữa những láng giềng, hàng xóm của người dân miền Nam nói chung, người Sàigòn nói riêng, không đến nỗi khốc liệt, ti tiện, đê hèn như miền Bắc, nhưng tình cảm, cách cư xử của người dân SàiGòn và miền Nam ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.

Những xung đột nhỏ nhặt giữa hàng xóm với nhau trước đây có thể giàn xếp giữa hai người hoặc hai gia đình, giờ lại bị đem ra mổ xẻ nơi chốn đông người như là một phiên tòa gọi là phê bình, kiểm điểm, đấu tố lẫn nhau.

Cứ vài ba ngày tới một hai tuần lại có một cuộc họp ở tổ dân phố. Chiến tranh đã chấm dứt nhưng đời sống người dân lại căng thẳng, khó thở, ngột ngạt hơn trong thời chiến rất nhiều. Dân Sàigòn nằm ngủ không còn lo đạn súng cối 82, hỏa tiễn 122 ly bay (lạng quạng) rớt vào nhà mình nữa nhưng lại phải dè dặt, bớt ăn, bớt nói, làm gì cũng phải ngó trước, nhìn sau.

Thực phẩm, nhu yếu phẩm, hàng hóa tiêu dùng… trở nên khan hiếm. Hàng xóm, láng giềng có muốn tử tế, giúp đỡ nhau (ngó bộ) cũng khó, khi phải chen chúc, sắp hàng, gọi nhau ơi ới để mua than bùn, củi ướt, gạo mốc, dầu hôi, vải vóc…

Đến khi Liên Xô và khối cộng sản Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa xã hội quá độ lên chủ nghĩa tư bản (rừng rú) bởi cái đuôi „định hướng XHCN“ thì sự tử tế trở thành xa xỉ phẩm. Chế độ cai trị bằng luật rừng của đảng cộng sản Việt Nam nay biến hình thành Mafia đỏ.

Con người muốn sống tử tế phải được giáo dục, chế độ cai trị phải có pháp luật rõ ràng, nghiêm minh cho tất cả mọi người, bất kể là người lao công dọn dẹp đướng phố hay thủ tướng, tổng thống. Xã hội phải có kỷ cương, nề nếp, trật tự.
Muốn sống tử tế trong một xã hội xây dựng bằng gian manh, tuyên truyền dối trá, bạo lực, tàn ác, lừa bịp, bất nhân như chế độ cộng sản là điều bất khả thi. Những cuộc thanh trừng, sát hại, truy bức nhau giữa những người đảng viên cộng sản cho thấy chính họ đã không tử tế với nhau thì khi cai trị đất nước làm sao họ có thể tử tế với người dân?

Người dân miền Nam trước tháng tư 1975 vốn dĩ hiền hòa, chất phác, đối xử với nhau xởi lởi, thân tình, thật thà, cởi mở. Trước kia, một chục trái cây ở miền Nam như Lái Thiêu, Bình Dương là 12 trái chứ không phải là 10, đi sâu xuống Cần Thơ, Kiên Giang, Bến Tre… một chục trở thành 14, có nơi là 16. Ngày nay tìm đâu ra một chục trái cây loại này?

Ruộng vườn khô khốc, đất đai nứt nẻ vì nhiễm mặn, hạn hán, cỏ mọc không nổi. Không chỉ người dân cướp của, giết hại, lừa bịp, đầu độc lẫn nhau để sinh tồn mà ngay cả chính quyền, công an, quân đội cũng tham gia vào các tội ác thì làm sao sống tử tế cho được hả ông Ba X?

Bị tước mất quyền hành trước thời hạn, trở thành một người dân như bao kẻ khác, nếu XXX cư xử tử tế thì sự tử tế của Ba X có lợi cho ai? Chẳng cho ai hết, nó cũng không làm cho xã hội Việt Nam tốt đẹp, tươi sáng hơn.

Giá trị văn hóa, giá trị tinh thần, đạo đức của dân tộc Việt Nam đã hoàn toàn bị phá hủy cũng chỉ do sự thiếu tử tế của người cộng sản, khởi đi từ Hồ Chí Minh đến Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Lê Duẫn…đến các lãnh đạo CS ngày hôm nay.

Tuy nhiên, tình trạng đất nước hiện tại, nghĩ cho cùng lỗi chẳng phải của riêng XXX. Cả cơ cấu chính quyền của chế độ cộng sản do Hồ Chí Minh thiết lập nó sẽ (phải) như thế. Lịch sử đã chứng minh, suốt gần một thế kỷ, chưa có một quốc gia nào trên thế giới theo chủ nghĩa cộng sản có thể giầu mạnh, phát triển, người dân sống tử tế với nhau.

Ngày nào còn khuôn mặt Hồ Chí Minh trên những tờ giấy bạc của Việt Nam, đảng cộng sản còn nắm giữ quyền hành thì (e rằng) người dân Việt khó lòng mà đối xử tử tế với nhau.

© Thạch Đạt Lang

© Đàn Chim Việt

28 Phản hồi cho “Ráng làm người… tử tế”

  1. tonydo says:

    Là người, ai cũng có cái dở, cái yếu, cái hèn, cái xấu, cái ác, cái tội lỗi! Không bằng hành động, lời nói, thì cũng ở trong đầu mình.

    Tôi nhiều tội nên không dám nói xấu, nghĩ xấu cho bất kỳ ai. Đang cố sống theo lời dạy bảo của đồng chí Thủ Tướng mới được “miễn nhiệm”; “ăn ở cho tử tế”.
    Tất nhiên, không nói và nghĩ xấu người chắc chỉ là một phần triệu của sự Tử Tế.

    Một nhà văn nữ được nhiều người mến mộ từ khi bà còn ở trong nước, tả người trên trang mạng nhà mình như sau:
    (Trích)
    (Chủ tịch quốc hội Nguyễn Kim Ngân chỉ giỏi làm tình chứ làm chủ tình hình đất nước sao nổi?)
    ( “Xem mặt mà bắt hình dong”: “Những người con mắt lá răm, nụ cười hàm tiếu đáng trăm tiền”)…
    (“Những cô dong dỏng ống giang, một đêm giết sạch cả làng trai tơ”)…

    Và bà tả đàn ông: (Trích)
    (Bản mặt Phúc (người cổ to, mặt phèn phẹt)…
    (Thay cái đít teo tóp của chủ tịt quốc hội khóa 13 cũ -Nguyễn sinh hèn bằng cặp mông ngây thơ hớn hở của nữ chủ tịch quốc hội khóa 13 mới -Nguyễn Kim Ngân.)
    (thôi trích)

    Nhà văn phải can đảm lắm mới viết được như thế!
    Ráng làm người Tử Tế! Cái tựa của bài chủ thế mà hay.
    Cám ơn đàn anh Thạch Đạt Lang!

  2. VT.Miêng says:

    “Nhận thức chính trị của con em TNCS yếu kém vì phụ huynh không dạy nổi cho con em họ chiến tranh vn cờ vàng ,sự tàn ác của cs .mua DVD thúy nga (nói xấu VNCH) cho cả nhà xem
    …chúng ta mất miền nam vì vì vô sô người tre già nằm vung hay có thái độ mặc kệ nó hay hùa theo VC nói xâu QG ( cac tên khoa bãng ,đãng phái,tôn giáo (PG),sv học sinh bị mua chuộc,bị tuyên truyền ) .
    Ngày nay CĐTNCS đa số trẻ TNCS các nước tự do….khi có chút địa vị tiếng tăm (do CĐ ban cho) thì lại a dua theo truyên truyền cải tạo của cs ,laij chưi ,nói xấu vnch rốt ráo từ các vị lãnh đạo, theo đúng bài bản của VC (VC chủi NĐ D ,T.Lệ Xuân ,Công giáo thì y chang ,là có những tên tự xung là qđvnch ,trí thức tiếp tục chưi theo ,a dua có bài bản,,,,(Hiện nay hầu như CĐ nào cũng bị đanh phá bởi bọn du côn (cùng là TNCS nhưng biến tinh mất nhân cách đạo đức,do ganh ty với người có đạo đức hơn mình tranh quyền ,hám danh …!
    Tại sao người xấu không dùng thủ đoạn gian hùng của họ đẻ chống VC hay Tàu Công mà quây lại chống phá người tốt của chiến tuyến bảo vệ cờ vàng? Tại sao không thành lập các hội đoàn đẻ bo vê mình và bão vệ những người ,những đoàn thể ,dãng phái chống cộng bị cộng sản và kẻ xấu đánh phá nặng nề…?
    (Trich nử g/s Trân thuy Tiên/MS/MA /báo “Đời Mới/2/4 số 618).
    Trong một phần nào đó ,g/s nói rất dúng . Có thẻ CM kiexm chứng ở một sô bài viết .phản hồi viên (trí thức ,quân nhân vnch trong giưới hạn ĐCV đây thôi!)
    a/Chông cộng thì không hoặc ít ,nhưng CHỐNG VNCH Đẹ I và Đẹ II CH thì nhiều(hầu như là nổ lực chính)
    b/Chống các dãng phái ,hội đoàn cá nhân dang hoạt động chống cộng (chống VT) chống tôn giáo (CG) y chang bài vở sách lược của VC…(một ví dụ: có thăng trí thức nói “cờ quạt không quan trọng ,quan trọng là tự do dân chủ “(vậy VNCH không dân chủ tự do vì lệ thược tay sai Mỹ như VC nói tuyên tuyền chăng ?)../như vậy là phủ nhận thể chế tự do dân chủ VNCH và cờ vàng . Mia mai :cò vàng có nô lệ, bán nước ,tay sai cờ ba que xỏ lá…Giã đò không công nhận cờ đỏ sao vàng (không phải cờ tổ quốc/nhưng trên thực tế Nó vẫn chinh thức dó cs xử dụng . Anh là cái quỉ gì mà công nhận hay không công nhận. Chẳng qua phủ nhận cờ đỏ (biết là không phủ nhận được ) nhưng đẻ phủ nhận ,xóa bỏ cờ vàng chính nghĩa của người TNCS. Nhất là tuyên truyền tại QG có đông người TNCS và cờ vàng biểu tượng cho chống cộng của họ.)
    c/trở cờ nhưng chẳng ai làm gì được …hay có chưi vài câu rồi xong .
    ….
    vv và vv….
    (VT. MIêng)

  3. Nguyễn Văn says:

    “Ráng làm người tử tế” thay vì nói “Hãy làm người tử tế” hoặc “Sống làm người tử tế” thì còn hy vọng có thể thay đổi chứ “ráng” thì chẳng bao giờ.
    Chữ “RÁNG” của Dũng, tự nó thừa nhận là người đảng viên cộng sản không bao giờ tử tế, hay nói thẳng ra: họ là những kẻ bất lương. Là đồng chí mà họ còn không tử tế với nhau thì làm sao họ có thể tử tế với dân? Đương nhiên, họ chẳng bao giờ tử tế với dân, mà chính dân, bởi dân, và nhờ có dân mà họ được cầm quyền mà tồn tại.

