WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Con đường Liên-Âu: thâu cả châu về một mối [1]

Tản Mạn Ký Sự Hè 2013  –  Trương Như Thường

HỒI HAI : VIẾNG NƯỚC ĐỨC

Thăm dân cho biết sự tình

Trọng người xứ Đức mình kinh-sắc [1] nhiều

Thế chiến: cảnh vật tiêu điều

Ngày nay đổi mới: trăm chiều bình an!

[Kinh sắc = kính (kính trọng)]

————————

Liên-Âu là tên gọi tắt của Liên-Hiệp Âu-Châu (European Union). Mơ ước của nhiều dân tộc có chung gốc châu Âu về một sự thống/hợp nhất (unity) đã hiện hữu từ thời cổ Hy-lạp, và rõ nhất là khi châu Âu bị dân Thổ (Turk, không phải giống người Âu) xâm lấn hồi thế kỷ 15. Nhưng khái niệm và phương pháp về sự hợp nhất như thế nào, giữa các quốc gia châu Âu, để phù hợp với nhân-bản mới là nan đề hệ trọng.  Nhiều vị lãnh đạo (vua chúa hoặc lãnh tụ) trong châu Âu đã mang những tư tưởng phản nhân quyền như: đại-đế (Hy-lạp, Pháp), quốc-xã (Đức), phát-xít (Ý), cộng-sản (Nga), … và xử/tận dụng con đường bạo lực để thống nhất thiên hạ, nên đã dẫn đến lịch sử chiến tranh đẵm máu, không những riêng cho loài người tại châu Âu, mà còn lan rộng trên khắp toàn thế giới. Với nhiều kinh nghiệm xương máu trong quá khứ, diễn trình xây dựng một Liên-Âu hòa bình đã trải qua nhiều giai đoạn, ngày càng tỉnh thức và tiến bộ hơn.

Sau thế chiến thứ hai, mơ ước thống hợp tại Âu châu lại trổi dậy với những chương trình đồng thuận, khôn ngoan, nhân đạo, cụ thể và thực tiễn hơn những thời kỳ bạo loạn của các thế kỷ  trước. Tổ chức Liên-Âu ra đời, từng bước từ kinh tế cho đến chính trị. Bắt đầu với 6 xứ: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà-lan và Luxemburg từ năm 1952. Hiện nay có đến 28 quốc gia thành viên (2013) trong Liên-Âu và với đồng tiền Euro, tiền xu và tiền giấy, được xài chung cho 17 xứ (2002).

Hiện nay, tuy đã đạt được nhiều thành quả, Liên-Âu vẫn còn nhiều trở ngại. Bên trong: sự tự hào dân tộc (văn hóa), phát triển giàu nghèo (kinh tế), và chủ quyền đất nước (chính trị) giữa những quốc gia vẫn chưa đồng đều, tạo thành rào cản. Bên ngoài: Mỹ-quốc dòm ngó, kỳ đà cản mũi, và Trung-cộng dụ dỗ, đẩy đưa lôi kéo; làm chậm bước tiến hội nhập. Tóm lại, cả thế giới gồm 3 cái chợ trời: chợ Tây (Liên-Âu), chợ Mỹ, chợ Tàu, đang đua nhau giành giật thiên hạ! Lẽ dĩ nhiên, còn nhiều cái chợ trời khác đã nổi lên, nhưng còn nhỏ chưa đáng kể.

Vai trò của Đức và Pháp rất là quan trọng trong khả năng lãnh đạo tổ chức cho Liên-Âu. Nhất là việc ổn định và giữ giá cho đồng tiền Euro (€) được vững bền trên thị trường quốc tế. Cơ sở tài chánh trung ương (đang còn xây) và kỹ nghệ xe hơi của Đức, một phần nào, giúp cho nền kinh tế của Liên-Âu được phát triển đều đặn, tuy chậm nhưng chắc.

Ngân hàng Trung ương Liên-Âu (đồng €) – Frankfurt. Tòa nhà cao giữa hình.

Ngân hàng Trung ương Liên-Âu (đồng €) – Frankfurt. Tòa nhà cao giữa hình.

Chúng tôi tạm biệt nước Pháp. Từ ga Paris Est, lấy xe lửa tốc hành TGV đi đến ga München Hbf (DB Bahn) của nước Đức. Đi một chiều tốn 93 € (EUR, đôla Tây) bằng 123.75 $ (USD, đôla Mỹ) cho một người và mất 6 tiếng 17 phút để di chuyển cho một đoạn đường dài 687.04 km (427 miles). Tôi có nhiều thời giờ trên xe: tha hồ đọc sách và đánh một giấc ngủ trưa/chiều thoải mái.

GDP (Gross Domestic Product) của Đức là 3.25 trỉ US đôla (một trỉ bằng 1000 tỉ) là xứ phát triển hàng đầu của khối Liên-Âu [16.58 trỉ. 1 Trỉ (Trillion) = 1000 Tỉ (Billions)], cạnh tranh với chợ Mỹ (15.94 trỉ) và chợ Tàu (12.61 trỉ). Thất nghiệp của Đức chỉ có 5.4% ít nhất so với Mỹ, Tàu và toàn khối Âu châu;  đó là lý do tại sao dân Đông-Âu thích chạy qua Đông-Đức, rồi lọt vô Tây-Đức để tìm công ăn việc làm tốt hơn. Khi bức tường Berlin sụp đổ hồi năm 1990 thì đã có mấy chục ngàn dân lao động ViệtNam gốc miền Bắc đang làm việc tại các vùng cộng-sản tràn qua khu Tây-Đức để được một cuộc sống an cư lạc nghiệp tốt hơn.

Theo tài liệu The World Factbook của cơ quan CIA của Mỹ: xứ Đức có trên 81 triệu dân, trong đó khoảng 150 ngàn người là di dân gốc Việt. Tuy người Việt chỉ chiếm có 0.19% của toàn xứ Đức nhưng lại là dân thiểu số gốc Á châu đông nhất. Trung bình trong 1000 dân Đức, số sinh là 8.37, số tử là 11.17 và số di cư nhập vào là 0.89; nghĩa là mất đi 1.91, hay 0.19% dân số bị giảm đi trong năm, tính theo năm 2013. Một sự trùng hợp hi hữu về con số 0.19% hiện diện của người Đức-gốc-Việt mà tôi gọi tắt là người Đức-Việt (theo kiểu Pháp-Việt, Mỹ-Việt, Ca-Việt, Úc-Việt).

Bối cảnh kinh tế và chính trị của xứ Đức đã ảnh hưởng đến phong thái sinh hoạt của người Việt đang trên đà hội nhập vào xã hội địa phương rất nhiều. Từ những nguồn gốc di dân vào những thời điểm khác nhau trong lịch sử chiến tranh ViệtNam đã đem đến xứ Đức những người Việt mang ý thức hệ khác biệt và lối sống khác nhau. Thí dụ: dân du học trước 1975, dân tỵ nạn cộng sản (thuyền nhân) sau 1975, dân lao động xã hội chủ nghĩa những thời 1950, 1980 và 1989, và dân đã vào quốc tịch Đức.

Với khung cảnh tự do, dân chủ và luật lệ công minh của xứ Đức, đầu óc thù hận giữa hai miền Nam-Bắc, giữa cộng-sản và cộng-hoà, giữa chống cộng và thân cộng trước năm 1975 đã dần dà được chuyển hoá thành những nhóm hoặc tổ chức xã hội dân sự (civil society organization) thích đáng và hữu hiệu hơn vì những nhà hoạt động có tầm nhìn tập hợp, thông thoáng và tiến bộ hơn. Hoàn cảnh đặc biệt của xứ Đức đã tôi luyện cho những công dân Đức-Việt có những mô hình lãnh đạo hợp thời thế hơn những đồng bào ViệtNam cư ngụ ở những quốc gia hải ngoại khác.

Những giả-định (assumptions) của tôi về hiện trạng người Đức-Việt cần được kiểm định và tái kiểm định bằng những cuộc thăm viếng địa phương (field trips). Có người gọi là tham quan, có người gọi là điền dã. Gọi bằng gì cũng được, miễn là cho xem nội dung ký sự là xong. Đây là lần thứ ba chúng tôi đến xứ Đức, vừa sinh hoạt vừa trao đổi trong tinh thần nối-vòng-Trăm-Việt với các bạn Đức-Việt của thời đại hoàn-cầu-hoá. Bài ký sự tản mạn này sẽ ghi lại 5 địa điểm mà chúng tôi ghé ngang trong vòng hai tuần lễ: 1. München (dân ngoại gọi là Munich), 2. Stuttgart, 3. Frankfurt, 4. Udenheim và 5. Hannover.

1.     Thành Phố MÜNCHEN  (Munich)

Ra đón chúng tôi tại nhà ga München là anh Phạm Hoàng. Anh Hoàng gốc là một người trí thức đi du học từ miền Bắc ViệtNam. Anh học ngành đạo diễn âm nhạc tại xứ cộng-sản Bulgary (Bảo-gia-lợi) đến năm thứ sáu thì sang Đức tỵ nạn, trước khi tốt nghiệp. Hồi thanh niên, anh đã là sĩ quan cộng-sản làm việc trong một đơn vị nghệ thuật, gọi là đoàn ca múa quân khu 4. Đến năm 1975, anh đi từ miền Bắc vào tiếp thu và cai trị miền Nam ViệtNam trong ủy ban quân quản. Vào Nam, anh thấy rõ thời thế hơn, rồi sau đó giải ngũ, xin học bổng và được nhà nước gửi qua vùng Đông-Âu lên đại học chuyên ngành.

