WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khánh Ly biểu diễn tại Việt Nam? Tình, tiền và những nghịch lý

Ảnh chụp Khánh Ly chụp 2010 - Foto: Ngọc Lan (báo Người Việt)

 

Trước hết khoan vội vã nghĩ về nghĩa bóng với ý xấu nào đó trong tựa đề bài viết của tôi. Những từ ngữ trong tựa đề có vẻ giật gân nhưng tôi chỉ muốn nói tới ngữ nghĩa đen đích thực của nó.

Tình…

Lên đường về Việt Nam (VN), trong hành trang của mình, Khánh Ly mang nặng chữ tình theo nghĩa rộng. Tình yêu quê hương; tình cảm với một quá khứ sống động thời tuổi trẻ ở miền Nam; tình yêu âm nhạc, nghệ thuật; tình cảm dành cho quần chúng hâm mộ trong nước; tình bằng hữu, đồng nghiệp; và những băn khoăn trước thái độ không mấy hài lòng của một bộ phận trong cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản (CS), mà Kánh Ly là một thành viên không thể tách rời.

Tôi chưa bao giờ có cái nhìn khắt khe với bất kỳ ai từ nước ngoài về thăm VN. Là người Việt ly hương, mong được trở về quê nhà, dù dưới bất kỳ lý do nào, làm ăn hay thăm thân, tôi đều cho là nguyện vọng chính đáng. Điều cần đánh giá là thái độ và việc làm của họ trong thời gian ở VN, cách ứng xử với nhà cầm quyền của chế độ CSVN, một chế độ mà họ đã tự nguyện trốn chạy, muốn đoạn tuyệt, dù đã phải đối diện với nhiều hiểm nguy, mất mát, thậm chí cả mạng sống.

Tôi cũng giữ quan điểm đúng mức, trung dung trong việc các ca sĩ từ nước ngoài về VN biểu diễn hay từ trong nước qua Mỹ, như là chuyện bình thường. Tôi đã chứng kiến người Việt ở Mỹ vui vẻ chào đón các ca sĩ từ miền Bắc qua như Hồng Nhung, Mỹ Linh, Thanh Lam, Thu Hà, Thu Phương, v.v… Một số người cưới vợ, lấy chồng, sống hoà hợp và bình đẳng trong cộng đồng. Những trường hợp bị chống đối dường như rất ít và thường có lý do chính đáng, như Đàm Vĩnh Hưng, hay Hồng Vân. Chỉ khi thật sự đặt mình vào hoàn cảnh của những người căm ghét chế độ CS vì chế độ này đã gây ra bao nhiêu tai ương, tội ác cho họ và thân nhân, hiện vẫn đang tiếp tục chà đạp công lý và quyền tự do ở trong nước, thì mới có thể thông cảm và chia sẻ cho sự chống đối này.

Khánh Ly không phải là người đầu tiên trong giới ca nhạc hải ngoại về VN và chắc chắn không phải là nguời cuối cùng. Trước Khánh Ly đã có Elvis Phương, Hương Lan, Chế Linh, Tuấn Ngọc, v.v… cũng là những ca sĩ đã được nhìn nhận ở đỉnh cao trong làng ca nhạc VN ở nước ngoài.

Khánh Ly thường nói “VN luôn nằm trong trái tim“, chân thật và giản dị như với bao người VN khác sống xa đất nước. Trong thâm tâm, tôi mong muốn Khánh Ly bình yên, thanh thản về nước, thực hiện nguyện vọng chờ đợi từ rất lâu của mình và mang tiếng hát về VN cho những người hâm mộ.

Khi nói đến dòng tân nhạc miền Nam trước năm 1975 và của người Việt hải ngoại sau năm 1975, ca sĩ Khanh Lý phải là một trong những người nằm ở vị trí hàng đầu, có thể xem là ca sĩ  số một, thể hiện xuất sắc nhất, có hồn nhất các nhạc phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Khánh Ly không chỉ nổi tiếng với người miền Nam trước và sau năm 1975, mà tên tuổi và giọng ca của Khánh Ly đã vượt không gian, thời gian đến với hàng triệu người miền Bắc yêu thích các ca khúc trữ tình, những “bài hát da vàng” của dòng nhạc Trịnh.

Bỏ qua mọi định kiến, yêu, ghét, khó ai phủ nhận được Trịnh Công Sơn là khuôn mặt tài năng nổi bật trong di sản âm nhạc hiện đại của Việt Nam. Nếu toàn bộ tác phẩm của ông là đứa con nghệ thuật, thì Khánh Ly, có thể nói, do duyên phận và định mệnh, là một nửa cơ thể của đứa con tinh thần và nghệ thuật đó.

Hạnh phúc nhất của nguời nghệ sĩ chính là lòng mến mộ và quý trọng của đông đảo công chúng. Tôi không nhìn qua lăng kính chính trị hẹp hòi để đồng nghĩa chuyến lưu diễn của Khánh Ly tại VN với cách suy diễn dễ dãi, thiếu thiện chí như là sự phục vụ, hát cho chế độ CS nghe. Trong hoàn cảnh nào người nghệ sĩ cũng hạnh phúc khi thấy tiếng hát của mình có ý nghĩa cho cuộc sống, tài năng nghệ thuật có cơ hội thể hiện, cống hiến cho những người ái mộ, dù chỉ là một số nào đó trong những hoàn cảnh nghiệt ngã.

Công chúng hôm nay đến với Khánh Ly dường như chắc chắn không phải đến với giọng ca của một nữ ca sĩ đã ở tuổi 67. Họ đến với Khánh Ly trong con người bằng da bằng thịt, trong hình ảnh của huyền thoại “Nữ hoàng chân đất”, “Nữ hoàng sân cỏ” với chất giọng trời cho “không giống ai”, “giọng ca thật như nói”, truyền cảm đặc sắc tâm tư của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua những nhạc phẩm của ông.

Tôi tin rằng, từ Sài Gòn, Đà Nẵng, tới Hà Nội, bằng những lời ngợi khen công khai của số ít, hoặc bằng suy nghĩ của số đông thầm lặng, nhưng với tất cả công chúng, Khánh Ly là đứa con của miền Nam, là biểu tượng của một nền văn hoá và âm nhạc tự do của Việt Nam Cộng Hoà, mà nếu không có nó, sẽ đồng nghĩa với không có nghệ sĩ Khánh Ly nổi tiếng hôm nay. Nó cũng tương tự như hình ảnh của Phó thủ tướng Đức Philipp Rösler. Nếu không được trưởng thành và hưởng một nền giáo dục tốt đẹp của nước Đức dân chủ tự do, trong chế độ CSVN một cậu bé mồ côi sẽ khó vượt qua được thân phận của “con sãi ở chùa lại quét lá đa”.

Một hình ảnh đẹp và tự hào như thế của Việt Nam Cộng Hoà, trước công chúng, ngay trong lòng chế độ CS, giữa Hà Nội và Sài Gòn, há chằng phải là tuyệt vời sao!