    Khi họ còn cùng nhau chia quyền cai trị đất nước, họ “ăn” không đều. Kẻ “ăn” nhiều, kẻ “ăn” ít. Nhưng có kẻ “ăn” quá nhiều nên đâm ra sợ, nhất là khi không còn quyền lực trong tay.
    Nguyễn Tấn Dũng thừa hiểu đã là con người cộng sản thì không thể là con người tử tế được. Và đã không phải là con người tử tế thì làm sao ráng? Dù có ráng cũng không thể, vô ích! Vậy tại sao ông Dũng lại khuyên các đồng chí của ông “RÁNG” khi ông biết chẳng bao giờ người cộng sản ráng được? Nếu có thể thay đổi được thì họ phải từ bỏ, không còn là con người cộng sản, hoặc phải giả dối khi về vườn, mất hết quyền hành nhưng “ăn” nhiều nên sợ, sợ bị trả thù, sợ chết nên họ tự lên tiếng thanh minh. Thật ra, nếu có thể thay đổi được con người cộng sản thì Dũng đã không dùng chữ “ráng” mà thay vào là “Hãy”, hoặc khẳng định: “Sống”. “Hãy làm người tử tế” hoặc “sống làm người tử tế” nhưng tiếc rằng những chữ đó không thể có với con người cộng sản.

    “Ráng làm người tử tế”. Câu nói này, ý ông Dũng tự nhận bản thân ông cũng như tất cả những con người cộng sản đều bất lương.

    nv

  4. Thiến Heo says:

    Ráng làm người tử tế định dziết còm cái chơi, chợt nhìn thấy chùm “lá” đỏ le dzàng chè hẻ để trước mặt NTD thành thử hết dziết dzăn nổi rùi ! Hà hà

  5. tonydo says:

    Đây là đoạn văn phán rất hay và thật thà của đàn anh Quan Đốc Lão Ngoan Đồng vào lúc 00:27 ngày 4/4/2016:
    (Rất đông người đọc, nhưng bảo ngồi “ngay ngắn” gõ phím viết bài thì chịu thua !
    Gõ phím bàn loạn tào lao như tôi hay tonydo xem ra chiếm tuyệt đại đa số đó nhe !) (thôi trích)

    Đoạn này cho thấy tính khiêm tốn của Quan Đốc và sự “khéo khen” họ Thạch của người Thầy Thuốc xứ sở hoa Tulip.
    “Hòa Lan mây phủ mập mờ
    Ngàn hoa Tulip lững lờ hương say”

    Rồi đồng ý với Quan Đốc.
    Thạch kiếm sỹ dũng mãnh, thông minh, chịu đọc, chịu viết, không sợ bể bàn toạ. Có kiếm sỹ, chúng ta mới có thêm cái để đọc. Chúng ta mang ơn ngài, dù nhiều dù ít, người có tư cách không thể chối bỏ.

    Thế nhưng thưa Quan Đốc; kỳ này, vì hăng máu trên đà “chiến thắng”, kiếm sỹ lại nhảy mẹ nó qua cái chủ đề mà chỉ có những nhà “Đạo Đức học”, qúi “Tu Sĩ”, qúi “Triết Sỹ” mới dám gồng mình thuyết giảng.

    Sao thế?
    Nó là như thế này:
    -Tử Tế là gì?….
    Ông Cố Nội Kiếm Sỹ có sống lại cũng bó tay, không dám há miệng!

    -Người Tử Tế là người thế nào?…..Ăn ngay, nói thẳng, không tham của người? Name me one…..Có mà tìm tới chết cũng đếch thấy. Phàm là con người ai chẳng có tội..Không dính tội Tổ Tông thì cũng mang nợ cái tội từ kiếp trước.

    Ấy là chưa kể tìm được một tay đã dính vào chuyện “chính trị, chính em”, “lem nhem cứu nước” thì còn khó hơn mò kim đáy biển.
    Kính Quan Đốc!

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Dear tonydo,

      Tonydo “phán”, LÀM NGƯỜI TỬ TẾ CỰC KHÓ. Chả khác gì lên trời, mò trăng đáy nước …

      Tranh đấu cho tự do dân chủ cũng vậy. Hay tu thành chánh quả cũng rứa mà thôi.
      Khó khăn chất chồng, con đường núi Sọ gian khổ đi mãi không thấy đích. Trong khi bao cám dỗ quanh mình và ngạ qủi nhảy nhót mọi nơi mọi lúc !

      Tuy nhiên, đó là LÝ TƯỞNG ĐẸP, CÁNG TIẾP CẬN CÀNG TỐT!

      Chúng ta hãy cố ràng tu tập thành chánh quả, tức người lương thiện, tử tế, dù chỉ trong một khoảng không gian hay thời gian rất hạn hữu.
      Chẳng hạn viết còm tử tế, tôn trọng sự thật, không chửi bới mạt sát với lời lẽ quá biên hạn cho phép ! Quá dễ nhưng thực tế … quá hiếm vì quá khó chăng !???

  6. Tien Ngu says:

    Đúng đúng…

    Các em nên học hỏi theo Nguyễn tấn Dũng, lúc hết thời phải biết vận động thiên hạ cùng nhau mà làm người tử tế…

    Không nên học theo cái lối…Nhạc bất Quần.

    Cũng nên …khiêm tốn, không khoe…ta.

    Chọt VNCH hay Ngô đình Diệm, cũng phải…nhìn xa hiểu rộng, nguyên nhân hậu quả.
    Chọt theo cái lối…mắt hí, ta ngon hơmn Ngô đình Diệm, Nguyễn văn Thiệu, là…không khá.
    Sẽ bị…nhổ phẹt phẹt…

    Chúc hai em Lang, Cường, sớm thành chánh quả, í quên, sớm có kết quả…

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Lão Ngoan Đồng says:
      04/04/2016 at 00:27

      DÙ AI NÓI NGẢ NÓI NGHIÊNG, TA ĐÂY VẪN VỮNG NHƯ KIỀNG BA CHÂN :-) !

      Thú thực tôi cho là vượt qua cái ngưỡng đó mới khá được ! Bởi thiên hạ không thiếu gì kẻ ganh tị, hay khó tính (dù chẳng là cái củ khoai sùng chi nhưng) thích chửi và bới bèo ra bọ !

      • Tien Ngu says:

        Nhìn không ra cái…chân thành làm quen của anh Ngu?

        Ganh tị mí…khó tính thì làm được cái…éo gì chớ? Giựt le…lối xòm à?

        Bớt cái…ta đi em, nó…xấu nắm.
        Lúc nào cũng…ta đây thì…chết cha rồi?

  7. người qua đường says:

