WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi…

Vẫn lũ lượt ra đi làm đủ nghề để kiếm sống. Ảnh mang tính minh họa -TTXVN

Vẫn lũ lượt ra đi làm đủ nghề để kiếm sống. Ảnh mang tính minh họa -TTXVN

Ngay sau khi chiến tranh VN kết thúc chưa được bao lâu, khi “phe thắng cuộc” còn đang ngây ngất trong “hào quang chiến thắng” và thế giới còn đang nhìn vào đảng cộng sản VN với ít nhiều khâm phục thì người dân, chủ yếu là từ miền Nam, bắt đầu ồ ạt bỏ nước ra đi…

Mặt trái của tấm huy chương lộ ra dần dần theo những thông tin, hình ảnh về những thuyền nhân bị hãm hiếp, bị cướp bóc tàn nhẫn hay vĩnh viễn nằm lại dưới lòng biển sâu trong quá trình chạy trốn khỏi nước Cộng hòa XHCN VN đi tìm bến bờ tự do, được đăng tải rộng rãi…

Một trong những cuộc di dân lớn nhất trong thế kỷ XX bắt đầu và kéo dài nhiều năm sau đó.

Điều đáng nói là cho mãi đến bây giờ, gần 40 năm sau, người Việt vẫn đang tiếp tục tìm đường ra đi, bằng cách này cách khác.
Người nghèo thì chủ yếu đi bằng con đường bán sức lao động, dưới danh nghĩa đi lao động hợp tác, còn gọi là “xuất khẩu lao động”-một trong những khái niệm mới có dưới chế độ ưu việt của đảng ta. Khi các nước thuộc khối XHCN cũ còn tồn tại, thì VN “xuất khẩu” người lao động sang các nước này, và khi khối XHCN bị sụp đổ thì lại “xuất” sang môi trường các nước tư bản, lên đến hàng chục ngàn người mỗi năm.

Cách làm này đã đem lại cho nhà nước VN một món ngoại tệ không nhỏ hàng năm, cộng với số tiền của kiều bào gửi về, khiến VN mấy năm gần đây liên tục lọt vào danh sách các quốc gia có lượng kiều hối cao trên thế giới. Thực chất, đây là nạn buôn người một cách công khai và VN cũng đã bị nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới cảnh báo về điều này.

Người viết bài này đã từng tiếp xúc, trò chuyện với nhiều người đi xuất khẩu lao động tại một số quốc gia ở Đông Âu như Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan…Hầu hết đều có hoàn cảnh khó khăn, phải cầm cố ruộng vườn nhà cửa, vay nợ ngân hàng để có tiền đóng cho các công ty môi giới lao động. Vì vậy khi sang đến nơi họ phải “cày” ngày “cày” đêm, ăn uống sinh hoạt hết sức tằn tiện, vừa dành tiền trả nợ, nuôi gia đình, tiết kiệm mong để dành được chút vốn sau này về nước làm ăn.

Dù làm việc vất vả, sống eo hẹp nhưng vẫn còn là…may mắn. Cực khổ, rủi ro hơn nhiều là những người đi sang nước khác bằng hộ chiếu du lịch rồi ở lại làm lao động “chui”.

Chẳng hạn, có rất nhiều người đi du lịch sang Nga rồi nhờ đường dây đưa sang Đức sang Tiệp, đi đường bộ, đường rừng. Biết bao nhiêu hiểm nguy bất trắc rình rập, còn với phụ nữ thì khó mà thoát khỏi nạn bị cưỡng hiếp dọc đường, không phải chỉ một lần.
Vì không có giấy tờ, họ chỉ có thể làm việc cho những người chủ Việt, bị bóc lột nặng nề trong những điều kiện vô cùng tồi tệ mà không kêu cứu được ai.

Đôi khi chúng ta lại đọc thấy những tin tức như một xưởng may ở Nga bị cháy (tháng 9.2912), nhiều công nhân VN bị chết, hóa ra đó là một xưởng may hoạt động bất hợp pháp và các công nhân có thể đã bị đưa đi xuất khẩu lao động “chui”; hay “Một người Việt ở Nga bị bắt vì sử dụng 700 lao động Việt như nô lệ” (Vietinfo), “Cảnh báo rủi ro lao động Việt Nam đi làm việc chui ở Philippines” (Báo mới), “Góc khuất về người lao động VN ở Angola” (VOV)…

Ngay các nước Bắc Âu như Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển…bây giờ cũng có nhiều người đi du lịch rồi ở lại. Nhiều cặp vợ chồng bỏ lại con nhỏ cho ông bà nội ngoại nuôi, biền biệt làm ăn cả chục năm chưa về nước là chuyện bình thường!

