WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Kế hoạch” ăn ké tiếng tăm

Một ngày sau khi nhận giải Fieds (20/8/2010), trên blog Thích Học Toán của mình, Giáo sư Ngô Bảo Châu tâm sự: “Từ khi được thông báo về giải thưởng Fields, tức là cách đây vài tháng cho đến ngày hôm qua, là một khoảng thời gian đầy lo âu đối với tôi. Lo lắng lớn về cái trách nhiệm hiển nhiên của người nhận giải đối với đất nước. Lo lắng nhỏ về cái không gian riêng tư của mình sẽ bị người khác xâm phạm”.

Những lo lắng của GS Châu quả không sai và cũng không thừa, khi cả tuần nay, hơn 700 tờ báo đài “lề phải” bâu vào hết lời “bốc” Giáo sư (GS) Ngô Bảo Châu đến tận mây xanh sau khi thông tin Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng Fields được Ban Tổ chức giải chính thức công bố.

Các vị lãnh đạo Chính phủ Việt Nam gặp gỡ chúc mừng GS Châu thì không nói làm gì, bởi lẽ đó là trách nhiệm và nghĩa vụ phải làm trước con mắt quần chúng nhân dân đối với nhân tài mang quốc tịch Việt Nam. Báo chí phỏng vấn bố mẹ GS Châu cũng là chuyện bình thường, bởi lẽ bạn đọc cần phải biết ông bà đã làm cách nào nuôi dạy được một nhân tài như GS Châu mà học tập để dạy dỗ con cháu mình.

Tui chợt nhớ đến những cái tên “lừng lẫy một thời” ở các giải Toán quốc tế, từng là “thần tượng” của tui khi tui còn là đứa nhỏ thò lò mũi xanh đang học trường làng: Lê Tự Quốc Thắng, Lê Bá Khánh Trình. Để rồi sau 17 năm sống và làm việc ở Việt Nam, “thần tượng” Lê Bá Khánh Trình xuất hiện giữa Sài Gòn bằng xương bằng thịt dưới hình hài một người đàn ông gày gò, thiếu sức sống với “cặp kính cận trên khuôn mặt ngơ ngác đến tội nghiệp, cái dáng cao lòng khòng đi liêu xiêu…”; co ro, rụt rè, khiêm nhường dễ khiến người đối thoại nản chí, chưa bao giờ làm khoa học, chưa bao giờ phát minh ra bất cứ cái gì hay áp dụng toán học vào một lãnh vực nào đó trong cuộc sống trừ việc đi giảng dạy chính môn toán mà anh đã học 10 năm ở trường đại học lừng danh Lomonosov của nước Nga. Và hiện nay, anh Trình “là một giáo viên luyện thi cho lớp năng khiếu của trường năng khiếu TP.HCM, anh chưa từng là Trưởng khoa Toán của Đại học Khoa học Tự nhiên như người ta đồn đại”. Lý giải nguyên nhân vì sao chưa bao giờ làm khoa học, chưa bao giờ phát minh ra bất cứ cái gì hay áp dụng toán học vào một lãnh vực nào đó trong cuộc sống, Lê Bá Khánh Trình nói: “Có lẽ tôi chưa có dịp”(?!).

Việc anh Châu được đi du học và làm việc ở nước ngoài là sự nỗ lực phấn đấu của riêng bản thân anh Châu và bố mẹ anh Châu, không ai biết, không ai nhắc đến tên, một thời gian dài không ai quan tâm giúp đỡ anh Châu học tập cho đến khi anh Châu trở thành GS Châu nổi tiếng thế giới.