Sống trong bối cảnh dân chủ và tự do ở nước ngoài và khi ý thức được con đường dân-chủ-hoá là sinh lộ cho dân tộc, anh đã quyết định không trở về giúp cho chế độ độc tài. Anh Phạm Hoàng đã trở thành một trong những nhà bất đồng chính kiến với nhà nước cộng sản ViệtNam đầu tiên tại Đông-Âu. Những tờ báo tranh đấu Cánh Én cho dân chủ và nhân quyền được ra đời vào thập niên 1990. Không phải chỉ có thuyền nhân gốc miền Nam chạy tỵ nạn cộng sản mới chống cộng, người gốc miền Bắc cũng chống cộng không kém! Cộng sản là phản thiên nhiên, nên gốc Nam hay gốc Bắc, khi thức tỉnh đều đứng dậy. Không có cảnh độc quyền chống cộng. Hiện anh Hoàng, người Đức-Việt, định cư và lập nghiệp tại thành phố kỹ nghệ xe hơi BMW trong mấy chục năm nay.

Nhà ga xe lửa München Hbf (DB Bahn), đầy xe đạp bên ngoài

Nhà ga xe lửa München Hbf (DB Bahn), đầy xe đạp bên ngoài

Tôi quen anh Phạm Hoàng được 5 năm nay và rất mến trọng anh vì nghĩa khí của anh ta. Năm 2009, anh có ghé San José thăm chúng tôi, nên năm nay chúng tôi đi thăm lại. Có qua có lại mới toại lòng nhau! Anh Hoàng nói với chúng tôi: anh chị đến đây bằng xe lửa, dân Đức rất chuộng xe đạp, nhưng chúng ta sẽ đi thăm hãng làm xe hơi. Xe Bế-Em-Về. ‘Bế-Em-Về’ là trung tâm năng lực (làm ra tiền) cho thành phố München, là niềm tự hào của xứ Đức, và là món hàng hảo hạng mà nhiều người trên thế giới thích sở hữu được một chiếc!

1.1   Hãng Xe BMW

Nghe đến cụm từ ‘bế em về’ là đã thấy hấp dẫn rồi! Nhưng tại sao lại gọi xe BMW là bế em về? Lúc đầu tôi nghĩ: chắc tại chủ nhân có xe hơi BMW sang đẹp thì dễ dàng rước kiều nữ lên xe quá giang, rồi sau đó bế em về nhà lẹ làng. Trật! Bạn tôi giải thích: tên hãng xe BMW, âm đọc theo tiếng Anh là bi-em-đắp-bờ-du, âm đọc theo tiếng Pháp là bê-em-đúp-bờ-lơ-vê, âm đúng của tiếng Đức đọc là bê-em-vê (chữ W phát âm như chữ V), và đến khi phát âm theo tiếng Việt, bà con ta bỏ thêm dấu cho dễ nhớ. Bê-Em-Vê thành ra Bế-Em-Về, công thức theo kiểu toán học như sau:

BMW   >  BMV  >  Bê-Em-Vê  >  Bế-Em-Về

Khuôn viên kỹ nghệ BMW (BMW Group) rất là rộng lớn. Nhóm BMW gồm có 5 nhãn hiệu xe hơi nổi tiếng: BMW, BMW i, BMW M, MINI, Rolls-Royce và xe môtô (motorcycle). Khuôn viên được chia làm bốn khu khác nhau: Khu Tower lo về giấy tờ buôn bán; Khu Museum là bảo tàng viện chưng bày lịch sử trên 90 năm của hãng; Khu Welt là nơi triển lãm các kiểu xe thời thượng; và Khu Werk lo việc sản xuất và chế biến. Hằng năm, hãng BMW cho ra lò 200 ngàn xe hơi và 300 ngàn đầu máy. Hãng xử dụng 9000 nhân công thuộc 50 quốc gia khác nhau.

Khu Tower lo về giấy tờ buôn bán

Khu Tower lo về giấy tờ buôn bán

Vì khuôn viên kỹ nghệ quá rộng, nên chúng tôi chỉ ghé thăm hai khu MuseumWelt mà thôi. Còn hai khu kia, TowerWerk, BMW chỉ lo đếm tiền và làm việc nặng nhọc, có gì đâu mà coi!

Khu triển lãm BMW Welt cho xem gần cả trăm kiểu xe khác nhau. Mới đầu vào còn mê, đụng đâu rờ đấy, xem hoài mơ-huyền (mờ) cả mắt. Nhân viên tiếp thị còn mời lên xe ngồi thử và bảo chụp hình làm kỷ niệm nữa, đủ trò mời mọc. Dân chúng Đức sành tiếng Anh hơn dân chúng Pháp, do đó việc đàm thoại cũng dễ dàng hơn cho khách du lịch từ Hoa-kỳ. Các cô nhân viên tiếp thị của Bế-Em-Về ngọt ngào hết chỗ chê.

Thiệt tình: Bế-Em-Về vừa đẹp vừa sang, vừa khôn vừa ngoan, chỉ tội giá cả hơi cao, nên tôi không thèm để ý. Tới khi dòm kỹ, giá chỉ có 50000 đô mà túi mình chỉ còn có 50 đồng. Thôi đành nuốt nước bọt, dzọt cho thật lẹ!

Kiểu xe Ngheomaham!

Kiểu xe Ngheomaham!

Tuy đã có một chiếc BMW cũ ở nhà mà VT.Thảo thấy kiểu xe mới nào cũng thích rờ, thích mở cửa bước vào, thử xem cho biết. Phần tôi, tôi chịu an phận: tôi chỉ lo thủ chiếc xe Honda Civic cũ rích là đủ, chạy trên cả chục năm rồi. No problemo (không có vấn đề gì hết)! Tôi không thuộc loại ngheomaham (nghèo mà ham). Có một điểm rất đặc biệt về phương tiện giao thông ở xứ Đức. Người Đức rất thực tế, không thua gì người Hoa-kỳ. Không có xe hơi thì đi xe đạp. Không có xe đạp thì đi xe lô-ca-chân.

Chung quanh khuôn viên BMW có rất nhiều xe đạp cho thuê để giúp mọi người tiện dụng trong việc giao thông. Người ta có thể mướn và trả lại xe đạp ở bất cứ chỗ nào, rất tiện lợi cho khách dùng. Xe có gắn chìa khoá điện tử. Ai mướn chỗ nào? địa chỉ ở đâu? trả tiền ra sao? để xe lại ở chỗ nào? đều được kỹ thuật cao giải quyết.

Tuy đã có một chiếc BMW cũ ở nhà mà VT.Thảo thấy kiểu xe mới nào cũng thích rờ, thích mở cửa bước vào, thử xem cho biết. Phần tôi, tôi chịu an phận: tôi chỉ lo thủ chiếc xe Honda Civic cũ rích là đủ, chạy trên cả chục năm rồi. No problemo (không có vấn đề gì hết)! Tôi không thuộc loại ngheomaham (nghèo mà ham). Có một điểm rất đặc biệt về phương tiện giao thông ở xứ Đức. Người Đức rất thực tế, không thua gì người Hoa-kỳ. Không có xe hơi thì đi xe đạp. Không có xe đạp thì đi xe lô-ca-chân.Chung quanh khuôn viên BMW có rất nhiều xe đạp cho thuê để giúp mọi người tiện dụng trong việc giao thông. Người ta có thể mướn và trả lại xe đạp ở bất cứ chỗ nào, rất tiện lợi cho khách dùng. Xe có gắn chìa khoá điện tử. Ai mướn chỗ nào? địa chỉ ở đâu? trả tiền ra sao? để xe lại ở chỗ nào? đều được kỹ thuật cao giải quyết.

Thôi, chào tạm biệt khu kỹ nghệ BMW với câu châm ngôn đã học được:

Bế-Em-Về  <  Bê-Em-Vê  <  BMV  <  BMW

Anh Hoàng và chúng tôi đã đói bụng, hồi sáng đến giờ đi dạo xem xe BMW hết mấy từng lầu. Anh đưa đến một nhà hàng bán thức ăn thuần túy Đức được dân địa phương rất ưa chuộng. Đó là ăn món Schweinshaxe và uống bia. Nhà hàng có vườn cây cao, phủ dày bóng xanh tươi rợp mát. Bàn ghế ngồi ăn sắp đặt ngoài trời trông thật bình dân, thực khách nhộn nhịp có tới cả trăm người. Anh Hoàng đi mua thịt, VT.Thảo đi mua bia và brezel, còn tôi thì ngồi giữ chỗ. Tổ dân chủ tam-đầu-chế phân công, ba nhiệm vụ khác nhau, ai vào việc nấy, chắc chắn có buổi ăn ngon.

Schweinshaxe là món giò heo hầm có lớp da vàng nâu, cứng dòn bên ngoài nhưng bên trong thì thịt vẫn mềm và ướt. Hay là ở chỗ: ngoài dòn rụm và trong mềm rệu. Ngon là ở chỗ: trong ngoài đều thơm phức. Brezel là loại bánh mì nướng cứng, cuốn theo hình vòng nơ thắt nút, có phủ muối hột; nhai vài miếng thì ngon, còn ăn trọn nguyên vòng thì khô ruột. Người Đức ăn thứ nầy thì nốc cả ly cối bia. Anh Hoàng cũng vậy: dáng thì là người Việt, còn ăn uống thì không kém gì một người Đức chính cống. Tôi thì nhỏ con, nên ăn uống giống như mèo liếm! Ăn rất ít nhưng thích ăn ngon. Ăn lấy vị chứ không phải lấy bị mà ăn.

Anh Hoàng nặng gấp đôi tôi mà ăn thì lại gấp ba lần. Tôi ăn chỉ hết một phần ba cái giò heo, còn anh ta làm một hơi, hết sạch dĩa ngon lành. VT.Thảo chỉ ráng hết nửa giò là cùng. Nhớ lời ông tôi dặn hồi còn bé là không nên bỏ mứa mang tội, vì ông nói, hồi năm Ất-Dậu (1945) thiên hạ chết đói cả triệu người ngoài miền Bắc bởi do thiếu thức ăn. Tôi phải róc lấy hết thịt, bỏ xương, gói lại đem về nhà, tối ăn tiếp, nhưng chắc ăn với cơm, chứ không ăn với bánh brezel vì khô quá!

