WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hãy vuốt mắt cho nỗi sợ hãi

Đại tá Lê Trọng Nghĩa

Đại tá Lê Trọng Nghĩa

Nhà thần học nổi tiếng Dietrich Bonhoeffer là một thành viên hàng đầu của lực lượng kháng chiến chống lại chế độ tàn bạo Đức Quốc Xã ngay trong lòng nôi của nó. Mặc dù ghê tởm hành động tàn sát người Do Thái của Hitler, Bonhoefer và một số sĩ quan cao cấp trong quân đội vẫn giữ thái độ bề ngoài hợp tác với chế độ. Họ tin rằng những cơ may tốt nhất để chặn đứng Hitler nằm ở vị trí cận kề nhất với những kẻ điều khiển quyền lực quốc gia và việc này đòi hỏi một sự đồng lõa bất đắc dĩ. Bonhoeffer có câu nói nổi tiếng lên án sự im lặng của người dân Đức:Im lặng khi đối diện với cái ác chính là bản thân của cái ác…”. Lẽ ra ông đã có cuộc sống an lành tại Hoa Kỳ, nhưng Bonhoeffer đã trở về với quê hương và chịu trả giá cho cái ước nguyện của mình là phải chận đứng sự tàn bạo của chính quyền Đức Quốc Xã.

 

Có lẽ mẫu số chung của những con người sống dưới các chế độ phát xít hay cộng sản là thái độ im lặng cam chịu. Đặc biệt nỗi im lặng cam chịu của nhiều đảng viên CS lại chợt hiện rõ lên qua cái chết của cựu Đại tá Lê Trọng Nghĩa. Ông Nghĩa ra đi để lại cho cuộc đời nhiều nỗi ngậm ngùi. Ngậm ngùi vì nó nhắc nhở rằng cả dân tộc VN đã bị dối lừa, bị oan khuất chứ không riêng gì bản thân Đại tá Lê Trọng Nghĩa. Vậy ai sẽ là người minh oan cho các nạn nhân của chế độ? của biết bao gia đình quanh vụ án Nhân Văn Giai Phẩm? của hàng trăm ngàn người bỏ mạng trong chiến dịch “Cải cách ruộng đất”? …

Ông Nghĩa vốn là một sĩ quan cấp tá của Quân Đội Nhân Dân, xuất thân từ thành phần trí thức, là một nhà luật học, thông thạo nhiều ngoại ngữ. Ông là một trong ba người đã lãnh đạo vụ “cướp chính quyền” từ tay chính phủ Trần Trọng Kim. Ông từng làCục trưởng Cục Tình báo Bộ Tổng tham mưu. Nói chung ông thuộc thành phần ưu tú của đảng CSVN.

Nhưng bản di chúc của ông để lại cho thấy ông đã phải sống im lặng đằng đẵng suốt 48 năm trời dưới sự đày đọa của đảng, để rồi chết đi với nỗi oan khuất của mình. Xét cho cùng, ông Nghĩa và các đồng chí của ông, trong đó một phần lớn đã vô tình góp xương máu, góp công sức xây dựng nên chế độ này. Và chính nó đã đẩy ông và người dân VN đến cảnh phải chịu hết nỗi oan khuất này đến nỗi oan khuất khác. Cái chết của ông Nghĩa nay đang nhắc nhở những người còn sống phải đặt lại câu hỏi về giá trị của sự cam chịu và lợi ích gì khi cứ nhất định đem nỗi oan khiên của mình xuống tuyền đài nay mai.

Có nhiều người lên tiếng ngợi khen cựu Đại tá Lê Trọng Nghĩa là người trung nghĩa. Nhưng câu hỏi bật lên là: Ông “trung nghĩa với ai?”. Và im lặng là trung nghĩa?

Trung nghĩa với ai khi chỉ im lặng nhìn một tập đoàn lãnh đạo: trao đổi dần từng phần chủ quyền đất nước; ngày ngày nạo vét tài nguyên quốc gia bỏ vào túi riêng; mặc nhiên dìm dân tộc trong lạc hậu; bỏ mặc số phận dân nghèo để họ tiếp tục phải gánh chịu những thảm hoạ ghê rợn, đặc biệt những thảm họa do tham nhũng rút ruột công trình, do bỏ túi xong là phủi tay?

