WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Tính đảng” trong nhân dân

Như chúng ta đều biết, Đảng CSVN vẫn tự vỗ ngực là đại diện cho cả giai cấp công nhân lẫn dân tộc Việt Nam, đồng thời quả quyết là nó vừa mang tính giai cấp lại vừa mang tính nhân dân.

Trong phạm vi bài viết này, tác giả không dám bàn đến “tính nhân dân” trong Đảng, bởi đây là sở trường của các nhà lý luận siêu việt của Đảng; thế gian này thật khó mà tìm ra ai đó có thể thuyết giảng hay hơn họ về những chủ đề kiểu như vậy, trong khi người viết thì vừa chưa phải là đảng viên lại vừa hạn hẹp về tri thức. Ở đây, tác giả chỉ muốn bàn đến một khía cạnh theo chiều ngược lại – đó là “tính Đảng” trong nhân dân.

Trong văn học Việt Nam, thời Nghiêu-Thuấn thường được dùng làm điển cố để miêu tả thời kỳ thái bình thịnh trị: thời kỳ mà trong nhà chẳng ai đóng cửa, ngoài đường chẳng ai lượm của rơi. Người ta cho rằng điều đó chính là nhờ ân-đức của hai vua Nghiêu-Thuấn phủ khắp thiên hạ và thấm nhuần đến từng người dân.

Người Việt Nam chúng ta ngày nay xem ra cũng chẳng kém may mắn so với các thần dân của triều đại Nghiêu-Thuấn khi xưa là mấy. Suốt 2/3 thế kỷ qua, Đảng Cộng sản VN, “đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành với quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh”, đã đưa cách mạng Việt Nam “đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”, chính nhờ có Đảng mà chúng ta mới có được như ngày hôm nay – đó là những gì mà bộ máy tuyên truyền của Đảng hàng ngày vẫn ra rả vào tai các thần dân may mắn của nó.

Những gì mà Đảng đã đem lại cho đất nước này thật khó mà kể ra cho hết. Ở đây, tác giả chỉ xin nêu ra một vài “thành tựu” nho nhỏ thôi, chẳng hạn như (i) theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì GDP (tổng sản phẩm quốc nội) đầu người năm 2011 của Việt Nam là 1.374USD, đứng thứ 141/183 nước, nghĩa là Việt Nam “vinh dự” được nằm trong nhóm ¼ số nước nghèo nhất trên thế giới; (ii) theo bản Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu 2012-2013 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thì trong 5 nhóm nước xếp theo trình độ phát triển, thật “tự hào” khi Việt Nam đến nay vẫn nằm ở nhóm có trình độ phát triển thấp kém nhất; (iii) trong bảng Chỉ số Đổi mới/Sáng tạo Toàn cầu năm 2012 của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), đáng “phấn khởi” là Việt Nam chúng ta lại đứng thứ 76/141 nước và hơn thế, bảng xếp hạng mấy năm qua còn cho thấy trí tuệ quốc gia Việt Nam đang ngụp lặn ở nửa dưới của thế giới và theo chiều hướng ngày càng chìm sâu, lùi xa so với láng giềng; v.v. và v.v.

Trên đây, tác giả chỉ mới kể sơ qua về cái “ân” của Đảng đối với đất nước. Đương nhiên, để đạt được những “thành tựu” khiến bao nước khác phải “ghen tị” như vậy thì cái “đức” của Đảng phải thấm nhuần tới từng người dân nói riêng và cả xã hội nói chung rồi. Bởi thế nên Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã khẳng định chắc nịch, “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”, còn Đảng thì vẫn luôn khiêm tốn cho rằng “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Dưới đây, tác giả xin mạo muội liệt kê một vài “phẩm tính cao quý” của Đảng, hay nói theo ngôn ngữ cao siêu của các nhà lý luận mácxít-lêninnít là “tính Đảng”, đang ngày càng thấm nhuần vào xã hội Việt Nam và nhào nặn nên một thời đại có một không hai trong lịch sử dân tộc – “thời đại Hồ Chí Minh”.

Tinh thần “hạ đạp pháp luật”

Điều đầu tiên mà hầu như người Việt Nam nào hiện nay cũng nghĩ đến khi dính vào chuyện “đáo tụng đình” có lẽ là “chạy”: “chạy” Công an, “chạy” Viện Kiểm sát, “chạy” Toà án, “chạy” đến “ông nọ, bà kia”, v.v. Và kết quả dường như chẳng mấy khi phụ “lòng tin” vào pháp luật của họ.