Món Schweinshaxe ăn với bánh mì Brezel trong vườn cây mát mẻ

Món Schweinshaxe ăn với bánh mì Brezel trong vườn cây mát mẻ

Cơm nước xong xuôi rồi thì phải đi bách bộ để giúp cho bộ tiêu hóa làm việc dễ dàng hơn. Thế là chúng tôi lên xe, đi xuống khu downtown (dưới phố) sầm uất. Munich (München) là thủ đô và là thành phố to nhất của bang Bayern. Thành phố có khoảng 1.4 triệu dân số, trong đó độ gần 20 ngàn người-gốc-Việt sinh sống. Đại đa số các thành phố của Đức đều bị tàn phá trong thời kỳ thế chiến thứ hai (1945); và sau chiến tranh thì đường xá, phố phường đều được xây dựng lại và bảo quản, nên các thành phố thường hay có hai khu: Phố Cũ (Old Town) và Phố Mới (New Town).

Khu downtown của MünchenQuảng trường Marienplatz (Marien Square) rất nhộn nhịp. Dân chúng thích thả bộ giữa những lộ đường dành riêng cho khách bộ hành, đi xuyên qua các từng lầu, cũ mới lẫn lộn, tạo thành một bối cảnh sinh động, vừa truyền thống vừa hiện đại (hàng hai, Hình 8). Điển hình là toà nhà Town Hall (toà Thị-sảnh) cũ hơn 100 năm với ngọn tháp cao cổ kính, đối diện với khu siêu thị trẻ trung, trưng đầy mốt mới thời thượng. Dọc đường, dưới gốc cây to, một anh nghệ sĩ hè phố đứng ngây ngơ giả làm tượng đồng bất động, thỉnh thoảng giơ kiếm gỗ hù giật mình các du khách lơ đãng, khiến mọi người chung quanh rộn ràng cười mỉm. Khách tuy giật mình nhưng vẫn tận tình cho tiền thưởng.

Tự nhiên, hình ảnh giữa cũ và mới, giữa chiến tranh và hoà bình, phân chia Đông-Tây, cộng-hoà cộng-sản, nồi da xáo thịt của nước Đức làm tôi liên tưởng đến hoàn cảnh của đất nước ViệtNam. Tại sao chính sự của nước người thì hay đến thế mà của nước ta lại tệ hại đến như vầy? Đã 38 năm trôi qua trong hoà bình mà tại sao nền chính trị của ViệtNam mình vẫn chưa cất đầu lên nổi? Chính sự, chính trị của người thì liên quan chặt chẽ, còn của ta thì ngã rẽ đôi đàng!

Trung tâm downtown của thành phố München

Trung tâm downtown của thành phố München

Kể từ năm 1990, sau 45 năm đất nước bị chia đôi, hai miền đông-tây của nước Đức đã được thống nhất. 23 năm trôi qua, hình ảnh khổ đau của xã hội cộng-sản đã nhạt nhòa trong tâm trí của người dân Đức, nhưng hận thù không cản được bước đường xây dựng của nước Đức thống nhất.

[Ghi chú: Đến nay, sau ngày thống nhất đất nước, hầu như tất cả những người Đức có công ăn việc làm (bất luận Đông hay Tây), ngoài thuế lương bổng và an ninh xã hội, phải đóng thêm cho chính phủ thuế Đoàn Kết (Solidaritätszuschlag). Thuế Đoàn Kết này chỉ dùng để giúp chính phủ lo gầy dựng tái thiết cho phần phía Đông của Đức sau ngày thống nhất đất nước. Đạo luật đóng thuế Đoàn Kết lúc đầu chỉ giới hạn trong hai năm 1991 và 1992, nhưng cho đến nay, dân chúng Đức vẫn còn bị è cổ tiếp tục đóng thuế Đoàn Kết với 5.5% trên số thuế lương bổng của mình].

Nhớ lại năm 2010, nhân dịp kỷ niệm hai mươi năm giật sập bức tường Berlin, tôi đã có dịp ghé thăm trại tù của cộng-sản Đông-Đức ngày trước tại thành phố này (Berlin Stasi Prison). Cô hướng dẫn (tour guide) cho biết là các tay chúa ngục công an cộng-sản đã không bị bắt giữ, mà còn được chính phủ Tây-Đức trọng dụng, cho làm thầy giáo dạy môn tâm lý trong trường học. Lãnh đạo Tây-Đức quá nhân từ, không trả thù anh em. Hay, hay dở, là tùy ở đạo đức lãnh đạo của giới cầm quyền.

Lãnh đạo cộng-sản đã sai lầm, xem quyền lực chính trị là đỉnh điểm tối cao trong mọi mặt sinh hoạt của xã hội. Do đó bộ chính trị được đặt ở vị thế cao nhất thiên hạ và họ tiêu diệt cũng như không cho đảng phái chính trị nào khác ra tranh giành quyền lực với họ. Còn các bộ khác chỉ là thuộc hạ của chính trị bộ. Vì cấu trúc của xã hội cộng sản là mất quân bình, nên toàn hệ thống tổ chức nhà nước của cộng-sản đã không hữu hiệu, lần lượt sụp đổ như Nga-xô và Đông-Âu. Trung-cộng và Việt-cộng cũng đang trên đà tiêu vong.

Thật ra, xã hội còn có nhiều mặt sinh hoạt, quan trọng và đồng đều như nhau. Thí dụ: sinh hoạt văn hóa (văn) tạo ra tình thương, sinh hoạt kinh thương (kinh) tạo ra tiền bạc, sinh hoạt chính trị (chính) tạo ra quyền lực, và sinh hoạt giáo dục (giáo) tạo ra danh giá. Những tổ chức xã hội dân sự (civil society organization) đích thực do dân đứng ra làm chính sự sẽ tạo nên thế quân bình, giúp cho nhà nước hiện thực xã hội tự do và dân chủ một cách hữu hiệu hơn. Các mặt sinh hoạt không phải là chính trị thuộc về sinh hoạt chính sự. Do đó, làm chính trị khác với làm chính sự.

1.2   Chính Trị và Chính Sự

Làm chính trị là những sinh hoạt nhắm tới việc đạt được quyền lực để cai quản đất nước. Quản lý đất nước là nhiệm vụ của nhà nước. Xã hội con người gồm hai phần hỗ tương: nhân dânnhà nước. Làm chính sự là trách nhiệm xã hội của nhân dân để tương tác giúp đỡ cho nhà nước trên con đường xây dựng đất nước. Người công dân càng ý thức đóng góp phần mình trong việc làm chính sự bao nhiêu thì dân tộc đó, đất nước đó càng tiến bộ bấy nhiêu. Thí dụ cụ thể cho ta thấy rõ ràng là công dân của hai nước Pháp và nước Đức.

Nếu ta lập chính đảng và ra tranh cử là đi làm chính trị, vì hy vọng thắng cử sẽ đạt được quyền lực cai trị đất nước. Đi bỏ phiếu là làm chính sự, vì đây là sự việc chính đáng của người công dân. Thấy nhà nước độc tài, hành xử thiếu dân chủ bắt người vô tội, người công dân có trách nhiệm phải đứng lên đòi hỏi nhà cầm quyền, tạo áp lực quốc tế, đem ra công luận thế giới không phải là những hành động chính trị, mà là đang làm chính sự, giúp cho xã hội được dân chủ hơn.

Tóm lại, hễ là con người thì ai cũng cần đến bốn thứ tình-tiền-quyền-danh để sinh tồn, hoặc có nhiều hay ít, hoặc có đều hay không đều, mà xã hội sẽ hiện hữu những mẫu người khác nhau, tùy theo sự lựa chọn về lối sống của con người đó thiên trọng vào mặt sinh hoạt nào. Thiên về quyền là đi làm chính trị, thiên về tình, tiềndanh đều là đi làm chính sự. Giá trị ở đời của làm chính trịlàm chính sự đều quan trọng như nhau. Xã hội quân bình cần hội đủ cả hai mặt sinh hoạt.

Còn một điểm nữa, tôi chưa bàn đến trong quan niệm nhân sinh này. Đó là tâm-thức. Giả sử (assumed) rằng: đã sinh ra trên đời thì ai cũng có cái tâm, tùy theo mình nhận thức được nó có hay không, hoặc giả vừa-có-vừa-không. Trong sự tản mạn này, tôi sẽ không luận về tâm-thức, nhân-ý, chữ tâm, vì chúng trừu tượng và mang tính triết lý, mà có vẻ chơi chữ nên không cần thiết cho một bài ký sự về du lịch, tuy nhiên cũng phải lướt sơ qua vì sẽ thiếu nếu không có. Nếu không có chữ tâm làm cột trụ thì chính sự sẽ thành tà sự, và chính trị sẽ thành tà trị. Cộng-sản vì thiếu tâm nên làm tà trị và biết bao chuyện tà sự đã xảy ra trong xã hội cộng-sản bất ổn.   

Thỉnh thoảng các bạn thấy hai từ kép mà tôi thường dùng trong bài: Trung-cộngViệt-cộng. Có bạn đọc đã góp ý kiến xây dựng là đừng gọi như vậy, nghe nặng nề và thiếu ngoại giao quá! Xin cảm ơn bạn đã góp ý. Tôi thấy không có nặng nề hay nhẹ nhàng mà chỉ có dài hay ngắn mà thôi! Ý tôi như thế này: Trung-cộng là giới lãnh đạo của Cộng hoà Nhân dân Trung-quốc, hay đảng-viên của đảng cộng-sản Trung-Hoa. Việt-cộng là giới lãnh đạo của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa ViệtNam, hay đảng-viên của đảng cộng-sản ViệtNam.