    Thạch Tiên Sinh à !
    Bỉ nhân đọc bài của tiên sinh mấy dạo này, cho đến bài này, thì thật tình, phải ngửa mặt lên trời mà khóc ba tiếng … rồi cười ba tiếng và cuối cùng đập đậu vào bàn phím , vì buồn + cười quá xá !
    Con người , kể cả muôn loài, như Tiên sinh biết, là sản phẩm của xã hội ,hay nói chính xác hơn ,là hoàn cảnh sinh sống ( gồm vật chất và tinh thần!) tạo nên con người.
    Các ông thần Vĩ đại và Anh Minh của đảng ta, cũng không thoát cái quy luật đó. Dù sống trong “ xóm nhà lá”, nhưng nếu được học đàng hoàng với Thầy, Cô, bạn …. “bình thường” thì sẽ là con người tử tế, nếu có lúc lâu lâu hơi “ bất …đàng hoàng”, tiếng Saigon xưa gọi là “mát dây”, đi làm bậy, thì rồi cũng thấy xấu hổ, tủi thân ,rồi tự điều chỉnh cho đàng hoàng trở lại, tôi nói là “ tự điều chỉnh” và vì , những người như thế có đầy đủ phẩm chất và bản lãnh , để tự sửa mình. Và nếu , lỡ không đủ bản lãnh, thì xã hội ,làng xóm, bà con, cũng giúp cho trở lại Chánh Đạo, tức … đàng hòang, không chỉ vì hài lòng cha mẹ, bạn bè..vv… mà cần nhất : đừng để con cháu tủi than, xấu hổ vì có bậc phụ huynh tồi, làm chúng nó ngóc đầu không nổi!!
    Còn , nói đến ngài 2X+1X( làm tóan cộng mãi mới biết kết quả là 3X !) và các đồng chí, của Ngài ấy, thì lại phải xét cho kỹ, vì ổng sống và lớn lên ở 1 hoàn cảnh, không chỉ vật chất mà cả về Tinh Thần( tức văn hóa) nó… lạ , và hoàn toàn khác thứ như đám chúng mình được học từ nhỏ .
    Vì thế mà cố TT Thiệu đã để lại 1 câu danh ngôn, với 1 chân lý không bao giờ thay đồi, câu mà đứa nào ở Miền Nam đều thuộc nằm lòng….
    3X nói :” Ráng sống tử tế..vv….”, có cố gắng thì tốt, nhưng nếu , nếu thôi: chúng mình , nói theo kiểu bình dân học vụ ở Saigon xưa : Không có chó bắt mèo ăn c…. ! Nói là chỉ để nói vậy để cho “ dễ hiểu” chứ, con mèo có “ ráng sống ….ăn c…” cách nào đi nữa cũng không ăn được như chó!
    Xin lỗi kiểu thí dụ bình dân hơi luộm thuộm, vì đem chuyện “ráng sống đàng hòang” mà so với bắt con mèo ăn ..vv… thì quả không ổn, nhưng xét theo “khoa học tiên tiến” ( là câu nói đầu lưỡi của mấy thằng … như 2x+1X), thì hoàn toàn đúng lý luận và có “ cơ sở”….
    Hay nói cho dể hiểu tí ,theo kiểu … hàng tôm hang cá, mà bỉ nhân từng nghe và học được rất nhiều từ những người này : Bảo thằng đá cá lăn dưa mà sống bằng nghề lương thiện, thì cũng như dán bùa vào đít mèo, nó đái 1 cái là trôi bố lá bùa nó đi hết! Lấy gì mà …. thiêng cho nổi !!
    Lại nói đến “ráng sống đàng hoàng”, xin nhắc lại cùng Thạch Tiên Sinh : Thời những năm 57, 58, 59, ở Saigon, nhất là khu Chí Hòa, nơi có rất nhiều Bắc Chín Nút sinh sống, thời ấy mới đuổi Tây xong, trăm ngàn chuyện phải bắt đầu xây dựng lại. Có nhiều người ở khu Chí Hòa, đã có 1 sáng kiến, mà đến nay tôi vẫn phục sát đất ! Là họ tự chế ra 1 công cụ rất đơn giản, nhưng bắt được sóng phát thanh của đài Saigon,( Vì đài phát thanh Saigon phát sóng gần Chí Hòa!) và hay nhất là biến sóng phát thanh thành dòng điện, có thể đủ đốt 1 cái bong điện chừng 15, hay 25 watt, vì lúc ấy khu Chí Hòa ,cũng như nhiều xóm bình dân chưa có điện nhà đèn, nên có nhiều người chế thêm đem bán. Đã thế họ còn chế ra 1 cái Radio, loại chạy bằng 1 cục” đá” mỏ gì đó, không cần điện, vì lúc ấy những cục PIN vẫn quá đắt so với thu nhập của dân chúng, mà vẫn bắt được đài Saigon, tuy rất yếu ,nhưng đủ để ép vào tai để nghe tin tức( ai nói VN mình lạc hậu gì đâu !!) ,nên nhớ thời đó, vào những năm 58. 59 , không phải ai cũng có thể bắt điện vào nhà, vì dân Việt nam vẫn còn nghèo quá, lưới dây điện của thằng Tây để lại thì chỉ dẫn đến vài khu mà thôi! Việc “lấy song phát thanh làm sóng điện” dĩ nhiên là không hợp pháp , vì làm thế không những làm yếu đi làn sóng đài phát thanh ,làm những nơi xa Saigon khó bắt được song để nghe Radio, làm cho chính phủ phải tăng cường độ phát song kiểu khác thường , đến nỗi đám chuyên viên Viện Trợ Mỹ cũng chả hiểu tại sao !! Không chỉ 1 lần, đài Saigon kêu gọi , đồng bào đừng nên làm thế, vì như thế là trở ngại cho việc phát song. Nhưng chính phủ hồi ấy, chưa bao giờ kết án những người làm như thế là “ chống phá nhà nước” là “Âm mưu lật đổ chính quyền” theo kiểu lý luận kiểu tiên tiến( và ngu si!) của đám 3X bây giờ !… Rồi dần dân, sáû 61, 62…… đời sống ở Miền Nam sung túc dần ,chuyện có cái Radio, dù là thứ còn dùng bong phân cực, không còn là những gì xa xỉ, quá mức với tầm tay của người dân, nhất là đã có radio loại Transiteur( nhắc đến chữ này, mấy đám Saigon xưa chắc vẫn nhớ !!) từ Nhât đem qua cũng khá rẻ, và điện nhà đèn cũng được kéo đến những xóm nghèo lao động, thì tự nhiên ,không còn 1 ai đi Lấy điện Radoi làm điện nhà đẻ đốt đèn !! Hiện tượng đó biến mất hồi nào không hay!
    Chuyện tuy nhỏ, nhưng cho thấy, con người ở 1 xã hội bình thường, thì nếu có phải làm những gì trái pháp luật, nhưng chỉ vì túng bấn quá, nên phải làm trong nhất thời, nhưng khi có điều kiện, mặc dù vẫn còn rất giới hạn ,thì người ta cũng cố gắng sống đàng hoàng , khỏi cần ai bảo, hay …giáo dục ra rả bằng loa phường !! Vỉ tự trong người họ đã có sẵn bản chất Đàng Hoàng !!
    Còn ba thằng Vê Xê, chúng nó bây giờ đâu còn kiểu thích 4 Đ như thời sau tháng tư 75 (Đeo , đài , đổng ,đạp). Nhưng cái bản chất chúng nó, hết vụ này đến vụ khác, ăn cho sạch rồì bắt đầu “ ngắt từng khúc” ra bán, đứa nào chộp không được thì giành nhau như chó giành …gì đó…. Nhưng ,như Tiên Sinh nói, cái bản chất ba xạo, nói tầm bậy nó xúi chúng nó nói những câu …. Có vẻ bình thường : Ràng sống cho đàng hoàng ! ( vì chúng nó không có !)
    Gõ đến đây ,bỉ nhân xin ngưng ,vì tự nhiên , bỉ nhân muốn chửi thề !! Bắc kỳ 54 nói là Văng Tục, toàn bằng vần Đ ……, nhưng nếu gõ đúng như thế thì lại là khiếm nhã với Tiên sinh cùng quý vị bạn đọc ở Đàn Chim Việt….
    Nhưng tôi nghĩ là Tiên Sinh cùng quý vỉ hẳn hiểu rõ tại sao bỉ nhân lại nổi khùng bất tử đòi văng tục kiểu mất dạy !!
    Lời ít , ý nhiều ,mong Tiên Sinh và Quý vị thông cảm !!

    • Lại Mạnh Cường says:

      Xin phép góp dzui dzăng nghệ cùng với bác nguoi qua duong:

      1/
      Nếu tôi nhớ không nhầm thì radio thời xưa dùng bóng đèn phân cực tức bóng đèn diode, cho nên nó hút nhiều điện và rất nóng tỏa ra nhiều nhiệt lượng. Thâp niên 50, 60 có radio của hãng Philips Hòa Lan là sang lắm đó. Bố thằng bạn tôi sắm một cái radio Philips to đùng, ở mặt trước đặc biệt có cái đèn cho biết đã bắt trúng đài chưa !

      2/
      \kể từ thập niên 60 trở đi hàng tiêu dùng của Nhật tràn ngập dần dần miền Nam. Cũng có các mặt hàng thực phẩm, như bánh, kẹo, sữa bột cho con nít nhưng không bán chạy bởi không địch lại hàng của phương Tây (sứa bột của Nhật sao địch lại sữa Guigoz; bánh làm sao địch lại bánh kẹo của Pháp)
      Tuy nhiên các măt hàng tiêu dùng ngày một phổ biến, vì vừa rẻ, vừa đẹp, và cũng khá bền. Chẳng hạn quạt bàn Sanyo, tủ lạnh Hitachi, rồi máy chụp ảnh, truyền hình, máy giặt., đồng hồ tự động Seiko … Xe hơi là món hàng nhập vào miền Nam trễ nhất và thông dung thời đó là chiếc Mat-Đa xinh xắn, nhưng người ta vẫn chuộng xe Pháp là chiếc Peugeot 404; dân sang chơi Mercedes. Tương tự xe đạp hiệu Peugeot hay xe đạp nhôm bóng loáng của Pháp là hàng sang và có giá trị trong mặt hàng xe đạp.
      Nhưng phải nói là hàng Nhật vô địch ở xe gắn máy hai bánh, nổi tiếng là Honda, kế đó Suzuki, rồi Yamaha và sau cùng là Kawasaki. Tuy nhiên hàng đầu vẫn là radio transitor của Nhật, chạy pin rất it hao pin và không tỏa nhiệt. Tiếng Việt hình như gọi đó là radio bán dẫn, tức không dùng đèn diode, mà dùng các vi mach nối với nhau bằng các transitor (tôi không rành lắm, nếu có sai xin chịu lỗi).
      Các radio này gọn nhẹ, có cái thu gọn trong lòng bàn tay. Các bác xích lô đạp tha hồ mang trong người các radio transitor để vừa đạp xe vừa nghe phát thanh viên tường thuật hay nghe tân nhạc hoặc cả lương hay tin tức thòi sự trong ngày.

