WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lãi suất thấp và lãi suất âm

pobrane (6)

Dân Mỹ buồn khi gởi tiền vào ngân hàng do lãi suất quá thấp, nhưng vui khi sắp mua nhà vì tiền lời rẻ. Như vậy lãi suất thấp ưu đãi cho kẻ đi vay mà thiệt thòi cho người tiết kiệm.

Vì lãi suất ngân xấp xỉ 1% nên nhiều người phải đầu tư vào cổ phiếu để tìm lợi nhuận. Kết quả là giá nhà và chứng khoáng tăng nhanh hơn lương bổng – các chuyên gia gọi đây là asset inflation khi giá cả địa ốc và chứng khoáng nhảy vọt không tương xứng với đồng lương. Khoảng cách giàu nghèo theo đó thêm sâu đậm vì ai có tài sản thì giàu thêm còn dân đi làm ăn lương lại giậm chân tại chỗ.

Trên lý thuyết Ngân Hàng Trung Ưong giữ lãi suất thấp để giúp dân chúng tiêu xài và doanh nghiệp mượn vốn kinh doanh qua đó thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng dù tiền lời thấp mà lương không tăng, nợ cũ còn nhiều thì ít ai dám tăng chi. Doanh nghiệp khi đó liệu không tăng khách hàng thì cũng chẳng cần khuyếch trương – tiến trình này gọi là de-leveraging do thời gian dài trước khủng hoảng 2007 dân Mỹ nợ nhà và tín dụng quá nhiều nên nay phải tiết kiệm trả nợ làm cho biện pháp kềm giữ tiền lời thấp của Ngân Hàng Trung Ưong chẳng những không hiệu quả mà còn sản sinh ra hai bong bóng địa ốc và chứng khoán.

(Điều đáng ghi nhận là tuy lãi suất ngắn hạng do Ngân Hàng Trung Ương quyết định trong khi mức lời dài hạn 10, 20 năm do thị trường đề xuất, nhưng nếu Ngân Hàng Trung Ương cho biết sẽ giữ lãi suất ngắn hạn lâu dài thì mức lời dài hạn cũng theo đó đi xuống)

Mấu chốt nơi đây là tại sao lương bổng không tăng trong lúc tỷ lệ thất nghiệp xuống rất thấp dưới 5% thì chưa ai rõ. Có chuyên gia cho rằng lương tuy tăng chậm nhưng có dấu hiệu đang lên; người khác nhận xét dân chúng tìm được việc làm dù lương dù cũng mừng nên không kén chọn; hoặc áp lực lương bổng đến từ các nước đang phát triển ở Á Châu khiến giá thành ngày càng rẻ với mức lương cực thấp.

Nhà nước cần lương tăng không những cho dân chúng có thêm tiền tiêu xài mà còn nhằm đẩy lạm phát lên cao. Lạm phát khiến tiền bốc hơi theo đó nợ cũng tự động vơi dần, đây là biện pháp vô cùng hữu hiệu (có người gọi là tráo trở) để cắt giảm các khối nơ khổng lồ công và tư. Ai mua nhà cũng biết khi bắt đầu trả tiền hàng tháng thấy quá nhiều nhưng 10, 20 năm sau đó mới mừng vì còn rẻ hơn đi thuê chổ ở. Hoa Kỳ đặt chỉ tiêu lạm phát 2% làm tiêu chuẩn cho nền kinh tế phát triển vừa phải mà không suy thoái hay bốc hỏa, nhưng hiện chỉ đạt dưới 1% nên sợ bị rơi vào tình trạng giảm phát (deflation).

Kinh tế Âu-Nhật trì trệ hơn Mỹ rất nhiều nên phải đẩy lãi suất chỉ đạo dưới con số 0%. Như vậy hiện 40% GDP toàn cầu nằm trong khu vực lãi suất âm, một sự kiện chưa từng có! Tình trạng này giống như ngân hàng tư nhân cho vay không hết nên gởi $100 vào Ngân Hàng Trung Ương, nhưng khi rút ra chỉ còn $99. Đây là cách nhà nước ép ngân hàng tư không ôm tiền mặt mà phải cho vay để thúc đẩy tăng trưởng. Ngân hàng tư bị ép sẽ phải siết lãi suất đến mức âm khiến dân chúng bớt tiết kiệm mà phải chi tiêu. Khổ nổi bị chèn ép nên tâm lý doanh nghiệp và dân chúng càng thêm thận trọng, doanh nghiệp không muốn mượn thêm vốn vì dân chúng dè dặt chẳng chịu chi tiêu.

Không ai biết lãi suất âm nếu kéo dài sẽ đem lại hậu quả gì, nhưng trên lý thuyết nó làm đảo lộn tiến trình phối trí tư bản (capital) của thị trường là dân chúng dư tiền gởi vào nhà băng để rồi ngân hàng cho doanh nghiệp vay mượn.

Để thoát ra khỏi tình trạng suy thoái phải tấn công từ hai hướng: tài chánh và ngân sách. Biện pháp tài chánh là bơm tín dụng và giữ lãi suất thấp do Ngân Hàng Trung Ương thực hiện nhưng có vẽ gần hết hiệu quả. Giải pháp thứ nhì là cắt thuế (bỏ tiền vào túi dân chúng) và bội chi (nhà nước ào ạt đầu tư vào hạ tầng như cầu đường, phi trường, điện nước internet… qua đó tạo việc làm để đẩy mức lương và tiêu thụ) nhưng lại làm tăng gánh nợ công khổng lồ của Âu-Mỹ-Nhật. Một biện pháp khác được đề ra là xoá nợ, ở Mỹ gồm nợ học vấn (education loan mà gánh nặng lên đến 1000 tỷ USD) và nợ địa ốc cho những khu vực chọn lọc, tại Âu-Châu là nợ cho Hy Lạp, Bồ Đào Nha, v.v…

Nhưng giảm thuế, bội chi và xóa nợ đều gặp nhiều chống đối dữ dội từ nhiều thành phần xã hội. Cho nên giải quyết vấn nạn kinh tế tuỳ thuộc vào chính trị mà điển hình là các cuộc bầu cử ở Âu-Mỹ trong vòng 2 năm tới đây.