Từ Trung-cộngViệt-cộng chỉ là những chữ viết tắt, ngắn gọn, không hàm ý mỉa mai. Còn bàn về bản chất của Trung-cộngViệt-cộng thì họ chỉ là độc đảng và là thiểu số cầm quyền độc tài của hai quốc gia Trung-Hoa và ViệtNam, như chính họ đã tự nhận độc quyền trong các bản hiến pháp, cũng do chính họ viết ra mà không có sự đồng thuận của nhân dân. Đây chính là tà trị! Chỉ số về bắt người tùy tiện ở Trung-quốc và ViệtNam đứng hàng số một và số hai, một cách tương sánh, trong hai trăm xứ trên thế giới theo các cơ quan thẩm định tự do báo chí của quốc tế.

Ngay cả người Việt khi đã đi/chạy ra khỏi xứ ngoài, không còn trong vòng kềm tỏa của bạo lực cộng-sản vẫn bị những mưu kế hãm hại của Việt-cộng bám theo. Đó chính là tà sự! Lấy thí dụ, nhà nước đánh đồng gọi chung người Việt tại hải ngoại là Việt-kiều, với nghĩa chung chung là người Việt sinh sống ở hải ngoại. Nghĩa lý của từ-kép Việt-kiều chỉ đúng với một thiểu số của cán bộ ngoại giao, những người đi làm lao động thợ khách theo khế ước và du học sinh; nhưng rất trật với đa số những người dân đã chạy nạn, từ bỏ chế độ cộng-sản dưới hình thức tỵ nạn chính trị hay tỵ nạn kinh tế. Tôi dám khẳng định rằng, chạy nạn kinh tế cũng bắt nguồn từ chế độ chính trị vô minh mà ra.

Phần lớn những người tỵ nạn, sau bao năm vất vả ở xứ người, nay đã thiết lập được cuộc sống mới với gia đình hạnh phúc, ăn nên làm ra, con cái học hành tiến bộ, và nhận những quốc gia đã cưu mang mình là quê hương thứ hai. Gia đình người-gốc-Việt đã phải cật lực xây dựng tự tạo, đóng thuế đầy đủ cho đến chết, bỏ phiếu chọn người lãnh đạo xứng đáng, và hãnh diện cầm sổ thông hành (passport) của một xứ tự do, không phải là của ViệtNam. Đó là làm chính sự.  Còn Việt-cộng gộp chung mọi người lại làm Việt-kiều với ý đồ lợi dụng, chỉ để dễ moi tiền vì đồng tiền liền với khúc ruột, và Việt-kiều chính là khúc ruột ngàn dặm; đấy là tạo tà sự!

 1.3   Nhóm 008

Đa số người-gốc-Việt ở Đức, Pháp, Mỹ, Úc, Canada là công dân của các xứ sở dân chủ và tự do, không còn ràng buộc bởi luật lệ rừng (bắt người tùy tiện, xử người tùy thích) của Việt-cộng. Tôi rất hân hạnh được làm quen và kết thân tình với Nhóm 008, là những công dân Đức-Việt, người Đức-gốc-Việt. Nhóm 008 đang làm chính sự tại thành phố München. Còn chúng tôi là công dân Mỹ-Việt, người Mỹ-gốc-Việt: có lý có tình. Hợp lý vì chúng tôi được quyền chọn lựa người lãnh đạo đất nước Hoa-kỳ. Và hợp tình vì chúng tôi vẫn chan hoà tràn đầy tình cảm với quê hương, dân tộc và tổ quốc ViệtNam mến yêu trong lòng mình.

Nhóm 008 ủng hộ ngày tuyệt thực thứ 37 của Điếu Cày Nguyễn Văn Hải [Nguồn: FB Bùi Lộc, 1August2013]

Nhóm 008 ủng hộ ngày tuyệt thực thứ 37 của Điếu Cày Nguyễn Văn Hải
[Nguồn: FB Bùi Lộc, 1August2013]

Xin tiết lộ cho các bạn Mỹ-Việt khác được biết. Hai kỳ bầu tổng thống vừa qua, chúng tôi bầu cho ông Obama làm tổng thống của chúng tôi. Ổng vừa đen (coi hình ổng đi), vừa trẻ (dưới 50 tuổi khi nhậm chức), vừa lai (cha đen mẹ trắng), vừa không phải là người Mỹ chính cống (cha gốc người Kenya), nhưng ổng thân dân. Chúng tôi không phải là đảng viên của đảng Dân-Chủ hay Cộng-Hoà ở Mỹ, mà cũng chưa thích vô đảng nào, chúng tôi hiện chỉ là chánh thường dân và luôn ủng hộ cho chế độ đa đảng, bất cứ ở đâu.Tôi biết, có nhiều bạn Mỹ-Việt theo đảng Cộng-Hoà không thích Obama vì sách lược của ông tađối với Việt-cộng chưa thích hợp với đầu óc suy nghĩ của các bạn ấy. Theo đảng Dân-Chủ thì cũng vậy, bạn ơi! Thỉnh thoảng, cần phải vượt qua sự hạn hẹp của đảng tính. Bạn có biết không: quyền lực hành-pháp của tổng thống Mỹ cũng bị giới hạn bởi hiến pháp; nếu bạn muốn thay đổi thì hãy ráng lên, cố ảnh hưởng quyền lập-pháp với hạ-viện và thượng-viện trong quốc hội, như một công tác làm chính sự, qua các tổ chức xã hội dân sự. Đừng ngồi đó mà rủa Obama, vị tổng thống da đen đầu tiên của xứ Mỹ chúng ta. Rủa không hay! Nếu bạn có ngon, ra làm chính trị, ra tranh cử đi! Chỉ có bạn cấm cản bạn, chứ đâu có ai cấm các bạn. Hay bạn chỉ khoái gia nhập lực lượng NATO (No-Action-Talk-Only, chỉ nói thôi chứ không làm), đợi ăn tiền an sinh khi về già!

Chúng tôi thích Nhóm 008, vì họ đang làm chính sự. Anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị Việt-cộng tùy tiện bắt ở ViệtNam thì Nhóm 008 ra khu Marienplatz (công viên Marien) dưới phố München, ngồi tọa thiền ngay trước cửa Nhà Thị-chính (Town Hall), không nói năng gì hết, gây chú ý cho thiên hạ. Sống ở xứ tự do, tự do thiệt! Ngậm miệng không nói thì khỏi bị ai bắt, mà dù có hở miệng ra giảng thuyết thì cũng không ai dám siết cổ mình. Khác với VN một trời một vực.

Nhóm 008 cứ ngồi ỳ ra đó mà cầm hình anh Điếu Cày ngay giữa chợ. Không cần đông, chỉ có bát tiên là đủ ăn tiền. 8 vị tiên = 4 nam + 4 nữ là rộn đám rồi! Thiên hạ đông đảo đi ngang qua thấy lạ, đứng lại hỏi, thì nhóm đã có người sẵn, đứng ra giải thích. Phải cho dân Đức và lãnh đạo nước Đức biết việc làm tà trị của cộng-sản ViệtNam.  Làm chính sự như Nhóm 008 là bày tỏ sự việc chính đáng của người công dân có trách nhiệm là như vậy. Đây là lối sống của người công dân Đức-Việt, với hai vai: bổn phận với nước Đức và ý thức với đất Việt.

Ngồi hoài thì mỏi mông, cả nhóm đứng dậy đi vài vòng, không la cũng không nói, hễ có ai hỏi thì đã có người khác trả lời và tặng tờ rơi (flyer) để giải thích. Tôi hơi thắc mắc điểm này. Tại sao đặt tên nhóm là Nhóm 008, tôi hỏi. Có bạn trả lời: chúng tôi có 8 người cả thảy. Nhưng sao trong cuộc biểu tình tôi thấy các bạn có hơn cả chục mạng? hay các bạn muốn làm đồng nghiệp với điệp viên 007 (James Bond)!

Chúng tôi thăm toà nhà Town Hall của München vào tháng bảy vừa qua, và tháng tám thì Nhóm 008 du thuyết (vừa đi vừa thuyết) cho dân Đức địa phương biết chuyện Điếu Cày tại đây, nên địa điểm này gây ấn tượng tốt đẹp và sâu đậm đối với chúng tôi.

Các bạn trong Nhóm 008 còn cho biết thêm nhiều việc làm chính sự khác của nhóm trong quá khứ, như đi biểu tình cho HS-TS-VN (Hoàng Sa – Trường Sa – ViệtNam), để chống lại chính sách bá quyền của Trung-cộng, tấn chiếm Biển Đông-Nam-Á. Các cuộc biểu tình lên đến hằng mấy trăm người trong các năm 2011 và 2012. Đặc biệt nhất là trong khi đi biểu tình, dân Đức Việt ở München đã không treo cờ nào hết, cờ vàng lẫn cờ đỏ, cờ vàng của cộng-hoà và cờ đỏ của cộng-sản.

Có thật vậy không? Sao các bạn gan cùng mình vậy? Tôi biết các bạn sống trong bối cảnh ở Đức khác với chúng tôi sống ở Mỹ, mặc dù hai xứ Đức và Mỹ đều là tự do và dân chủ. Nhưng hoàn cảnh bên ngoài, tuy ảnh hưởng nặng nề trên cuộc sống của chúng ta, vẫn không thể thay thế được

Tôi biết các bạn sống trong bối cảnh ở Đức khác với chúng tôi sống ở Mỹ, mặc dù hai xứ Đức và Mỹ đều là tự do và dân chủ. Nhưng hoàn cảnh bên ngoài, tuy ảnh hưởng nặng nề trên cuộc sống của chúng ta, vẫn không thể thay thế được lương tâm và ý chí bên trong. Tôi muốn nghe các bạn lý giải tại sao không chịu treo cờ?