GS Lê Tuấn Hoa, Phó Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam khẳng định: “Giải thưởng Fields mà GS Ngô Bảo Châu đạt được không chỉ có ý nghĩa ở Việt Nam mà còn có ý nghĩa lớn trong khu vực và thế giới. Việt Nam là một đất nước nghèo, không có truyền thống về khoa học, về Toán lại được giải thưởng Fields. Nó đã chứng minh, nếu có cách làm đúng thì những người từ vùng lạc hậu như đất nước chúng ta cũng có thể đạt được đỉnh cao trong khoa học. Đó là ý nghĩa sâu sắc đối với quốc tế”. Tui không hiểu cái “ý nghĩa” mà GS Lê Tuấn Hoa lặp đi lặp lại là “ý nghĩa” gì đối với Việt Nam và thế giới ngoài ý nghĩa GS Châu đang mang trong người dòng máu Việt?

Nhìn lại nhiều tờ “báo ta” giật những cái tít thật kêu hay đăng lời phát biểu nghe như đại bác nổ long trời, mà nếu người Việt nào có lòng tự trọng đọc lên ắt phải đỏ mặt: “Ngô Bảo Châu là người hùng mới của Việt Nam”, “Thời đại nào cũng có anh hùng. Trong chiến tranh chúng ta đã có những anh hùng hy sinh vì Tổ quốc. Đến thời bình, chúng ta lại có những anh hùng mới như Ngô Bảo Châu. Tôi tin rằng, chỉ cần có ý chí và trí tuệ, người Việt Nam hoàn toàn có thể vươn tới những đỉnh cao”, “Nhiều nước trên thế giới tuy phát triển hơn Việt Nam nhưng cũng chưa đạt được bất kỳ giải “Nobel toán học” nào. Thành công của Châu một lần nữa khẳng định, Toán học Việt Nam đang có chỗ đứng nhất định trên thế giới. Tuy vẫn là một đất nước nhỏ bé, nhưng Toán học của chúng ta đã đứng thứ 50 và sẽ phấn đấu vươn lên tầm cao hơn nữa”. Thật đáng tặng danh hiệu “Thiên hạ đệ nhất vơ vào” cho chủ nhân mấy câu nói trên.

Không hiểu sao các “báo ta” cứ lặp đi đi lặp lại ý: Giải thưởng Fields được ví như Giải thưởng Nobel trong Toán học. Tại sao cứ đem Fields mà gán ghép với Nobel một cách gượng ép để làm gì? Hay là các bác “báo ta” nghĩ rằng phải là Nobel thì mới đáng để vinh danh chăng? Nếu quả đúng vậy thì thiệt là một lối suy nghĩ ngô nghê và háo danh “vô đối” (tiếng lóng giới “giang hồ mạng”: không có đối thủ).

Không ai chối bỏ được tài năng, trí tuệ của GS Châu, nhưng họ “lơ” đi việc anh Châu được đào tạo từ nước ngoài, 25 tuổi tốt nghiệp tiến sĩ tại Ecole Normale Supérieure, chứ không phải từ nền giáo dục què quặt trong nước. Lơ luôn việc GS Châu được mời làm Giáo sư tại Pháp khi mới 32 tuổi, tức trước khi Việt Nam “ăn theo” phong Giáo sư cho anh này đến một năm. Lơ luôn việc đã hơn nửa năm nay (29/5) GS Châu từ Mỹ gửi một bức thư cho Quốc hội Việt Nam kiến nghị ngừng thực hiện dự án Bauxite vẫn chưa nhận được câu trả lời, làm nhà Toán học trẻ tuổi phải thắc mắc: “Tôi không lý giải được vì sao, nhưng tôi vẫn hy vọng đến một ngày nào đó, Quốc hội sẽ có câu trả lời chính thức cho bức thư mà tôi viết”.

Một người bạn tui đọc báo xong đặt câu hỏi: “Có bao giờ họ tự hỏi rằng, tại sao đất nước ta “sản xuất” ra rất nhiều người tài giỏi (đa số là được đào tạo từ các nước tư bản bên ngoài) mà dân ta vẫn nghèo? Tại sao ông Ngô Bảo Châu không tự động tình nguyện về “góp phần xây dựng đất nước” mà phải nhờ đến ông Nguyễn Thiện Nhân thân hành đi sang gặp mặt để rủ rê dụ khị?”.