Liều lĩnh hơn nữa, mới đây báo chí VN đưa tin nhiều người đi du lịch theo tour rồi bỏ trốn, chấp nhận vứt luôn cả hộ chiếu, sống hoàn toàn không giấy tờ trên nước người. (“Khắp nơi cảnh giác du khách Việt: xuất ngoại rồi bỏ trốn”, VietnamNet).

Tất cả cũng chỉ vì quê hương không còn là “chùm khế ngọt” nên con người phải tha hương nhọc nhằn kiếm sống.

Nhiều cô gái trẻ ở nông thôn, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long thì chọn con đường đổi đời bằng những cuộc hôn nhân thông qua các tổ chức môi giới, với những người chồng đến từ Đài Loan, Hàn Quốc. Những cuộc hôn nhân vội vàng chớp nhoáng, lệch pha, mà bản thân các cô gái và gia đình chỉ nhận được một món tiền rẻ mạt, đa phần không tìm được hạnh phúc. Thậm chí kết thúc bằng cái chết.

Từ chuyện một cô dâu Việt mới bước qua tuổi 20 chưa lâu (sinh năm 1993) bị người chồng Hàn Quốc bóp cổ đến chết mới đây, báo Dân Trí có bài “Sự sỉ nhục nhìn từ những cô dâu Việt bị giết”.

Bởi đây không phải là lần đầu tiên, các bậc cha mẹ khi tiễn con gái đi lấy chồng xa cứ nghĩ là đời con mình sẽ sung sướng vì được lấy chồng “ngoại”, chẳng bao lâu sau đã phải đón con về trong những bình tro cốt giá lạnh. Những cái chết tức tưởi, bị đánh, bị đâm, hay quẫn trí quá mà nhảy lầu tự sát ôm theo con…

Vậy mà theo bài báo: “Phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan bị đánh đập, hành hạ, bị giết, nhưng tỉ lệ thấp hơn và ít rủi ro hơn lấy chồng Trung Quốc. Tình trạng lấy chồng Trung Quốc, sau đó bị ngược đãi, bị làm vợ tập thể, bị sang tay và vứt ra đường khá phổ biến.

Cuối năm 2013, ba cô dâu Việt Nam là Tô Thị Hà, Trịnh Thị Hoa, Mai Thị Sư được điều trị tại Bệnh viện thần kinh thành phố Phúc Châu, tỉnh Kiến Phúc – Trung Quốc. Cả ba người đều là nạn nhân của lấy chồng Trung Quốc, bị đày đọa nhiều năm cho đến khi thân tàn thì đuổi khỏi nhà…Có nhiều trường hợp bị đẩy vào động mại dâm, bị khai thác như súc vật cho đến khi bệnh tật, bị chết hoặc điên dại.”

Đó là chưa kể đến những cô gái Việt bán phấn buôn hương trong những địa điểm ăn chơi cho đến những ổ chứa gái rẻ tiền trên đất Thái, Phi, Cambodia, Malaysia…

Nếu như các cô gái nông thôn ở phía Nam hoặc các tỉnh sát biên giới phía Bắc thường lấy chồng Đài, Hàn, Trung qua con đường môi giới thì các cô gái ở các thành phố lớn, có ăn học, có nhan sắc, nhất là có chút tiếng tăm nếu hoạt động trong giới showbiz Việt như người mẫu, ca sĩ, diễn viên… lại có xu hướng lấy chồng ngoại quốc hoặc Việt kiều từ Mỹ và các nước phương Tây.

Nói vậy không có nghĩa là mọi cuộc hôn nhân có yếu tố “ngoại” đều tính toán, vẫn có những cuộc hôn nhân xuất phát từ tình yêu, do cả hai đều có cơ hội và thời gian chọn lựa hơn. Nhưng với một tỷ lệ không nhỏ và ngày càng tăng những cuộc hôn nhân như vậy trong giới showbiz vẫn khiến người ta tự hỏi phải chăng cái quốc tịch của các đức ông chồng (và cả các cô vợ) là một ưu điểm lớn?