1.4   Cờ Vàng và Cờ Đỏ : Không Treo Cờ Nào Hết!

Đồng bào Đức-Việt biểu tình trong ngày HS-TS-VN tại München

Đồng bào Đức-Việt biểu tình trong ngày HS-TS-VN tại München

[http://tapchihuongviet.eu/index.php/tin-tc-c/c-vit/4578-chum-nh-biu-tinh-ti-muenchen-phn-i-chinh]

Trong sáu bức hình, tôi không tìm thấy bất cứ một lá cờ nào của đồng bào Đức-Việt khi đi biểu tình Hoàng Sa – Trường Sa – ViệtNam tại München. Tuyệt đại đa số những vị tham gia sinh hoạt biểu tình là công dân Đức (hay Đức-Việt), hoặc ngay cả công dân của ViệtNam (sinh viên du học, nhân công lao động, tức là Việt-kiều), nói chung là dân chúng (có người gọi là nhân dân) đã biểu lộ tình cảm của mình đối lại sách lược của Trung-cộng trong vấn nạn Biển Đông-Nam-Á. Sách lược Trung-cộng là sản phẩm của giới lãnh đạo cộng-sản, chưa chắc thể hiện ước vọng của toàn thể nhân dân Trung-quốc. Tôi đã định nghĩa rõ ràng ở phần trên: Trung-cộng là giới lãnh đạo, đảng viên cộng-sản; họ chỉ là một nhóm người thiểu số đang nắm quyền độc tài trong tay và bất chấp nguyện vọng hoà bình của đại đa số người dân Trung-quốc.

[Xem vidéo  http://www.youtube.com/watch?v=FLLMt0tfBsg]

Nhân dân ViệtNam đi biểu tình chống Trung-cộng không có nghĩa là chống lại nhân dân Trung-quốc, mà chính là bày tỏ phản ứng của mình chống lại chính sách hung hãn của giới lãnh đạo cộng-sản đối với lân bang. Những vị đi biểu tình là một phần nhỏ của nhân dân ViệtNam, bao gồm công dân Đức-Việt và cả Việt-kiều đang sinh sống làm ăn tại Đức. Công dân Đức-Việt gồm đủ cả những bạn người Việt ra đi từ miền Nam sống trong chế độ cộng-hoà và những bạn người Việt ra đi từ miền Bắc sống dưới chế độ cộng-sản. Ban tổ chức Nhóm 008 đã thể hiện một cách trung thực và quang minh chính đại cho một phần nhỏ của nhân dân ViệtNam về một ngày cho tổ quốc ViệtNam. Có bạn đã gửi cho tôi xem đoạn video tape từ youtube về ngày này.

Theo video tape trên youtube, tôi thấy cả đoàn mấy trăm người biểu tình, hô to câu Hoàng Sa–Trường Sa–ViệtNam và cất tiếng vang ca Đáp lời sông núi, anh em ta đáp lời sông núi! Tổ quốc lâm nguy, xương máu này ta nguyện hiến dâng! theo bài hát của nhạc sĩ Trúc Hồ. (Nhạc và lời của bài này nghe được lắm. Bạn có thể lên internet vô trang dưới đây để nghe hoặc tải xuống:

http://download.chiasenhac.com/mp3/vietnam/v-pop/dap-loi-song-nui~hop-ca asia~1038801_download.html ).

Cũng trên màn ảnh của youtube, tôi lại thấy nhiều diễn giả lên trình bày, đủ thứ tiếng: Việt, Pháp, Anh và Đức (thiếu tiếng Tàu!) giải thích cho dân chúng München hiểu rõ tình hình ViệtNam và tính hung hãn của Trung-cộng. Diễn giả nói tiếng Pháp đúng là anh André Hồ Cương Quyết (André Menras), một người Pháp chính cống đã theo Việt-cộng trước 1975 và vào quốc tịch ViệtNam sau 1975. Tôi chưa có dịp gặp mặt hoặc trò chuyện cùng ông này bao giờ.

Một số người Việt gốc cộng-hoà đã không có cảm tình với ông tây này, vì ổng đã làm lợi cho cộng-sản trước đây. Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ. Chịu thôi! Còn bây giờ anh ta thức tỉnh, đứng lên chống lại sách lược bất nhân của giới lãnh đạo thì tại sao chúng ta không ủng hộ việc làm đó, khi hành động chống lại giới lãnh đạo cộng-sản phù hợp với tâm trạng mình và hiện trạng ViệtNam? Ô! có bạn dặn dò: coi chừng Việt-cộng chơi trò ‘địch-vận’ (giả đò theo phe mình để sau đó xỏ mủi ta). Ồ! cũng có bạn khác trả lời: cái lợi của sự dặn dò một cách tiêu cực là để không làm gì cả, giấu đi tuổi con thỏ nhát của mình. Thưa các bạn, tôi lắng nghe cả hai đường thuận-nghịch, và tôi xem kỹ hành sự của cả hai phe để còn thẩm định.

Đặc biệt nhất là trong toàn cuộc biểu tình không một lá cờ (cờ vàng, cờ đỏ, cờ Đức) cầm trên tay của bất cứ một người tham dự nào. Việc treo hay phất cờ đỏ, theo vài người bạn của tôi, cũng là chuyện không thể hay không cần bàn luận ở đây, bất-khả-tư-nghì!

Để tôi bạo gan bàn luận thử coi. Bàn hay không bàn tùy theo bạn đứng ở đâu. Bạn còn nhớ về câu danh ngôn của nhà tư tưởng Voltaire mà tôi đã nêu ra trong Hồi Một: Thăm Nước Pháp không? Xin nhắc lại như vầy: I do not agree with what you have to say, but I’ll defend to the death your right to say it (tôi không đồng ý với điều gì anh nói, nhưng tôi quyết bảo vệ cho đến chết quyền được nói của anh). Chỉ có đảng cộng sản độc tài đương thời là muốn độc quyền ăn nói, không cho ai nói khác, còn ai nói chuyện ngược lại là có chuyện lớn. Ở tù dễ như chơi.

Hiện giờ bạn muốn đứng ở đâu để bàn? Trong hay ngoài đất nước ViệtNam? Nếu đang ở trong nước thì ‘I can You’ (tôi khuyên can anh), công an nó dòm ngó đầy đường. Còn ở ngoài nước thì tha hồ bàn, nhất là đang sống ở những xứ tự do và dân chủ. NHƯNG … ở Mỹ: bàn thì được, chớ có khờ mà treo cờ đỏ. Cờ đỏ để cho đại sứ quán Việt-cộng treo mà thôi. Người Việt ở Mỹ, đa số là nạn nhân cộng sản, thù hận vẫn chưa nguôi, lỗi tại giới lãnh đạo ViệtNam còn xấc xược nhiều, chưa chịu sửa tánh. Nếu bạn có lỡ cầm cờ đỏ, rồi sau đấy bị ai đó quấy nhiễu bằng chưởi bới, hay đụng chạm tới thân xác của bạn, thì hãy gọi ngay số 911 (nai-quaan-quaan) để nhờ cảnh sát can thiệp. Chớ có gọi tôi, vì tôi chạy đến đứng coi bên lề, cũng không kịp bằng cảnh sát Mỹ nhúng tay vào. Nhưng ở Đức thì lại khác vì hiện trạng và sự nhận thức có khác.

Nhóm 008München nhận thức khác. Gốc Nam hay gốc Bắc đều là nạn nhân chung của chế độ cộng-sản độc tài toàn trị. Nhân dân đứng lên chống lại giới lãnh đạo là điểm chánh, còn cầm cây cờ chỉ là điểm phụ. Chánh hay phụ là do hoàn cảnh chủ quan của người cầm cờ. Cầm cờ đỏ thì ngại chúng chửi, phất cờ vàng thì sợ bà con không theo. Thôi thì tạm không cầm cờ nào hết, để tụ lực giữa hai thành phần của nhân dân hầu chống lại giới lãnh đạo Trung-cộng và Việt-cộng.

Nhưng (lại nhưng nữa)! Đồng bào Việtnam ở Frankfurt, BerlinHamburg lại suy nghĩ khác với dân ở München. Dân xứ Đức là dân chủ và tự do mà! Họ cầm hết cả hai cờ.

1.5   Cờ Đỏ và Cờ Vàng : Nên Treo Cờ Nào?

Tại Đức, đã xảy ra nhiều cuộc biểu tình chống Trung-cộng có chứa đủ cả hai loại cờ vàngcờ đỏ (Hình 12) do người-gốc-Việt xướng xuất. Cờ vàng của ViệtNam cộng-hoà (nền vàng ba sọc đỏ) và cờ đỏ của ViệtNam cộng-sản (nền đỏ ngôi sao vàng).

Biểu tình chống Tàu trước Lãnh sự quán Trung-cộng ở Hamburg, 16.07.2011 – Ảnh: Gocomay

Biểu tình chống Tàu trước Lãnh sự quán Trung-cộng ở Hamburg, 16.07.2011 – Ảnh: Gocomay


http://old.danchimviet.info/archives/38981/c%E1%BB%9D-vang-va-c%E1%BB%9D-d%E1%BB%8F-d%E1%BB%A9ng-c%E1%BA%A1nh-nhau-trong-cu%E1%BB%99c-bi%E1%BB%83u-tinh-ch%E1%BB%91ng-tq-t%E1%BA%A1i-hamburg/2011/07

Cờ vàng cờ đỏ, nhắc nhở tôi nhớ lại một chuyện xa xưa, thật là xưa, cả ngàn năm về trước. Đọc ViệtSử tôi còn nhớ rõ, sau 150 năm bị Tàu đô hộ lần thứ nhất (-111 đến năm 39); Hai Bà

Trưng, con cháu của Hùng Vương đã nổi dậy khởi nghĩa để đánh đuổi giặc Hán ngoại xâm: đầu voi phất ngọn cờ vàng. Cờ vàng là biểu hiệu của hai Bà. Cờ vàng là lá cờ đầu tiên của tộc Việt chống lại bạo quyền Hán. Hai trong nhiều vụ tôi nhớ đến, khi đọc sử về Hai Bà. Việc đầu là dòng họ, việc sau là màu lá cờ, và còn nhiều vụ khác nữa như tập hợp (hay chiến thắng) được 65 thành, chế tạo kiểu thành như ổ kén, thù nhà nợ nước … Tôi bàn luận tản mạn chỉ hai việc đầu tiên mà thôi.