Lịch sử giải toán học Fields Medal, các quốc gia có nhiều nhà toán học được giải hầu hết là từ Hoa Kỳ hay châu Âu. Hoa Kỳ nhiều nhất với hơn 10 lần đoạt giải. Châu Á chỉ có 3 người Nhật đoạt giải. Những nhà toán học người Nhật đều tốt nghiệp đại học ở quê nhà. Kunihiko Kodaira được giải năm 1954, có bằng tiến sĩ từ Đại học Tokyo. Heisuke Hironaka tốt nghiệp cử nhân Đại học Kyoto, tiến sĩ Đại học Harvard đoạt giải năm 1970. Shigefumi Mori tốt nghiệp Đại học Kyoto đoạt giải năm 1990.

Nhiều thành phần xã hội, nhiều vị giáo sư, giáo viên trong nước khả kính, thân hữu, hàng xóm, người quen… cũng tranh thủ nhảy lên mặt báo “tự hào về Việt Nam”. Họ lôi hết chuyện thời mẫu giáo, chuyện sinh hoạt thường ngày, chuyện thi trượt, chuyện bạn bè, chuyện yêu đương… của “cậu học sinh Châu”, chuyện bố mẹ anh Châu thời họ còn trẻ chưa sinh anh Châu bày ra tênh hênh trước mắt bàn dân thiên hạ.

Thậm chí, có “một số bác không quen” (lời GS Châu) lợi dụng cơ hội cũng nhảy vào truy vấn GS Châu là “lề phải” hay “lề trái. Nói “không quen” là GS Châu diễn giải theo cách hiểu về quan hệ xã hội thông thường của người Việt, nhưng đọc lên, ai ở trong nước cũng hiểu “một số bác không quen” nhảy bổ vào đặt vấn đề một cách trơ trẽn là những kẻ “rất quen” với những ai đã từng phản đối việc khai thác bô-xít Tây Nguyên. Nhẹ nhàng nhưng mạnh mẽ, GS đã thẳng thừng khẳng định: “Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do”. Ở góc nhìn khác, “các bác không quen” đã góp phần vẽ nên chân dung một GS Châu đầy đủ hơn mọi khía cạnh mà “báo ta” đang khai thác với gần 100 bài viết “lột trần” nhân tài từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ phải qua trái, từ trái qua phải, từ ban ngày đến ban đêm, từ quá khứ đến hiện tại và tương lai…

Là một nhà báo ma lanh thì không nên viết lại những điều người khác đã viết nếu ta không thể viết hay hơn, mà phải biết khai thác chủ đề ở một khía cạnh mới, góc nhìn mới giựt gân, câu khách hơn. Với chủ đề “GS Châu” thì cái gì thuộc thể loại giựt gân “báo ta” cũng “phơi phóng” ra hết rồi, muốn hưởng ứng phong trào “ăn ké” tiếng tăm người nổi tiếng đang hồi rầm rộ, tui dự định sẽ làm thêm một cái phóng sự nội dung: “GS Ngô Bảo Châu trong phòng ngủ”, “GS Ngô Bảo Châu trong toa-lét”. Nếu in chung với hơn trăm bài viết đã có của “báo ta” nữa là đủ bộ “GS Ngô Bảo Châu Giựt Gân Toàn Tập”. A ha! Sáng kiến tuyệt vời! Tui phục tui quá hổng biết để tui ở góc kẹt nào mà lạy!

Nguồn: Blog Tạ Phong Tần

1 Phản hồi cho ““Kế hoạch” ăn ké tiếng tăm”

  1. THÂN CHÀO BBT Đàn Chim Việt và Chị/Anh Webmaster !

    Chúc tòan thể Chị/Anh Đàn Chim Việt cùng tòan đại gia quyến khỏe mạnh , hạnh phúc và chân cứng đá ềm phục vụ bà con TRONG và NGÒAI Nước Việt

    Thân quý

    Nguyễn Hữu Viện

Phản hồi