Nếu không về lúc này, khi còn có thể hát, nguyện vọng của Khánh Ly trở lại hát trên quê nhà sẽ thui chột tỷ lệ nghịch với sự tăng lên của tuổi tác, là điều đáng tiếc cho cuộc đời của một nghệ sĩ tài hoa. Ca sĩ Thanh Tuyền cũng đã nói: “Khánh Ly đã 67 tuổi rồi. Cũng mong được về nước để hát trên mảnh đất quê hương mình. Chị ấy muốn về trước khi quá muộn”- (Giaoducnet.vn).

Tiền…

Có người vội vã nhận định về chuyến lưu diễn của Khánh Ly tại Việt Nam: “Money first!”.

Tôi được biết, tour diễn của Khánh Ly sẽ được công ty Đồng Dao trả tiền cát-xê rất cao. Ngoài bao ăn ở đi lại, mỗi show của Khánh Ly được trả 20 ngàn đôla. Cho cả tour diễn tại Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn, Khánh Ly sẽ thu được từ 100 ngàn tới 200 ngàn đôla, phụ thuộc vào số lượng show lớn nhỏ có thể thực hiện. Với mặt bằng cát-xê chung hiện nay, Khánh Ly nằm mơ không có được một số tiền lớn như thế ở Mỹ trên sàn diễn. Nó không chỉ hấp dẫn mạnh mẽ với Khánh Ly, một người không phải thuộc giới giàu có, mà với tất cả.

Khi đồng ý chi một số tiền lớn như trên, công ty Đồng Dao, nhà tổ chức, hẳn đã phải tính toán rất kỹ thành quả từ show diễn của Khánh Ly, ý thức rất rõ ca sĩ Khánh Ly sẽ cuốn hút số lượng người xem như thế nào. Số tiền lớn này có sức mạnh cám dỗ là đương nhiên. Có ai không thích tiền? Nhưng Khánh Ly hoàn toàn xứng đáng nhận nó, vì nó là thành quả lao động nghệ thuật mà Khánh Ly đã phải làm việc miệt mài và tích luỹ trong suốt 50 năm qua.

Cho nên, nếu nói “Money first!“. Câu trả lời là: “Thì đã sao, why not!“. Đồng tiền kiếm được bằng lao động lương thiện và minh bạch, thì có gì phải lăn tăn!

Nghịch lý…

Nhưng tất cả xem ra không đơn giản trong hỗn mang của các nghịch lý.

Trước hết phải nhìn nhận Khánh Ly là “persona non grata” của chế độ CSVN.

Khánh Ly đã hai lần bỏ chạy khỏi chế độ CS, lần đầu lúc còn bé theo gia đình vào Nam năm 1954, khi CSVN cai trị ở miền Bắc, và lần thứ hai di tản qua Mỹ, năm 1975,  sau khi Sài Gòn bị thất thủ và CSVN cai trị trên cả nước.

Tâm trạng của Khánh Ly trong hai lần chạy trốn chế độ CS có thể mô tả qua nhạc phẩm “Xin đời một nụ cười” của nhạc sĩ Nam Lộc:

“Tôi bước đi

Vì không muốn làm kẻ tội đồ,

Vì tôi muốn lại kiếp con người

Muốn cuộc đời có những nụ cười

Tự Do ơi, Tự Do, em đổi bằng thân xác 

Vì hai chữ Tự Do ta mang đời lưu vong”…

 Trong thời gian sống ở Mỹ, Khánh Ly đã tham gia rất nhiều chương trình văn nghệ chống cộng của hội đoàn người Việt. Với những nhạc phẩm “Đêm Việt Nam” của Hà Thúc Sinh, “Ai trở về xứ Việt” của Phan Văn Hưng, “Đêm Chôn Dầu Vượt Biển“của Châu Đình An, “Hát trên những xác người” của Trịnh công Sơn, v.v…  Khánh Ly không làm nhà cầm quyền căm ghét mới là lạ.

Khánh Ly cũng đã từng tuyên bố “Tôi chỉ về khi không còn chế độ cộng sản nữa mà thôi”, theo tờ “Giaoducnet.vn” ngày 7/8/2012 trong bài “Sự tráo trở của Khánh Ly“.

Lời tuyên bố của Khánh Ly rồi cũng nhạt nhoà theo những đổi thay và các biến động của thời gian. Khánh Ly đã về VN hai lần trong năm 1996 và 2000, về chơi thăm thú, chứ không phải về biểu diễn. Nhưng Khánh Ly duờng như bị “cấm cung” tại Đệ Nhất Khách Sạn, quận Tân Bình, gần sân bay Tân Sơn Nhất, đi lại bị an ninh theo dõi, kiểm soát ngặt nghèo.

Cuối năm 1994, nhân chuyến lưu diễn Âu châu của các ca sĩ hải ngoại, trong đó Khánh Ly là nhân vật trung tâm, những bạn hữu tổ chức ở Đức đã phối hợp với chúng tôi ở Ba Lan, lần đầu tiên mời đoàn qua Ba Lan. Đại sứ quán CSVN tại Ba Lan lúc ấy đã ra chỉ thị cấm nghiên cứu sinh, đảng viên đi xem. Chúng tôi thuê Cung Văn hoá làm nơi biểu diễn, nằm ở trung tâm thủ đô Warsaw, thời cộng sản là nơi tổ chức các đại hội đảng hoặc hội nghị nhà nước. Cung Văn hoá chứa được khoảng ba nghìn chỗ ngồi hôm ấy kín hết. Bất chấp lệnh cấm của toà đại sứ quán CSVN, tôi nhìn thấy một số nghiên cứu sinh quen biết ngồi trong đám đông. Còn cộng đồng người Việt tại Ba Lan đã dành cho các ca sĩ hải ngoại sự chào đón nồng ấm lạ thường. Khánh Ly nói chưa bao giờ được hát trên một sân khấu sang trọng như thế. Khánh Ly bị khán thính giả cuồng nhiệt “hành hạ” hát theo yêu cầu liên tiếp và tặng không biết cơ man nào là hoa, đến mức ba quầy bán hoa tại chỗ hết sạch, chúng tôi đã phải chạy ra ngoài tìm nguồn cung cấp thêm.

Sự kiện này cho thấy nhà cầm quyền CSVN không ưa thích Khánh Ly không chỉ trong nước mà còn vượt ra cả ngoài biên giới VN. Nhưng bên cạnh đó cho thấy dân miền Bắc cũng rất ái mộ ca sĩ này, bỏ qua mọi khác biệt về môi trường sống và nhãn quan chính trị.

Sự chuẩn bị cho cuộc hành trình về VN lần này chẳng mấy dễ dàng. Nguyện vọng của Khánh Ly về VN biểu diễn được nói đến gần hai năm nay. Lẽ ra nếu “cơm lành canh ngọt”, Khánh Ly đã có thể về cùng chuyến với ca sĩ Chế Linh hồi cuối năm 2011, nhưng Khánh Ly chưa được nhà cầm quyền chấp thuận.