      Cũng nói luôn là bút nguyên tử mang nhãn hiệu Bic của Pháp (?) cũng thông dụng trong dân chúng vào cuối thập niên 60 đầu thập niên 70 và vế sau. Nó thay chỗ cho bút máy Pilot của Nhật. Bút Pilot từng dành chỗ của bút máy Parker trong thập niên 60. Hồi tôi học trung học đệ nhị cấp (cấp ba) ở Chu Văn An đã sở hữu bút máy Pilot bé xinh. Dùng bút Pilot nhưng lại mua bình mực Parker để dùng.

      Nói thêm và cái nắp bút Pilot của Nhật có thể dfung làm trò chơi cho học sinh. Dfung lòng bàn tay giữ một đầu nắp bút trên mặt bàn, thật nhanh hất nó lộn nửa vòng và chụp nó đứng cũng bằng lòng bàn tay. Cứ thế chơi mãi mà không chán !

      • Lại says:

        Quên kể xe gắn máy hai bánh của Nhật còn có Bridgestone (người bình dân phát ẩm là bi-zét-tôn :-) . Xe này ít nhập vào miền Nam, nhưng khá mạnh và bền. Yamaha là sức yếu, nhất là Yamaha dame. Tuy nhiên trông thanh lịch và xinh đẹp, nhất là có màu xanh dương dễ thương. Suzuki đàn ông và đàn bà trông xấu xí.
        Kawasaki trông như ông cụ già và máy yếu hơn cả Yamaha, nên ít thông dụng.
        Thông thường các loại xe này bốn thì và sang sỗ chân, cũng như thắng chân, và đèn đóm tùm lum. Tất cả có một bình ắc-qui nhỏ riêng, nên đề máy tự động, không cần phải đạp hùng huc như Vespa, Lambretta của Ý, Sachs, Buik … của Đức. Các loại hai bánh gắn máy của các nước, trừ của Nhật đều hai thì ! Cho nên xe Nhật phân khỗi nhỏ (50 cc) nhưng vọt mạnh và chạy nhanh, dùng săng không dùng dầu cặn chạy máy.

  8. Trúc Bạch says:

    Đã là người tử tế thì không ai theo CS !

    Lỡ đã theo CS mà muốn trở lại người tử tế thì khó lắm…dù có RÁNG thế nào thì cũng…khó lắm.

  9. Lão Ngoan Đồng says:

    Thạch quân dạo này múa kiếm, wên múa bút hăng ghê nơi.
    Chịu khó sưu tầm và viết bài chủ tùm lum, không thua Trọng Đạt :-) !
    Xin chúc tay cứng (khiến) bàn phím (phải) mềm, mà gõ liên tục nhớ :-)) !

    Thạch quân gốc “Bố khỉ ngược” (BK45; BK = bố khỉ diễn nghĩa là cha khỉ đỏ đít CS)
    vô Nam cư ngụ dài hạn ở Ấp Trung Nhì xã (làng ?) Phú Nhuận theo như lý lich trích ngang !
    Xin hỏi có học tiểu học trường Võ Tánh, ở ấp Trung Nhì (?) như Lão Ngoan Đồng không đây ?

    LND là “cha khỉ đỏ đít thứ thiệt” (BK54), dạo mới dzô Nam ở quanh chợ Phú Nhuận và Xóm Lách.
    Học Võ Tánh lớp năm (1) đến đầu năm lớp nhì (4) mới chuyên về trường Chí Hoà hết lớp nhất (5).
    Học Nguyễn Trãi đến thời ông Diệm bị lât đổ mới thi đậu trung học đệ nhất cấp và qua Chu Văn An.
    Cuộc đời xoay vần nhanh thoáng chốc đã quá 6 thập niên kể từ lúc mới vào học Võ Tánh đến nay !

    • Minh says:

      Những thằng “bố khỉ” như anh hay Lang, ngược hay xuôi gì cũng điều có cái tánh đểu! Riêng nếu đi làm Việt Cộng thì thêm cái tánh láo lẫn cái tâm ác. Còn bây giờ lên quá hàng sáu thì lại thêm cái tật già mồm. Sống tuốt bên Hòa Lan hay bên Đức nhưng chuyện bên Mẽo cứ gọi là chọt mõm phán điều điều nào là bầu cử này tranh cử nọ, nào là cộng đồng “bình vôi” thế này thế kia, nào là Việt Teo ám muội này, che đậy nọ…nghe thấy mà phát mệt cho cái lú di truyền của loài “bố khỉ “… Đúng là cái thứ “tú bíp” lú thì vẫn hoàn là “tú bíp” lú.

      Nói tóm lại, dân “bố khỉ ” nhà anh thì cần phải học cái tánh thật thà hiền lành đàng hoàng nết na của dân Nam Kèo thì con người mới khá được. Riêng mấy em cò mồi Cộng láo, nhớ học nghề “chọt” của mấy thằng “bố khỉ” tú bíp như Cườm hay Lang để mà còn có “thăng tiến” mai này trong sự nghiệp.

      Chúc các em cò may mắn và xin chào thắng lợi.

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Minh ơi,

        RÁNG LÀM NGƯỜI TỬ TẾ :-) !

      • HN says:

        Ông Minh đừng gọi người khác bằng thằng, ráng học tập nếp sống văn minh đi

    • Thạch Đạt Lang says:

      @Lão Ngoan Đồng!

      Dân ở Ấp Trung Nhất, Ấp Trung Nhì, Xóm Lách thì học tiểu học ở Võ Tánh, làm gì có trường công khác? Đại ca học Võ Tánh còn nhớ cô Nhâm dạy lớp nhì ( lớp 4), gầy, cận thị, hay bấm lỗ tai học sinh không?

      Trường Võ Tánh có 2 cổng, cổng chính dẫn vào từ đường Võ Di Nguy, có hai ngõ nhỏ dẫn tới cổng chính từ đường Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Minh Chiếu. Cổng sau là một ngõ hẹp, dài dẫn ra Nguyễn Huỳnh Đức và đường Cách Mạng 1/11 (trước là đường Ngô Đình Khôi).

      Thời kỳ đó còn dùng trống báo hiệu giờ học và giờ nghỉ, tan trường. Huynh học Võ Tánh chắc còn nhớ chợ Lò Đúc, vòi nước máy ngay ngả ba Võ Di Nguy – Nguyễn Minh Chiếu, thời dân Phú Nhuận chưa có hệ thống cung cấp nước bằng đường ống, phải dùng nước máy, nước mưa, nước giếng.

      Rảnh, có thể sẽ viết một bài về xóm Lò Đúc này.

      TĐL

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Di cư vào Nam lúc 5 tuổi; tạm cư vài tháng ở trường tiểu học Chí Hoà; dời đi ở khu Cây Mai (An Đông), rồi di chuyển lung tung: Đa Kao, quanh chợ Phú Nhuận, Xóm Lách, Tân Định, vá sau cùng Đa Kao.
        Ở ĐaKao nên học vài tháng lớp năm tại trường ĐaKao, sau xây trường mới rất đẹp đổi tên trường Đinh Tiên Hoàng, nằm rất gần trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu trên đường Phân Đình Phùng, mà trường trung học di cư Nguyễn Trãu mượn tạm làm có sở nhiều năm, trước khi có trường mới ở bên Khánh Hội.
        Tôi thực sự học lớp Năm với bà Hạ, lớp tư với thày Quả (ông này rất ác, dùng thước kẻ đánh lên mu bàn tay học trò), không nhớ học lớp ba với ai; lớp nhì với ông thày trẻ ở bên ngoài khuôn viên trường, nói rõ nơi lớp mới xây nơi lò heo, còn sặc mùi phân heo :-) !
        Học vài tháng chuyển qua trường mới Chí Hoà trên đường Lê Văn Duyệt.

        Từ Xóm Lách đi men theo đường Công Lý, qua cầu Mc Mahon (Mạc Má Hồng), đi tắt xuyên qua chợ Phú Nhuận tới đường Nguyễn Huỳnh Đức, lại đi tắt đến trường.
        Đi ngang trường tiểu hoc bên đạo Kitô Sao Mai trước khi lên cầu. Học sinh vào học là quì gối trên băng ghế đọc kinh rầm rĩ; hình như ra chơi vào học cũng đọc kinh !

        Dân di cư 54 nên phải mượn trường học từ 10 giờ sáng đến 2 giờ trưa ! Về nhà lỡ cỡ nên được phát cho một hai đồng mua bánh chưng, bánh giò ăn tam chờ giờ cơm tối lúc 7 giờ chiều. Buổi sáng ăn cơm (bữa trưa) thổi lúc 9 giờ, nên không có lệ ăn sáng như người ta ! Mãi đến khi qua học ở Chí Hoà mới học từ 14-18 giờ !

        Từng hân hạnh đứng dọc theo hai bên đường vẫy cờ giấy chào mứng tonton Diêm công du bên Mỹ trở về; phó tonton Mỹ Nixon thời tonton Eisenhower qua thăm; tonton Lý Thừa Vãn xứ Nam Hàn …
        Tối tối chạy ra đường Công Lý bắt dế và cà cuống, bởi trước mỗi cổng chào to lớn dựng trên đường CL đêm có chiếu đèn pha sáng rực, nên côn trùng bu đến nhiều.

        Học trung học đệ nhất cấp ở Nguyễn Trãi ban Pháp văn lớp B4 (gọii đùa là “bê bối) cho đến khi lật đổ ông Diệm; rồi chuyển sang Chu Văn An học đệ nhị cấp ! Thời đó khổ sở bởi phong toả đường Trần Quốc Toản ngang Viện Hoá Đạo và đường Minh Mjang bởi thông qua phia chùa Ấn Quang. Thỉnh thoảng vô tinh bị dính lựu đạn khói và lựu đạn cay trên đường đi học hay đi về nhà ở quận Nhất. Mỗi ngày đạp xe từ đầu Sài Gòn đến cuối Sài Gòn khoảng 10 km ! Khổ nhưng vui như tết :-) !