Cảnh người tham gia giao thông cứ ngang nhiên vượt đèn đỏ mỗi khi không thấy bóng dáng cảnh sát chính là bức tranh thu nhỏ về ý tinh thần “hạ đạp pháp luật” của người dân Việt Nam hiện nay. Nếu ai đó cho rằng điều này là do “dân trí” hay “ý thức của người tham gia giao thông” thì xem ra họ chẳng hiểu chút gì về “tính Đảng” trong nhân dân cả. Blogger Anh Ba Sàm từng kể lại câu chuyện đáng suy ngẫm: “Sau 1975, có những thứ mà Sài Gòn, miền Nam làm cho hắn rất lạ và không thể quên. Một đêm, chạy xe máy về nhà (ông cậu), tới ngã tư đèn đỏ, ngó hai bên đường vắng hoe, hắn rồ ga tính vọt thẳng. Bất ngờ nghe bên tai tiếng thắng xe cái rẹc, liếc qua thấy ông lão với chiếc xích lô trống không. Quê quá, phải dừng theo! Nhiều năm sau, ở Hà Nội, tại những ngã tư đông đúc như Tràng Tiền – Hàng Bài, ngoài một chú cảnh sát đứng bục, thường phải có thêm 4 chú cầm gậy chặn bốn phía, lùa, đuổi mà cũng không xuể.” Thử hỏi, sự “biến chuyển” ngoạn mục đó nếu không phải là nhờ Đảng thì còn ai vào đây?

Vì Đảng trước sau như một vẫn cho rằng mình là sự lựa chọn của lịch sử nên ngay cả Hiến pháp Đảng cũng coi như mớ giấy lộn chứ đừng nói gì đến pháp với chả luật. Vở tuồng “chỉnh đốn Đảng” đang diễn ra “gay cấn” giữa bốn bức tường của những phòng họp kín đáo kèm theo những cuộc “vận động” hay “mặc cả” bí mật khác là một bằng chứng nữa cho thấy ở cái xứ sở “dân chủ gấp vạn lần tư bản” này, pháp luật chỉ là một món đồ trang sức rẻ tiền của Đảng mà thôi.

Văn hoá “nói dzậy mà không phải dzậy”

Báo Tuổi Trẻ ngày 6/10 vừa qua đăng bài “Chập chững vào đời đã nghe nói dối”, trong đó có đoạn: “Ở nước ta, giả dối đúng là một thứ ‘bệnh di căn’ khó chữa. Ngay từ khi chưa kịp lớn, hàng triệu trẻ em đã bị ‘nhiễm’ bệnh này rồi.”

Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Thanh Niên ngày 20/5/2006, ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đã phát biểu: “Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống… Nói dối hằng ngày nên thành thói quen. Thói quen đó lặp lại nhiều lần thành ‘đạo đức’, mà cái ‘đạo đức’ đó là rất mất đạo đức.”

Nhà văn Nguyễn Khải (1930-2008) thì viết trong tuỳ bút nổi tiếng “Đi tìm cái Tôi đã mất” (2006): “Người cầm quyền cấp cao nhất và cấp thấp nhất đều biết cách nói mơ hồ, càng nói mơ hồ càng được đánh giá là chín chắn. Và nói dối, nói dối hiển nhiên, không cần che đậy. Vẫn biết rằng nói dối như thế sẽ không thay đổi được gì vì không một ai tin nhưng vẫn cứ nói. Nói đủ thứ chuyện, nói về dân chủ và tự do, về tập trung và dân chủ, về nhân dân là người chủ của đất nước còn người cầm quyền chỉ là nô bộc của nhân dân. Rồi nói về cần kiệm liêm chính, về chí công vô tư, về lý tưởng và cả quyết tâm đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Nói dối lem lẻm, nói dối lì lợm, nói không biết xấu hổ, không biết run sợ vì người nghe không có thói quen hỏi lại, không có thói quen lưu giữ các lời giải thích và lời hứa để kiểm tra… Người cầm quyền thì biết là nhân dân đang rất bất bình về nhiều chuyện, nhân dân thì biết người cầm quyền đang nói dối, nhìn vào thực tiễn là biết ngay họ đang nói dối. Nhưng hãy mặc họ với những lời lẽ dối trá của họ, còn mình là dân chả nên hỏi lại nói thế là thật hay không thật. Mình cứ làm theo ý mình và mình cũng sẽ nói dối, nói che đậy nếu như có dịp được người cầm quyền hỏi.”
Tạo ra nếp văn hoá tiên tiến “nói dzậy mà không phải dzậy” như thế nếu không phải là “công lao” của Đảng thì là của ai đây? Và nét văn hoá “đậm đà bản sắc của Đảng” đó chẳng phải là sự thể hiện “tính Đảng” trong nhân dân hay sao?!

Lòng căm thù đồng loại sâu sắc

Tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay đang thực sự là nỗi khiếp đảm của người dân Việt Nam. Người ta cứ thản nhiên đầu độc đồng bào của mình mà dường như chẳng hề cảm thấy “áy náy” gì cả: chất tạo nạc nguy hại trong chăn nuôi, hàn the trong giò chả, rau quả sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng hay thuốc bảo vệ thực vật độc hại, rồi thịt gia súc/gia cầm dịch bệnh hay đã bốc mùi hôi thối vẫn được tiêu thụ, v.v. Bên cạnh đó, tình trạng trộm, cướp, đâm, chém, giết, hiếp, v.v. vẫn đang diễn ra theo chiều hướng ngày càng đáng báo động. Trong lịch sử dân tộc, chắc chắn là chưa bao giờ người Việt Nam lại tỏ ra căm thù chính đồng bào của mình một cách sâu sắc đến vậy. Và nếu như nền thái bình thời Nghiêu-Thuấn là nhờ ân đức của hai bậc minh quân này thì rõ ràng chẳng ai đủ tư cách mà nhảy vào đây để “tranh công” với Đảng cả. Thực tế trên có lẽ là hiệu ứng từ những “chủ trương lớn” trước kia của Đảng như “Trí-phú-địa-hào/Đào tận gốc, trốc tận rễ” và “Cải cách Ruộng đất” hay nỗi ám ảnh nhìn đâu cũng thấy “thế lực thù địch” hiện nay của họ.