Trong số những người có công vận động nhà cầm quyền cấp giấy phép biểu diễn tại VN cho Khánh Ly, trước hết phải kể đến Nguyễn Công Khế, cựu Tổng biên tập báo Thanh Niên. Ở đây cũng nói thêm, Theo những thông tin của một số người trong giới văn nghệ gần gũi với Khánh Ly và ông Nguyễn Công Khế, ông Khế là người được em gái của Trịnh Công Sơn, ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, trao lại bản quyền của các tác phẩm nổi tiếng của anh trai mình, trả ơn ông Khế đã cứu chồng thoát án tử hình trong một vụ án. Trong chuyến lưu diễn của Khánh Ly, Nguyễn Công Khế sẽ được công ty Đồng Dao trả một số tiền bản quyền không nhỏ. Tất nhiên để lobby cho Khánh Ly, ông Khế không chỉ múa may bằng tay và nước miếng với các quan chức CS có thẩm quyền. Thế là ơn nghĩa sòng phẳng, có đi có lại, trong sự ràng buộc của cả cuộc chơi.

Với những nghịch lý nêu trên, từ việc nhà cầm quyền CSVN đồng ý cho Khánh Ly về VN biểu diễn, xuất hiện nhiều giả thiết, những ý kiến ủng hộ, chống đối cũng là hiển nhiên.

Giống như các trường hợp của Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy, những người đã làm cho rất nhiều người trong cộng đồng tị nạn CS trên thế giới thất vọng, sự có mặt của nghệ sĩ Khánh Ly trên sân khấu tại Việt Nam, mặc nhiên nằm trong mong muốn của nhà cầm quyền CSVN cho chính sách tuyên truyền “đoàn kết dân tộc”, “cởi mở” và nghị quyết 36 lừa mị và dối trá.

Khánh Ly về nước đúng vào thời điểm nhà cầm quyền CSVN đang sử dụng bàn tay sắt bóp nghẹt dã man nhất quyền tự do tư tưởng và bày tỏ chính kiến ôn hoà, bằng bản án 39 năm tù và quản chế cho ba bloggers Điều Cày, Tạ Phong Tần, Anh Ba Sài Gòn, trong ngày 24/9 vừa qua. Một đồng nghiệp miền Nam của Khánh Ly, nhạc sĩ Việt Khang, đang ngồi tù chỉ vì viết những khúc ca yêu nước, chống bành trướng xâm lược Trung Quốc và lên án sự đàn áp tàn nhẫn, côn đồ của công an CSVN đối với những người tham gia biểu tình yêu nước. Hơn 150 ngàn chữ ký của cộng đồng người Việt gửi Tổng thống Barack Obama kêu gọi can thiệp trả tự do cho Việt Khang và các nhà tranh đấu dân chủ khác đang bị giam cầm, cũng như lời kêu gọi của chính ông và nhiều chính phủ các nước, của các tổ chức bảo vệ tự do báo chí, nhân quyền, đã chẳng mảy may động lòng trắc ẩn của những tên đao phủ CS Ba Đình.

Lời kết

Trong ngổn ngang của tình, tiền và những nghịch lý, về VN biểu diễn, ca sĩ Khánh Ly phải đối diện với bộ máy kiểm duyệt của chế độ, bên cạnh những mưu đồ, cạm bẫy khó lường khác, chắc chắn không bao giờ Khánh Ly có thể sống và thể hiện như một nghệ sĩ của tự do – nguồn cảm hứng quan trọng nhất của người nghệ sĩ. Tôi chia sẻ tâm tình của Khánh Ly rằng, “nhập gia tuỳ tục”, vì chẳng thể nào khác, nhưng muốn hay không, mặc nhiên đây là sự thoả hiệp trên thế yếu, chấp nhận tinh thần tự do, khai phóng của nguời nghệ sĩ bị cầm tù!

Dù thế nào đi nữa, kể cả trên thế yếu, tôi mong rằng, Khánh Ly sẽ cố gắng giữ toàn vẹn hình ảnh của mình, hình ảnh cao đẹp của một biểu tượng văn hoá, nghệ thuật tự do của miền Nam, của Việt Nam Cộng Hoà, một quốc gia tuy không còn trên thực tế, nhưng đã tạo nên đứa con âm nhạc Khánh Ly. Rất nhiều người lính đã hy sinh xương máu cho sự tự do ấy, trong đó có người yêu của Khánh Ly. Nếu khác đi, môt bên sẽ là sự hả hê của những kẻ đã thành công lợi dụng hình ảnh Khánh Ly  cho mục đich tuyên truyền bịp bợm, một bên khác là hàng triệu con tim trong cộng đồng người Việt tị nạn CS trên thế giới, đau buồn vì vết thương sau 37 năm chưa lành bị khoét sâu thêm.

Là người của công chúng, Khánh Ly giờ đây không thể thay đổi quá khứ và rũ bỏ nó, càng không thể cho phép bản thân chỉ sống cho riêng mình!

Lucius Seneca, nhà hiền triết La Mã, nghệ sĩ hài đương thời, một tên tuổi lớn của văn học La Mã, đã nói: “Nhiều người quan tâm đến danh tiếng, nhưng ít người chú trọng tới lương tâm“.

Hy vọng rằng Khánh Ly sẽ đứng vào số nhiều vế trước và cả số ít vế sau của câu danh ngôn.

Xin cho tôi được bỏ vào hành trang của Khánh Ly lời ca của nhạc phẩm “Ai trở về xứ Việt“:

“Ai trở về xứ Việt

Ta gửi về theo một ít tự do

Tự do, tự do và nhiều lắm, nhiều nhớ thương tha thiết

Đến cửa ngục tù chia bớt chút buồn lo”…

Được biết Khánh Ly là tay chơi phé có hạng ở California. Ván bài về VN kỳ này khó khăn và phức tạp hơn hai kỳ trước nhiều. Tôi hy vọng và tin rằng Khánh Ly không để hở bài và sẽ thắng.

Đừng ngộ nhận về bản chất độc ác, dối trá và cách cư xử tráo trở, bạc như vôi của chế độ CS và cũng đừng ảo tưởng về bất kỳ sự thay đổi bản chất nào của nó! Đừng để phạm sai lầm để rồi hối tiếc khi đã ở vào mùa Thu của cuộc đời, ca sĩ Khánh Ly ạ!

© 2012 Lê Diễn Đức – Radio Free Asia Blog

 

177 Phản hồi cho “Khánh Ly biểu diễn tại Việt Nam? Tình, tiền và những nghịch lý”

  1. Nguyễn Mười says:

    Qua đây tui cũng muốn nhắn nhủ với ca sĩ Khánh Ly :
    - đây là cơ hội cuối cùng để chị trở về quê hương biểu diễn, với dịp kỷ niệm 50 năm ca hát, với sự chào đón của đồng bào trong nước, với sự thanh thảng & không hối tiếc nếu sau này chị phải trở về cát bụi.
    - giờ chị chỉ có gia trị khi được trình diễn cho đồng bào trong nước còn đối với hải ngoại không còn là thị hiếu của họ nữa.
    Elvis Có 1 bài hát : it’s now or never, tạm dịch : Bây giờ hoặc là không bao giờ, chắc chị cũng hiểu.
    Khánh Ly là thần tượng của tôi, tôi sưu tầm tất cả bài hát của chị, kẻ cả những bài Nhạc phản chiến hát với gita & biano, sưu tầm về cuộc đời sự nghiệp, những thông tin cập nhật về đời sống, những hoạt động chống cộng, những lời phát biểu thù hằng mù quán… Nhưng giọng hát của chị là 1 tài sản quý hiếm, nếu chị không về hát cũng chẵng sao, người thiệt là chị.
    Tuy nhiên, vớt tất cả lòng kính trọng tui khuyên chị nên về, vì “Đi cho thấy quê hương”, “để 1 mai tôi về làm cát bụi”, “đường đi tới những nơi lao tù, ngày mai sẽ xây trường hay họp chợ” & cuối cùng chị nợ Quê hương điều đó, chị nợ anh Sơn điều đó, chị nợ bản thân chị điều đó.