Những người gia đình trung lưu, khá giả thì đầu tư cho con cái đi du học tự túc rồi tìm cách ở lại. Trước kia cha mẹ thường cho con đi học sau khi tốt nghiệp phổ thông, nhưng càng ngày người ta càng cho con đi sớm hơn, từ khi mới lớp 9,10, 11. Riêng ở Hoa Kỳ, hiện tại “VN đứng thứ 8 về số du học sinh ở Mỹ” “với hơn 16.000 sinh viên tại các trường đại học và cao đẳng trên toàn nước này” (VNExpress).

Nhưng không phải cuộc đầu tư cho con đi học nào cũng thành công, nếu không có sự chuẩn bị tốt về ngoại ngữ, kiến thức, một nền tảng giáo dục tốt từ gia đình và một mục đích rõ ràng. Những cô cậu học sinh, sinh viên hoặc theo không nổi, học là phụ chơi là chính, sau này về nước chỗ làm đã có cha mẹ “dọn” sẵn, điều này dễ thấy với dạng con ông cháu cha. Hoặc dễ chệch hướng, sa ngã.

Đám quan chức và những kẻ thủ lợi nhiều nhờ chế độ này, miệng thì chửi bới Mỹ và các nước “tư bản giãy chết” nhưng hỏi ra đều đã tính đường “hạ cánh an toàn” cả. Phần lớn đều có con cái, nhà cửa, cơ sở kinh doanh ở Mỹ hay một nước phương Tây, có trương mục trong các ngân hàng uy tín nhất thế giới. Đám này sướng từ trong nước đến khi ra nước ngoài vẫn tiếp tục nhàn nhã nhờ vào những đồng tiền mà chúng tham nhũng, ăn cướp từ nhân dân.

Và vẫn chưa hết, cảnh vượt biên bằng đường biển, đường bộ…Úc là một trong những điểm đến được nhắm tới trong những năm gần đây cùa thuyền nhân Việt và các nước khác. Nhưng với chính sách mới cứng rắn của chính phủ Úc, người Việt vượt biển sẽ không bao giờ được định cư ở Úc mà nếu được xét là người tỵ nạn thực sự, họ cũng chỉ được định cư tại đảo Papua New Guinea mà thôi.

Đất nước như một con tàu lớn đang chìm dần trong khi những người cầm lái thì vẫn tiếp tục mù quáng, chưa tỉnh thức, buộc lòng nhân dân, mạnh ai nấy phải tìm cách nhảy ra khỏi con tàu đắm vậy.

Như một câu hát của nhạc sĩ họ Trịnh: “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi…” (bài “Một cõi đi về”). Có lẽ chỉ đến khi chế độ này sụp đổ và thay đổi theo hướng tự do dân chủ, mới hết cảnh người Việt bỏ nước ra đi, hết những bi kịch đầy máu và nước mắt đằng sau những cuộc trốn chạy khỏi thiên đường XHCN VN.

Facebook Song Chi

7 Phản hồi cho “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi…”

  1. Nguyễn Tường An says:

    Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
    Ra đi chỉ vì cộng quá gian manh
    Tàn ác với dân, hèn nhát với Tầu
    Công an, côn đồ khủng bố dân lành

    Một Cõi Đi Về

    Khi nao ta về cỏ lá đơm bông
    Đông qua, Thu lại, Phượng đỏ mùa Hè
    Xuân vui lại đến….. hát đời Tự do
    Việt Nam Dân chủ, khắp chốn reo hò…..