Nếu người dân Việt Nam cứ đợi dài cổ suốt 2/3 thế kỷ qua mà vẫn chẳng thấy tăm hơi của chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản như lời hứa hẹn hết lần này đến lần khác của Đảng ở đâu thì cũng đừng thắc mắc làm gì. Tương lai chỉ là sự phát triển cao của quá khứ và hiện tại; xã hội Việt Nam nói chung và mỗi người dân Việt Nam nói riêng vẫn đang ngày càng thấm nhuần những “phẩm tính cao quý” của Đảng (hay “tính Đảng”) đấy thôi. Đó mới là điều thực sự quan trọng. Tuy hai thiên đường trên mặt đất kia chưa kịp đến với chúng ta nhưng được sống dưới sự lãnh đạo của một chính đảng vẫn tự vỗ ngực “là đạo đức, là văn minh” trong “thời đại Hồ Chí Minh” như hiện nay thì cũng chẳng khác gì thời Nghiêu-Thuấn khi xưa cả. Đấy chẳng phải là “hồng phúc” của dòng giống “con Rồng cháu Tiên” hay sao?!

© Lê Anh Hùng

© Đàn Chim Việt

 

 

18 Phản hồi cho ““Tính đảng” trong nhân dân”

  1. quandannambo says:

    “tính đảng”

    tàn bạo

    dối trá
    *
    nói dối
    độc ác
    vô cảm
    đả tràn ngập
    xả hội Việt Nam*

  2. quandannambo says:

    bản chất
    *
    đảng nói dối
    lại tưởng mình nói thật
    dân vờ tin
    giả vờ mải thành quen
    đảng nói dối
    (không nói dối thì làm sao cai trị)
    dân vờ tin
    (không vờ tin chắc chắn sẻ ăn đòn)
    màn kịch dở
    tám mươi năm diển mải
    Việt Nam tôi
    một đất nước khôi hài
    nước Cộng Hòa
    đả Xuống Hàng Chó Ngựa
    dân Việt tôi
    đang khóc củng bật cười.
    đảng khoái chí
    ngoác môm kêu khặc khặc
    xác họ hồ
    củng nhăn nhở đười ươi

  3. hanoi2012 says:

    Gửi Tác giả:

    Về phần thành tựu mà bạn nêu ra với những con số cụ thể trên. Mình chẳng có gì để nói hay bào chữa nữa vì đó đều là những con số biết nói. ĐCS điều hành kinh tế rất kém. Nhưng về phần “Chỉ số Đổi mới/Sáng tạo Toàn cầu năm 2012 của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới” thì mình thực sự thất vọng về ngành giáo dục trong nước. Học sinh rất thiếu tính sáng tạo vì giáo trình học nặng nề về giáo điều bắt ghi nhớ, nhớ là chính, không có các tiết học thảo luận bình đẳng giữa giáo viên và học sinh từ các cấp học dưới, khi lên cấp cao hơn mới chỉ có vài tiết học như thế, nhưng ko đem lại hiệu quả vì học sinh thấy lạ lẫm không quen. Công tác nghiên cứu khoa học và hỗ trợ nghiên cứu khoa học kém.

    – Tinh thần “hạ đạp pháp luật”

    Chữ “chạy” của bạn là rất đúng. Nguyễn nhân của nó mình chỉ xin viết thêm vài dòng đó là: Tại sao người Việt Nam lại có thói quen “chạy” và các xã hội khác (hay các quốc gia khác) có như thế không.

    Vì mình sống trong nước nên mình xin được nếu vấn đề thứ nhất trước. tại sao lại phải “chạy” tiền, có nhiều lý do. Một là để cho công việc của mình nhanh hơn, suôn sẻ hơn, sự việc diễn ra theo hướng có lợi cho mình hơn, nói chung là không quan tâm đến quyền lợi của người khác mà chỉ quan tâm đến quyền lợi của mình. Hai là quá trình giải quyết công việc của 1 cá nhân nào đó bị tắc lại do sự quan liêu hay tham nhũng ở khâu giải quyết nên buộc cá nhân đó phải “chạy” cho xong viêc, cái này gọi là mất tiền oan, nếu một cá nhân trong khâu quản lý làm việc vì vụ lợi cá nhân thì “chạy” sẽ xảy ra, hay nói đơn giản là “có cửa thì mới chạy được, không cửa thì chạy làm sao”. Ba là các chế độ chuyên chế (dân chủ quyền uy) thường hay thế, từ thời phong kiến đã có từ “chạy chọt” nên nó không phải là hiện tượng mới xảy ra dưới thời ĐCS, nó giống như một thói quen của cộng đồng đã gắn vào nếp nghĩ đã có từ lâu vậy. Có thể có nhiều lý do khác, nhưng mình chưa biết hết được.

