WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bà Clinton đã thất bại ra sao tại Bắc Kinh?

“Trung Quốc làm nhục bà Clinton”. Một bài bình luận về chuyến đi Bắc Kinh của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã chạy tít như vậy.

VOV tóm tắt: “Hầu hết báo chí phương Tây khẳng định chuyến thăm của bà ngoại trưởng Mỹ đã thất bại trên các vấn đề cơ bản như tranh chấp biển Đông và xung đột Syria…”.

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo bắt tay Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại Bắc Kinh ngày 5-9-2012 - Ảnh: Reuters

Hoạt động ngoại giao vẫn thường được xem như là một loại hình hoạt động rất trang nhã theo đúng nguyên tắc lễ tân, từ y phục, đi đứng, yến tiệc, nói năng… đều “bóng loáng”, mục đích là để tranh thủ thiên hạ về phía mình. Các chuyến viếng thăm và làm việc cũng thế. Thế nhưng không phải lúc nào mọi hoạt động ngoại giao cũng đều “ngoại giao” như thế cả. Nếu có những chuyến công du hữu hảo thì cũng có những chuyến đi sứ đầy thử thách, bởi lẽ đâu phải lúc nào quan hệ hai nước cũng êm đềm.

Như những đàm phán “cho có” của đại sứ Nhật Bản Kichisaburo Nomura tại Washington tháng 11, 12 năm 1941 trước khi quân Nhật rình rình làm một trận Trân Châu Cảng suýt nữa nhấn chìm hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Ngay cả trong lịch sử Việt Nam cũng có những chuyện đi sứ và bị thảm sát như chuyện sứ thần Giang Văn Minh là quan nhà Lê trung hưng.

Phụng mệnh đi sứ, khi chủ nhà ra vế đối “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục”"(ý nhắc Cột đồng (trồng từ thời Mã Viện) đến nay rêu đã xanh), sứ thần Giang Văn Minh đã hiên ngang đối lại: “Đằng Giang tự cổ huyết do hồng”, ý nhắc sông Bạch Đằng từ xưa máu còn đỏ. Chủ nhà giận quá, hành hình ông năm 1638, ông thọ 65 tuổi, được mệnh danh là vị sứ thần “Bất nhục quân mệnh” (Không để nhục mệnh vua) (2).

Bó tay trước Bộ trưởng Trung Quốc!

Ngày nay, trảm sứ không bằng đao kiếm mà bằng truyền thông. Trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cuối ngày 5-9

(3), trả lời câu hỏi của Bloomberg News về vấn đề biển Đông, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã khẳng định: “Trung Quốc có chủ quyền trên các hòn đảo ở Nam Hải cùng các vùng biển lân cận. Có đầy bằng chứng lịch sử và pháp lý cho việc này”.

Đến đây, bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc ấn định các điều kiện cho những đàm phán tương lai: ”

Về vấn đề tranh chấp chủ quyền một số hòn đảo và dải đá ngầm ở Nam Hải cùng vấn đề chủ quyền, lợi ích cùng các yêu sách chồng lấn, tất cả cần được bàn bạc bởi những nước trực tiếp liên quan trên cơ sở sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế, xử lý và giải quyết qua đàm phán trực tiếp và tham vấn hữu nghị. Điều tôi vừa mới nhấn mạnh (tức đàm phán trực tiếp) không chỉ là quan điểm của Trung Quốc, mà là một nguyên tắc quan trọng và cũng là tinh thần của DOC. Các bên ký kết DOC đã đồng thuận điều đó và đã cam kết…”.”Luật chơi” trên biển Đông của Việt Nam mà ông Trì quả quyết của Trung Quốc là như thế, ngoại trưởng Mỹ chỉ có thể đứng lặng nghe mà không thể phản bác gì vì cuộc họp báo này đâu phải là diễn đàn tranh luận đúng sai. Bà Clinton đã chỉ có thể giả lả tán thành: ”

Tôi hoan nghênh các phát biểu của ông bộ trưởng về sự cam kết gắn bó của Trung Quốc với một bộ quy ước ứng xử từng được đề cập trước trong bản Tuyên bố ứng xử đã được Trung Quốc và các nước ASEAN thỏa thuận cách đây 10 năm…”.