      • Tudo.com says:

        Nhắn tin gấp ông Thạch Đạt Lang!

        Không biết ông có. . .rảnh đọc tin đó chưa, nhưng tui đã đọc. . .lén được mấy ngày nay thấy rằng, có người ghét, giận, lên án ông là người chống Cộng “cực đoan”.

        Tui thấy người ta lên “án” như vậy không phải là không có lý, vì bài viết trước và bài nầy của ông đã đạt tới màn. . .cực điểm, dĩ nhiên cũng phải. . . .cực công và. . . . .cực khổ!
        Tui nghĩ ông Lú, ông 3X hay ông Cộng nào cũng gian ác, nhưng không phải họ hành động mọi lúc mọi nơi và mọi. . .rợ, bằng cớ là mấy ổng gặp “kẻ thù” Bush hay Obama cũng tay bắt mặt mừng cười cười nói nói.
        Nói như vậy tui không dám có ý xen vào quan điểm của ông, nhưng tui e ngại vì những lời lên án đe dọa đó. Hơn nữa, người hăm he đó không phải dân. . .xoàng mà là tay nhiều kinh nghiệm hành sự một cách hành động, bằng cớ là người đó đã từng móc K54, K59 ra làm bà con bỏ chén đũa chạy tứ tung trong nhà hàng.

        Chuyện tui ái ngại là nếu sui lở ngồi chung quán cà phê hay quán phở mà gặp anh ta nổi nóng nhưng không móc K59 mà lại móc lộn. . .T54 ra thì sập mẹ nhà hàng rồi biết đâu mà chạy?

      • tonydo says:

        Ở đời, con người ta không phải chỉ có một mặt.
        Một sát thủ Á Châu vào nhà dứt cả hai vợ chồng Việt Nam bằng dao. Tuy nhiên, tay này đã quăng dao, không đủ can đảm đâm cháu nhỏ gái 11 tuổi, con của hai nạn nhân. Và chính cháu sau này đã nhận ra tay sát thủ tại tòa.

        Sáng nắng chiều mưa là vậy!
        Đàn anh kiếm sĩ đừng để tâm tới mẩu nhắn tin bên dưới của tay chơi, đại ca Tudo.com. Xin cứ đường ta, ta cứ đi. Xông lên, không thẳng tiến được thì ta băng ngang, quẹo gấp.

        Không ai hại mình được, ngoại trừ Ông Trời!
        Thượng Đế chưa muốn mình ra khỏi cõi đời này, có Colt-45, K-54, K-59, ngay cả B52 cũng không đụng được đến cái lông chân mình. Nói chi tới cục sắt chậm rì T-54.

        Happy endings everyone!

    • tonydo says:

      Gớm:
      “Được thời thân thích chen chân đến
      Thất thế hương lư ngoảnh mặt đi”
      Thấy Thạch Lang Quân vung kiếm hoa cả mắt, Quan Đốc “BK54″ khen họ Thạch “BK45″ quá xá trời.
      Thôi cho em ké chút nhé:
      Ông Cụ nhà em “BK56″, em “BK72″ liệu em có thể điếu đóm cho hai đàn anh được chăng?
      Happy Endings-TV.com, xin mời coi!
      Kính!

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Phải khen họ Thạch có gan tày trời như Trọng Đạt ở điểm quan trọng nhất:
        DÙ AI NÓI NGẢ NÓI NGHIÊNG, TA ĐÂY VẪN VỮNG NHƯ KIỀNG BA CHÂN :-) !

        Thú thực tôi cho là vượt qua cái ngưỡng đó mới khá được ! Bởi thiên hạ không thiếu gì kẻ ganh tị, hay khó tính (dù chẳng là cái củ khoai sùng chi nhưng) thích chửi và bới bèo ra bọ !
        Cũng không ít kẻ quá khích, bất đồng một chút là là “long trọng hoá”, cốt để mạ lị lấy tiếng mà thôi !

        KIÊN TRÌ đọc sách báo và viết bài đăng báo cũng là điểm son cần nêu ra ở đây.
        Rất đông người đọc, nhưng bảo ngồi “ngay ngắn” gõ phím viết bài thì chịu thua !
        Gõ phím bàn loạn tào lao như tôi hay tonydo xem ra chiếm tuyệt đại đa số đó nhe !

        Văn KHÔNG thật hay, nhưng đọc KHÔNG DỞ, lại có bài ĐÁNG ĐỌC ! Xem ra viết đều tay khá lâu, đạt “trình độ thường thường bậc trung”, theo tôi với một cây bút tài tử như thế là quá sức người rồi đấy.

        Tóm lại, tôi tự thấy mình kém xa người ta nên viết lời khích lệ sự dấn thân hiếm có đó nơi một đồng hương cùng chí hướng, hay ít ra cùng thân phận, lại có thời giao dài du thân mật qua Đàn Chim Việt.
        Tuy nhiên tôi vân bày tỏ trong giới hạn cho phép cảm nghĩ riêng, có khi ngược với Thach quân :-( !
        Bảo “mèo khen mèo dài đuôi”, hay làm bộ “khen đểu” là sai. Bởi cần gì phải đóng trò rẻ tiền ấy :-) !

  10. nguyenha says:

    “Ba X hoạt động giao liên ,phá hoại MN lúc 12 tuổi.Dù sinh trưởng ở MN ,nhưng Ba X không đươc học hành đoàng hoàng,phá xóm,phá làng,thì khi lảnh đạo Đất nước,khả năng đâu mà phát triển Quốc Gia”,
    đọc câu nầy, tôi lại nhớ Đại tá nhà văn VC Lê Lựu, tham dư họi nghị các nhà văn Cựu chiến binh của Mỹ ở Boston,đầu thập niên 90, báo chí Mỹ hỏi Ông LLựu về việc “kiến thiết Đất nước” sau chiến tranh,Lê-lựu đả trả lời ” Bao nhiêu năm chúng tôi chuyên đi phá (…). Bây giờ”bắt” chúng tôi “Xây” làm sao được …!”. Từ câu nói đó ,mà đến nay Lê-Lựu “bặt-âm-vô-tín”! Đi mò tôm rồi chăng ?? Ai biết tin ,xin thông báo .Đa tạ./

    • Austin Pham says:

      Dạ thưa anh, đồng chí Lê Lựu đang dùng cơm thân mật với “bác”.

      • nguyenha says:

        Cám ơn Bạn ! Biết mà !!

      • Tudo.com says:

        @bài chủ:(Ngày nào còn khuôn mặt Hồ Chí Minh trên những tờ giấy bạc của Việt Nam, đảng cộng sản còn nắm giữ quyền hành thì (e rằng) người dân Việt khó lòng mà đối xử tử tế với nhau.)

        @Austin Pham:
        (Dạ thưa anh, đồng chí Lê Lựu đang dùng cơm thân mật với“bác”.)

        Đọc phần kết của ông TĐL, rồi đọc câu trả lời của ông Austin Phạm ở trên làm tôi buồn mà. . . mừng vô cùng!

        Phải chi “bác” mà còn, bác sẽ mời. . .hết những người VN dù tử tế hay không tử tế ở quê nhà “dùng cơm thân mật” với bác như đồng chí Lê Lựu.

    • Lại Mạnh Cường says:

      Riêng tặng bác nguyenha bài viết rất hay của Trần Mạnh Hảo về Lê Lựu :-) !
      Bác vào google gõ tên Lê Lựu là thấy ngay cả đống bài và hình ảnh về LL !

      Thân ái,
      LMC

      =====

      Nhà văn Lê Lựu đã bán linh hồn cho ai? – Trần Mạnh Hảo.