    Các xã hội khác có chuyện “chạy” như ở VN không. Vì mình chưa được sống ở 1 môi trường xã hội khác nên có thể lập luận sau đây của mình là sai. Về điều thứ nhất ở trên thì mình nghĩ ở đâu có cũng có thể xảy ra, vì con người thì đều chung nhau ở điểm là thường coi trọng lợi ích của mình. Điều thứ hai: Quan liêu, Tham những là tệ nạn hàng đầu của các chính thể chuyển chế tập quyền như VN vì rất thiếu các cộng cụ giám sát công việc của họ, mà họ tự làm tự giám sát và ghét nhất là “tự kiểm điểm”, cái này mình nghĩ các chính phủ dân chủ đại chúng ít khi xảy ra. Còn về điều thứ ba thì mình nghĩ cái này không nên quy trách nhiệm lên ĐCS, vì họ không đẻ ra cái tập quán đấy, trách nhiệm của họ là hạn chế hiện tượng đấy, còn hạn chế được đến đâu thì tốt nhất là chúng ta nên quan sát thêm.

    Về chuyện vượt đèn đỏ thì mình thấy nó không liên quan lắm tới ĐSC. Mình thấy câu này hợp hơn “tư chất tiểu nông, mạnh ai nấy làm, chưa có tính cộng đồng hay tổ chức cao”, pháp luật do ĐCS đưa ra không hề sai, vấn đề là người dân thiếu ý thức hoặc không để ý đến điều đó. Mà mình thấy nếu tất cả người dân Việt Nam đều phá luật vượt đèn đỏ thì các bệnh viện quá tải là cái chắc, mình nghĩ không nên lấy hình ảnh của vài cá nhân xấu mà nghĩ tất cả cộng đồng đó đều xấu. Thêm nữa, chuyện người tham gia giao thông thiếu ý thức ấy thì mình nhớ là những năm 1970, Nhật Bản cũng thế, họ gọi đó là tình trạng “chiến tranh giao thông” vì người dân thiếu ý thức. Cái này thì theo mình nghĩ chỉ cần uốn nắn dần dần, tăng tiền phạt giao thông lên gấp 5 đến 10 lần là xong :)

    “Vì Đảng trước sau như một vẫn cho rằng mình là sự lựa chọn của lịch sử” mình thấy rất khoái câu này của bạn đấy :) phần sau mình ko phản đối.

    – Văn hoá “nói dzậy mà không phải dzậy”

    Mình thì gọi nó là văn hóa “chả quan tâm”. Mình nói chuyện với bạn bè và nhiều người thì đa phần họ không quan tâm đến chính trị lắm. Người VN bây giờ thực dụng lắm chủ yếu đặt lợi ích kinh tế lên đầu, không còn thích sống vì lý tưởng nữa :). Thực sự thì trong một xã hội không mấy cởi mở về chính trị thì điều đó cũng ko được mọi người chú ý lắm.

    Nói chung là hiện giờ mọi người mình thấy đều có tư tưởng là không yêu mà cũng chả ghét ĐCS

    - Lòng căm thù đồng loại sâu sắc

    Đầu tiên mình mong bạn bỏ cái tiêu đề “Lòng căm thù đồng loại sâu sắc” này đi. Vì đầu tiên, mình sống trong nước mà bạn, câu nói của bạn làm mình cảm giác như thể mình là thằng vô cảm trước nỗi đau của đồng loại vậy, cảm giác mình cứ như là dã thú chứ không phải con người nên mới có “Lòng căm thù đồng loại sâu sắc”. Ngoài ra mình thấy sao bạn không nhắc đến những vụ xả súng kinh hoàng ở Mỹ, ăn thịt đồng loại (mấy cái đấy thì Nhật, Mỹ, Nga ở đâu cũng có), bố đẻ hãm hiếp con gái suốt 18 năm rồi nhốt dưới tầng hầm ở Italia.
    – ““chủ trương lớn” trước kia của Đảng như “Trí-phú-địa-hào/Đào tận gốc, trốc tận rễ” và “Cải cách Ruộng đất”” cái này là sai lầm của ĐCS – mình ko có gì để bàn cãi.
    “nỗi ám ảnh nhìn đâu cũng thấy “thế lực thù địch” hiện nay của họ” câu này mỉa mai khá hay đấy, cứ phải giữ khư khư cái quyền lực của mình nó khổ thế đấy :D