© Đoàn Hưng Quốc

© Đàn Chim Việt

2 Phản hồi cho “Lãi suất thấp và lãi suất âm”

  1. BÀI TOÁN KINH TẾ XÃ HỘI

    Kinh tế là bài toán tổng gộp của xã hội, nó liên quan đến tiền tệ và chính trị. Tiền tệ như máu huyết lưu thông trong cơ thể, nó có quy luật điều hòa và điều phối của nó. Có khi cũng có những bệnh riêng của nó, như bệnh ứ huyết chỗ này chỗ khác, hay bệnh máu huyết không được lưu thông tốt, vậy là người ta phải tìm cách chữa trị. Các ngân hàng là hệ thống mạng nút của tiền tệ. Cơ quan điều khiển hay kiểm soát cao nhất về kinh tế không ngoài là chính trị, và chính trị chỉ cần tác động vào hệ thống ngân hàng mà cơ quan thống soái chính là ngân hàng Trung ương của mỗi quốc gia.

    Tất nhiên mỗi cá nhân (hay đơn vị gia đình) là tế bào cơ sở của hệ thống kinh tế cũng như hệ thống tiền tệ. Đây là điểm đến của đồng tiền và điêm xuất phát của đồng tiền. Lao động của những đơn vị cơ sở này là yếu tố làm phát sinh các đơn vị tiền tệ hay cũng là nơi thu hút hay hấp thụ những đơn vị tiền tệ. Điều đó có nghĩa giá cả trong xã hội và điều kiện làm việc hay thất nghiệp của mỗi người là yếu tố tác động quan trọng đối với toàn hệ thống kinh tế xã hội.

    Trong chế độ tư bản thị trường tự do, guồng máy kinh tế xã hội dĩ nhiên là guồng máy tự động, nó hoạt động khách quan như cơ thể sinh vật. Mọi chi tiết đều xây dựng trên trên sự kích thích và phản ứng tự nhiên về mọi mặt. Người ta chỉ cần dùng thuốc hay phương thức chữa bệnh nào đó khi nào cơ chế tức cơ thể xã hội có phát sinh ra bệnh. Không thể dùng thuốc quá liều hay không đủ liều, lạm dụng thuốc, hay dùng các loại kháng sinh không cần thiết để làm thành lờn thuốc chẳng khác gì như trong cơ thể.

    Một xã hội khỏe mạnh như vậy cũng chẳng khác gì cơ thể khỏe mạnh, tức tâm sinh lý phải điều hòa, không phải vật chất thỏa mãn mà cả tinh thần cũng phải thỏa mãn. Nếu thân xác nhiều khi có bệnh trầm uất, hay bệnh stress, thì xã hội cũng vậy. Một xã hội bị ức chế, bị khống chế nhiều mặt tất nhiên cũng khó phát triển, chẳng khác một người bị tù túng hay tinh thần bị nhiều áp lực không lành mạnh làm tê liệt mọi sự hưng phấn thiết yếu nào đó.

    Nhiều xã hội cộng sản trong quá khứ đi theo quan điểm xã hội chủ nghĩa hình thức, máy móc, sai trái của Mác, để tập trung vào guồng máy kế hoạch hóa toàn diện, tất cả phải làm ăn tập thể, phải hợp tác và điều hành giống như kiểu trại lính, trong sự lãnh đạo độc tài chuyên chính tuyệt đối mà Mác gọi là độc tài vô sản. Tuy nhiên trong khách quan không ai chủ động tất cả mọi vấn đề, nên nói là đảng của giai cấp công nhân nhưng thực tế điều đó chưa chắc, và vẫn cũng chỉ là một nhóm người nào đó điều khiển toàn xã hội vậy thôi. Kết quả xã hội chỉ là guồng máy tùy tiện, chủ quan, máy móc, và cuối cùng thế giới cộng sản cũ do Liên Xô đứng đấu phải sụp đổ và tan rã như là chuyện tất yếu.

    Nói chung, mỗi cá nhân căn bản đều là những sinh vật, có các quy luật tâm sinh lý khách quan tự nhiên của nó, và toàn thể x

    • Nói chung, mỗi cá nhân căn bản đều là những sinh vật, có các quy luật tâm sinh lý khách quan tự nhiên của nó, và toàn thể xã hội cũng vậy. Do đó cơ chế tốt nhất của xã hội là cơ chế khách quan, nhưng có điều tiết và có dự phòng những tình huống bất thường, nhưng không thể tổ chức thành guồng máy hoàn toàn cơ giới, chính xác như Mác tưởng tương. Có nghĩa cái gọi là chủ nghĩa xã hội của Mác chỉ là tưởng tượng, và cái gọi là chủ nghĩa cộng sản lại càng không tưởng. Mác còn muốn đi tới một xã hội hoàn toàn không dùng tiền tệ, không dùng pháp luật trong tương lai mà chỉ sản xuất và tiêu thụ trực tiếp kiểu thần tiên với nhau, thực chất đều là những ý tưởng điên khùng và quái đản.

      ĐỈNH NGÀN
      (26/4/16)

Phản hồi