Hội nghị Trung Ương 6 tại Hà Nội: Việt Nam quo vadis?
Việt Nam quo vadis? Đây là bức tranh xã hội bi thảm về một sự thay đổi nào đó của Việt Nam (VN) từ quan sát của tôi trong thời gian qua:
1- Giới quyền lực chóp bu: Đấu đá nhau tranh giành quyền lực, nhưng tay nào cũng có con tin để áp lực lên đối thủ chính trị, vì tay nào cũng có bàn tay ít nhiều nhúng chàm, không bản thân thì người thân trong gia đình, họ hàng. Phương án cuối cùng sẽ là thoả hiệp cứu đảng. Một tay nào đó nếu bị buộc rời ghế cũng sẽ hạ cánh bình an, vì sẽ được bảo đảm an toàn trong cuộc mặc cả. Đừng đặt hy vọng nào từ biến động về nhân sự (nếu có) của Hội nghị trung ương 6 (đang diễn ra từ ngày 1 đến 15/10 tại Hà Nội) sẽ mang lại điều gì tích cực gì đó cho tiến trình Dân chủ của VN. Gần 200 uỷ viên trung uơng, tập hợp quan trọng nhất tạo ra toàn bộ bộ máy cai trị, vẫn sẽ mãi giữ vững chắc nguyên tắc tuyệt đối: Còn đảng còn mình.
2- Tầng lớp đại gia, doanh nhân giàu có: Nếu chế độ là thùng phân thì chúng là bầy giòi, sống cộng sinh trên chế độ. Giới này bám giữ chế độ đến cùng. Đừng nói với chúng về các giá trị dân chủ nhân quyền, mặc dù chúng biết rõ hơn ai hết, khi chúng chứng kiến và huởng thụ các giá trị cao đẹp này tại các nước dân chủ, văn minh trong những chuyến đi du lịch, hay công cán, tiêu xài xa hoa, ăn chơi thoải mái. Chế độ hiện nay là lý tưởng với giới giàu có này, chúng kiếm tiền bất chính quá dễ dãi, vì có thể mua được tất cả bằng tiền, hoặc bằng rất nhiều tiền, bao gồm cả lương tâm và công lý.
3- Giới trung lưu, động lực của xã hội: Trong giới này hầu hết là dân có học thức, nhưng đa phần cơ hội, giỏi luồn lách, chấp nhận “sống chung với lũ”. Kinh tế đất nước có khó khăn bao nhiêu họ vẫn tìm ra cách thích ứng làm cho cuộc sống không bị thiếu thốn. Một số vô cùng ít ỏi có tinh thần phản kháng, thì hoặc bị bắt vào tù, hết cơ hội tranh đấu, số còn tự do còn lại thì thiếu nhất quán về quan điểm, thậm chí viết bài nói về đảng chẳng ra gì nhưng không đủ can đảm ra khỏi đảng, vẫn chưa vượt qua nỗi sợ mất miếng ăn và nguy cơ phải đối diện với vòng lao lý khốn khổ. Dường như tinh thần phản kháng của họ được chú tâm vào tăm tiếng cá nhân, đặc biệt trên các phương tiện truyền thông mạng, hơn là có đầu óc viễn kiến, thầm lặng, khôn ngoan tập hợp, nối kết quần chúng, thậm chí khi tên tuổi nổi thì bắt đầu hãnh tiến, ngộ nhận về bản thân, thích ồn ào, show off và sẵn sàng dìm hàng nguời khác, kể cả dồng đội đã từng sát cánh chia sẻ yêu thương, vui buồn khi bị đàn áp.