Việc thứ nhất là về dòng họ của Hai Bà. Có phải Hai Bà là họ Trưng hay không? Tại sao bây giờ không còn ai họ Trưng nữa? Độc-giả nào tìm được thân hữu, người Việt hay cả người Tàu, có họ Trưng thì tôi sẽ xin hậu tạ. Tôi ước gì Hai Bà là họ Trương. Phải chi Hai Bà có họ Trương và  hậu duệ như nông dân khăn vàng Trương Giác đã nổi dậy vào cuối đời Nhà Hậu-Hán thì đỡ quá! TrưngTrương phát âm gần nhau lắm. Họ Trưng thêm nguyên âm ơ nữa thì thành Trương khiến tôi có thể ăn ké được (thấy nhà sang bắt quàng làm họ). Nếu không được làm con cháu của Hai Bà Trương thì tôi sẽ làm con cháu của Trương Chi – Mỵ Nương dưới thời Hùng Vương cũng xong! Tuy xấu xí mà có người mê tiếng sáo là ngon lành rồi.

Việc thứ nhì về Hai Bà là vụ màu cờ. Tại sao lại dùng cờ màu vàng, mà không màu khác? Tôi đã nghe và đọc sự giải thích về lá cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH do cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy dạy bảo. Lý luận của giáo sư thật chặt chẽ và rất hữu ích cho người cộng-hoà, nhưng vẫn chỉ là vấn đề hiện đại của lịch sử (contemporary issue) vì chỉ hiện hữu mới có khoảng một trăm năm nay mà chưa vươn tới nguồn gốc, ý nghĩatruyền thống dân tộc xuyên suốt qua bao ngàn năm.

Tôi nghĩ thật nhanh và chủ quan theo mô thức lý luận (logic model) về cờ vàng của Hai Bà như thế này: Hai Bà đã dùng màu vàng tượng trưng cho nền văn minh nông nghiệp, màu vàng của lúa chín đầy đồng. Nông dân ưa chọn màu vàng. Hai Bà đã không dùng cờ đỏ vì nó tượng trưng cho nền văn minh du mục, màu đỏ là máu của con thú bị thợ săn bắn giết. Thợ săn ưa chọn màu đỏ. Các thời đại Châu-Tần-Hán của đế quốc Tàu sính chuộng màu đỏ và thích dùng cờ đỏ.

Hồi xưa, Bà Ngoại tôi mắt kém lắm, không đọc sách báo được. Trong khoảng thập niên 1950, tôi không nhớ rõ chính xác năm nào, cứ mỗi đầu tuần là bà dặn Dì Năm tôi đi mua truyện Tàu của nhà xuất bản Tín-Đức Thư Xã phát hành về đọc. Ai đọc? Tôi chứ còn ai nữa! Buổi trưa hè, bà hay nằm trên võng rồi bắt tôi ngồi trên ván gõ mà đọc. Tôi ức lắm vì không được chạy xuống ga xe lửa Hòa-Hưng để đá banh với đám tụi bạn cùng xóm. Ngày xưa thì tôi bực tức vì đã bị bà bắt đọc truyện mà không cho chạy đi chơi giữa trời chang nắng. Giờ nghĩ lại thật cảm ơn bà, vì nhờ vậy mà tôi biết được khá nhiều truyện Tàu. Đủ thứ truyện tôi đọc qua: từ Phong Thần đến Đông Châu Liệt Quốc, rồi Tam Quốc Chí đến Tây Du Ký, rồi Thuyết Đường Diễn Nghĩa, vân vân.

Hai Bà Trưng phất ngọn cờ vàng ở phương Nam vào thời trung-đại Nhà Hán. Sau đó có phong trào nông dân của Trương Giác, cũng chít khăn vàng (bị Hán-chế gọi là giặc khăn vàng, nổi dậy ở phương Bắc vào thời hậu-đại Nhà Hán. Có ai đã thấy được sự liên hệ giữa Nam (Việt)-Bắc (Tàu) trong bối cảnh nền văn minh nông nghiệp đã bị lãnh đạo du mục tiêu diệt trên đất trung-nguyên? Có ai biết: đám anh em kết nghĩa Lưu (Bị)-Quan(Công)-Trương(Phi) trong truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa rất thiển cận, đã giúp Đổng Trác tiêu diệt nông dân cờ vàng Trương Giác. Nhất là anh chàng Khổng Minh đã đốt phá nhiều trống đồng Lạc-Việt và ba hoa, đánh đâu có lại Mạnh Hoạch (lãnh tụ Điền-Việt ở phương Nam) đến 7 bận. Tôi đã trình bày với bạn rồi mà! Tôi đã ngốn ba cái “truyện Tàu” này vào thời tiểu học và còn nhớ dai lắm!

Để có dịp tôi sẽ kể bạn nghe về dây truyền thống giữa Trưng Trắc–Trưng Nhị ở miền Trung (vào năm 39), Trương Giác ở miền Bắc (vào năm 184), và Khu Liên ở miền Nam (vào năm 192) trong lịch sử châu Á. Khu Liên là lãnh tụ của xứ Lâm-Ấp, tiền thân của xứ Champa sau này. Truyện khó tin nhưng có thật, vì đã quá lâu đời nên nhiều người quên, và tùy theo mình có học đúng hay không! Nhìn rộng và sâu như vậy thì mới thấy hết cái hay của geopolitics (điạ chính trị).

Một số bạn của tôi, tuy khoái nghe truyện Tàu, nhưng hay cự tôi là sao cứ trích hoặc dẫn dụ truyện Tàu trong bài viết của mình. Thưa các bạn đọc thân mến, tiền nhân ta ngày xưa (vào đời Lý-Trần-Lê đều nhắc nhở đến các mẩu chuyện xưa dính líu đến sử Tàu) thường hay dặn dò cháu con phải làu thông cả sử Ta lẫn sử Tàu. Rất dễ hiểu, vì nhiều vùng đất trung-nguyên là của Ta đã bị Tàu đánh chiếm. Ta phải kể chuyện Tàu, nhấn mạnh loại dã sửdân sử, khác với loại chính sử hay quan sử của các đời vua chúa Tàu thống trị. Chúng ta cần làu thông loại cổ sử của Bách-ViệtLạc-Việt, trước cả các thời kỳ Châu-Tần-Hán của Tàu qua những chứng cứ khoa học hiện đại như DNA, anthropocene, ngôn ngữ học, hải dương học, điạ chính trị (geopolitics) thì mới vững vàng về vấn đề nguồn gốc. Tôi bảo đảm với bạn là càng nghe bạn càng mê thích! Vô-tri-thì-bất-mộ; nói theo tiếng Anh là: try it, you will like it!

Chúng ta phải kể truyện Tàu và truyện Ta, nhất là truyện Hoàng Sa – Trường Sa là của ViệtNam chúng ta. Nói hoài, kể hoài và đi biểu tình dài dài để tạo sức ép cho tới chừng nào lấy lại đất và nước mới thôi. Ai ngại thì xin đứng bên ngoài, đừng chép miệng thở dài, nhưng nhớ chớ có làm trở ngại công việc đại nghĩa chính sự (trách nhiệm công dân) của người khác. Trở lại các bức hình, tôi thấy một điểm lạ: dân Đức-Việt đi biểu tình HS-TS-VN mà có đủ cả hai loại cờ vàngcờ đỏ cộng thêm một cây cờ Đức. Mấy bạn Mỹ-Việt, Pháp-Việt, Úc-ViệtCa-Việt nghĩ sao về mấy ông bạn Đức-Việt của chúng ta?

la 12Cầm cờ vàng mà chống Trung-cộng thì dễ dàng vì hai bên đã là đối thủ (đã hải chiến với nhau năm 1974). Cầm cờ đỏ mà chống Trung-cộng thì mới khó, vì giới lãnh đạo Tàu sẽ hỏi lãnh đạo Việt-cộng tại sao dám để cho nhân dân ViệtNam chống lại chúng? Trong xứ ViệtNam, đi biểu tình HS-TS-VN dù cầm cờ đỏ để chống Trung-cộng đều bị công an Việt-cộng hốt hết. Năm trước, có hai mẹ con công dân Đức-Việt về Hà Nội biểu tình chống Trung-cộng cũng bị tống lên xe luôn, nhưng công an Việt-cộng không dám giữ họ lâu, phải thả về Đức vì họ là dân ngoại quốc, dân Đức-Việt, không phải là Việt-kiều (theo lời kể của bạn SL). Về Đức thì lại tiếp tục phất cờ đỏ đi biểu tình chống Trung-cộng tiếp. Đại sứ quán Việt-cộng ở Đức tức lắm, nhưng không làm gì được. Đại sứ quán Trung-cộng còn tức

hơn nữa vì bị dân Việt phơi bày sự thật trước công luận quốc tế. Có luôn cả hai loại cờ vàngcờ đỏ trong cuộc biểu tình HS-TS-VN, đồng nghĩa với hai cú đấm liên tiếp vào chính sách bá quyền Trung-cộng. Lần sau biểu tình nếu có thêm các bạn thuộc dân tộc khác cầm cờ Trung-quốc, Mỹ-quốc, Liên-Âu thì Trung-cộng khó chối cãi. Sự tự do lựa chọn của người dân không cần phải theo đuôi chính sách của nhà nước.

Giới lãnh đạo Việt-cộng mánh lắm. Họ là vua xài thuật gây mâu thuẫn. Cứ khuếch đại sự thù hận nội tại và ganh ghét giữa dân cộng-hoà-gốc-Nam (cờ vàng) và dân cộng-sản-gốc-Bắc (cờ đỏ), thì nhân dân sẽ không thể tụ lực một cách hữu hiệu để chống lại giới cầm quyền cộng-sản.