Phục hận năm xưa

Cuộc họp báo ngày 5-9 đó chính là cái bẫy sập mà bà Clinton bị rơi vào. Âu cũng là chuyện ân đền oán trả vì cách đây hai năm, hôm 22-7-2010, trong một cuộc họp báo của phái đoàn Mỹ tại Hà Nội, bà Clinton đã bất ngờ tuyên bố: “Giải quyết các tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình là mối quan tâm quốc gia của nước Mỹ” và “yêu cầu Trung Quốc giải quyết vấn đề biển Đông mà không kèm theo dọa nạt”.

Báo chí Trung Quốc gọi đó là một sự “tấn công vào Trung Quốc” ngay khi Bộ trưởng Dương Khiết Trì đang có mặt tại diễn đàn ASEAN, trích lời một nhà báo của tờ Forbes gọi đó là “một cuộc mai phục ông Dương Khiết Trì” (4).

Đòn thù giáng trả bà Clinton không chỉ qua cuộc họp báo “trói tay, khóa miệng” mà còn qua việc Chính phủ Trung Quốc, chỉ hai giờ trước khi bà Clinton rời Bắc Kinh, loan báo tin truy tố Vương Lập Quân, nguyên giám đốc Công an Trùng Khánh, từng tìm cách xin tị nạn trong Lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô vào tháng 2 vừa qua (5).

Một loan báo như thế, chỉ hai tuần sau vụ xử tử hình bà Cốc Khai Lai, vợ ông Bạc Hi Lai, không khác gì “chỉ trỏ” vào vai trò của Lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô trong vụ này khi giữa bà Cốc Khai Lai và ông Vương Lập Quân đã có không ít dính líu! Một thông tin vụ án hình sự ám chỉ đến sự can dự của Lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô, quả là một tống tiễn ngoại giao vô tiền khoáng hậu!

Nợ vay khó trả

Tại sao ngoại trưởng Mỹ lại lặng im trước lời khẳng định chủ quyền của bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc cùng những áp đặt các bên trực tiếp liên quan đàm phán? Muốn hay không muốn, Mỹ cũng đang nợ Trung Quốc trên ngàn tỉ USD trái phiếu, và rằng cứ mỗi khi đáo hạn một gói trái phiếu trị giá vài trăm tỉ USD thì Mỹ phải lo sốt vó mong hoãn nợ. Cần nhớ rằng trước khi ngoại trưởng Mỹ đến Bắc Kinh, một phái đoàn liên bộ ngoại giao – thương mại cấp thứ trưởng đã dọn đường.

Tính đến ngày 4-9, tổng nợ của nước Mỹ đã lên đến 16.000 tỉ USD. Trong số các chủ nợ nước ngoài, dẫn đầu là Trung Quốc với 1.200 tỉ USD. Nợ đến nỗi dân biểu Michele Bachmann thuộc Đảng Cộng hòa trong chiến dịch tranh đề cử làm ứng viên tổng thống, khi nói về món nợ Trung Quốc của Mỹ đã đùa rằng: “Ông Hồ Cẩm Đào là cha của quý vị!”.

Tổng thống Barack Obama, trong chiến dịch tranh cử năm 2008, từng chỉ trích tổng thống Bush đã nhận “thẻ tín dụng của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, nhân danh con cái người Mỹ, khiến số công nợ quốc gia trong suốt 42 đời tổng thống trước chỉ là 5.000 tỉ USD vọt lên đến 9.000 tỉ và nay ta đang è cổ ra trả”. Nay ông Romney (ứng cử viên Đảng Cộng hòa) tố ông Obama đã để lại nợ nần cho người Mỹ còn tệ hơn khi mới nhậm chức. Ở đại hội Đảng Cộng hòa mới đây, theo Fox News, ông Romney hỏi: “Liệu người Mỹ chúng ta đang định vay Trung Quốc thêm ngàn tỉ USD nữa hay sao?”.

Quan hệ Mỹ – Philippines có xuống cấp?