4- Giới lao động nghèo: Tính chịu đựng gian khổ và cam phận nô lệ trở thành bản chất. Nhìn thấy bất công và miếng ăn bị trấn lột nhưng đứng lên tranh đấu mang tính bột phát, võ biền, bùng lên nhanh nhưng xẹp cũng nhanh như một quả bóng bị chọc thủng đôi khi chỉ vì một sự ve vuốt hay đe doạ, dao động về phương pháp tranh đấu trước bạo quyền, thiếu tổ chức và hiểu biết rất mơ hồ về nguyên do cốt lõi. Ví dụ, vỡ đập thuỷ điện, màn trời chiếu đất đấy, nhưng có vị lãnh đạo nào tặng một thùng mì ăn liền rẻ tiền thì rưng rưng nước mắt cám ơn đảng và nhà nước. Kêu trời, phản đối bất công, nhưng chống chế độ thì không.
5- Người Việt ớ nước ngoài: Lực lượng này chỉ mang tính hỗ trợ, không bao giờ có tính quyết định đối với những thay đổi chính trị trong nước. Trong lực lượng này, số người trăn trở về cuộc sống phi dân chủ và tự do bị chà đạp của dân chúng trong nước và ưu tư về tiền đồ của đất nước, đa phần thuộc thế hệ lớn tuổi, ít nhiều đã hứng chịu hậu quả xấu của chế độ cộng sản. Lớp này, cũng không chiếm đa số, thường góp phần cho tiến trình dân chủ bằng tham gia các hoạt động báo chí, truyền thông, lobby/vận động dư luận quốc tế, các hoạt động xã hội khác, làm từ thiện, v.v… có động cơ chủ yếu xuất phát từ luơng tâm, các hoạt động tranh đấu của họ không có lợi ích máu thịt với cuộc sống hiện tại trên đất người, nên dễ chán nản, bỏ cuộc. Những người này đã gắn bó với đất nước cư trú bằng công việc, tài sản, các chế độ an sinh xã hội, hưu trí cho tuổi già, con cái đã trưởng thành thường không còn mang quốc tịch VN, ít ai có nhu cầu về VN sống phần còn lại của cuộc đời.
Một số tổ chức chính trị hay đảng phái có tham vọng trong tương lai sẽ về tranh đua chấp chính khi VN có chính sách đa đảng, không đủ tài lực và uy tín tập hợp quần chúng trong bối cảnh nhà nước công an trị tung mật vụ, an ninh bắt bớ, ngăn chặn khắp nơi, còn xã hội thì nằm trong nội dung của bốn điểm đã nêu phía trên. Tham vọng này mong manh như mây khói.
Đa phần của khoảng 4,5 triệu người Việt sống ở nước ngoài, nhất là giới trẻ (cũng giống như trong nước) bàng quan với chính trị và thời cuộc của đất nước, chú tâm làm ăn, kiếm tiền, dành dụm gửi giúp gia đình và về nước vui chơi, khoe mẽ, đắc chí, kiêu hãnh trong vai “áo gấm về làng”.
Đấy là chưa kể tới đội ngũ đông đảo “kiều bào yêu nước” vẫn khoái chí vênh vao với những cái danh hão (như Uỷ viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hội hữu Nghị Việt Nam và nước nào đó, v.v…) hoặc hám chút bã mía sẵn sàng hít đít voi, hay đánh bóng giày bằng luỡi cho các ông chủ Ba Đình.
Tiền tươi thóc thật, tức là đôla tiền mặt, nhiều nhất từ Mỹ, vẫn ào ào đổ về nước với con số khổng lồ, hỗ trợ rất lớn cho sự tồn tại của chế độ (kiều hối gửi về nước tăng trung bình 10-15%/năm, năm 2011 đạt trên 9 tỷ USD, đưa VN nằm trong 10 quốc gia nhận kiều hồi nhiều nhất trên thế giới; 6 tháng đầu năm nay đạt khoảng 6,4 tỷ USD, theo Vietnamnet ngày 27/9).
