VN thắng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ
Ðại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm nay biểu quyết về 14 thành viên mới của Hội đồng 47 ghế. Các tổ chức nhân quyền đã lên tiếng phản đối các ứng viên gây nhiều tranh cãi lấy làm bất bình trước kết quả biểu quyết này.
Cùng được chọn vào các nhiệm kỳ 3 năm có Algeria, Anh, Pháp, quần đảo Maldives, Macedonia, Mexico, Maroc, Namibia, và Nam Phi.
Tổ chức Human Rights Watch có trụ sở ở New York nói các ứng viên như Trung Quốc, Nga, Ả Rập Xê-út, Việt Nam và Algeria có thành tích nhân quyền kém cỏi trong nước khiến họ không thể là các thành viên hữu ích trong hội đồng.
Tổ chức UN Watch có trụ sở ở Geneva, hoạt động như một cơ quan theo dõi các hoạt động toàn diện của Liên Hiệp Quốc, nói rằng để cho các quốc gia như thế tham gia vào Hội đồng Nhân quyền có tác dụng giống như “biến một kẻ chuyên phóng hỏa thành người đứng đầu một sở cứu hỏa”.
Tổ chức này cũng bao gồm cả Cuba trong số các ứng viên mà tổ chức phản đối.
Một trong những lời phản đối thông thường nhất nhắm vào các ứng viên này là họ thường đàn áp bất đồng chính trị.
Những lời phản đối khác phát xuất từ những bộ luật về lao động có tổ chức, lối hành xử tệ hại của lực lượng an ninh, và sự duy trì chế độ độc quyền độc đảng.
Các thành viên của Hội đồng Nhân quyền được bầu theo khu vực. Trong nhiều trường hợp, các ứng viên ra tranh cử mà không có đối thủ.
Hoa Kỳ hiện đang ở trong Hội đồng Nhân quyền và nhiệm kỳ sẽ đáo hạn vào năm 2015.
Nguồn: Voa
Em là người công giáo, gốc bắc. Bố em là sỹ quan QLVNCH phục vụ trong sân bay Tân Sơn Nhất, các anh chị em của em bây giờ hầu hết là ở nước ngoài, cuộc sống cũng tương đối ổn định. Em ở và học ở nước ngoài một thời gian khá lâu, rồi tự nguyện về nước, hiện nay em là giảng viên trong trường ĐH ( dạy môn toán cao cấp). Em chả thấy có gì phân biệt. Miễn mình thành tâm thì ai cũng quí trọng thương yêu. Những người chống lại chính quyền là vì bị kích động. Thực ra chẳng có gì.
Người H’ Mông tiếp tục bị đàn áp
Sáng ngày chủ nhật 24/11/2013, tin từ người H’ Mông cho biết, côn an lại kéo đến đàn áp
người H’Mông tại thôn Nà Héng, xã Nam Vang, Huyện Bảo Lâm, tỉnh cao Bằng, tổng cộng có
36 người bị thương, bị chảy máu đầu, 17 người bị còng tay bắt đi… Máy quay ảnh và máy
chụp hình đã bị thu đi hết, chúng nó chủ ý tìm bắt em Ma Văn Pá, sáng nay Ma Văn Pá cũng
bị đánh chảy máu đầu, bị dán băng dính bịt mồm nhưng bà con đã giải thoát được cho Pá.
Trần Thị Cẩm Thanh (Danlambao).
Thưa chủ nhà thật là thất lễ nếu tạm ngưng mà không có lời chào. Thực lòng tôi nghĩ là mấy ông Tiên Ngu, Dâm tiên, Bùi Lan, ustin Phạm thật không thể sánh với chủ nhà nên tôi gửi riêng lời chào này tới chủ nhà- Không dây dưa dính dám dì đến đám bầy hầy ấy. Chúc cho diển đàn ngày một phong phú và chúc phát tài. Hẹn ngày gặp lại
MỘT BÀI PHÂN TÍCH từ một cây bút HÀ NỘI
…Từ mặc cảm tự ti rất dễ dàng đưa tới mặc cảm tự tôn rồi tiến đến hoang tưởng.Tất cả xuất phát từ chỗ không có gì để tự tin…
Mỗi khi gặp chuyện gì khó khăn, chúng ta thường mang cái quá khứ oanh liệt ra để tự ru ngủ, mong cái men chiến thắng của cha ông thành liều thuốc an thần trấn áp đi cái bất định, cái nan giải hiện tại. Chúng ta từ khước một đặc điểm sinh tồn cốt yếu: học từ thất bại quá khứ để xác định bước đi hiện tại sao cho dẫn đến thành công tương lai. Chúng ta nhắc đến cái chiến thắng Hán, Pháp, Mỹ mỗi ngày nhưng chúng ta tuyệt nhiên không hề nhắc đến cái nạn đói 1975-1990 do sai lầm của chúng ta, một nạn đói có thể tránh được nếu chúng ta đừng quá say mê với chiến thắng và vì say mê với chiến thắng, chúng ta coi thường cái nguy cơ tụt hậu, nghèo đói, bị cô lập.