  2. lethiep says:

    09/12/12 | Tác giả: Trần Khải Thanh Thủy : Người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra

    Từ ngày đón mẹ sang Mỹ, chỉ hưởng food stamp, mà thịt gà, tôm cá ăn phát chán, cứ mỗi lần đổ một món nào vào thùng đựng rác là mẹ tôi lại rưng rưng khóc…

    Thoạt đầu ngỡ bà nhớ nhà, xa quê, không chịu được cảnh ru rú trong nhà, trong khi tiếng không biết, người không hay, ra đường toàn mắt lạ nhìn lên, nên chán, tôi cố an ủi cho mẹ thăng bằng trở lại, ai ngờ bà nghẹn ngào thú nhận:

    - Mẹ khóc vì con lãng phí qúa, mẹ vừa ở Việt Nam sang, ngày nào nhìn vào thùng rác nhà con cũng đổ đi cả đống, nào cơm nguội, nào cháo, rồi thịt bò, thịt gà, thịt lợn, trong khi ở Việt Nam nhiều người nghèo lắm, sáng ra phải nhịn đói đi làm, trưa về chỉ có mấy hạt lạc rang với rau muống dầm sấu. Tội lắm, nhiều nhà đông con nhiều cháu lại ở thôn quê hẻo lánh, còn cấm không được dùng thìa xúc lạc mà phải dùng đũa gắp để còn nhường cho người khác…Lần mẹ lên Bắc Cạn thăm người bạn già, bác ấy vốn vui tính, hóm hỉnh bảo:

    - Thôi bà là bạn chí cốt với tôi trong thời thanh niên xung phong, từng “ăn cơm nắm, ngủ giường… hầm” quanh năm suốt tháng bom đạn bời bời, nên chẳng cần khách sáo gì. Nhà tôi con trai, con dâu đều thất nghiệp, đứa chạy xe ôm, đứa bán rau quả, vạn người bán, trăm người mua nên đói lắm. Hầu như tất cả đều phải trông chờ vào hai khoản lương hưu của vợ chồng tôi. Nghĩ mình ngoài 70 rồi, chẳng còn sống được mấy bữa nữa nên tôi đưa tất cho con dâu đi chợ. Vậy mà nó tính toán chi li đâu vào đấy. Nào tiền học đại học của con lớn, tiền đóng học phí cho con trai đang học phổ thông cơ sở… rồi tiền điện thoại, điện sinh hoạt, tiền ga, tiền gạo tiền xăng v.v Vì vậy sáng ra chỉ ông bà được ăn bát chão loãng 7.000 VND, gồm 5 nghìn tiền cháo và hai nghìn hai lát đậu phụ rim mỏng tèo. Còn cả nhà nó phải nhịn, đến 11 giờ trưa đói run chân tay con vợ mới nổi lửa, nấu cơm, rang “sỏi” cho cả nhà gắp.

    Tưởng bà già lẩm cẩm nói nhầm, mẹ phải hỏi lại, ai ngờ bà cười ngặt nghẽo kể:

    - Chúng nó gọi hạt lạc là “sỏi” đấy bà ạ, cả một nồi cơm to tú hụ cho 6 người mà chỉ một bát lạc rang, với hai bó rau muống, đói qúa run cả tay, gắp 10 viên thì trượt mất sáu, lại cho vào trạn chiều gắp tiếp. Hôm nào bọn trẻ chán qúa thì giã “sỏi” thành “sạn”, cho thêm thìa đường, tẹo mì chính trộn muối vào, ấy thế mà cũng nhẵn như chùi. Nhiều hôm nhìn bọn trẻ mà rơi nước mắt. Có tí thức ăn ngon nào cũng phải để giành ông bà bồi dưỡng hết …

  3. Việt Nam nô lệ says:

    Người CS “giải phóng” để đưa người dân Việt Nam ra ngoài làm nô lệ cho quốc tế. Đó là mục đích giải phóng của người CSVN.

  4. lethiep says:

    Lịch sử Việt Nam
    Vinh nhục thăng trầm bao nhiêu bận
    Nhưng chưa bao giờ đen tối hơn hôm nay
    Ông cha ta có khi phải xuống biển tìm ngọc trai
    Lên non tìm ngà voi trầm hương châu báu
    Có những lúc cả giòng sông thấm máu
    Có nhiều khi xương trắng gởi rừng sâu
    Nhưng chưa một lần trong bốn ngàn năm
    Có những cô gái Việt Nam
    Phải sang xứ người bán thân nuôi miệng
    Tủi nhục nầy không bao giờ rửa sạch
    Nỗi đau nầy không phải của riêng em
    Mà của mọi người còn một chút lương tâm
    Và còn biết thế nào là quốc nhục