  2. Giun Đất says:

    CS Khánh Ly đã từng tuyên bố chắc nịch ( có dĩa ghi hình hẳn hoi: ” Đi thì cùng đi, về thì cùng về”. Cùng về đây là cùng về với mọi người – nhân dân chứ không phải cùng về với một hay vài gã nào đó. Như vậy, đã đến lúc Cô về VN, lý do: hầu hết người Việt hải ngoại đã về thăm VN. Các chuyến phi cơ từ hải ngoại về VN chật ních Việt kiều chúng mình. Nhất là vào dịp cuối năm. Không hiểu sao ,Việt cộng đàn áp tôn giáo như thế nào mà nhà thờ, nhà chùa đua nhau mọc lên “hoành tráng”và mọi người đi lễ đông nghèn nghẹt chứ không vắng như cái chùa bà Đanh bên Mỹ này.Lễ Phật đản, lễ Noel người ta ăn chơi cả tháng, cờ hoa và đèn màu rực rỡ hơn cả nhiều thành phố bên Mỹ. Mấy đứa bạn tôi ( còn trẻ) đang háo hức về VN du hí dịp cuối năm này.
    Chỉ còn lại “chỏng chơ” mấy tay chống Cộng cực đoan.Họ không dám về,mặc dù nhiều người như Chú của tôi là người hăng say biểu tình chống cộng ( có cả tham gia đóng film chống cộng nữa)cũng đã về mà “có rớt một cọng lông chân nào đâu”.
    Khánh Ly từng mặc áo cờ vàng, ca nhạc chống cộng – ồ chuyện nhỏ, chú Nguyễn Phương Hùng và nhiều khác từng mặc áo lính khắc tinh với Việt cộng, chống cộng cực đoan ở hải ngoại đã về mà đâu có sao. Việt cộng đã chứng tỏ họ là chính nghĩa ,ở thế mạnh thượng phong, họ không phải sợ ai, họ có quyền và có khả năng thể hiện sự cao thượng và bao dung bất chấp dĩ vãng và chính kiến. Dù vậy, đại đa số người về VN không có ý nghĩ là về với chính quyền Việt cộng mà là về với gia đình, về với đất nước và dân tộc. Đừng gán ép cái chuyện chính trị với chuyện tình cảm thiêng liêng của con người.Thật là cay đắng cho mấy bác CCCĐ, các bác không có cái gì để mà biểu hiện lòng yêu nước chân chính, chỉ có sự biểu hiện phản lại nòi giống chính mình, biểu hiện của sự vô đạo đức.
    Mấy nhà CCCĐ luôn có luận điệu mạo danh cộng đồng chụp mũ chính trị cho người khác mà họ bắt đầu thấy không ưa là Việt gian, bất kể đó là phụ nữ hay trẻ thơ . Những nhà CCCĐ luôn ăn bám vào cộng đồng, ” ăn mày dĩ vãng” cho nên ai họ cũng quy kết là đã ăn bám cộng đồng. Thật là tệ lậu hết sức khi cố tình không hiểu những người Ca sĩ, nghệ sĩ đã phải ” đổ mồ hôi, sôi máu mắt” và rút ruột nhả tơ là những lời ca điệu múa để phục vụ mọi người.Không ai cho không họ cái gì cả. Họ cũng không trộm cướp của ai cái gì cả, kể cả uy tín – tình thương…Họ có quyền tự quyết chính đáng của họ, đó là nhân quyền chân chính. Các nhà CCCĐ đang xâm phạm nghiêm trọng vấn đề nhân quyền. Đang là đám ăn mày mà còn như vậy, thử hỏi họ mà có quyền lãnh đạo đất nước thì cái hoạ cho dân tộc nó lớn cỡ nào?
    Hầu hết mọi người đã về, từ trẻ già trai gái, vô học đến bác học , pro Cộng hoặc anti Cộng…Cho nên hầu hết mọi người ủng hộ Khánh Ly về nước hát. Chỉ còn trơ lại mấy bác CCCĐ, đang thở hổn hển bấu víu trơ trẽn cái mác cộng đồng để chống đối.
    Thương thay những kẻ đang tự thấy lẻ loi,bơ vơ lạc loài!.Không thay đổi suy nghĩ và đạo đức họ sẽ chết trong tủi nhục và những lời lên án của lịch sử .

    • dép râu says:

      Đúng là giun đất, lảm nhảm chẳng ra đâu vào đâu cả, ní với nuận chán bỏ mẹ.

    • dép râu says:

      Đúng là mặt dầy. Nói năng bầy nhầy như… giun đất, thế mà cứ đưa mặt cho người ta đấm. Khả năng viết “nách” của đảng chỉ toàn là giun đất như thế này thôi sao.

    • TƯỜNG VINH says:

      Ông Giun Đất à , Họ , CĐHN làm điều gì xấu mà phải ” Không thay đổi suy nghĩ và đạo đức họ sẽ chết trong tủi nhục và những lời lên án của lịch sử ” ?
      Họ có BÁN NƯỚC hay làm TÔI MỌI cho giặc Tàu chưa mà phải bị lịch sử lên án ? Cái hạng người giả vờ đui, điếc mới không thấy ai là TỘI ĐỒ của dân tộc, phải chịu sự lên án của lịch sử khi ra tay ký cái CH 1958 BÁN NƯỚC ấy ? Một loại mạt hạng không còn 1 chút TÍNH NGƯỜI mới làm được chuyện này phải không ông Giun Đất ? Tính người không có thì khỏi bàn tới đạo đức là vậy, mặc dầu bọn lang thú này vẫn ca cẩm về cái ĐẠO ĐỨC HCM vốn không hề có trong tâm của kẻ BÁN NƯỚC !
      Đạo đức gì mà gọi là ĐẠO ĐỨC HCM ? Cái đạo đức …. bán nước à ?
      Những tên trở cờ như Nguyễn Phương Hùng chỉ là 1 thứ giẻ rách vì ít tiền mà làm những việc ti tiện, nhục nhã cho 1 tên đã từng đứng trong hàng ngũ VNCH ! Buồn cười hắn kiếm được ít tiền dữơng già mà khóc ồ ồ như con chó đói chụp được cục xương thừa.
      Ba thằng Cam thì được mua ĐẠO ĐỨC bằng giá rẻ hơn cả miếng giẻ rách.