Năm 1978 trước khi xua đại quân tiến chiếm Nam Vang, bộ ngoại giao nước ta tung ra một chiến dịch ngoại giao để lôi kéo các quốc gia lân cận để cùng nhau liên minh chống hiểm họa bành trướng Bắc Kinh, mặc dầu suốt cuộc chiến chống Mỹ, chúng ta không tiếc lời mạt sát khối liên Minh Đông Nam Á là sản phẩm của chính sách gây hấn và can thiệp của đế quốc Mỹ. Tháng 6 năm 1978, khi Việt Nam bắt đầu oanh tạc Cambodia, Phan Hiền sang Mã Lai tuyên bố ủng hộ một Đông Nam Á hòa bình và trung lập. Sau đó vào tháng 9 năm đó Thủ Tướng Phạm Văn Đồng sang Mã Lai đặt vòng hoa tưởng niệm các chiến sĩ Mã đã hy sinh vì chống …Mã Cộng. Thêm vào đó, ông còn xin lỗi các lãnh đạo Mã Lai vì trót lỡ viện trợ vũ khí cho phiến quân Mã Cộng vì “hiểu sai tình hình” (flawed understanding of the situation). Sang Băng Cốc, Thái Lan, thủ tướng Phạm Văn Đồng cam kết không yểm trợ bọn Thái Cộng CPT (Communist Party of Thailand) vốn bị hiến pháp Thái Lan đặt ngoài vòng pháp luật. Lãnh đạo Việt Nam chỉ muốn ký kết một hiệp ước hữu nghị và hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á để chuẩn bị cho một hàng cừ hay bờ đê ngăn chận cơn lũ bành trướng Bắc Kinh.
Đồng thời cách nửa vòng Trái đất, ở Nữu Ước, bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cũng thúc đẩy nỗ lực bình thường hóa ngoại giao với Mỹ. Lần này, chúng ta không đặt điều kiện bồi thường 3 tỉ mà Nixon đã hứa ở hiệp định Paris 1972. (Nguồn Brother Enemy của Nayan Chanda.) Như chúng ta đã biết, tất cả đều vô ích. Liên Minh Đông Nam Á từ lâu bị ám ảnh một Việt Nam hung hãn, quyết làm một mũi nhọn xung kích của thế lực Cộng Sản đều lịch sự từ chối “lòng tốt” của chúng ta và Mỹ sau khi tiếp Đặng Tiểu Bình, cũng lịch sự gác lại chuyện bình thường hóa ngoại giao với Việt Nam và không hứa ngày đàm phán lại vấn đề đó.
Kết quả là chúng ta sa lầy ở Cambodia suốt 10 năm và đói nghèo suốt 15 năm. Quan trọng hơn, chúng ta chựng lại trong khi các quốc gia láng giềng tiến bộ vượt bực về khoa học, kỹ thuật, giáo dục, xã hội, kinh tế…Chúng ta quay về thời xe hơi chạy than, xe bò, ăn bo bo, mặc quần áo vá, dùng phân xanh như thời trung cổ.
Chúng ta dường như cấm kỵ không hề nhắc đến cái thất bại có thể tránh được đó chỉ vì hội chứng say sưa với chiến thắng. Thắng Mỹ ta có thể lướt thắng được mọi thứ khác. Chúng ta hoang tưởng rằng cả thế giới đều ngưỡng mộ chúng ta và cả thế giới cần chúng ta hơn là chúng ta cần họ. Với Mỹ, họ là kẻ thua họ phải “bồi thường” mới hòng được chúng ta chìa tay cho mà bắt. Với Đông Nam Á, một Việt Nam với hơn 8 quân đoàn sát bên nách đáng gờm hơn là cái hiểm họa bành trướng từ Bắc Kinh xa vời vợi. Nếu chúng ta hồi tưởng lại, việc tiếp tế cho phiến quân Mã cộng, Thái cộng không thể khôi phục được lòng tin của các quốc gia Đông Nam Á bằng một vài cử chỉ ngoại giao thân thiện…
Metamorph
Hà Nội.