Không khó hiểu tại sao trong tuần lễ trước chuyến đi của bà Clinton, trong không ít hơn ba cuộc họp báo liên tiếp ở Bộ Ngoại giao Mỹ, các nhà báo đã nêu mỗi một câu hỏi về sự xuống cấp quan hệ giữa Philippines với Mỹ: “Về Philippines, một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ, Philippine Airlines hôm qua vừa ký hợp đồng 7 tỉ USD mua máy bay Airbus, mà Boeing mong muốn. Qua việc đi với Airbus, có phải Philippines đang chặt bớt hay dìm xuống nước quan hệ với Mỹ?” (6).

Bà Nuland, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, chỉ biết trả lời: “Chúng tôi vẫn luôn hậu thuẫn cho các công ty Mỹ, đặc biệt khi đó là một hợp đồng lớn như vậy. Trong lịch trình nói chuyện kinh tế cấp nhà nước của ngoại trưởng, những việc như vậy luôn được nêu lên, song các nước khác cũng có chủ quyền quyết định của họ, dựa trên những chuẩn mực do họ tự thiết lập”.

Phía Philippines đã gây chưng hửng khi hạ bút ký hợp đồng 7 tỉ USD mua cả trăm chiếc Airbus thay vì mua Boeing của Mỹ, “cho dù Washington có hậu thuẫn Manila trong một tranh chấp ngoại giao với Trung Quốc”, báo chí thế giới cùng trích lại tin này (7). Ba ngày sau, có tin Trung Quốc ký hợp đồng 4 tỉ USD mua 50 chiếc Airbus nhân chuyến thăm Bắc Kinh của nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel. So sánh hai hợp đồng mua máy bay Airbus này càng cho thấy ý nghĩa chính trị – chiến lược trong quyết định của Philippines, buộc Reuters phải bình luận: “Các hậu thuẫn ngoại giao đã không giúp gì được cho Boeing”!

Chẳng qua người Phi, vốn là một đất nước trên biển, sống chết cũng trên biển, từ một năm qua đang trông đợi Mỹ tiếp tế vũ khí, nhất là tàu chiến. Những xoay trở bất lực trong vòng vây quân thù của chiếc tuần dương hạm BRP Gregorio del Pilar đầu tháng 4 năm nay ở bãi cạn Scarborough, sau đó hải quân Philippines buộc phải rút chiếc này về cảng Manila càng khiến người Phi thấm thía nỗi buồn nhược tiểu: khi hệ thống vũ khí tự động Phalanx CIWS và 2 Mk.38 M242 Bushmaster cùng radar tầm không, tạm gọi là hiện đại trên chiếc tàu này, bị tháo gỡ đi, chỉ để lại mỗi một khẩu pháo Oto Melara 76 li ở mũi, thì chiếc tàu tuần dương “quá đát” này chỉ còn là một đống “đồng nát” cho đối phương ngắm bắn.

Phía Philippines đã khẩn khoản yêu cầu Mỹ đừng tháo gỡ tương tự trên chiếc tuần dương thứ nhì song Mỹ vẫn cứ gỡ đi, và chiếc BRP Ramon Alcaraz cũng đành “không vũ khí” như chiếc BRP Gregorio del Pilar. Bực dọc, Philippines gõ cửa chỗ khác tự mua cũng chính các khẩu phòng không hai nòng tác xạ tự động Mk.38 để cho tàu của mình đừng trở thành “bia bắn” và quay qua Nhật đề nghị mua 12 tàu tuần duyên!

Trong diễn văn “tình hình đất nước” hôm 23-7, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã hứa: “Chúng ta sẽ không phái “tàu giấy” ra biển nữa đâu!”.