    Ðêm nay anh viết nốt bài thơ
    Dẫu biết chẳng thể nào tới tay em được
    Thơ của anh
    Tâm sự của một người anh nhu nhược
    Giữa muôn vạn khổ đau chỉ biết đứng nhìn
    Lơ láo giữa chợ đời
    Vết thương nặng trong tim
    Anh vẫn ung dung như người khách lạ
    Nước Mỹ ấm no làm anh quên tất cả
    Quên bảy chục triệu đồng bào đang cảnh lầm than
    Quên đám em thơ lưu lạc bốn phương ngàn
    Quên cả chính anh với những đau thương thời thơ ấu
    Ngày anh đi mang hờn căm nung nấu
    Hẹn non sông một sớm sẽ quay về
    Ðem thanh bình gieo rắc vạn trời quê
    Ðem mạch sống ươm trên từng nắm đất

    Giấc mộng ngày xưa
    Dù anh không còn muốn nhắc
    Vẫn lạnh lùng sống lại giữa đêm mơ
    Anh đang khóc một mình
    Hay đang khóc trong thơ
    Không, chỉ hạt bụi vừa rơi vào trong mắt
    Hạt bụi đó chính là đời em đã mất.

    (Người con gái Việt Nam trên đại lộ Sri Ayuthaya
    - Thơ Trần Trung Đạo )

  5. Buá Tạ says:

    Tại sao lạ phaỉ chơ`, đem sinh mạng cuả mình trao trong tay tướng cướp, mấy thằng cầm lái chẳng ra gi`?
    Phaỉ biết vùng lên ‘chặt đẹp” mấy thằng “chó chết” đó đi chớ. Súng, đạn, lựu đạn, mìn, chất nổ có thiếu đâu ?. Có tiền cứ lên chợ biên giới mà hốt về. Cứ tối lưả tắt đèn, mang ra phang thấy mẹ chúng đi chớ.
    Còn như cứ nằm đo’ “chờ sung rụng”, thì … miễn bàn.
    Còn cứ “tranh đấu bất bạo động” thì miễn bàn luôn: Chơi màn đó đấu không lại đám Việt Cộng đó đâu.

  6. Thanh Pham says:

    Cổ Phần Hóa

    Đất nước mình tới hồi mạt vận
    Cổ phần hoá: Khóa miệng người dân
    Biến tỷ phú qua đêm nháy mắt
    Chúng chia nhau cho cả thân nhân

    Gương ăn cướp đã từng xảy ra
    Cho một nhóm con ông cháu cha
    Ngay trong nôi cộng sản thối tha
    Có hằng trăm tỷ phú đô la!

    Chúng đem qua Luân Đôn hoang phí
    Chúng dám mướn Jennifer Lopez
    Vài triệu đô cho chúng du hý
    Trong khi dân Nga đang đói rét

    Rồi Tàu phù y chang như Nga
    Cũng tỷ phú rởm đời hợm hỉnh
    Cộng sản chỉ là những kịch bản
    Hôi tanh bịnh hoạn bọn yêu tinh

    Tham quan giàu có hơn Bill Gates
    Trong lúc dân đen đói như ma
    Lết thết lang thang trong dốt nát
    Rên la một tiếng, chúng không tha

    Nước ta tồi tệ hơn thế nữa
    Gái tơ rao bán ngay giửa chợ
    Khắp cả nhân gian giá rẻ hời
    Trai tráng đem thân đi ở đợ

    Miển sao chúng nó có đô la!

    T.Phạm

    http://sangcongpha1.wordpress.com/

  7. nguenha says:

    Nghệ sĩ nổi tiếng Trần van Trạch đả nói :”đối với Xả-Hôi CSVN,cái cột điện nếu biết đi,nó cũng đi”/Nói ngược lại,những ai “không đi” củng going như những cái “cột điện” không biết ” Đi” !! Nhìn những cái Cột điện từ Bắc chí Nam,kể từ khi “toàn thắng ắt về ta” ,thấy mà thương . Rối như tơ-vò ! Vì cột điện “không biết đi’,nên
    Đảng muốn làm chi thì làm. Treo ở trên “thân xác” cột điện muôn ngàn nổi éo-le,nổi khổ, mà đành chịu chết !.Chẳng làm gì được.! Cột điện chính là Công dân nước CHXHCNVN !! Nhìn cột điện biết Hạnh phúc của Dân.

Leave a Reply to lethiep