Cũng vào hai năm trước (2011), trước toà tổng lãnh sự Trung-cộng tại thành phố San Francisco ở Mỹ, đã có hơn một chục em sinh viên du học cầm cờ đỏ biểu tình chống chính sách xâm lược HS-TS-VN (http://www.youtube.com/watch?v=5fPvOt-TH_I). Một ông gốc cộng-hoà miền Nam đứng lại xem một hồi, rồi mắng mấy em là Việt-cộng, xong bỏ đi, chắc vì thấy mấy em cầm cờ đỏ, không hợp với ông ta (theo lời kể của em NTA). Giá mà ông cộng-hòa Mỹ-Việt này có dịp qua Berlin (xứ Đức), Warszawa (xứ Ba-lan) hay Praha (xứ Tiệp) và thấy thiên hạ cầm cờ đỏ chống Trung-cộng và gây khó khăn cho đại diện Việt-cộng tại điạ phương thì ông ta bị tẩu-hoả- nhập-ma liền. Sự tức giận dễ làm cho con người trở thành vô minh một cách đột xuất.

Năm rồi (2012) khi đi thăm Bangkok, tôi đã gặp em 00Rành là người đi dán truyền đơn HS-TS-VN trên mấy cái cột đèn ở ViệtNam mấy năm trước đó. Em bị công an Việt-cộng bắt bỏ tù nhiều năm, nên sau đó em trốn lánh qua Thái-Lan và đang chờ đợi định cư ở Mỹ. 00Rành tâm tình với tôi: Việt-cộng không có mạnh như mình tưởng; nó vẫn còn đè đầu cưỡi cổ dân lành chỉ vì chúng ta còn quá yếu. Chúng ta, nhất là một số người chống cộng ở hải ngoại thuộc loại ‘trùm-chăn-hô-khẩu-hiệu’ chỉ chú ý đến màu mè thỏa mãn tâm lý bề ngoài mà quên đi thực chất bên trong, chỉ thấy cái lý cần thiết của chống cộng mà quên đi cái sự đầy đủ của dân-chủ-hoá đất nước. Em 00Rành xứng tuổi em tôi, nhưng đáng là bậc thầy về chính sự cho tôi. Chừng nào em qua định cư bên Mỹ, tôi sẽ lắng nghe theo em để hành sự tiếp.

Tôi chân thành cảm ơn Nhóm 008 và các bạn Đức-Việt đã cung cấp tài liệu và trình bày phong thái sinh hoạt chính sự của các bạn đối với quốc nạn HS-TS-VN. Đi du lịch thấy được cảnh vật lạ là chuyện thường, biết được cách suy nghĩ và hành xử của các bạn như không treo bất cứ cờ nào hoặc treo đủ loại cờ để lật tẩy Trung-cộngViệt-cộng một cách bất bạo động thì đúng là bài học quý giá. không đều là phương tiện, hoà xướng mới là tiêu đích.

© Trương Như Thường

© Đàn Chim Việt

3 Phản hồi cho “Con đường Liên-Âu: thâu cả châu về một mối [1]”

  1. Lại Mạnh Cường says:

    Viết du ký sau lần thăm viếng đầu tiên nước Đức như ri là giỏi, tôi xin có lời ngợi khen tác giả.
    Tg chị khó nghiên cứu kỹ trước, nên nắm bắt được nhiều điều hay, nhất là ưu điểm của Đức.
    Rất tiếc tác giả sa đà vào chính sự, nên không để ý đến nhưng đặc điểm nổi trội nơi minh đi qua

    1/
    Sân vận động làm nơi tố chức thế vận hội Munich mùa hè 1972 rất hiện đại, năm cách kô xa với trụ sở ‘Bế-Em-Về’. Rất tiếc khùng bố lợi dụng cơ hội gây thảm hoạ.

    wikipedia:
    Thảm sát Munich là tên gọi thường được gán cho vụ tấn công xảy ra tại Olympics mùa hè năm 1972 ở Munich, Bavaria, phía nam Tây Đức, khi 11 thành viên đội tuyển Olympic Israel bị bắt làm con tin và cuối cùng bị giết hại, cùng với một sỹ quan Đức, bởi nhóm tháng Chín Đen Palestine. Ngay sau khi cuộc khủng hoảng diễn ra, những kẻ bắt con tin đã yêu cầu thả 234 tù nhân bị giam giữ trong các nhà tù tại Israel, và thả những người sáng lập (Andreas Baader và Ulrike Meinhof) phái Hồng quân Đức, những người bị giam giữ trong nhà tù của Đức. Tháng 9 Đen gọi chiến dịch này là “Ikrit và Biram”, theo tên hai ngôi làng Thiên chúa giáo Palestine nơi những cư dân đã bị trục xuất bởi Haganah năm 1948.

    Rõ ràng những kẻ tấn công đã được sự hỗ trợ hậu cần của những kẻ phát xít mới ở Đức.[10] Năm trong tám thành viên tháng 9 Đen đã bị cảnh sát tiêu diệt trong nỗ lực giải cứu. Ba tên còn sống bị bắt giữ, nhưng sau này đã được Tây Đức thả ra sau khi tháng Chín Đen cướp một chiếc máy bay chở khách của Lufthansa. Israel phản ứng với việc những tên giết người được thả bằng cách tung ra chiến dịch mùa xuân tuổi trẻ và chiến dịch sự phẫn nộ của Chúa trời, trong đó tình báo và các lực lượng đặc biệt của Israel đã theo dõi và tiêu diệt một cách có hệ thống những người Palestine bị nghi có liên quan tới vụ thảm sát.
    (…)
    Tờ báo Đức Der Spiegel đã viết một câu chuyện trang đầu trong năm 2012 rằng chính quyền Đức đã nhận được một lời cảnh báo từ một nguồn tin Palestine ở Beirut ba tuần trước vụ thảm sát. Nguồn tin nói với Đức rằng người Palestine đang lập kế hoạch cho một “vụ việc” tại Olympic và Bộ ngoại giao tại Bonn coi lời cảnh báo này là đủ nghiêm trọng để chuyển nó cho cảnh sát mật tại Munich và hối thúc rằng cần thực hiện “mọi biện pháp an ninh cần thiết”. Tuy nhiên, theo Der Spiegel, chính quyền đã không phản ứng trước tin này, và đã không bao giờ thừa nhận nó trong 40 năm sau đó. Tờ báo còn thêm rằng đây chỉ là một phần của vụ che giấu dài 40 năm của chính quyền Đức về việc xử lý kém trong vụ thảm sát.
    (hết dẫn)

    2/
    Bayern là một bang lớn, giầu có, ở vùng Nam Đức. Munchen là thủ phủ bang này, cũng là thành phố ở cực nam, cách biên giới với Áo khoảng 60-70 km, và khoàng 80 km thành phố Salzburg nổi tiếng của Áo. Munchen nằm gọn trong một vùng đồng bằng rộng lớn, trù phú có con những con sông lớn, điển hình như Danube (Donau) chảy qua

    Chính vì thế mà bang Bayern nói riêng, vùng Nam Đức nói chung, rất tự hào về bản sắc riêng của mình khi so với các vùng khác, như vùng Bắc Đức, vùng kỹ nghệ Rhur (Ruhrgebiet) …
    Tôi thấy rõ vùng này với Áo và Thuỵ Sĩ có rất nhiều nét tương đồng về nhiều mặt.

    Tôi rất yêu thích lối kiến trúc cũng như cách trang hoàng nhà cửa vùng này, như vẽ hoa trên mặt tiền, hay tường bên hông nhà; những bệ hoa nơi cửa sổ ….
    Rồi lối sống phóng khoáng hơn các nơi khác, thích ăn nhậu, hội hè đình đám (Oktober Feest; Lễ hội Bia tháng Mười chẳng hạn), âm nhạc dân gian với nhảy múa tập thể rất vui nhộn, hấp dẫn. Đầu mỗi làng hay thấy dựng “cây nêu” trang hoàng biểu tượng riêng mỗi làng

    wikipedia:
    Bayern (tiếng Đức: Freistaat Bayern) là tiểu bang lớn nhất nằm cực nam của Đức ngày nay, với diện tích 70.553 km² và dân số 12,4 triệu người (đứng hàng thứ hai sau Nordrhein-Westfalen). Thủ phủ của tiểu bang là München. Về phía nam và đông nam Bayern có biên giới với Áo, về phía đông với Cộng hòa Séc, phía tây với Baden-Württemberg, tây bắc với Hessen, phía bắc Thüringen và phía đông bắc với Sachsen. Cái tên Freistaat Bayern có từ tháng 11 năm 1918 khi Bayern trở thành một nước không có chế độ quân chủ nữa.Theo truyền thống thì tiểu bang Bayern chia làm ba vùng Franken (ngày nay gồm 3 tỉnh Ober-, Mittel- und Unterfranken), Schwaben và Altbayern (tỉnh Oberpfalz, Ober- và Niederbayern).
    (…)
    München hay Muenchen (phát âm: [ˈmʏnçən]; còn được biết trong tiếng Anh và tiếng Pháp như Munich), thủ phủ của tiểu bang Bayern, là thành phố lớn thứ ba của Đức sau Berlin và Hamburg và là một trong những trung tâm kinh tế, giao thông và văn hóa quan trọng nhất của Cộng hòa liên bang Đức.
    Các món ăn đặc biệt
    Món xúc xích Weißwurst được chế ra vào năm 1857 tại München và có lẽ là món đặc biệt nổi tiếng nhất. Ngoài ra còn có thể kể tới chả Leberkäs, bánh mì kẹp chả Leberkässemmel, bánh mì Brezn, bánh chiên Ausgezogene (ein rundes Schmalzgebäck) và nước uống Münchner Bier.
    (hết dẫn)

    wikipedia:
    Salzburg là thủ phủ của tiểu bang Salzburg cùng tên thuộc Cộng hòa Áo. Với 150.269 dân cư Salzburg là thành phố lớn thứ tư của Áo sau Viên, Graz và Linz. Thành phố cũng thường được gọi là thành phố Mozart vì Wolfgang Amadeus Mozart đã sinh ra và sống hơn nửa cuộc đời ngắn ngủi của ông tại đây. Thành phố Salzburg có nhiều điểm đặc biệt, nhất là khu phố cổ và vùng chung quanh Lâu đài Hellbrunn
    (hết dẫn)

    3/
    wikipedia:
    Trại tập trung Dachau (tiếng Đức: Konzentrationslager (kz) Dachau, IPA: [daxaʊ]) là trại tập tung đầu tiên do Đức Quốc xã mở tại Đức, nằm trên phần đất của một nhà máy sản xuất đạn dược bị bỏ hoang gần thị trấn thời Trung cổ Dachau, khoảng 16 km (9,9 mi ) phía tây bắc của Munich ở bang Bayern, mà nằm ở miền nam nước Đức. Khai trương 22 tháng 3 năm 1933[1], đây là trại tập trung thường thiết lập bởi chính phủ liên minh của Đảng Quốc xã và Đảng nhân dân dân tộc Đức (bị giải thể vào ngày 06 tháng 7 1933). Heinrich Himmler, sau đó Cảnh Sát Trưởng của Munich, chính thức mô tả trong trại này là “trại tập trung đầu tiên dành cho tù nhân chính trị.