Danh Đức – Báo Tuổi Trẻ

(1) http://finance.townhall.com/columnists/nightwatch/2012/09/07/china_dissed_clinton_and_gets_away_with_it/page/full/(2) http://vi.wikipedia.org/wiki/Giang_V%C4%83n_Minh
(3) Remarks With Chinese Foreign Minister Yang Jiechi, Great Hall of the People, Beijing, China, September 5, 2012
(4) http://www.chinadaily.com.cn/opinion/2010-07/30/content_11073787.htm
(5) http://news.antiwar.com/2012/09/06/clinton-met-with-friction-from-antagonized-china/
(6) Spokesperson Daily Press Briefing, August 28, 2012
(7) http://rp1.abs-cbnnews.com/business/08/28/12/pal-says-signs-deal-54-jets-airbus

Tags:

10 Phản hồi cho “Bà Clinton đã thất bại ra sao tại Bắc Kinh?”

  1. phihoa says:

    QUÍ VỊ ĐANG Ở MÔT ĐÂT NƯƠC TƯ DO GIAÙ MẠNH NHÂT THẾ GIỚI CÒN VIÊT NAM LÀ MÔT NƯỚC NHỎ CÒN NGHÈO THEO QUÍ VỊ ĐẢNG CỘNG SẢN VN ĐƠC ÁC MÀ TẠI SAO QUÍ VỊ LẠI SƠ ĐCSVN TUYÊN TRUYÊN LÔI KÉO CỘNG ĐỒNG QUÍ VỊ KHÔNG LẺ QUÍ VỊ SỢ CỘNG ĐỒNG QUÍ VỊ BỎ MÔT ĐÂT NƯỚC TỰ DO GIÀU SANG MA THEO CHÊ ĐỘ CÔNG SẢN THIÊT NGHỈ QÚI VỊ HẢY TƯ NHÌN LẠI MÌNH ĐI QUÍ VỊ NÓI IÊU NƯƠC MÀ QUÍ VỊ LAỊ MUỐN GÂY CHIẾN TRANH MUÔN ĐÂT NƯỚC MÌNH CHIA NĂM SẺ BẢY QUÍ VỊ MỚI VƯA LONG SAO

  2. Minh Đức says:

    Trong bài viết này, tác giả nói rằng Bắc Kinh không nghe lời Mỹ mà nhất định giải quyết vấn đề biển Đông theo ý Trung Quốc. Nếu theo ý Trung Quốc thì đàm phán song phương để có thể dùng ưu thế kinh tế, quân sự mà áp đảo nước nhỏ hơn. Còn giải quyết theo lối Mỹ đề nghị thì Trung Quốc phải bàn bạc với các nước và không được dùng vũ lực dọa nạt. Việc Trung Quốc không giải quyết theo cách Mỹ đề nghị thì bất lợi hơn cho Việt Nam. Đáng lẽ sự thất bại của Mỹ là điều báo chí tại Việt Nam phải lên tiếng lo ngại chứ không phải là đề cao thắng lợi của Trung Quốc và mỉa mai Mỹ. Người viết bài này dường như chỉ quan tâm đến sự thắng lợi của phe XHCN, phô trương sự yếu kém của Mỹ mà không nghĩ đến quyền lợi đất nước. Khi Mỹ không đủ uy tín để ngăn cản sự ngang ngược của Trung Quốc tại biển Đông thì chỉ có hại cho Việt Nam mà thôi. Người viết bài không quan tâm đến việc Việt Nam bị Trung Quốc lấn áp mà chỉ chú trọng đến việc khoe sức mạnh của Trung Quốc. Bài viết này làm nghĩ đến bài hát “Anh là ai” của Việt Khang. Anh là ai mà khi thấy Trung Quốc hung hăng, ngang ngược anh lại lấy làm hãnh diện xem như đó là tin tốt?

  3. Minh Đức says:

    Truy tố Vương Lập Quân để trả thù Mỹ? Lập luận gì quái gở thế này! Vương Lập Quân chạy vào lãnh sự quán Mỹ những Mỹ không cho Vương Lập Quân tị nạn chính trị và đuổi ra. Nay nếu nhà nước Trung Quốc truy tố Vương Lập Quân thì dính dáng gì đến Mỹ. Báo Tuổi Trẻ nâng bi Trung Quốc tận tình quá!

  4. LeQuocTrinh says:

    Có thật bà Clinton bị thất bại ở Bắc Kinh ?

    Cách đây hơn một tuần tôi có viết một phản hồi dự đoán rằng TQ sẽ thừa cơ hội HK bị bận rộn bầu cử “đua nước rút” mà làm mưa làm gió tại Biển Đông và vùng tiếp cận với Nhật.