    – Cuối cùng mình xin nói vài ý kiến của mình:
    Chủ nghĩa Xã hội không giống Chủ nghĩa Tư bản. Nếu CNTB là tự phát xảy ra trong lòng xã hội phong kiến mà mãi về sau mới có một số hệ thống lý luận về nó, thì CNXH lại khác, nó không tự phát mà sinh ra, nó sinh ra từ trong lòng của CNTB bằng hệ thống lý luận của Các-mác và Ăng-ghen, họ là những nhà tư bản, họ viết ra lý luận về hệ thống XHCN như là 1 xã hội lý tưởng mà ở đó mọi người đều được sống hanh phúc, bình đẳng … Sau đó sẽ tiến sang hình thái XHCS (tất nhiên là dựa trên đấu tranh giai cấp giữa Vô sản và Tư sản). Đó đều được kỳ vọng là xã hội lý tưởng cho loài người, nhưng vấn đề là ở chỗ “lý tưởng là những điều không thể thực hiện được mà nó là hướng đi để thực hiện công việc”. Vì mình cũng chỉ là 1 con người bình thường với những hiểu biết bình thường nên mình xin mạo muội nói ra rằng “Không nên đồng nhất XHCN và XHCS với ĐCS” đúng là ĐCS lấy XHCN làm kim chỉ nam, nhưng vấn đề là theo mình thấy thì nhiều nước trên thế giới như các nước Bắc Âu có nhiều điểm giống với CNXH, Venezuela đang đi theo con đường CNXH… Điểm chung ở đó là tăng cường phúc lợi xã hội và sự kiểm soát của nhà nước. Tóm lại XHCN và XHCS tuy tồn tại nhiều điểm thiếu sót nhưng nó là xã hội tốt vì phục vụ cho lợi ích của đa số người dân. Còn ĐCS làm ăn thế nào thì mình xin không đề cập đến.
    – “thời đại Hồ Chí Minh” theo thiển ý mình thì qua lâu rồi bạn ạ – từ sau 1975. Mình thấy bạn không thích HCM, mình thực sự không hiểu tại sao, bạn có thể nói cho mình biết được không. Mình thì ngưỡng mộ HCM nhưng mình cũng ko ghét Ngô Đình Diệm vì họ đều giống nhau là muốn VN độc lập. Nhưng vấn đề là HCM là người gần gũi với đại đa số người VN khi ấy, đó chính là những người nông dân nghèo, công nhân cực khổ trong các nhà máy,… hay thậm chí HCM khi trẻ cũng đi làm phụ bếp, nên HCM thấm thía hơn đâu là con đường ông chọn TBCH hay XHCN
    – “quá khứ làm nên hiện tại, hiện tại quyết định tương lai”
    ĐCS mắc nhiều lỗi lầm và mình cũng ko muốn bao che cho những lỗi lầm đó, vì nó không có lợi cho đất nước. Mình cũng thấy chế độ đa đảng có nhiều điểm hay, nhưng giờ chưa phải lúc, cần phải đợi thêm.
    Chào bạn!

    • Tuần Triệt says:

      Thực tế: Chủ nghĩa xã hội không sinh ra từ trong lòng Chủ nghĩa tư bản mà nó sinh ra từ trong lòng Chủ nghĩa tư bản đỏ. OK

      • hanoi2012 says:

        Gửi Tuân Triệt:
        – Mình đã tìm hiểu thêm về khái niệm Chủ nghĩa Tư bản Đỏ mà bạn đưa ra. Và mình nhận thấy rằng, các nguồn có ghi về khái niệm Tư bản Đỏ đều nói ngược lại đấy chứ: CNTB Đỏ sinh ra từ trong lòng CNXH mà. Nhưng mình thấy khái niệm CNTB Đỏ mà bạn nói chi là một cách nói khác về nền “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” theo giọng văn chỉ trích – cứ không phải là một hệ thống lý luận hoàn chỉnh, ít nhất là đến bây giờ mình vẫn chưa tìm thấy một hệ thống lý luận hoàn chỉnh dành cho khái niệm Tư Bản Đỏ. Vì vậy mình đành buộc phải tìm hiểu nó dựa trên khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”
        Cảm ơn bạn đã góp ý!

  4. Dân Trắng Tay says:

    Ngày nào trên đất nước Việt còn đảng ( cướp) ngày đó nhân dân chỉ là người nô lệ cho giai cấp “quí tộc”
    tư bản đỏ sao vàng. mời đọc bài thơ của Dân Trắng Tay:

    Đảng … chỉ tay,
    Quốc hội … giơ tay,
    Mặt trận … vỗ tay,
    Chính phủ … ra tay,
    Doanh nghiệp nhà nước … ngửa tay,
    Công ty hữu hạn … ngoặc tay,
    Công an … còng tay,
    Tội phạm … bắt tay,
    Báo chí … chùn tay,
    Trí thức … phẩy tay,
    Đồng đội … cụt tay,
    Quan chức … đầy tay,
    Dân … trắng tay.

  5. Tuần Triệt says:

    Làm sao để mất ” tính đảng ” trong nhân dân ?….