    • Ngọc says:

      Hic, đọc mấy vần dưới đây của búa tạ và dân đói thì sẽ hiểu thế nào là CCCĐ, khổ thân mấy người này, sao họ cứ hậm hực suốt đời thế nhỉ?

    • Tien Ngu says:

      Nghe hát, biết ngay thứ…thiệt.

      Cò mồi VC mà…ngây thơ như thế này thì thiệt là…chán mớ đời.

      Chứng tỏ anh cò chưa bao giờ ra khỏi…bàn tay năm ngón mưa sa của Cộng láo. Cán vẽ dao, cò hát lại y chang.

      Cán Cộng đâu có đứa nào ngu mà không hiều rằng Nguyễn phương Hùng hay Phạm Duy, là thuộc loại…sớm đầu tối đánh, chơi với cái loại này thì Cộng láo thuộc loại…thầy. Chúng biết thế nhưng vẫn xài Nguyễn phương Hùng và Phạm Duy để…dụ nai tơ…

      Cộng hiểu rằng, ngày nay nhân dân bất mãn không ưa Cộng nữa, nếu những cái gian xão, ác ôn côn đồ của Cộng, quá khứ đến nay, bị phơi bày dưới ánh mặt trời, thì chúng sẽ…đi dứt dưới cái bạo loạn của nhân dân.

      Cho nên bằng mọi giá phải tung cò mồi, chiêu dụ mấy em….sớm đầu tối đánh, cho chúng có quyền…sướng chút chút, lôi kéo chúng mần cò mồi cho….Cộng, dụ nai tơ, là chỉ có nước….thua cọp. An tàn trên xa lộ…

      Xưa Cộng chửi nhạc…đồi truỵ như…ba tây, chớp được bao nhiêu, đem đốt hết…

      Ngày nay vì sao phải dụ nai Khánh Ly về hát nhạc…đồi truỵ?

      Thưa vì có Khánh Ly về hát, cò mồi củng sẽ…hát theo, Cộng có…chính nghĩa giun đất.

      Các em hãy vì…chính nghĩa giun đất mà đừng có…khai ra chuyện….biên giới, chuyện mất đảo, chuyện cán nhà nước tham những ăn cắp, chuyện….đứng tuột quần cho chúng lựa, chuyện học lớp 7 mà lên làm…cha già dân tộc, nhỏ không học lớn làm….thủ tướng…

      Vân vân…

      Em hãy…về đi
      Đi guốc mộc, bận áo the
      Giựt le lối xóm…

      Cho anh tuy…giun đất, nhưng cũng có cơ hội…lên đời…

  3. Namyen says:

    Chuyện Khánh Ly về hát ở VN theo tôi là chuyện bình thường ,nếu Khánh Ly  không về vì những lý do nào đó cũng chả chết ai, sân khấu , phòng trà , nhà hát VN vẫn sáng đèn mỗi đêm . 
    Thế hệ trẻ sau này vẫn nghe nhạc Trịnh Công Sơn , có nhiều ca sỹ thế hệ 7X , 8X thậm chí 9X hát nhạc TCS theo cách riêng của họ ,người nghe chấp nhận và khen ngợi. Hoa nào cũng có mùa của nó . Thời của Khánh Ly đã qua, cô muốn về hát trên quê hương , nhà nước cho phép, người nào còn muốn xem lại hình ảnh ” nữ hoàng chân đất ” chịu được giá vé cao ngất ngưỡng, cứ việc vào xem , không phân biệt thường dân hay cán bộ. 
    Cái tự do trong nước Việt Nam  mà số ít những người Việt hải ngoại thường gọi là Cộng sản là như thế đó.
    Không giống  một số người Việt hải ngoại  cực đoan , người trong nước không ném đá,  chửi bới trên mạng, hành hung , ngăn cản , biểu tình ,phản đối ca sỹ hải ngoại về nước  trình diễn , trái lại , đón chào rất chân tình , nồng nhiệt.
    37 năm qua , Cộng sản đã ” nhồi sọ”  hơn 80 triệu người dân điều  đầu tiên trong 5 điều bác Hồ dạy các cháu thiếu nhi :
    ” Yêu tổ quốc , yêu đồng bào ” ,  Khánh Ly , Lệ Thu, Tuấn Ngọc, Chế Linh , Lệ Hằng , Đàm Vĩnh Hưng , Hồng Vân , Bằng Kiều và nhiều ca sỹ khác có phải là đồng bào của mình không ?  Vậy tại sao lại tẩy chay , tại sao đổng bào hải ngoại muốn đi xem ca sỹ, kịch sỹ trong nước sang Mỹ trình diễn lại bị chống đối , bị  chữi rủa, lăng mạ tục tĩu, bị hành hung, những hành động cực kỳ  vô văn hóa, vô giáo dục thậm chí không có tính người đã lưu lại trên video clip và được Phố Bolsa TV phát tán toàn thế giới trên
    mạng You tube .
    Đồng bào trong nước xem vừa căm phẫn vừa  thương hại ,  thật là nhục nhã cho những người tổ chức biểu tình và tham gia biểu tình .  “Khúc ruột ngàn dặm” kiểu này chắc  đã ung thối vô phương cứu chữa. 

    Khánh Ly về VN hát chắc chắn không phải e ngại điều đó. Dù rằng trong những năm  qua cô theo phe chống cộng , chống đất nước,  dù rằng cô tình nguyện chống hay bắt buộc phải chống để yên thân mà ca hát kiếm cơm , người trong nước hoàn toàn thông cảm với cô, trân trọng  sự lương thiện còn lại  ở cô là cô  luôn dành cho nhạc sỹ Trịnh Công Sơn  lòng kính trọng , cảm phục và biết ơn .” Ông Sơn ở lại trong nước là đúng vì ông là người yêu nước , yêu quê hương và dân tộc VN ”.
    Khánh Ly đã nói và viết như thế trong hồi ký của cô khi Trịnh Công Sơn qua đời. 

    Tuy nhiên phải nhìn nhận một sự thực: giọng ca , sự thu hút của Khánh Ly  theo thời gian và tuổi tác cũng phai tàn dần . 
    Nghe cô hát bây giờ là để hoài niệm , hoài niệm  về quê hương  VN,  về thân phận  con người VN , về tình yêu đôi lứa  một thời đạn bom, và nay một thời  hòa bình . Vì vậy cũng đừng kỳ vọng ở sự đột phá , thăng hoa có tính nghệ thuật  ở Khánh Ly khi cô đã 67 tuổi. Có thể cô cần đến sự hổ trợ của công nghệ, kỷ thuật vì khán giả VN ngày càng khó tính,  sành nhạc . 
    Họ đã từng thẩm định có rất nhiều bài nhạc của TCS , Khánh  Ly hát không hay bằng các ca sỹ đàn em trong nước. 