    Dự đóan không sai, vì lẽ TQ như con chó bị dồn vào chân tường, lẽ sinh tồn của TQ hiện giờ chỉ còn nằm trong vùng biển Thái Bình Dương Châu Á. Chờ đến khi HK lo xong chuyện nội bộ, Obama được tái đắc cử, thì TQ sẽ không còn đường sống. Bà Clinton công du Bắc Kinh cũng chỉ để vuốt ve xoa dịu nỗi hậm hực của TQ, để mua thời gian mong sao TQ chịu khó ngồi yên đừng quậy phá mấy cái ao làng và để các nước láng giềng được bình an. Dĩ nhiên TQ đời nào chịu kiên nhẫn như thế.

    Thật ra bà Clinton không có gì để mất, nếu thế cờ Trung Đông không đột ngột thay đổi bất chợt qua màn biểu tình Hồi Giáo tấn công các toà đại sứ Mỹ. Thế cờ khó khăn của Mỹ hiện nay là thu xếp ổn thoả chuyện “cuốn phim phỉ báng đạo Hồi”. Có quá nhiều bí ẩn xung quanh cuốn phim: Ai là người khởi xướng ? Ai là kẻ đứng ra chi tiền hỗ trợ tài chính ? Mục tiêu lấp ló của cuốn phim nhắm vào ai ? Đây là bài toán nhức đầu vì ông Obama là người luôn đề cao tinh thần tự do dân chủ ở Mỹ. Tại sao cuộn phim đã phải bị hoàn thành trong vòng bí mật, mọi diễn viên tham gia đều bị lừa gạt cho đến khi đem ra chiếu mới hay ? Màn tấn công toà đại sứ Mỹ diễn ra đúng ngày 11/09 để tưởng niệm nhóm khủng bố Al-Qaeda chăng ? Để trả thù cho cái chết của vị thủ lãnh Osama Bin Laden?

    Toàn thể dân chúng Mỹ và ngay cả Đảng Cộng Hoà giờ phút này nên tỉnh táo nhận định tình thế cho thật chính xác để truy tìm cho ra thế lực quốc tế nào đứng sau lưng hoạch định chiến lược, lợi dụng dân chủ tự do của Mỹ, để gây phân hoá nội bộ Mỹ, gây căm phẫn với cộng đồng Hồi giáo ? Bà Clinton ở cương vị ngoại trưởng không có chức năng giải quyết sự kiện trọng đại này, đó là trách nhiệm của ông Obama với toàn dân Mỹ.

    Trở lại tình hình VN, tôi có linh tính rằng hai tháng tới sẽ là dầu sôi lửa bỏng cho phong trào tranh đấu tự do dân chủ, cho các bloggers nổi tiếng “cứng đầu” như BoXitVN, AnhBaSAm, PhạmVietDao, HuynhNgocChenh, NguyenTrongTao, vv…Đối tượng của bọn bành trướng bá quyền TQ chính là những bloggers này, vì tập đoàn lãnh đạo ĐCS VN thì đã nhũn như con chi chi rồi. Tôi không bao giờ tin rằng lãnh đạo ĐCS và Nhà Nước VN có gan chống cự lại mệnh lệnh thiên triều “16 chữ vàng và 4 điều tốt”. Lịch sử cận đại qua 67 năm khói lửa đã chứng minh rằng họ luôn là tay sai, là chính phủ bù nhìn của TQ, không hơn không kém. Tất cả tin tức về thương vụ mua sắm vũ khí tối tân của Nga (tàu ngầm Kilo, hoả tiễn Ấn Độ, phi cơ phản lực Nga) cũng chỉ là chiêu thức tung hoả mù để lừa dối những người nhe dạ còn cả tin vào CS.