Có lẽ một thí dụ có đủ tất cả các tệ trạng nêu trên là vụ sập giàn giáo tại khu công nghiệp Vũng Áng. Kỹ sư Hoàng, người làm việc tại khu công nghiệp Vũng Áng kể rằng: Những công nhân Trung Quốc và công nhân các nước khác được giao phần việc sau khi công nhân Việt Nam xử lý thô. Họ được ưu tiên làm việc trong mát, có mức lương cao gấp ba hoặc bốn lần công nhân Việt Nam… Đặc biệt, các công nhân Trung Quốc hầu như làm những việc bên trong một khu vực riêng bí mật, ít xuất hiện, và họ làm gì, người Việt Nam không tài nào biết được. Ngay cả kỹ sư Việt Nam cũng không biết được phần việc của công nhân nước ngoài, đặc biệt là công nhân Trung Quốc.”

Như thế cựu Đại tá Lê Trọng Nghĩa đã im lặng tới chết để mặc đảng và những đồng chí lãnh đạo của ông tiếp tục tàn hại đất nước là trung nghĩa hay sao?

Trung nghĩa hay chỉ vì muốn yên ổn bản thân? Câu hỏi này quả thật khá phũ phàng. Nhưng đối với những vị càng có chức vụ cao, càng ở cấp chỉ huy nhiều người khác, thì càng phải đối diện với câu hỏi này. Nhiều đảng viên CSVN ở cấp ngang hàng hoặc cao hơn Đại Tá Nghĩa đã đối diện với câu hỏi lương tâm đó và đã can đảm chọn con đường cho mình. Họ là các ông Trần Độ, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Hộ, Trần Xuân Bách, Hoàng Minh Chính, Bùi Tín, và nhiều người khác nữa. Các vị đó đều đang được đảng sắp xếp cho một cuộc sống sung sướng, đầy đủ cho đến hết đời nhưng họ đã không thể chấp nhận im lặng để sống nốt cuộc sống ấy. Chính vì vậy mà họ đã rửa sạch thanh danh của mình trong lịch sử ngàn năm của dân tộc dù có vô tình tiếp tay với kẻ ác trong một thời gian.

Trung nghĩa hay nhẫn tâm với cháu con? Không lẽ ông Nghĩa và những người đang chọn thái độ im lặng không nhìn thấy tình trạng lệ thuộc quá nguy hiểm vào Trung Quốc và hiểm họa con cháu họ sẽ phải sống trên mảnh đất đã trở thành một tỉnh của Tàu? Không lẽ họ không thấy tình trạng suy đồi của xã hội mà con cháu của họ sẽ là những nạn nhân trực tiếp? Không lẽ họ không thấy sự tụt hậu nhục nhã của đất nước sau 40 năm thống nhất, đến độ đi sau cả Miến lẫn Miên trong nhiều lãnh vực? Thử hỏi làm sao có thể nhẫn tâm im lặng để mặc con cháu đời sau tiếp tục bị nghiền nát bởi cỗ máy đã nghiền nát cuộc đời mình?

Cũng có người cho rằng sự im lặng đến từ sợ hãi. Các chế độ cộng sản đều khuyến khích sử dụng “bạo lực cách mạng” gieo rắc sợ hãi để kiểm soát mọi mặt xã hội. Nghiên cứu của các nhà thần kinh học gần đây cho thấy nỗi sợ hãi và những trải nghiệm cảm xúc mãnh liệt thường để lại những ấn tượng khó phai trong tâm trí con người. Trong khi ta sợ hãi, những tế bào thần kinh mới phát sinh sẽ in dấu mạnh mẽ về những tình huống kinh sợ mà ta đã đối mặt. Để đạt được mục tiêu gây sợ, ở thời hoàng kim cộng sản, những vụ thủ tiêu, giết người man rợ đã đồng loạt xảy ra tại các quốc gia theo chủ nghĩa này và VN không là ngoại lệ.