      Trần Mạnh Hảo: Vừa rồi, tôi, kẻ viết bài này gọi điện thoại thăm nhà văn Lê Lựu, sau khi báo chí phỏng vấn ông, hỏi vì sao một nhà văn lớn như ông mà bị trượt giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học năm 2012 mới công bố. Ông cười với nhà báo và cả cười với tôi: “Chuyện nhỏ, ông quan tâm làm gì, ở đâu, đến ngay làm vài li với tớ”. Khi biết tôi đang ở Sài Gòn, Lê Lựu bồn chồn, rằng “thời trẻ tụi mình nghèo kiết xác, cà lơ phất phơ cả với nhau mà vui quá ông nhỉ?”
      Tôi biết Lê Lựu đang buồn, không phải buồn vì bệnh tật hay không được giải thưởng to cỡ 300.000.000 đ, mà buồn vì nhân tình thế thái, buồn vì đời nay tệ quá, tàn quá, xuống cấp quá, tha hóa quá, phi nhân quá. Hãy xem ông trả lời tờ báo An Ninh Thế giới số 1093 ra ngày 10-9-2011 của ông trung tướng công an Hữu Ước theo blog Nguyễn Thông:
      “Đọc mấy nhời của bác Lựu, giật mình, nghĩ sao mà tướng Hữu Ước dám cho đăng nhỉ, hay là bữa ấy đi công tác vắng, cấp dưới nó không báo cáo, xin phép. Mà cũng có lý, bởi giờ đây mình sợt tìm trên bản điện tử báo An ninh thế giới thì không có chữ nào, kết quả báo rằng không tìm thấy.
      Sau đây là lời của bác Lựu:
      “Trong lúc trà dư tửu hậu với bạn bè, tôi và những người bạn tâm giao nói về những vấn đề của xã hội, nghĩ về nhân tình thế thái. Tôi không hiểu sao bây giờ con người không tốt với nhau. Trong chiến tranh hy sinh nhiều, cuộc sống khổ cực, nhưng lòng mình thanh thản, lòng dân vô tư lắm. Đi chiến trường hy sinh mà lòng thanh thản, nhẹ nhàng. Bây giờ thời bình không còn tiếng bom đạn nhưng tâm con người cứ lộn nhào hết cả. Không biết thế nào là phải, thế nào là trái. Không biết thế nào là đúng, thế nào là sai. Không biết thế nào là lim (giới hạn-NV). Mỗi con người phải có một cái lim nhất định thì mới thành xã hội. Con người có nhiều tính cách thì cuộc sống mới phong phú và đa dạng. Nhưng mà phải có lim và có luật lệ. Trong chiến tranh, tâm tính con người ta hiền lành, không mưu mô xảo quyệt. Chứ thời nay, trong cơ chế thị trường này, luật lệ cũng lung tung. Xử lý công việc cũng lung tung. Sống nặng về vật chất, thực dụng, chụp giật. Bây giờ sáng ra đọc báo toàn những chuyện giật mình. Con kiện cha chỉ vì mười mét vuông chỗ ở. Một đứa trẻ chưa đến tuổi thành niên giết mấy mạng người không ghê tay. Một đứa trẻ khác chỉ vì thiếu tiền chơi game ra tay sát hại cả em mình, bà mình. Người ta thiếu tiền nên giết người chỉ vì vài trăm nghìn đồng. Trong làm ăn thì lừa đảo nhau nhiều lắm. Cứ lợi dụng nhau sơ hở vài chữ trong văn bản, thậm chí từ một cái dấu phẩy trong bản hợp đồng để lừa nhau hàng tỉ. Trong doanh nhân cũng nhiều người tốt, nhưng rồi cũng có rất nhiều người nhăm nhăm để lừa nhau.
      Chính thời nay là thời loạn, chứ không phải chiến tranh là thời loạn” (hết trích).

      Có lẽ, một trong những nguyên nhân khiến ông không được giải thưởng lớn vì tính nói thẳng nói thật của Lê Lựu chăng? Thẳng thắn và trung thực như hai tác phẩm (tiểu thuyết) lớn nhất của đời ông: “Thời xa vắng” (1986) và “ Chuyện làng Cuội” (1991).

      Nhớ tết năm 1976, cái tết đầu sau ngày thống nhất đất nước, tôi từ Sài Gòn ra Hà Nội, rét quá, cứ dúm dúm dó dó dưới gốc táo sân sau tạp chí Văn Nghệ Quân Đội. Chợt Lê Lựu kéo tôi vào phòng, đưa bộ complê màu xám còn khá mới bảo: Hảo lấy mặc vào ngay cho ấm, mặc đến khi nào vào Sài Gòn đưa lại cho mình, mình trả lại nhà nước… Mình và Nguyễn Khoa Điềm vừa được đi Bungari về, phải mượn áo quần dày dép của nhà nước… Mình đã báo cơm ở bếp ăn tập thể báo “Quân đội nhân dân” cho Hảo, cứ nhớ bữa trưa và chiều về ăn nhá”.

      Tôi quen Lê Lựu trong lúc xẻ cơm nhường áo này cách đây 36 năm. Vài năm sau, khi nhà văn Nguyễn Khải và nhà văn Lê Lựu vào Sài Gòn, tôi đã rủ hai bác này đến nhà tôi ở suốt gần ba tháng. Thực ra, tôi đã biết mặt, nhớ mặt nhà báo Lê Lựu, phóng viên báo “Quân khu Ba” mấy năm trước, khi ông đến sư đoàn 320 B, nơi tôi huấn luyện để phỏng vấn vì sao, có phải vì mới được học nghị quyết mà đồng chí đã đạt thành tích chạy nhanh nhất sư đoàn trong một cuộc thi chạy hay không? Tôi thành thật trả lời nhà báo trẻ Lê Lựu: “Thưa bác nhà báo, không phải nghị quyết làm em chạy nhanh đâu ạ”. “Thế không phải do nghị quyết thì còn bởi gì?”. “Dạ, bởi bố em”. “Bố đồng chí dạy đồng chí chạy à”. “Không, thưa bác nhà báo, bố em không dạy em chạy, mà ông chuyên cầm roi đuổi đánh em ngay từ khi em mới biết đi ạ”. “À ra thế, bố cầm roi đuổi đánh, cứ thế mà chạy như biến, chạy bán sống bán chết, chạy vắt giò lên cổ nên thành ra chạy nhanh ngang gió phải không?”, “Dạ thưa bác nhà báo, quá đúng ạ”…

      Sau cái buổi cho mượn bô Complê quốc doanh và báo cơm cho ăn tới bến của Lê Lựu bữa xa xưa ấy, tôi có nhắc lại kỷ niệm được anh nhà báo trẻ báo “Quân khu Ba” phỏng vấn vì thành tích thi chạy nhanh nhất sư đoàn của tôi, Lê Lựu cả cười nhớ ra bộ dạng thật thà của anh lính trẻ Trần Mạnh Hảo. Lê Lựu bảo: “Tớ về viết bài báo rất hấp dẫn về cuộc phỏng vấn các nhân vật lính mới sau khóa huấn luyện đi B của sư B20B ở các khâu kỹ thuật: bắn súng giỏi nhất, chạy nhanh nhất, đâm lê tài nhất, ném lựu đạn tài nhất… đưa duyệt đăng, đến đoạn ông trả lời do bố đuổi đánh chạy quanh làng mãi nên thành chạy nhanh nhất sư đoàn, tổng biên tập báo của tớ cười sằng sặc, đoạn bảo: “Lựu viết thế này mà in lên thì bỏ mẹ báo ta mất, do bố đuổi đánh mãi thành ra chạy nhanh, láo, dù chuyện thật đúng trăm phần trăm như vậy cũng phải viết cho nó chính trị chứ! Tôi chữa như sau: cậu lính mới tên Hảo này trả lời rằng đúng là em mới được học nghị quyết nên đầu óc thông sáng, khi tư tưởng đã thông thoáng thì tạo ra sức mạnh vật chất nghe chưa, nên cậu ta chạy nhanh vì vừa học nghị quyết đảng mới đúng chính trị. Lựu nên nhớ trong chế độ tốt đẹp gấp triệu lần tư bản của chúng ta, báo chí văn nghệ cho đến con người tuốt tuột đều là chính trị hết, nghe chưa? Mao chủ tịch từng dạy: Chính trị là thống soái là gì? Chế độ tốt đẹp của ta làm chó gì có cảnh bố đuổi đánh con chạy khắp làng, viết thế là nói xấu đảng ta, nói xấu chế độ tốt đẹp ta. Chỉ có trong chế độ Mỹ-ngụy thì các ông bố mới thi nhau cầm roi đuổi đánh con cái chạy khắp làng khắp phố nghe chưa?”

      Lê Lựu chiêu một ngụm trà, châm nước cho tôi, đoạn nói tiếp: “Khi báo đăng, tớ xuống tìm ông để tặng tờ báo in chuyện ông chạy nhanh nhất sư đoàn vì vừa học nghị quyết chứ không phải do bị bố cầm roi đuổi đánh suốt tuổi thơ mà thành ra có thành tích chạy ngang gió thì ông đã đi B…”. Tôi góp chuyện: “bác Lựu này, tôi nghĩ nếu không có hổ báo đuổi bắt ăn thịt, thì bọn huơu nai đã thành các chú rùa, chứ đâu có thể chạy nhanh đến như thế?”

      Ơ hay, thời gian và cuộc đời hình như cũng là thứ hổ báo đuổi bắt chúng ta chạy như biến về tuổi U 70 như tôi, U 80 như bác Lựu (Lê Lựu vừa nói với tôi qua điện thoại, năm 2012 này ông đã 75 tuổi chứ không phải 71 như tuổi trong giấy tờ vẫn ghi)? Và chúng ta quá sợ hãi chạy nhanh như gió, như biến, chạy nhanh trên cả cấp sư đoàn, chạy như ma đuổi phải không bác Lựu? Con ma cuộc đời, con ma thời gian, con ma thời thế đuổi theo chúng ta để bắt linh hồn, như con qủy Mephixto đuổi theo nhân vật Faust của đại thi hào Đức Wolfgang Goethe để gạ vị bác sĩ này bán linh hồn cho hắn đổi lấy sang giàu?

      Faust đã bán linh hồn cho qủy để đổi lấy vinh quang, còn Lê Lựu đã bán linh hồn cho ai, và sau khi bán linh hồn thì ông sống bằng gì hồi sau sẽ rõ. Nhưng này bác Lựu, mới đó, ngót 40 năm trước, những người viết trẻ chúng ta cứ đông vui và ồn ã như vịt, được ông chủ chăn vịt có tên thời gian, có tên cuộc đời cầm chiếc sào dài buộc mớ tàu chuối khô như giẻ rách và lùa chúng ta vào thời đại anh hùng chỉ toàn niềm vui, không có chỗ cho nỗi buồn cư trú, lùa chúng ta vào văn chương, thi phú, vào quan trường và vào những nhà thương điên! Có những anh bạn văn nghệ cùng thời với chúng ta quả thực không tim, vẫn tìm cách bán một thứ linh hồn dỏm cho quyền lực để đổi lấy vinh quang, đổi lấy chức tước cùng các giải thưởng danh giá. Còn Lê Lựu, ông chỉ có một trái tim, một linh hồn đau đáu với văn chương, điên dại với chữ nghĩa, lăn lóc với giấy trắng, quằn quại với bút mực, hỏi rằng ông đã bán hay chưa?