    Ngoài ra , phải nhìn nhận một thực tế ca sỹ cũng cần phải kiếm sống  . Thù lao cho 2 đêm diễn của KL nghe nói vài chục ngàn USD. Điều này  cũng chứng tỏ mức tiêu thụ cho sản phẩm tinh thần , văn hóa nghệ thuật ở VN bây giờ cũng đáng nễ. 
    Khánh Ly  đâu có thể hát chùa đi chân đất như ngày xưa , nhưng trên hết là  cô có cơ hội  thực hiện ý nguyện được hát trên quê hương VN , nơi cô đã từng tháo chạy , từng chữi rủa ,từng hô hào tẩy chay . Nhưng cô cũng là con người mà , mọi suy nghĩ của con người đều mang thuộc tính : biến đổi , vô thường .
    Chúng ta chấp nhận sự thay đổi , nếu sự thay đổi về nhận thức và cả hành động không làm hại ai , trái lại mang lại điều tốt đẹp cho chính Khánh Ly và cho cả những người khác . 
    Dù một số người trong cộng đồng người Việt ở Mỹ có chống đối , đe dọa , ném đá  , thêu dệt bơi móc đời tư của KL , thậm chí  tẩy chay KL  sau này (có thể lắm ) , KL cũng nên về VN ,  ít nhất một lần được đứng trên sân khấu của thủ đô  Hà nội để trải 
    nghiệm thật sự ” Nhớ mùa thu Hà nội,” của nhạc sỹ TCS , và  thành phố Sài gòn , một Sài gòn ơi, chưa bao giờ mất , một Sài gòn  ơi, không còn ” vĩnh biệt ” .   
     
    Quê hương VN là của mọi người Việt Nam trong nước cũng như hải ngoại , là ngôi nhà chung của tất cả . 
    Người ta đánh kẻ chạy đi , không ai đánh kẻ chạy lại bao giờ.
    Kỷ niệm 50 năm ca hát ,  “đời ca hát ngày tháng cho người mua vui ,đời son phấn tàn úa bao ngày thơ ngây ” bài hát Limelight của vua hề Charlot lời Việt mà Khánh Ly đã từng hát nói lên hết nổi niềm của những nghệ sỹ “về chiều “. 

     ” Về chiều”,   còn gì sung sướng và hạnh phúc hơn , được hát trên đất nước quê hương của mình, của hơn 80 triệu đồng bào
     cùng  một tiếng nói , cùng  màu da vàng và máu đỏ. Ở nơi đó , tôi nghĩ sẽ  có  nhiều  tiếng vỗ tay  và hoa dành cho Khánh Ly.

    Trong ý nghĩa hòa hợp và nhân văn , những người đã từng yêu mến giọng hát liêu trai, mộng mị đến từ phố núi Đà lạt đầy sương những năm 60 , 70 của thế kỷ trước ( ôi xa xôi đến thế cơ à ), chúng  tôi xin gửi lời chúc mừng  Khánh Ly ” come back to sorriento “, trở về mái nhà xưa.   

    Nguyễn Nam Yến    

    • Buá Tạ says:

      “Quê hương VN là của mọi người Việt Nam trong nước cũng như hải ngoại , là ngôi nhà chung của tất cả . ” ???
      Đừng có quơ đuả cả nắm nghe. Tôi la` người Việt Nam nhưng ” Người có tư cách , không liếm lại nước bọt mình nhổ ra”.
      Noí thằng ra, chổ nào có Việt Cộng thì đó không phaỉ là chổ cuả tôi. ( Cũng chẳng thiết nhà cứa gì cả. )

    • Hanguyen says:

      Một ý kiến rất đầy đủ vừa thực tế mà đậm tình người! cám ơn bạn Nam Yến!

      • Dân Đói says:

        Tự đánh rắm tự khen thơm, dòng giống Trần Dân Tiên vỏng phấn Tám Keo (8 là bát người Nam đọc là Bác, người Bắc gọi keo là Hồ.).

    • Dân Đói says:

      Ní nuận kiểu cô soong. Nếu Khánh Ly hay bất cứ ca sĩ nào đi VN hát không cần phải phep tắc cho hát bài nào mới được hát, như bọn ca sỡi cô hồn các đảng sang Mỹ muốn “hót” sao cũng được, thì 4 triệu người Việt hải ngoại đã hồi cư tất tần tật. Luật và Lệ đều được tôn trọng trên đất tự do. Luật Mỹ không cấm bọn cô hồn qua Mỹ làm con rối, nhưng Lệ của người Mỹ gốc Việt cấm những con rối này làm trò hề lố bịch. Đã vậy lại còn khoe chữ, Sorrento, chứ không phải “sorriento”, ở tận bên Ý, chữ này tự nó không có nghĩa là “mái nhà xưa”, bộp chà bộp chộp .

  4. Hoangvuha says:

    Tôi Nghĩ người ta sẽ không vỗ tay cho giọng hát của cô ,vì nó đã quá già ,mà người ta sẽ vỗ tay vì tinh thần dân tộc ,người ta vỗ tay vì chính phủ VN luôn mở rộng vòng tay đón những người con ở xa tổ quốc ,người ta vỗ tay những người con của VN đã trở về quê mẹ ,người ta sẽ vỗ tay cho chuỗi ngày tha hương của người con nước Việt cuộc sống nơi xứ người .Không ,không bao giờ người ta vỗ tay cho một ca sĩ tuổi đã xế chiều ,khán giả VN ngày càng thể hiện và chọn lọc những giá trị tương xứng với đồng tiền bỏ ra ,họ không mù mờ ,nhưng họ vẫn đến xem với lý do dân tộc, đất nước quê hương .Điều này không mua được bằng tiền .giá trị đồng tiền không thể vươn tới

  5. T. says:

    …Lucius Seneca, nhà hiền triết La Mã, nghệ sĩ hài đương thời, một tên tuổi lớn của văn học La Mã, đã nói: “Nhiều người quan tâm đến danh tiếng, nhưng ít người chú trọng tới lương tâm“….

    Mong rằng chị Khánh Ly ( chị Mai đen ?) lựa chọn cả hai : DANH TIẾNG lẫn LƯƠNG TÂM !

  6. Thongoc says:

    ThoNgocMatTron – thongocmattron@yahoo.com.vn
    Cô Khánh Ly về VN hát là chuyện bình thường, chỉ có mấy tên CCCĐ là thích thổi phồng, bóp méo, làm lớn chuyện, “lá rụng về cội” là Rụng về nơi ta đã gieo. Gieo yêu thương thì về với yêu thương, gieo cay đắng thì về cùng cay đắng!

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Chỉ có…mắt hí mới mần cái nghề cò mồi cho VC, còn mắt tròn, nhìn rỏ, ai mà đi mần cái nghề…xấu hổ ông bà thế…

      Thường thì xẩu ỉn, hay khoe đẹp. Nhưng hỡi ơi, thực tế vẫn là…phũ phàng.

      CCCĐ là cái…éo gì dzậy, chúng nó thỗi phồng, bóp méo cồ Khành Ly ra…cái hình dáng như thế nào, mắt…hí noi ra rỏ ràng, nghe chơi coi?