Nhưng sự sợ hãi không vĩnh viễn. Người ta có thể giúp nhau vượt qua thói quen sợ hãi và một khi người dân không còn sợ hãi nữa, tức khắc các chế độ dựa vào sợ hãi để cai trị sẽ tan rã. Đã có quá nhiều bằng chứng về hiện tượng này, từ sự sụp đổ hàng loạt của khối cộng sản Đông Âu dài đến các cuộc cách mạng màu và gần đây nhất là sự sụp đổ của các chế độ độc tài ở Ai Cập, Tunisia, Libya…

Trước tình hình đất nước hiện nay, im lặng không thể được coi là trung nghĩa. Im lặng cũng không đem lại sự yên ổn cho bản thân và không còn là một giải pháp khôn ngoan nữa. Thay vì im lặng, nhiều đảng viên kỳ cựu đã chọn cách sống xứng đáng với tiền nhân và với các thế hệ tương lai bằng hành động thiết thực. Họ không chờ đợi được đảng minh oan cho cá nhân mình như cựu Đại tá Lê Trọng Nghĩa. Họ nghĩ đến đất nước và tương lai cháu con nhiều hơn. Một thí dụ cụ thể là lá thư ngỏ của 61đảng viên lão thành đòi đích danh lãnh đạo đảng phải bạch hóa thông tin về những cam kết với Bắc Kinh tại Hội nghị Thành Đô năm 1990.

Một thí dụ đáng phục khác là sự lên tiếng của Thiếu tướng Lê Mã Lương về cái chết thảm thương của 64 chiến sĩ hải quân tại đảo Gạc Ma năm 1988. Ông chỉ trích Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó, kẻ đã ra lệnh cho các chiến sĩ Việt Nam không được nổ súng chống trả lại hải quân Tàu. Thiếu tướng Lê Mã Lương gọi đây là nỗi đau của mọi người lính trong quân đội: “Nỗi đau này còn âm ỉ và nó sẽ đi cùng với người lính cho đến khi kết thúc sứ mệnh trên mảnh đất này”.

Hương hồn của 64 chiến sĩ, gia đình họ, và hàng triệu người Việt Nam cám ơn sự lên tiếng can đảm của Thiếu tướng Lê Mã Lương vì người bộ trưởng ra lệnh cấm bắn đó — chính là Lê Đức Anh — và nhiều ủy viên Bộ Chính Trị đồng lõa vẫn còn sống và còn nắm nhiều quyền lực sau hậu trường. Câu hỏi còn lại là hiện có bao nhiêu tướng lĩnh trong quân đội có được tiếng nói lương tâm như Tướng Lê Mã Lương trong lúc giòng chảy của dân tộc đang cuồn cuộn bên bờ tử sinh?

Chúng ta không trách gì Đại tá Lê Trọng Nghĩa, mà chỉ thấy tiếc nuối một cuộc đời bị lường gạt và quá phí phạm. Chúng ta chia tay ông hôm nay và cũng chia tay luôn với sự im lặng cam chịu vô lý. Xin hãy cùng nhau Vuốt Mắt cho nỗi Sợ Hãi.

© Nguyệt Quỳnh

© Đàn Chim Việt

3 Phản hồi cho “Hãy vuốt mắt cho nỗi sợ hãi”

  1. noileo says:

    Bài viết rất hay, nhung cuối cùng lại là “không trách gì LTN”, là nghĩa làm sao?

    Những thành phần như “61 nhân sĩ trí thức” đuọc nêu lên trong bài chủ, trong khi lên án vụ thành đô của cộng sản, lại im lặng trước hành động tội phạm phản quốc của Hồ chí Minh và bọn phiến quân cộng sản VNDCCH rước giặc tàu vào VN, đặt VN vào dưới sụ nô lệ giặc tàu Trung cộng từ những năm 50 thế kỷ trước,

    là nghĩa làm sao?

    Người Việt nam đi kháng chiến chống Pháp, là chống sự cai trị của Pháp chứ không chống nền văn minh, không chống nền chính trị dân chủ tự do tự nhiên bình thường của con ngừoi, không chống lại con đường kinh tế thị trường tự nhiên bình thường của con ngừoi, hoàn thiện dần theo sự tiến hóa của con người

    Người Việt nam đi kháng chiến chống Pháp là để sau khi đuổi Pháp rồi, khi ấy người VN tự cầm quyền nứoc mình, sẽ đưa nước mình tiến lên theo khuynh huong dân chủ tự do, thịnh vượng như các quốc gia dân chủ tự do văn minh tôn trọng quyền con người, các quốc gia Tây phương Anh, Pháp, Mỹ…, là ước mơ của “thế hệ vàng” hà nội ngày ấy