Lời kết
Tóm lại, kể từ sau khủng hoảng Vinashin, Vnalines và các bê bối mới đây trong hệ thống tài chính – ngân hàng, từ hai thập niên nay, chưa bao giờ báo chí, các chuyên gia kinh tế và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm của nước ngoài đưa ra những nhận định bi thảm về kinh tế VN như từ vài tháng nay. VN đang bị xem như một điển hình xấu trong các nền kinh tế mới nổi. Tình hình sẽ còn trượt dốc thê thảm hơn, một cuộc khủng hoảng về ngân hàng dường như không còn là cường điệu, “từ hổ thành mèo”, theo Newsweek ngày 1/10. Nhưng hy vọng từ kinh tế suy giảm mạnh sẽ tạo ra động lực phản kháng mạnh của xã hội là điều rất đáng ngờ.
Các quan chức chóp bu đang đấu đá dữ dội sau hội trường, các đối thủ đang nỗ lực và hoảng loạn săn lùng các con tin để nắn gân, dí súng vào mạng sườn nhau.
Mặc dù như thế, tôi vẫn cho rằng, ĐCSVN vẫn còn tiếp tục cai trị dài dài. Một sự thay đổi nào đó cho lộ trình dân chủ là hết sức mịt mù, nếu không nói là ảo tưởng, vì rút ra từ tổng hợp các phân tích trên đây, dù phũ phàng, cay đắng, đáng buồn, nhưng là thực tế.
© 2012 Lê Diễn Đức – RFA Blog
AI AI CŨNG YÊU NƯỚC.
Đã là người VN, thì dù khoẻ hay yếu, dù khôn hay dại, dù tỉnh hay điên và ngay cả khác biệt về chính kiến, suy cho cùng cũng là hậu duệ của cha Rồng mẹ Tiên. Mẫu số chung là ai cũng có lòng yêu nước. Vấn đề ở chỗ:
- Có người yêu nước 1, nhưng yêu chính bản thân mình 100.
- Có những người yêu nước 1 nhưng lại bài bác lòng yêu nước của những người yêu nước 100 mà chỉ yêu chính bản thân mình có 1.
- Có nhiều cách, nhiều biểu hiện yêu nước khác nhau, phù hợp với hoàn cảnh nhận thức của từng người. Nhưng có những người không cho người khác yêu nước thậm chí tiêu diệt người khác chỉ vì biểu hiện yêu nước của người ta khác mình.
- Có nhiều người yêu nước nhưng không hiểu khái niệm Đất Nước ( quốc gia) là gì, tại sao thế giới loài người lại xuất hiện khái niệm đất nước . Tương lai, ở mức độ toàn cầu, vấn đề đất nước sẽ diễn tiến như thế nào, đi về đâu. Tóm lại là có lòng yêu nước mơ hồ, yêu nước theo bản năng. Yêu nước không có trí tuệ. Yêu nước bằng trái tim nóng và cái đầu rỗng tuyếch.
Cuối cùng, Những người Cộng sản cực đoan và những người chống Cộng cực đoan là những người yêu nước 1 và yêu chính bản thân mình 1000
GIUN ĐẤT
Lê Diễn Đức, một người chống cộng chết bỏ cũng chua chát thở ra rằng: còn lâu nhà nước VN mới bị rụng cọng lông chân, coi chừng bị chụp nón cối nhen ông!
Lê Diễn Đức có tầm nhìn rất thực tế, cảm phục. Phải đặt mình vào địa vị của người dân VN đang đau khổ triền miên ở trong Nước các bác Lý Thuyết Gia ơi !!! Không dễ gì lật đổ cs sớm được đâu. Đừng ảo tưởng nữa! Phải đổi chiến thuật đấu tranh thôi. Phải đổ máu thôi. Phải dùng gậy ông… thôi. Phải du kich chiến. phải bẻ gãy từng tên cs thôi. Phải giết từng tên… một. Phải tạo sự mất ăn mất ngủ, cho chúng thấy chúng không còn an ninh nữa. Phải hành động như Tunisia, Libya, Syria…thôi. Điều quan trọng là activists phải có money, phải có vũ để ám sát từng tên, phải cố tìm cho ra người thực hiện có năng khiếu và kinh nghiệm quân sự. Xin sơ lược một vài ngu ý để chư vị còn mờ mờ ảo ảo tham khảo. See you again!!!