    Trại tập trung Dachau có vai trò như là một nguyên mẫu và mô hình cho các trại tập trung Đức Quốc xã khác sau đó. Hầu hết các cộng đồng tại Đức đều có người bị đưa đi đến các trại tập trung. Báo chí liên tục báo cáo về “việc loại bỏ các kẻ thù của Đức quốc xã đến các trại tập trung”, và vào đầu năm 1935 đã có jingles cảnh báo: “Thưa Chúa, làm cho tôi câm, để tôi không bị đưa đến Dachau.” [2]

    Tổ chức cơ bản của trại: bố trí cũng như các kế hoạch xây dựng, được phát triển bởi Kommandant Theodor Eicke và được áp dụng cho tất cả các trại sau đó. Ông đã có một trại riêng biệt an toàn gần trung tâm chỉ huy, gồm khu nhà ở, quản lý, và trại quân đội. Eicke đã trở thành Chánh Thanh tra cho tất cả các trại tập trung, chịu trách nhiệm lên khuôn mẫu các trại tập trung khác theo mô hình của ông.

    Các cổng vào trại tập trung này mang dòng chữ (“Arbeit Macht Frei”), nghĩa là “làm việc khiến bạn được tự do”.
    (hết dẫn)

    continued

    • Lại Mạnh Cường says:

      Theo tôi nếu dịch thoát ý để hay ho hơn thì dịch theo kiểu CS “LAO ĐỘNG LÀ VINH QUANG” (“lang thang là chết đói, hay nói là vào tù”)

      wikipedia
      L’expression «Arbeit macht frei» (Le travail rend libre) se retrouve dans les cercles de la droite nationaliste allemande, ce qui explique son adoption ultérieure par le NSDAP.
      On la trouve également dans le système concentrationnaire soviétique : ainsi, dans les années 1920, on peut voir à l’entrée de l’un des camps des îles Solovki une inscription disant «Par le travail, la liberté ! ».

      Cách nay dễ hai thập niên rồi, mỗi khi có dịp lái xe sang Đức, tôi cố đi tìm hiểu hệ thống nhà tù thời Quốc Xã, nhất là những trại tập trung diệt chủng, như ở vùng đất Tây Đức hồi đó có Dachau
      (phát âm là “đắc-hao”, kô phải là “đa-kao”) và ở vùng Đông Đức lúc đó có trại Buchenwald, nằm gần thủ phủ Weimar và thành phố Jena
      Tôi tò mò để xem rồi so sánh mô hình này ra sao, khi so với các trại tập trung cải tạo của CS, như ở Nga cộng, Tàu cộng và Việt cộng (mà tôi đã trải nghiệm qua)

      Trại tập trung tiếng Anh là concentration camp, tiếng Đức: Konzentrationslager (KZ), nên khi làm việc trong nhà thương ở Hoà Lan có đôi khi tôi tình cờ thấy trong hồ sơ bệnh lý một bệnh nhân ghi là có hội chứng KZ (KZ syndroom, dịch sang tiếng Anh phải là PTSS, Posttraumatic Strerss Syndrome)
      Dân Việt mình trải qua nhiều thập kỷ nội chiến ác liệt. nếu chưa kể đến chiến đấu chống ngoại xâm liên tục cộng thêm thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, ta có thể nói người Việt nào cũng mắc tâm bệnh PTSS

      Trại tập trung diệt chủng lớn nhất ở ngoài nước Đức là Auschwitz-Birkenau nhưng gọi tắt là Auschwitz nằm trên đất Ba Lan. Tôi nhấn mạnh ở tội ác diệt chủng genocide vốn kô nằm trong tiếng Đức, bởi chức năng thực sự của nó là qua đó tàn sát tập thể người tù, nhất là tù gốc Do Thái.

      Cũng cần phân biệt với trại tập trung cưỡng bức lao động (Forced labor camp), vốn dành cho công dân nước bại trận, như người Hoà Lan, hay người Đức như bất đồng chính kiến với chế độ quốc xã

      wikipedia
      Buchenwald concentration camp (German: Konzentrationslager (KZ) Buchenwald, IPA: [ˈbuːxənvalt]; literally, in English: beech forest) was a German Nazi concentration camp established on the Ettersberg (Etter Mountain) near Weimar, Germany, in July 1937, one of the first and the largest of the concentration camps on German soil, following Dachau’s opening just over four years earlier.

      Prisoners from all over Europe and the Soviet Union—Jews, non-Jewish Poles and other Slavs, the mentally ill and physically-disabled from birth defects, religious and political prisoners, Roma and Sinti, Freemasons, Jehovah’s Witnesses, criminals, homosexuals, and prisoners of war — worked primarily as forced labor in local armaments factories. From 1945 to 1950, the camp was used by the Soviet occupation authorities as an internment camp, known as NKVD special camp number 2.

      Today the remains of Buchenwald serve as a memorial and permanent exhibition and museum.
      [hết dẫn]

      4
      Kể xấu về Đức trong quá khứ như thế đã nhiều rồi, xin sang lãnh vự đáng yêu của Đức. Đó là nữ tài tử quá cố ROMY SCHNEIDER, nổi danh từ thưở trẻ qua vai công nương Elizabeth ở Bayern, biệt danh là Sisi từ bé, kết duyên với hoàng đế Áo, nghiễm nhiên trở thành bà hoàng sở hữu nét đẹp kiêu sa của đế quốc hùng mạnh Áo Hung.

      Romy sau đó kết hôn với người hùng đẹp trai rất nam tính qua dáng dấp ngang tàng nổi loạn của màn bạc Pháp là Alain Delon. Chàng Đầu Lân này là một dạng Jeam Dean của Pháp, nhưng hay thủ vai găng tơ hào hoa phong nhã, nhưng chuyên đi cướp nhà băng, để rồi kết cục bi thảm bị chết trong một cuộc đọ súng ác liệt.
      Tuy chia tay, nhưng cả hai tái hợp trong phim La Piscine , The Swimming Pool , vào năm 1969

      wikipedia
      Romy Schneider (23 September 1938 – 29 May 1982) was an Austrian-born film actress who achieved success in Germany and France. She started her career in the German Heimatfilm genre in the early 1950s when she was 15. From 1955 to 1957 she played the central character of Empress Elisabeth of Austria in the Austrian Sissi trilogy. In 1958 she met Alain Delon and they became engaged; Schneider moved to France where she made successful and critically acclaimed films with some of the most notable film directors of that era. Her engagement to Delon ended in 1963 and Schneider subsequently married twice. The son from her first marriage died in an accident in 1981 when he was 14. In May 1982, aged 43, Schneider was found dead in her Paris apartment.

      (…)

      Princess Elisabeth, nicknamed “Sissi”, is the second oldest daughter of Duke Maximilian Joseph in Bavaria and Princess Ludovika of Bavaria. She is a carefree, impulsive and nature-loving child. She is raised with her seven siblings at the family seat Possenhofen Castle on the shores of Lake Starnberg in Bavaria. She has a happy childhood free of constraints associated with her royal status.

      With her mother and her demure older sister Helene (called “Néné”), 16-year-old Sissi travels from Possenhofen to the spa town of Bad Ischl in Upper Austria. Ludovika’s sister, Archduchess Sophie, is the mother of the young emperor Franz Joseph I of Austria. Helene is called by Archduchess Sophie to meet the young emperor Franz Joseph in the imperial villa so that the two might be immediately engaged. Sissi is unaware of the real reason for the journey and is forbidden by her aunt to participate in any social events due to her rebellious ways.

      (…)

      La Piscine (The Swimming Pool)[1] is a 1969 Italian-French film directed by Jacques Deray, starring Alain Delon, Romy Schneider, Maurice Ronet and Jane Birkin. Set in summertime on the Côte d’Azur, it is a drama of sexual jealousy and possessiveness.

  2. Trí Phèo says:

    “Đầu voi phất ngọn cờ vàng” là lời ông Lê Ngô Cát nói về Bà Triệu, không phải Hai Bà Trưng như ông Trương Như Thường đã viết. Tôi chưa thấy sách sử nào nói Hai Bà Trưng dùng cờ màu gì.

    Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca viết:

    Cửu Chân có ả Triệu Kiều,
    Vú dài ba thước tài cao muôn người.
    Gặp cơn thảo muội cơ trời,
    Đem thân bồ liễu theo loài bồng tang.
    Đầu voi phất ngọn cờ vàng,
    Sơn thôn mấy cõi chiến trường xông pha.
    Chông gai một cuộc quan hà ,
    Dù khi chiến tử còn là hiển linh.

Leave a Reply to Lại Mạnh Cường