    Người Việtnnam đi kháng chiến chống Pháp không phải để rước giặc tàu vào VN thay Pháp đô hộ VN, không phải là để di theo con đường cộng sản Nga tàu nghèo đói độc tài tàn ác sống theo bản năng súc vật

    Sau khi rước giặc tàu vào, dựa vào giặc Tàu dựng nên “đảng Lao động, Hồ chí Minh & Võ NGUyên Giáp và bọn cộng sản Lao động cùng với giặc tàu ăn cắp cuộc kháng chiến của nhân dân VN, đội danh nghĩa “kháng chiến” làm bung xung cho giặc Tàu thu gom xung máu VN dâng cho giặc tàu làm công cụ chiến tranh đánh Pháp cho giặc tàu mở đường cho giặc tàu tiến vào VN thay Pháp khống chế VN, bạo lực khủng bố nhân dân VN xích hóa VN, hán hóa VN, chia cắt VN, dưng nên nhà cầm quyền cọng sản VNDCCH độc tài tàn bạo, phinnhaan phản dân tộc trên miền bắc VN

    đó là Hồ chí Minh phản bội kháng chiến, đó là Hồ chí Minh phản quốc, bán nưoc, đó là Hồ chí Minh tàn dân hại nước

    “61 nhân sĩ trí thức” trong khi phản đối lên án hành động bán nước của cộng sản Nguyễn Văn Linh tại Thành Đô, lại im lặng trước hành động phản quốc phản quốc, bán nước, phản bội kháng chiến, tội ác ghê tởm của Hồ chí Minh và bọn cộng sản VNDCCH

    là nghĩa làm sao?

    đó là thái độ lá mặt lá trái,

    chính là thái độ cung cách lá mặt lá trái nói trên đã tiếp sức cho cộng sản tội ác củng cố chế độ ách cai trị cộng sản Hồ chí Minh phản quốc bán nước nô lệ giặc Tàu

    Nếu thục sự có lòng vì nước, tố cáo tội ác bán nước của cọng sản, hòng gây dụng lại cơ đồ VN, “61 nhân sĩ trí thức” nói trên, và quý các nhà trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ, quý các nhà lão thành cách mạng cộng sản, hãy bỏ đi thai do la mat la trai

    hay bo di cái nghề làm chứng gian che dấu tội ác cộng sản & tô vẽ hoành tráng bìm bịp cho cộng sản,

    hãy lên án tội ác & tội phản quốc của Hồ chí Minh, tội rước giặc tàu VN, cái tội ác gốc & tội phản quốc gốc của hành động tội ác & phản quốc tại hành đô 1990, cái tội ác gốc của mọi tội ác cộng sản, cái tội phản quốc gốc của mọi tội phản quốc của cộng sản, gây nên thảm cảnh ngày nay cho VN