    • Dân Trắng Tay says:

      Làm sao mất tính đảng trong nhân dân? tính đảng là tàn bạo dã man và qua chuyện “chó chết”
      (vì chó mà chết) cho thấy đảng đã tôi luyện ra tính đảng trong nhân dân thành một dân tộc dã man, than ôi dân tộc tôi ?! một số người đánh gần chết kẻ tội phạm ‘ trộm chó’ đang bị thương vẫn bị một số khác chận đầu xe cứu thương không cho đi cấp cứu , vì một con chó? ôi dã man quá . Nếu không có tính đảng thì dân sẽ không đối xử như thế : ” bắt kẻ trộm giao cho công an xử lý hay là biết công an không xử nên dân xử kẻ trộm ?. Mời đọc tin dưới đây :
      Trộm chó, bị cả trăm người vây bắt và đánh chết
      Sunday, October 14, 2012 7:00:35 PM

      VINH 14-10 (NV) – Ði ăn trộm chó, bị hàng trăm người rượt đuổi và đánh chết. Chuyện mới xảy ra tại xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
      Hàng trăm người đã đổ ra đường vây bắt cẩu tặc. (Hình: VTC)
      Nạn bắt trộm chó xảy ra trên cả nước rất thường. Tin về những vụ trộm chó bị dân địa phương bắt, đánh đập có khi tới chết thấy phổ biến trên báo chí tại Việt Nam cũng nhiều không thua kém bao nhiêu loại tin tai nạn giao thông chết người.

      Theo tin VTC “Khoảng 13 giờ 30 ngày 12 tháng 10, người dân xóm Xuân Phúc, xã Nghi Xuân (Nghi Lộc – Nghệ An) phát hiện hai nam thanh niên câu trộm chó. Lập tức hàng chục người hô hoán vây bắt”.

      Theo nguồn tin này, “Một tên dùng dao quay lại tấn công làm ông Phạm Bá Cậy, 51 tuổi, bị thương ở tay và đầu”. Tức giận, “hàng trăm người đã đổ ra đường đuổi bắt. Một kẻ chạy thoát còn một người bị bắt và bị đánh đến ngất xỉu. Chiếc xe máy Exciter làm phương tiện đi câu trộm chó bị đốt cháy rụi”.

      Khi hay tin, lực lượng cảnh sát 113 Nghệ An tới nơi, gọi xe cấp cứu đưa nạn nhân đi bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, dân địa phương chận xe không cho đưa đi nên kẻ bị cáo buộc trộm chó đã tắt thở trên xe cứu thương, có thể do thương tích quá trầm trọng.

      Bản tin VTC nói “để đưa được thi thể con về nhà, gia đình (người bị cáo buộc trộm chó) đã phải viết giấy cam đoan giao lại chiếc xe máy của mình cho gia đình ông Cậy mới được đưa về nhà làm thủ tục mai táng, sau 4 tiếng đồng hồ giằng co”.
      Người dân chặn trước đầu xe cứu thương không cho đưa nạn nhân đi cấp cứu. (Hình: VTC)
      Ðược biết người bị đánh chết là Hoàng Công Hiệp, 26 tuổi, người xã Nghi Long cũng thuộc huyện Nghi Lộc.

      Tại nơi người thanh niên bị đánh chết, “công an thu được một dụng cụ câu trộm chó, 1 đao dài 1.2m, 1 dao dài 70cm, 1 lưỡi dao, 1 vỏ chai và chiếc xe máy bị đốt cháy”, theo VTC.

      Hơn một tháng trước, ngày 29 tháng 8 năm 2012, hai người đàn ông ở xã Mai Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đi xe gắn máy tới xã Gio Thành, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị ăn trộm chó. Hàng chục người dân địa phương vây bắt và đánh hội đồng làm cả hai chết tại chỗ.

      Một số người đã bị truy tố với tội danh “giết người” của vụ này.

      Cuối Tháng Sáu, một người đàn ông khoảng 25 tuổi cũng đã bị người dân ở xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đánh chết vì bắt trộm chó. Chiếc xe gắn máy bị đốt cháy.

      Thịt chó là một món ăn phổ thông ở Việt Nam khắp nơi. Một con chó giết thịt có thể bán trên dưới 1 triệu rưỡi đồng, bằng một tháng lương của những người làm công trình độ thấp, nên nảy sinh nạn bắt trộm chó.

      Nạn trộm chó xảy ra rất nhiều tại các tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh. Theo một ký sự của báo Tiền Phong hồi cuối tháng 7, huyện Nghi Xuân đã bắt giữ và xử án gần 10 vụ trộm chó chỉ vài năm gần đây.

      Ăn trộm chó thời nay không chỉ dùng thòng lọng mà còn tiến bộ với “kỹ thuật”, theo tờ Tiền Phong “dụng cụ hành nghề của cẩu tặc là một mũi tên có dây điện nối với bình ắc quy. Khi phát hiện chó, mũi tên được bắn ra, sau đó bật điện. Chó bị điện giật lập tức lăn ra không kịp kêu”.

      Có huyện như huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã lập hẳn một kế hoạch tổ chức những nhóm thanh niên “tay gậy, tay đá” đi mai mục tại nhiều địa điểm khác nhau để săn bắt “cẩu tặc”.