      Lê Lựu có dáng vóc của người dân quê chân chất, hiền lành, không thể nói là xấu trai, là quê một cục, là bần cố nông như nhiều bài báo phóng đại về ông đã vẽ một thứ chân dung rất hoạt kê về ông rất không đúng để câu khách. Ngay Trần Đăng Khoa, một chú em tiền bối của chúng tôi còn phịa ra chi tiết Lê Lựu sang Mỹ cởi giày ra lấy tất (vớ) ngửi ngửi như ngửa hoa ngửa quả thì thật là quá đáng. Lê Lựu không giận, mặc kệ các người, muốn vẽ chân dung ông là hủi cũng được, ông cứ đóng vai anh dân quê lên thành phố cho an toàn. Riết rồi ông cứ nhận mình rằng tớ dân nhà quê ấy mà, học hành chết gì đâu, đọc điếc cũng lười nhác, viết lách theo phong trào cho vui ấy mà…

      Không, Lê Lựu không quê mùa chút nào. Ông đóng vai dân nhà quê để qua mặt thiên hạ, để dễ tiếp cận cuộc đời, trông thật thà như đếm thế này vào dân dân thích lắm, đến nhà quan quyền, quan quyền không thèm cảnh giác, rằng thằng này phi chính trị, không nguy hiểm, kệ bà nó phét lác cho vui. Lê Lựu, giống như nhân vật của ông là Giang Minh Sài cứ ấm ấm ớ ớ thế, giả bộ khật khưỡng, thủ vai ngô nghê mười rằm cũng ư mười tư cũng gật cho qua chuyện, vạ vật đâu cũng được, dế rách chổi cùn cũng chơi mà mâm son đũa ngà cũng tới…

      Ngược lại với vẻ bề ngoài Lê Lựu có khi như tá điền, có khi lại như địa chủ kia lại là một anh trí thức có hạng đấy. Lê Lựu giấu biến sự học, sự đọc rất kinh của mình như mèo giấu vàng giấu ngọc, chẳng bao giờ thích làm thùng rỗng kêu to như bao ông đồng nghiệp giả dạng vào vai trí thức. Một trí thức thật không cốt ở bằng cấp, không lụy dáng vẻ, không hề biết khoe khoang như những anh trí thức hạng bét chuyên mang mặc cảm trí thức trong người. Tôi xin cá với bàn dân thiên hạ, sức đọc của Lê Lựu còn có thể gấp mấy lần chú em đồng hương của ông là thần đồng quá lứa Trần Đăng Khoa.

      Hồi đầu vào Sài Gòn cùng Nguyễn Khải ở nhà tôi gần ba tháng, Lê Lựu chỉ làm hai việc rất chân chính là tìm bồ và tìm mua sách. Gặp kho sách dịch Sài Gòn, Lê Lựu sướng ngất ngây, hệt chuột sa chĩnh gạo. Ông đọc triết tây triết đông qua các bản dịch của các linh mục dạy triết và các nhà Hán Nôm có hạng Sài Gòn. Ông đọc các tiểu thuyết phương Tây mê man, hầu như có khi thức xuyên đêm. Bỏ mẹ, Lê Lựu và tôi rì rầm để cho ông anh Nguyễn Khải ngủ: thế này thì đúng là Sài Gòn nó giải phóng chúng ta chứ cóc phải ngược lại bác Lựu nhẩy. Chết ông be bé cái mồm cho tôi nhờ. Đâu phải cái đúng cái hay cái tốt bao giờ cũng thắng thế đâu. Man di thắng văn minh là thường mà. Các bộ tộc man rợ phương Bắc châu Âu từng chiến thắng văn minh La Mã là gì? Kẻ dốt, kẻ cuồng tín, kẻ kiêu ngạo, kẻ ác thì làm gì có tự do… mà đòi… thôi thôi tai vách mạch rừng không nói nữa. Này, bác Lựu nghĩ mãi mà không nói được ra thì điên mẹ nó đấy. Đừng nghĩ nữa, nghĩ nhiều thì vào nhà tù mà nghĩ nghe chưa… Ba tháng trời Sài Gòn ở nhà tôi với Lê Lựu đêm nào cũng quá ngắn, chưa đọc hết sách đã sáng banh cả mắt, rì rầm như hai con khỉ đi ăn trộm ấy. Đọc đến đoạn nào thích chí, Lê Lựu tàn nhẫn bấm tôi dậy để rì rầm đọc ri rỉ như dế cho nghe, đến độ làm bác Nguyễn Khải thức theo bảo : chúng mày tí tửng như gái ngồi phải cọc, mấy cuốn đó tao đọc rồi, hồi trước năm 1945, mà đọc bản Pháp văn. Tội nghiệp các em, có học mà như mù chữ. Thì cũng tại thế hệ chống Pháp các bố dạy chúng tôi chứ ai. Cứ để Tây đấy, đánh nó làm chó gì, để nó dạy chúng tôi như nó đã dạy các bố, thì hôm nay sao chúng tôi lại thành những kẻ có học mù chữ được? Cứ cái màn nghĩ trộm, nói trộm, đọc trộm thế này có khi nguy… May mà gần ba tháng, hai bác nhà văn về Hà Nội, chứ cứ đêm nào cũng rầm rầm rì rì như dế trốn chui trốn nhủi thế này có khi ốm chết quách rồi, còn đâu nữa mà ngồi kể chuyện cũ. Sau này, chết rồi Nguyễn Khải mới dám tung tiểu luận “Nghĩ Muộn” ra, coi như một lời sám hối muộn màng; còn hơn các anh ngậm miệng ăn giải thưởng đang cười nói sờ sờ ra mà quả thực, tâm hồn, nhân cách đã chết từ thời tám hoánh.

      Lê Lựu không hề quê mùa chút nào. Ông rất tỉnh thành là đằng khác. Minh chứng là một mình ông đã xây dựng nên một công ty làm ăn rất phát đạt: “Trung tâm văn hóa doanh nhân” từ năm 2002 đến nay. Bây giờ, chân Lê Lựu đi đứng đã không còn vững, có khi phải nhờ người dìu dắt, vậy mà trung tâm này của ông vẫn làm ăn tốt, hỏi một người quê mùa, thậm chí ngô nghê như nhiều bài báo đã viết, liệu có đủ tầm vóc, trí thức, uy tín, trình độ làm giám đốc công ty “văn hóa doanh nhân” này hay không?

      Trời cho Lê Lựu một trí thông minh hiếm có. Ông có thể đọc thuộc một chương tiểu thuyết của mình ngay trước mặt anh. Này, chú mày cầm cuốn “Thời xa vắng” lên, lật bất cứ trang nào, bảo tớ đọc thuộc lòng cho mà dò, không sai một dấu chấm phảy. Ông nhớ vanh vách các danh tác quốc tế và trong nước đã đọc, kể cả những cuốn dày như tủ lạnh của L. Tolstoy và F. Dostoyevski…

      Lê Lựu hình như có máu trạng trong khoa ăn nói. Ông huyên thuyên chuyện con cà con kê, tán dóc lênh láng cả những hội trường hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người dự thính mà thiên hạ vẫn há hốc mồm ra nghe như nghe cha cố giảng đạo. Hồi hưởng vinh quang sau tiểu thuyết lớn “Thời xa vắng”, Lê Lựu là nhà văn Việt Nam đầu tiên được trung tâm William Joiner của ông Kevin Bowen mời sang thăm nước Mỹ. Sau (hình như sáu tháng) chu du bên Mỹ, về nước Lê Lựu được hàng trăm cơ quan mời nói chuyện xem nước Mỹ nó đầu ngô mình sở ra sao, nó kinh khủng mức nào, nó giàu sang hợm hĩnh ra sao, nó giãy chết rung chuyển thế giới thế nào? Người ta đi nghe lũ lượt, khen nước Mỹ thì ít mà khen Lê Lựu nói hay thì nhiều. Khiếp, làm như nước Mỹ nó không nằm trên bản đồ thế giới mà nó nằm trong bụng Lê Lựu vậy. Khiếp, làm như không phải Kha Luân bố đã phát hiện ra châu Mỹ, nước Mỹ mà chính là anh nhà văn quê ở huyện ta, huyện Khoái Châu ta (oai oái như phủ Khoái xin cơm) đã phát hiện ra châu Mỹ và nước Mỹ vậy. Lê Lựu nói chuyện về Mỹ hay tới mức mà người ta đã kinh doanh ông, thu âm bài nói dài hàng hai ba tiếng đồng hồ của ông về nước Mỹ để bán đắt như tôm tươi. Người viết bài này đã nghe băng thu âm buổi nói chuyện về Mỹ của Lê Lựu và rất tiếc cho các vị làm công tác tổ chức đã bỏ lỡ một cơ hội bằng kim cương là không mời nhà thuyết khách Lê Lựu làm bộ trưởng bộ ngoại giao.