Xâu chuỗi những sự kiện liên quan đến cờ vàng ta có thể thấy rằng băng đảng cờ vàng muốn dùng lá cờ này chỉ là để đánh dấu cái “lằn ranh quốc cộng” từ đó gây áp lực cho những ai không chịu đứng về phía cờ vàng. Sau khi ký hiệp định Paris, chính quyền SG đã ra lệnh cho các tỉnh trưởng, tiểu khu trưởng bắt tất cả nhà cửa vùng nông thôn đều phải sơn lá cờ vàng, sơn cả lên mái nhà để đánh dấu vùng lãnh thổ họ kiểm soát dù là chỉ kiểm soát được ban ngày, dù rằng dưới những mái nhà kia toàn Việt Cộng. Việc đánh dấu lãnh thổ bằng lá cờ vàng ngày xưa không có gì đáng nói vì khi ấy họ còn chính quyền và nhất là ít ra cũng cùng có “lãnh thổ” để mà đánh dấu. Tuy nhiên khi nó được thực hiện ở xứ BU xa xôi này nó mới trở nên lố bịch nhố nhăng chưa từng thấy. Ngày nay, dù cờ vàng họ ra sức cắm đầy trên đường phố nhưng “lãnh thổ” vẫn là của BU. Chẳng thấy lá cờ đỏ nào nhưng “Việt gian” cứ sinh sôi nảy nở ngày một nhiều, cộng sản thì nghênh ngang treo cờ đỏ trên truyền hình cho cả triệu người chiêm ngưỡng.
Dân cờ vàng học ở bản năng các loài thú hoang dã cái kiểu đánh dấu lãnh thổ bằng … nước đái. Các con thú này đái vào các gốc cây, đái càng nhiều càng tốt tạo ra vùng lãnh thổ bất khả xâm phạm để các đối thủ khác nhận biết mùi mà không được mò vào. Bước qua lằn ranh nước đái là lập tức có đối đầu và trừng phạt. Nếu so sánh việc đánh dấu lãnh thổ của cờ vàng và loài thú hoang ta thấy không hề khác nhau tí nào. Cái “lằn ranh nước đái” và “lằn ranh quốc cộng” cùng một mục đích. Khác chăng là nước đái loài thú có hiệu quả rất rõ trong việc ngăn chận kẻ thù xâm nhập lãnh thổ còn cờ vàng thì không. Hơn nữa cái lằn ranh “lãnh thổ” của loài thú có ranh giới rất rõ ràng cụ thể không hề mở hồ như cái “lằn ranh quốc cộng” của cờ vàng.
Dân chống cộng cờ vàng không hiểu nối rằng giá trị lá cờ nó nằm ở ý nghĩa biểu tượng được thế giới chấp nhận chứ không phải nằm ở chỗ nó được phất ngoài đường nhiều hay ít. Không phải cứ ra sức cắm cờ vàng, phất cho nhiều là đánh dấu được cái lằn ranh “lãnh thổ” cờ vàng.
Chính cái sự ngu xuẩn đó là lý do chính yếu nhất, từ đó sinh ra những trò nhố nhăng chỉ có trong cộng đồng cờ vàng Mỹ gốc Việt mà thôi.
Khổ thế đấy, đa số những người cũ của VNCH đến bây giờ vẫn chưa hết bàng hoàng, không chịu được nỗi đau thực tế phũ phàng là VNCH đã bị tiêu diệt. Bao giờ họ phải hiểu rằng, VNCH chỉ là một chế độ, không may chế độ mà mình đã từng phục vụ bị tiêu vong nhưng nước VN thì vẫn còn đó nguyên vẹn, có đến gần 90tr. Đồng bào của mình đang sống ở đó, thì cuộc sống của họ mới nhẹ nhàng hơn.
vậy
biểu tượng
của
cờ máu búa liềm
và
cờ máu sao vàng
là gì