    Le Quoc Trinh, Canada

    • kbc3505 says:

      Về cuốn phim phỉ báng hồi giáo. Chiêu này tôi đang nghi anh Do Thái mặc dù vẫn chưa có bằng chứng vì Hoa Kỳ (Obama) không có lòng giúp ngăn cản chương trình hạt nhân của Iran, nó cũng giống như trường hợp anh Clinton bị gài với em Monica Lewinsky vì đã không chịu thả gián điệp Do Thái ở Nasa.

      kbc3505

      • LeQuocTrinh says:

        Tôi cũng thầm nghĩ như thế,

        Nhớ lại ngày trọng đại cả ngàn ngừời Việt hải ngoại hướng về Toà Nhà Trắng để gặp ông Obama nói về Thỉnh Nguyện Thư (hồi Tháng Ba), thì buổi họp lịch sử này đã bị huỷ chỉ vì sự hiện diện của ông thủ tướng Do Thái.

        Xem chừng Do Thái muốn “chọc gậy bánh xe” chăng ? Tình hình gay cấn đây!

  5. DâM Tiên says:

    Ối a, đọc lại, mới thấy bài này do một anh văn công cộng phỉ
    an nam ta viết ra,

    thì có gì mà làm ùm cà khêu lên .

    Trung Cóc bướng ghê ru ? Nếu thằng Mỹ nó ục cho
    gẫy xương quai hàm tại Cao Ly, thì hết ti toe. Nếu trong
    chiến tranh VN, Mỹ nó cứ kiếm cớ xông ra Bắc Kỳ, rồi sang
    Lưỡng Quảng, thì cũng chịu thôi. Hiềm vì
    Mỹ nó cần chú Chệt ngồi im, cho nó uýnh chú Nga, nên
    chú Chệt thoát nạn.

    Nay, dù sao cũng phải giữ chút thể diện, nên Tàu Chệt còn
    bướng bỉnh lạm kịch với chú Sam, mà tên văn công cộng phỉ
    an nam báo Tuổi Chẻ lấy làm khoái chí lắm?

  6. quandannambo says:

    tôi ở Việt Nam
    từ năm 1975 đến nay
    hàng ngày
    tôì đọc tuổi trẻ trên báo giấy
    gả danh đức này
    là chuyên gia bưng bô
    cho
    việt cộng và tàu cộng

  7. Nguyen qua Xa says:

    NĂNG ĐI THÌ ƯỚT CỎ ĐƯỜNG – HỄ HAY QUA LẠI COI THƯỜNG NHAU RA. Chuyện ngoại giao là chuyện cần thiết vì chẳng những là nhịp cầu thông cảm mà còn là liên hệ đường lối chính sách. Tuy nhiên bà ngoại trưởng của nước Mỹ ngoài thông lệ còn bao hàm chuyện khác của năm 2016 (?). Có lẽ nghề ngoại giao nặng tiếp xúc nhưng không rõ có nặng về di chuyển hay không, điều khác nữa là có cần phải ngao du cho đủ 200 nước thì thực ngu hạ không hiểu tí tị tì ti nào cả. Chuyện mấy anh Chệt dù có nhạo báng trong sự hành xử ngoại giao, cũng như nợ nần để qua một bên, nhưng đáng ĐẮN ĐO CHO CHUẨN MỰC (không thể thẳng như mực tàu) thì cám cảnh chống đối từ trung đông tới một vài nước khác ngoài trung đông thể hiện sự xuống dốc của ngoại giao không riêng một nước nào. Chưa thấy ghi trong lịch sử ngoại giao ở bất cứ thời kỳ nào, chống đối OK nhưng không có quyền ào ào rồi lợi dụng đập phá như tuần lễ vừa qua, dù đã qui trách cho video phỉ báng đạo Hồi, nhưng ngoại giao là ngoại giao, chống đối là chống đối. Qui trách xong thế là xong (ô hô), chống đối chắc cũng sẽ êm dịu. Tuy nhiên hậu qủa chưa biết tới khi nào vì ngoại giao không còn là lá chắn của mâu thuẫn v.. Chờ và vẫn hy vọng.

  8. DâM Tiên says:

    Ngoại trưởng Clinton thất bại tại Trung Cọọng?

    Có lẽ kết luận vội vàng theo lối ” phi chính trị” đây nhé.

    Ấy a, chính vì Trung Cọo ng tỏ ra ta đây, bướng bỉnh,
    thì mới tạo ra cái lý lẽ ..cho Mỹ sau này chứ sao?

Phản hồi