      Lê Lựu ca ngợi Mỹ tới mây xanh mà vẫn rất chính trị, mà vẫn không mất lòng đảng ta. Ông cũng nói xấu Mỹ tới tận cùng địa ngục mà Mỹ vẫn qúy hóa ông như giời, thế mới lạ. Ông chửi Mỹ rằng nước nó thế nào cũng loạn vì không có ban tổ chức trung ương, vì nó đa đảng nên bất cứ thằng dân nào cũng có thể lên báo chửi tổng thống, không còn quân tị quân nhậm gì, cá mè một lứa, dân cũng như quan, quan cũng như dân, ấm a ấm ớ, chẳng còn tôn ti trật tự gì cả. Ông chê nước Mỹ nó sạch như lau đến ruồi muỗi cũng nghỉ chơi mà bỏ đi. Sạch quá mức là mất vệ sinh nhất; vì trẻ em bị vô trùng từ lúc sinh ra nên nó dễ bị vi trùng tấn công. Nước với chả non, đi bất cứ chỗ nào cũng có rét -rum (restroom), phí đất vô lối, sao không để đất mà xây trường học bệnh viện như ta, lại coi trọng nơi xin lỗi đi ỉa đến nhường ấy, đúng là Mỹ mới có (vỗ tay)… Nước Liên Xô thiên đàng xã hội chủ nghĩa anh em ta, sang đó tôi tưởng là Mỹ mà sang Mỹ tôi tưởng đấy là Liên Xô. Ở Liên Xô người ta dùng đất để xây trường đảng, để xây trường học, để xây quảng trường cho quần chúng đến sung sướng vỗ tay, chứ có nhiều chỗ đi toilet phí phạm như bên Mỹ đâu. Lại vỗ tay… Người viết bài này đã mấy lần tí chết khi đi giữa đường phố Matxcova, mắc… quá tưởng đứt thở mà đi mãi không tìm ra nơi trút bầu tâm sự… Người viết bài này cũng từng đến một số thành phố Mỹ. Đúng như Lê Lựu nói, đi mấy bước lại thấy restroom, không mắc… cũng vào ngó qua xem nó sạch cỡ nào… mất hết cả thì giờ vàng ngọc.

      Khoa nói của Lê Lựu còn phát huy tới tận mũi Cà Mau, tận địa đầu Móng Cái khi ông kết hợp với ông trạng thần đồng thần sắt Trần Đăng Khoa đăng đàn khắp nơi. Hai ông này đã biến nghề nói chuyện văn chương thành khả năng hốt bạc vô tiền khoáng hậu.

      Một người quá thông minh, quá sắc sảo, đầy tài năng văn chương, nói năng như có bùa ngải như Lê Lựu tưởng giời đã cho hết mọi thứ. Hình như xưa nay, các nhà văn có tác phẩm để đời, mấy ai có số phận trơn tru, có gia cảnh ngon lành viên mãn trừ Goethe và Tagore?

      Gần đây, giới truyền thông trong nước đua nhau phỏng vấn Lê Lựu, cốt khai thác bi kịch cá nhân của đời tư nhà văn để câu khách mà ít chú ý đến khía cạnh quan trọng nhất của ông là văn học, lại quảng cáo rùm beng cho “ Trung tâm văn hóa doanh nhân” của ông quá mức. Lê Lựu dù làm kinh tế doanh nhân, đã rất thị thành, dẻo miệng (“Khi lưỡi ta không còn đắng chất thị thành”- Chế Lan Viên) nhưng tính vốn thật thà, báo nào hỏi ông chuyện bi kịch đời tư là ông kể tuốt tuồn tuột. Làm như cứ kể hết xót xa trong người sẽ hết xót xa, kể hết nỗi cô đơn kiếp người của mình ra sẽ hết cô đơn vậy?

      Năm 1986, nhờ cú “cởi trói cho văn nghệ sĩ trí thức” của ông Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Lê Lựu mới in được tiểu thuyết để đời của ông là “Thời xa vắng”. Ông đã viết tác phẩm lớn này trước “mùa cởi trói” hai năm nhưng không in được. Tôi đã đọc một mạch suốt đêm tác phẩm lừng danh này của Lê Lựu trong sự hào sảng hiếm có. Tôi gọi điện thoại động viên ông, ông bảo: “đánh đổi cả cuộc đời để lấy một cục gạch bằng giấy đó ông ơi”.

      Giang Minh Sài nhân vật chính của “Thời xa vắng” vừa là hình ảnh của tác giả vừa là nhân vật hư cấu. Nó có tầm cỡ biễu đạt đa chiều, nhiều tầng nhiều vỉa, thực đấy mà hư đấy, bi đấy mà hài đấy, thông minh một cách ngớ ngẩn đấy và đạo đức tào lao chi khươn đấy. Giang Minh Sài “một nhân vật thời đại”, có một chút phẩm tiết của Chú AQ Lỗ Tấn một tí, Chí Phèo Nam Cao một tí, Xuân Tóc Đỏ Vũ Trọng Phụng một tí, Don Quixote Servantes một tí… nhưng lại rất Lê Lựu. Giang Minh Sài bị sống chứ không phải được sống, bị yêu chứ không phải được yêu, bị sướng chứ không phải được sướng, bị khổ bị cô đơn chứ không phải được khổ được cô đơn. Giang Minh Sài như không phải là một cá nhân mà là một tập thể thu nhỏ thành một cá nhân trá hình. Anh ta bị tập thể hóa cả giấc mơ, bị chi đoàn, chi bộ, đơn vị, công đoàn, cơ quan… chi phối cả mọi bản năng sống; làm như sự tiêu hóa của dạ dày Giang Minh Sài cũng là do tập thể tiêu hóa, bộ phận bài tiết của anh cũng là của tập thể bài tiết, trái tim co bóp của anh cũng là trái tim tập thể co bóp, “con chim” của anh dùng để lấy vợ sinh con cũng là “con chim” của tập thể. Với “con chim” tập thể này anh đã hai lần lấy vợ nhưng đều thất bại thảm hại.

      Người vợ đầu của Giang Minh Sài là cô Tuyết nhà quê với cuộc tảo hôn khốn khổ : lấy vợ vì gia đình dòng họ, cũng là lấy vợ cho tập thể chứ có được lấy vợ cho riêng mình đâu ? Người vợ thứ hai của anh Sài là cô Châu thị thành điệu nghệ… lấy cốt để khoe mẽ với thiên hạ rằng gái thị thành cỡ nào Sài ta cũng tán được, cốt để xóa mặc cảm nhà quê vốn dĩ. Nhưng sống với nhau rồi, Châu mới phát hiện ra anh chàng Sài không phải là một cá nhân thuần túy. Linh hồn chồng mình đã bị tập thể hóa, trái tim anh là một khu tập thể thu nhỏ. Anh không phải là một căn phòng riêng tư, mà là một hội trường hội họp, một ví dụ về con người hơn là con người, một ví dụ về “con chim” hơn là một “con chim” biết cách chiều chuộng đàn bà. Thế là để trả thù cái tập thể giả dạng cá nhân có tên là Giang Minh Sài, Châu tìm mọi cách hành hạ Sài cho bõ ghét.

      Trong một xã hội bị tập thể hóa đến cả ruồi muỗi cũng phải vào hợp tác xã, ai cho Giang Minh Sài làm một “con người chung chung”, làm một cá nhân thuần túy? Khát vọng được làm con người lương thiện của anh Chí Phèo xưa hầu như vẫn còn là khát vọng của anh nhà quê lên tỉnh Giang Minh Sài trong thời đại thiên đường xã hội chủ nghĩa?

      Khát vọng tự do, khát vọng được làm một con người đúng nghĩa của nó, được làm chính mình chứ không phải kẻ khác trá hình mang tên mình là thông điệp Lê Lựu gửi chúng ta thông qua nhân vật Giang Minh Sài. Chừng như Lê Lựu đã bán linh hồn cho Giang Minh Sài để đổi lấy nỗi buồn mênh mông trần thế? “Thời xa vắng” làm Giang Minh Sài bất tử đã cướp hết hồn vía tác giả, khiến Lê Lựu thành bơ vơ chăng?

      Sau khi “Thời xa vắng” xuất hiện trên văn đàn như một hiện tượng văn học, kẻ viết bài này đã hỏi chuyện hai đàn anh là nhà văn Nguyễn Khải và nhà văn Nguyễn Minh Châu. Cả hai ông anh này đều là người thực tài nên có sự liên tài, nghĩa là không bao giờ đố kị tài năng của người khác, nhất là những tài năng của thế hệ sau mình. Hai ông đều khen ngợi “Thời xa vắng” của Lê Lựu hết lời, khẳng định tác phẩm này chính là cột mốc cho cuộc đổi mới văn chương Việt Nam. Anh Khải bảo tôi: “Hảo này, cái thằng Lựu nó cứ tẩm ngẩm tầm ngầm mà kinh. Nó giấu anh, không hề khoe cuốn này, đến khi in xong mới đem tặng. Các tiểu thuyết của anh là tiểu thuyết thời vụ, qua thời này là vất vào sọt rác. “Thời xa vắng” của Lựu là tác phẩm để đời. Lựu đã vượt lên thứ văn chương minh họa của Khải và Châu, cả Ngọc nữa… Nó là nhà văn số một của thế hệ các ông em tức lứa chống Mỹ của Hảo đấy…”

      Lê Lựu đã bán linh hồn cho các tiểu thuyết lớn của đời ông: “Thời xa vắng”, “Chuyện làng cuội”, “Sóng ở đáy sông”… để chúng sống mãi với nền văn học dân tộc như các tiểu thuyết gia hàng đầu tiền bối: Nhất Linh, Khái Hưng, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng… hằng sống. Lê Lựu bán linh hồn cho Giang Minh Sài không phải để lấy tiền, mà để lấy nỗi cô đơn kiếp người đeo đẳng ông như số phận. Ông từng bị ma nhập một đời để lên đồng với chữ nghĩa, hạnh phúc với bút mực, ăn nằm với giấy trắng. Lúc tuổi xế chiều ông vẫn phải sống một mình một bóng để tu trọn kiếp trong ngôi chùa có tên là văn chương…

      Sài Gòn ngày 18-04-2012
      Trần Mạnh Hảo

Leave a Reply to VT.Miêng