  2. Ý NGHĨA CHÂN CHÍNH VÀ GIÁ TRỊ CAO CẢ NHẤT CỦA CON NGƯỜI

    Trong bất kỳ hoàn cảnh xã hội lịch sử nào con người giá trị nhất vẫn luôn là con người chân chính và con người cao cả. Đó thường được hiểu là những con người cương trực hay những con người thẳng thắn, đúng đắn.
    Đó là những con người có ý thức, tinh thần, hay những con người sống có ý thức và tinh thần.
    Tức họ không đồng lõa với cái xấu, hoặc luôn luôn đấu tranh cho cái tốt, cái chân chính, điều chính đáng và lợi ích cho mọi người khác hay cho toàn xã hội.
    Những con người như thế được gọi là những con người có phẩm chất hay có nhân cách, tức những con người luôn sống theo ý nghĩa đích thật hay chính đáng là những con người.
    Ngược lại với các loại người chân chính trên, là những người không chân chính, tức những người sống ích kỷ, thấp kém, chỉ biết những lợi riêng của mình, hay chỉ sống như những thân xác sinh học là chủ yếu.
    Những con người loại này thì quan niệm cuộc sống rất thô thiển, đơn sơ, hay hoàn toàn thô nhám.
    Họ lấy lợi ích riêng là chính, tức lợi ích riêng của bản thân hay của phe nhóm, mà không màng đến sự chính đáng của người khác hay của xã hội. Đó là những loại người chỉ biết lấy sức mạnh, lấy thành quả làm chuẩn, không cần công lý hay coi thường mọi sự cao đẹp khác nhau. Tất cả đều cho sự thành công hay kết quả của bản thân hoặc tập thể của mình, bất chấp mọi ý nghĩa hay giá trị cao quý khác là gì.
    Bởi thế những quan điểm như lợi ích tập thể, chủ nghĩa anh hùng, sức mạnh tập thể v.v… nếu nó không đi kèm theo những chuẩn mực đạo đức xác đáng, chính đáng hay cao đẹp nào đó, thường chỉ là những ý niệm mơ hồ, có thể đầy tính lừa dối, ngụy biện, và thậm chí đầy sự ngụy tạo hoặc tà mị.
    Nên nói cho cùng, ý nghĩa xã hội hay ý nghĩa nhân văn luôn không ngoài ý nghĩa đạo đức và ý nghĩa nhận thức. Chính năng lực nhận thức, ý nghĩa nhận thức, giá trị nhận thức quyết định tất cả mà không gì khác.
    Một hành động phi nhận thức, phản nhận thức, hay kể cả những hành động vô ý thức, đều thật sự không bao giờ có ý nghĩa hay giá trị đạo đức cá nhân hoặc xã hội trong bất cứ trường hợp nào, cho dù chúng có được giải thích, biện luận, ca ngợi ra sao.
    Cho nên con người nhân văn, con người chân chính, con người chính đáng luôn luôn không thể con người mù quáng, mà con người phải tự chủ, tự nhận thức, có hiểu biết và có ý thức.
    Có nghĩa mọi sự khai thác khía cạnh mù quáng, khía cạnh ô tạp, khía cạnh bản năng, khía cạnh bạo lực của con người và xã hội đều là những ý nghĩa phản nhân văn và không bao giờ là những mục tiêu hay ý nghĩa chân chính.
    Bởi vậy khi Mác đưa ra quan điểm chuyên chính trong học thuyết của mình, rõ ràng đó đó là quan điểm phản nhân văn. Bởi chuyên chính chỉ nói lên sự chủ quan, sự bạo lực, sự áp đảo, không còn tính khách quan, tính nhân ái, tính khoa học hay tính sáng suốt gì nữa.
    Song song đó, Engels đưa ra quan điểm bạo lực, sức mạnh bạo hành, cũng là quan điểm phi nhân văn, phản xã hội ngay từ đầu. Còn Lênin thực chất chỉ là là người xiển dương, áp dụng, lèo lái thực tế hai quan điểm trên của Mác và Engels còn không có quan điểm gì riêng của ông khác.
    Sở dĩ Mác và Engels tin tưởng mù quáng vào chuyên chính và bạo lực bởi vì đã hoàn toàn hiểu lầm về lịch sử về xã hội và về con người nói chung.
    Trước hết là hiểu lầm hay sai trái và nông cạn quan điểm biện chứng luận của nhà triết học Hegel.
    Thứ nữa hiểu lầm, nông cạn và tiêu cực về học thuyết đấu tranh sinh tồn của Darwin mà mọi người đều biết.
    Đó chính là nguyên nhân cốt lõi của học thuyết đấu tranh giai cấp do Mác và Engels đưa ra mà ngày nay khắp thế giới đều biết tính không tưởng, phi thực tế, tưởng tượng, càn dở và tai hại của nó. Ngay cả những thời gian trước kia khi Liên Xô còn tồn tại nó còn được phiên diễn ra thành mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất như là câu nói đầu môi chót lưỡi của mọi đảng viên CS khi đó.
    Giờ thì mọi người đều thấy sự phát triển khoa học kỹ thuật là động lực phát triển của xã hội nhân loại, nhất là nền công nghiệp mọi mặt trong thời hiện đại, mà không phải nền tang hay cơ sở đấu tranh giai cấp về kinh tế mà suốt dọc dài trên một thế kỷ học thuyết Các Mác Lênin đã từng rao giảng.
    Bởi vậy tóm lại, hoặc con người không hiểu biết, hoặc hiểu biết sai lầm thì mọi việc làm, lời nói, nổ lực đều không đi đến đâu hay chẳng dẫn đến đâu cả, chỉ trừ mọi sự phí phạm và tai hại.
    Đấy kết luận lại, ý nghĩa chân chính và giá trị cao cả nhất của con người và xã hội con người không ngoài là tri thức hiểu biết đúng đắn, khách quan, trong sáng, chính xác, và ý nghĩa nhân văn, đạo đức, tức tâm hồn cao cả và ý thức lành mạnh nơi mỗi cá nhân hay trong toàn xã hội mà không phải mọi sự tuyên truyền mù quáng, ích kỷ, phịa đặt, mà mọi người đều đã biết. Bởi đã từng có thời kỳ người ta thêu dệt ý thức giai cấp, sứ mạng giai cấp như một động lực đấu tranh bạo lực một cách mê tín, cuồng tín, phi xã hội, phản khách quan, phản khoa học, phản nhân văn, như trong đấu tố và cải cách ruộng đất đã từng xảy ra một cách long trời lở đất ở nước ta mà ai ai cũng rõ. Tất cả những điều đó đều khiến xã hội thật sự không còn là xã hội lành mạnh nữa, cá nhân không còn là những cá nhân lành mạnh, trong sáng, chính đáng nữa, mà tất cả mọi người đều trở thành ô tạp, hỗn tạp, chỉ sống theo bản năng sinh tồn, theo niềm sợ hãi nói chung, mà mất đi cả thảy mọi con người nhân văn, cương trực, nhân ái, chân chính hoặc chính đáng. Đó toàn là một xã hội và mọi con người bị vong thân, tức đánh mất mọi giá trị, ý nghĩa bản thân khách quan của mình, và bị suy hóa xuống còn một xã hội đầy bản năng và thú tính chẳng khác gì xã hội sinh vật hoàn toàn nữa.