      Phan Văn Ðán, trưởng công an huyện Nghi Xuân kêu rằng, ngoài yếu tố xã hội (thất nghiệp, nghiện hút cần tiền) thì “chế tài xã hội quá nhẹ” không đủ làm những người có ý định ăn trộm chó sợ hãi.

      • hanoi2012 says:

        Gửi Dân Trắng Tay:
        Theo như những gì bạn nêu ra bên trên. Kết luận của bạn là những tên trộm chó bị người dân đánh đập dã man đến chết là vì DCS có phải vậy. Mình thì thấy ngược lại. Chuyen đánh chết kẻ trộm chó không hoàn toàn có lỗi thuộc về chính phủ hay DCS. Bởi vì:
        – Bạn thử đặt địa vị của mình vào phía những người dân bị mất trộm xem. Bạn có cảm thấy tức giận khi bị mất của hay một con chó cưng không? Nếu chỉ mất có một lần thì bạn có thể bỏ qua được không tính đến, nhưng nếu bạn bị mất đến nhiều lần thì bạn có ấm ức không? Nếu kẻ trộm đó quá mạo hiểm đi ăn trộm đi trộm lại chó của một làng mà lại của nhiều nhà thì hắn có tích tụ sự oán giận của cả làng đá không? (chắc bạn vẫn nhớ là ở VN quan hệ làng xã ở các vùng nông thôn rất cao, một người có thể quen biết cả làng, không như trong các khu đô thị)… Nên mình thấy, nếu kẻ trộm đó bị phát hiện thì hắn khó mà sống rồi, nếu hắn chạy thoát thì chắc hắn không dám bén mảng đến đó nữa nhưng nếu hắn bị bắt thì … khi ở trong một đám đông tức tối, mệt mỏ vì rượt đuổi cái không khí hung hãn của bạn và của họ sẽ nhân lên nhiều lần và chỗ xả tức giận ở đâu – tên trộm – đó là một đám đông, chỉ cần mỗi người đá hoặc đấm một cái cũng đủ để tên trộm chết rồi mà chả biết ai là người thực sự đánh chết. Mình thấy ở đâu cũng thế thôi, ở Châu Âu thì chết vì bóng đã khi đi nhầm vào chỗ cổ động viên 2 đội choảng nhau, ở Mỹ thì đập phá của cải vật chất, đốt xe cảnh sát, giết người vì chiến thắng ở một giải đấu bóng chày lớn, Trung Quốc thì đập nát xe của Nhật và người lái xe đó (người lái xe là người Trung Quốc) vì họ đang biểu tình chống nhật.
        – Còn tên trộm chó thì mình thấy, có gan làm thì có gan chịu. Vấn đề là cái giá hôm ấy mà hắn phải trả quá đắt. Có cả đống nghề không làm lại đi làm trộm chó cho các quán thịt chó.
        - Vấn đề cuối mình muốn nói là chính phủ và ĐCS quá lơ là trong việc bảo đảm an ninh làng xóm và bảo vệ an toàn cho các chú chó trước sự phát triển ồ ạt của các quán thịt chó và phong cách ăn nhậu của người VN hiện nay.
        – “Chết vì một con chó” – như thế có đáng không thì mình xin không nói tiếp vì dẫu sao thì người ta cũng chết rồi. Mang chuyện ấy ra để mỉa mai người khác để thỏa mãn tư tưởng của mình thì có lẽ không nên.
        Chào bạn!

  6. Tính đảng trong quần chúng . says:

    Trích :

    “Báo Tuổi Trẻ ngày 6/10 vừa qua đăng bài “Chập chững vào đời đã nghe nói dối”, trong đó có đoạn: “Ở nước ta, giả dối đúng là một thứ ‘bệnh di căn’ khó chữa. Ngay từ khi chưa kịp lớn, hàng triệu trẻ em đã bị ‘nhiễm’ bệnh này rồi.”

    Đảng “Cướp” được chính quyền nhờ dối tra, rồi đảng củng cố và bảo vệ chính quyền cũng bằng đối trá – Nên đảng là Dối Trá !

    Dưới sự cai trị của đảng thì mọi thứ đều phải mang “tính đảng” – Nhân dân cũng không ngoại lệ…Đảng là dối trá, nhân dân mang tình đảng tức là phải mang tính dối trá để thích nghi trong xã hội dối trá do đảng lãnh đạo .

    Thảo nào mà các cháu ngoan bác Hồ lên diễn đàn ĐCV trổ tài dối trá một cách rất tự nhiên, tự nhiên như việc một em ca ve vừa tiếp khách vừa hát “Đêm qua em mơ gặp bác Hồ” hay “bác cùng chúng cháu hành quân” …..”theo từng nhịp đập con chim ….. tim” .