    • 54/75 says:

      Con nào thằng nào về hát hay về lạy tuị Công phản quốc ,kể cả vô nhà xí thăm hồly có còn…cc…không củng kệ chúng nó.
      Gópý chovui,cho đỏ stress. An thua gì con khánhly? Có tên chổi xể gì đó còn ca ngợi cái bàn chân voi đi trên cỏ của nử hoàng kl nửa đó…
      Làm như ca sỉlà nhân vật quan trọng ,tối quan trọng với đát nước dân tộc ,là lảnh tụ không bằng .Hay củng muốn bắt chước “thương nử bất tri vong quốc hận” để rồi về vn khóc như cha chết mẹ chết như tên Đ/U BĐQ phản b65i nguyểnphương hùng ? Phải đặt tên lại là HÈN mới đúng…
      ‘Lá rụng về cội” Phải á hèn chi lủ VC chen nhau rụng cội tàu Hồcẩmđào và các lá con bay xa ,nay được sâu bọ khiêng về tụ gốc tàu mà mừng quá khóc tồ tồ như đàn bà đi đaí vậy …(nước mắt này là nước đái đó)
      (cccđ)

    • Phan Liên says:

      Thưa ông Thỏ Ngốc Mất Trôn,

      hình như ông chỉ đọc báo chống cộng mà không đọc báo Đảng nên ông chẳng biết “thổi phồng, bóp méo, làm lớn chuyện” là cái gì. Gửi cho ông hai cái links báo Đảng để ông sáng con mất trôn của ông ra:

      http://www.baomoi.com/Su-trao-tro-cua-Khanh-Ly/71/9053062.epi
      http://vietbao.vn/Van-hoa/Ca-si-Khanh-Ly-lai-nhung-cham/65042051/181/

      Còn đây là ý kiến của một người miền Bắc: “Mê Khánh Ly như thế nhưng tôi chả muốn chị ấy trở về lúc này. Và nếu có về thì đừng hát. Và nhất là đừng nói. Nói kiểu nào cũng đều không hay. Người ta đang đợi Khánh Ly về, đợi Khánh Ly nói. Tôi sợ. Tôi ích kỷ chỉ muốn giữ được hình ảnh trọn vẹn về Khánh Ly như lâu nay từng gìn giữ.” Ý kiến này thực sự đáng đọc:

      http://thongcao55.blogspot.de/2012/09/khanh-ly.html

      Ông thỏ nói chuyện “lá rụng về cội” như con ve! Gần hang ông thỏ không có cái cội cây nào sao? Chỉ có lá khô, lá già, lá héo, lá sâu, lá bệnh… mới rụng về cội. Sự thật là vậy, thiên nhiên là vậy.

      Tôi chẳng phản đối gì chuyện Khánh Ly về nước, ngược lại, tôi tôn trọng và cảm thông mọi quyết định của chị. Chỉ có điều, cái kiểu chống đối lương lẹo của nhà cầm quyền VN làm tôi buồn nôn. Không cho Khánh Ly về thì cứ nói toẹt ra. Một mặt thì bảo cấp phép, một mặt thì dọa kiểm duyệt chặt chẽ nội dung, giới hạn thời gian biểu diễn. Kinh khủng hơn, chơi trò xỏ lá cho đăng những bài nhục mạ Kháng Ly ngay trên trang báo “giáo dục” (hay vô giáo dục).

      Ông Thỏ tuy mất trôn (chia buồn với ông ! ), nhưng hy vọng vẫn còn hai con mắt để đọc báo Đảng.

  7. umbala says:

    Các vị yên tâm đi, KL về sẽ hát những bài ca ngợi VNCH và chống lại CS cho coi. Lúc bấy giờ các vị có bảo KL nên dừng lại nữa hay không? hay là vỗ tay tán tưởng “anh hùng KL”. Đừng nghe những gì KL nói – Hãy xem những gì KL làm nhé.

    • Tien Ngu says:

      Khánh Ly sẽ hát ca ngợi VNCH, chống cs, ở xứ VC?

      Khùng vừa vừa thôi cha nội. Ai không biết VC nó…kị ba cái vụ này này nắm. Nó…đè cô ấy ra, nó….thiến tại chổ liền tức khác ấy chớ…

      Chưa thấy VC…mần việc à?

  8. Nhật Nam says:

    Không có mợ chợ cũng đông. KL có về VN hay không về thì cũng chẳng ảnh hưởng đến “hòa bình thế giới”. Đừng có quan trọng hóa vấn đề. Việc nhà nước VN quản lý chặc chẽ là đương nhiên, chứ không lỡ đứng trước chúa mà nói nam mô a di đà thì lúc đó đâu có bịt miệng được. Cở ông Kỳ là người của lịch sử mà còn thay đổi quan điểm và về VN một cách bình thường như mọi con người khác, còn KL thì cũng chỉ là ca sĩ bình thường bao ca sĩ có gì đâu mà đề cao quá vậy ? Bình thường thôi!

  9. Giun Đất says:

    Cái chuyện hát hò của Khánh ly là chuyện riêng tư ( tình cảm hoặc đời sống)của Cô ấy. Cái chuyện Khánh ly yêu nước hay không yêu nước, và yêu nước như thế nào cũng là chuyện riêng, chuyện nhân quyền của Khánh Ly. Không hiểu sao, ở xứ văn minh dân chủ và tự do như Hoa kỳ lại có những người tự cho mình có quyền can thiệp vào cuộc sống của người khác. Tệ hại nhất là mấy gã đàn ông lưng dài vai rộng đi tấn công một người phụ nữ, anh hùng thời nay nghĩ sao mà đốn mạt đến thế. Giun Đất tôi xin điểm mặt một con sói thân loang lổ ghẻ lác : Trần Văn Giang.
    Trần Văn Giang chợt hú lên rằng: “KHÁNH LY : ĐI ĐÂU LOANH QUANH CHO ĐỜI MỎI MỆT… ” trên một tuần báo ở hải ngoại trang 36, 37 của số 852 , Friday, oct 12, 2012.
    Trần Văn Giang kể lòng vòng cho mọi người hay rằng VÀI LẦN được gặp Khánh ly ( trong hoàn cảnh cũng lãng nhách) từ thủa hàn vi xưa xửa xa xưa trên đất khách quê người, ám chỉ gã biết nhiều biết rõ về Khánh ly y như người trong nhà của cô đấy nha(!????). Rồi thì TVG lý luận cho thấy là thực tâm Khánh ly muốn về việt nam ( nên mới có giấy phép biểu diễn của Việt cộng với đầy đủ số US passport của Khánh Ly). Rồi cay cú rít lên giọng hằn học đe doạ: Ái chà chà!”…nhưng sao đi mà không bảo gì nhau?”. Cái tay đã tự nhận mình là chuyên nghiệp rửa chén kiếm cơm ,rồi khá hơn chút cũng chỉ là ” chuyên dziên xếp báo, dán nhãn, đóng bao bì, khuân vác..” cho chủ báo Hồn Việt mà có quyền bắt Khánh Ly đi đâu cũng phải báo cho gã biết ???!!!. Thật là điên hết biết, điên của con thú ác độc chứ không phải điên của con người dễ thương như cụ Bùi Giáng. Điên này nối điên khác, NVG đề nghị vài giải pháp cho Khánh Ly lựa chọn, bằng những giọng điệu ra lệnh, hăm doạ: Giải pháp một: nếu chấp nhận về VN hát bình thường như những ca sĩ khác thì sẽ bị công đồng hải ngoại coi là con điếm sẵn sàng bán rẻ tư cách, lương tâm !!!!???? Còn nếu không , giải pháp thứ hai là về VN hát thì phải hát những bài chống cộng -đương nhiên là phải hát ngoài trời miễn phí cho ” đồng bào, sinh viên, bộ đội, lính cộng hoà…” mới là anh thư, mới không phải là con điếm. Và giải pháp cuối cùng gã cho rằng tốt nhất là Khánh ly không về VN hát.Vì về VN hát là như con điếm cố tình vào nơi để được (Cộng sản) cưỡng hiếp hội đồng.
    Các bạn ở VN thấy đấy, chuyện bình thường thôi vậy mà ở đất Mỹ này lại trở thành không đơn giản chút xíu nào. Bẩn, hết sức bẩn, ti tiện….cần những từ khác xấu hơn nữa dể tả những sự kiện thế này. Không hiểu cô Khánh Ly có đủ bản lĩnh để mà bỏ qua những đòn hăm doạ của những con thú khoác áo và mặt nạ da người này không? Bọn chúng chỉ dám hùng hổ đối với những người thân cô thế cô như Khánh ly mà thôi. Gặp phải những người như cô Phùng Tuệ Châu là chúng sợ cúp đuôi xuội ria ( vì Cô Châu lấy chồng Mỹ….đụng cô ấy thì chẳng khác sờ móng voi, có mà dẹp lép ).
    Nếu tôi là cô Khánh Ly, tôi sẽ nhất quyết về nước hát. Về nước Khánh Ly hát cho 80 triệu đồng bào lận – không bao giờ chết được. Về nước Khánh ly không chỉ có tình thương vô bờ của đồng bào mà còn mới thực sự có tự do. Ở Hoa kỳ, Người ca sĩ nổi tiếng bên những bầy sói( bám theo kiếm ăn,kiếm tiếng) không chết vì bạo lực thì cũng chết vì kìm kẹp mất tự do.