    ĐẠI NGÀN
    (06/4/15)

  3. Ban Mai says:

    Chuyện của ông Đại tá Lê Trọng Nghĩa làm tôi nhớ đến nhân vật Giới Tử Thôi thời Tấn Văn Công trong truyện Tàu.

    Khi TVC còn hoạn nạn thì GTT đã lóc thịt đùi cho TVC ăn. Khi TVC lên ngôi có rất nhiều người kể công trạng và được trọng thưởng. Lúc nầy GTT rất nghèo phải vá giày nuôi mẹ. Lệnh vua ban, nhắc ai có công thì trình diện để nhận thưởng nhưng GTT lánh mặt và vua cũng quên ông. Được mẹ nhắc nhưng GTT giải thích là ông phò TVC vì đó là minh quân chứ ko phải vì lợi riêng. Hiểu ý con nên bà mẹ chịu để GTT cõng vô rừng trốn, quyết ko nhận ơn. Bạn GTT bất mãn nên nhắc vua. Vua nhớ lại và ân hận nên tìm GTT để trả ơn. Vì biết GTT có hiếu với mẹ nên đồng ý cho đốt rừng với hy vọng GTT sẽ cõng mẹ chạy ra nhưng mẹ con GTT chịu chết cháy.

    Ông Đại tá LTN theo phò Hồ Chí Minh đã ko được trọng thưởng mà còn mang họa “xét lại” nhưng ông yên lặng chấp nhận và chỉ chờ một ngày nào đó được minh oan! Tiếc thay cho đến lúc về cõi vẫn “chưa thấy đèn Trời” soi xét nên di chúc của ông chỉ gói gọn “xin được minh oan”. Nguyễn Khải, khá hơn chút đỉnh, là lặng lẽ hưởng bổng lộc hết đời rồi để lại di chúc “Đi tìm cái tôi đã mất”, chờ chết xong phổ biến. Trần Đĩnh, ngon lành, phổ biến Đèn Cù lúc còn sống.

    Đại khái giữa 3 ông thì ông LTN là loại ngu trung trọn đời! Trung với bọn phản dân hại nước! Ông là loại Giới Tử Thôi thời đại! Rất mong những đảng viên CSVN đang thức tỉnh, tối thiểu cũng biết noi gương ông Lê Hiếu Đằng, ko ngu trung trọn đời! Huhuhu…

Phản hồi