    • hanoi2012 says:

      Gửi Tính đảng trong quần chúng:
      Có lẽ mình hiểu một chút về vấn đề tại sao mà mọi người kêu gọi lật đổ ĐCS và XHCN mà hầu như không ai trong nước ủng hộ để nguyện vọng của bạn thành công rồi.
      – Không có tổ chức lãnh đạo vững mạnh (tất nhiên là vì an ninh VN ko để cho Đảng phái nào tạo được cơ sở ở trong nước rồi)
      – Đơn giản là nói để giải tỏa bức xúc.
      – Không cần quan tâm tới quan điểm của những người trong nước như thế nào, trong khi nếu bạn muốn lật đổ ĐCS và XHCN thì thứ bạn cần nhất là sự giúp đỡ của người trong nước. Còn bạn thì chỉ ngồi sau bàn phím máy tính và gọi bọn mình, những người dân bình thường trong nước là “cháu ngoan bác Hồ” một cách mỉa mai. Kể cả bạn nói là “tôi muốn mang lại hành phúc cho các bạn ….v…v…” hay lý lẽ của bạn có đúng đến đâu nữa – thì mình xin lỗi nhưng mình cũng không muốn giúp một người nói mình là “cave”. Theo ý hiểu của mình thì, sau khi bọn mình giúp bạn đạt được mục đích bạn sẽ lôi bọn mình vào phòng kín và “hiếp dâm” mình, mà cũng không cần hiếp dâm vì bọn mình trong mắt ban chỉ là “một em cave” không hơn không kém.
      Chào bạn!

  7. ĐẠI NGÀN says:

    TRÍ THỨC

    Các anh trí thức tầm phào
    Phịa ra “tính đảng” lẽ nào mà tin
    Phịa thêm cả “tính nhân dân”
    Đúng là phịa tới phịa lui trong đời
    Giỏi thì lý giải mà chơi
    Thế nào tính đảng thế nào tính dân
    Phải chăng tính đảng mác lê
    Là từ dân đến hay ngoài lồng vô
    Còn như cái tính nhân dân
    Từ ngoài xua tới hay trong mỗi người
    Người xưa cũng đã nói rồi
    Làm dân vạn đại làm quan nhất thời
    Tính dân là tính thế nào
    Phải chăng là tính của người làm quan
    Mẹ cha trí thức điếm đàng
    Phịa bao từ ngữ để quàng lên dân
    Tưởng rằng có chữ thì hay
    Đằng này có chữ để lừa nhân dân !

    NON NGÀN
    (11/10/12)

  8. nguoi viet nam says:

    tại sao trong nhân dân lại không có tính đảng. Nói như vậy là không xác đáng. Cán bộ đảng viên cũng xuất phát từ nhân dân, cũng từ nhân dân mà ra chả lẽ lại không làm việc vì nhân dân. xã hội nào cũng còn nhiều tồn tại, những hạn chế này chỉ là phần rất nhỏ. Những việc to lớn mà Đảng làm được thì không nói nhưng hễ 1 sai phạm nhỏ là lu loa đình đám, trì triết nặng nề, không thương tiếc. như vậy đâu phải là việc đáng bàn

    • MINH says:

      Đảng đã buộc nhân dân VN đi vào con đường không có đích đến. Việc này có đáng bàn không, thưa bác?

    • TRÙNG KHƠI says:

      VẠCH TRẦN SỰ NGU DỐT

      Nickname ‘Người Việt Nam’ nói : “tại sao trong nhân dân lại không có tính đảng. Nói như vậy là không xác đáng. Cán bộ đảng viên cũng xuất phát từ nhân dân, cũng từ nhân dân mà ra chả lẽ lại không làm việc vì nhân dân”.

      Thử hỏi trước khi có đảng CS, trong nhân dân có tính đảng (CS) hay không. Hay nó chỉ được đảng tiêm vào sau này khi đảng đã có đảng. Vậy các nước không đi theo con đường CS, tính “đảng” trong nhân dân các nước đó là tính đảng gì ? Nếu bảo cán bộ đảng viên cũng xuất phát từ nhân dân, cũng từ nhân dân mà ra, vây các phương đầu trộm đuôi cướp, phạm pháp hình sự có xuất phát từ nhân dân, có từ nhân dân mà ra hay không ? Đứa con nào cũng xuất phát từ trong gia đình, vậy tại sao trong nhiều gia đình có các đứa con bất hiếu, ngạo ngược, và có những đứa hiếu thảo ? Không hẳn ai xuất phát từ nhân dân cũng biết làm việc vì nhân dân, vì trách nhiệm với dân. Vậy bọn tham nhũng, bòn rút, xu thời, điếu đóm, các bọn ấy có xuất phát từ nhân dân hay không, và “tính đảng” của bọn đó là tính đảng gì.
      Đúng là một nền giáo dục tạo ra những con dân dốt nát, lý luận kiều quàng xiên, kém cõi, thế thì bảo làm sao có nhân tài để vực xã hội dậy được ?

      NGÀN TRÙNG

    • Vu Trung says:

      “Những việc to lớn mà Đảng làm được” … chẵng hạn như?

  9. NAM KỲ says:

    Đúng rồi, Không biết còn bao lâu nữa thì “Đảng ta” sẽ đưa đất nước VN lên “thiên đàng CS” đây há.?

  10. Phạm Sơn says:

    Bài viết hay và xác đáng lắm!

Leave a Reply to Tuần Triệt