    • dép râu says:

      Đúng là nhão nha nhão nhét như…. giun đất, chẳng được tích sự gì nên bị con vợ già bỏ đi lấy thằng Mỹ Đen hom mờ lét, giun đất hận đời hận tình đâm nói nhảm. Khánh Lỳ có quyền tự “vo” riêng tư tại sao TVG nào đó không có quyền đó, nghĩa nà TVG yêu ghét khen chê ai thì đó cũng là quyền tự do riêng tư của người ta chứ. Đôi “dép râu” ta đã phá nát bao đời son trẻ, xá gì con giun đất lẻ tẻ, ta mà đạp ta di cho một phát là oằn đời giun đất.

    • Bich Dang says:

      Đúng là giun đất . Tôi là bạn cùng học và tốt nghiệp Kỹ Sư ở VN với TVG . Khi mới qua Mỹ , Kỹ sư Bác Sĩ gì cũng bắt đầu bằng rửa chén và học hành lại . TVG cũng đã đậu cử nhân ở đại học UCLA . Dựa vào lời hành văn mà xét , thì chắc giun đất chưa bao giờ bước vô ngưỡng của Đaị Học . Tuy nhiên , điểm chính vẫn là con người , chứ không phải bằng cấp, khi được người khác phán xét tư cách của mình.

      • dép râu says:

        Như vậy bạn đánh giá con giun đất này hơi cao, nó là dòng dõi của “đồng chí chưa qua khỏi lớp 3 trường làng”, biết đọc biết viết là may lắm rồi, chưa xong cấp 1 làm sao ngấp nghé “ngưỡng cửa đại học”.

  10. dân đói says:

    Những người VNCH cũ hay những người Cộng Sản cũ đều không hận thù nhau về những chuyện đã cũ. Cái hận thù ngày nay không dính gì đến chuyện cũ, không mang tính cực đoan, cũng không phải là “cuồng hận”. Ngày nay, chỉ những người có trái tim con người, chỉ những người “tỉnh táo” mới biết thù hận đau xót trước cảnh “thù trong giặc ngoài”. Còn những người ích kỷ và u mê mới điên và ác để vô cảm trước những gì đang xẩy ra ở Việt Nam. Hãy tìm đọc lại sách Lịch Sử và Địa Lí Việt Nam trước 1975 rồi đối chiếu với những sách đang dậy tại các trường học lớn nhỏ ở trong nước sẽ thấy lịch sư và diện tích hình thể nước Việt Nam bị thu hẹp và méo mó như thế nào. Hãy thành thực tự hỏi và tự trả lời những vấn nạn đã và đang xẩy ra ở VN, nước Việt Nam ta có bị cắt xén đất biển cho Tầu không ? Có chuyện bọn Tầu bắt bớ giết hại ngư dân Việt và đòi tiền chuộc, cũng như lũ Tầu khai thác tài nguyên ngay trên đất của ta, mà chính quyền VN có dám phản ứng gì không ? Nhân dân Việt Nam có bị chính cái gọi là Chính Quyền Nhân Dân tước đoạt tất cả những quyền căn bản thậm chí bị ngăn cấm cả quyền yêu nước không ? Những người trẻ tuổi, sinh viên học sinh, ông già bà lão, và cả những người đảng viên CS đã bị bắt giam trong tù dài hạn vì dám nói Trường Sa Hoàng San là của VN, có hay không ? Rồi đất đai, nhà cửa, mồ mả cha ông bị chính quyền “nhân dân” mua đểu xua đổi, ai kêu ca bị mời lên “công an” làm việc sau đó gia đình được thông báo là “thắt cổ tự tử”, có hay không ? Còn nhiều, nhiều nữa, có mà lấy hết tre làm bút và lá trên rừng làm giấy cũng không viết hết “những tội ác Hiện Tại” mà những kẻ nhân danh nhân dân đang cướp của giết hại nhân dân. Nếu ai còn lương tâm cứ tự nhìn tự nghe tự hỏi tự trả lời sẽ thấy những tội ác hiện tại đang tràn lan trên đất nước VN không dính dấp gì đến người VNCH “cũ”. Chẳng qua bọn quỷ và bè lũ tay sai chỉ cố tình lèo lái sự hận thù cái tội ác hiện tại vào những “chuyện cũ” rồi lấy người VNCH cũ là đầu mối của cực đoan, cuồng hận, sống bằng quá khứ.
    Những bọn vô học thường được lũ bạo quyền trả lương 3 xu để ăn nói tục tĩu miệt thị cờ vàng và những người “VNCH cũ” để lôi kéo những người còn nghĩ tới đất nước vào những chuyện tranh cãi vớ vẩn, nhằm quên đi những tội ác hiện tại của bọn chúng, đồng thời đánh lừa dư luận làm mờ đi chính nghĩa của những người yêu nước.
    Bọn ăn lương 3 xu không biết cái đầu đặc sệt … có mở ra được tí nào không. Tội quá.

Leave a Reply to 54/75