WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người Việt khinh người Việt

Ảnh minh họa. Nguồn Google

Nhớ, có lần về Việt Nam, tôi được giới thiệu với một trí thức khá lớn tuổi ở Hà Nội. Chuyện gẫu, anh khoe anh đang sống chung với một phụ nữ Tây phương. Tôi không hỏi là hai người sống chung như vợ chồng hay bồ bịch. Thực tình, tôi cũng chẳng thấy có chút ngạc nhiên hay tò mò nào. Nhưng một lát sau thì anh bạn ấy lại hỏi tôi: “Chị nhà là người nước nào vậy, thưa anh?” Khi tôi đáp là người Việt, tôi thoáng thấy có chút thất vọng trong ánh mắt của anh. Tôi đoán chắc anh đang nghĩ thầm: Mẹ kiếp! Sống ở nước ngoài cả mấy chục năm mà vẫn cứ xài hàng nội!

Khoảng giữa thập niên 1990, khi chính sách mở cửa về kinh tế của Việt Nam đã có nền tảng khá vững, nhiều trường đại học ở Tây phương, trong đó có Úc, tìm cách xây dựng các cơ sở giáo dục tại Việt Nam. Thoạt đầu, người ta nghĩ ngay đến lực lượng trí thức Việt Nam như những trung gian cực tốt: Họ biết cả hai ngôn ngữ và cả hai nền văn hoá. Thế nhưng, chỉ vài năm sau, phần lớn đều khám phá ra điều này: họ không thực sự cần trung gian lắm. Không phải những người trung gian ấy bất tài. Không phải. Lý do chính là vì chính quyền cũng như các trường học và công ty Việt Nam thường nghi kỵ các đồng hương của họ ở nước ngoài hơn là với người ngoại quốc. Người ngoại quốc nói gì người ta cũng yes, yes. Trong khi với các chuyên gia người Việt thì người ta lại hoạnh hoẹ đủ điều.

Tôi có một chị bạn lấy chồng Úc. Hai người đi về Việt Nam chơi. Có lần cần đến cơ quan công quyền để làm giấy tờ gì đó. Chị vợ vào năn nỉ ỉ ôi với một thứ tiếng Việt giọng Huế cực kỳ ngọt ngào. Chị bị từ chối một cách phũ phàng. Năn nỉ mấy cũng không được. Lát sau, nước mắt dầm dề, chị ra kể với ông chồng đang ngồi chờ ở phòng ngoài. Anh chồng người Úc bực tức cầm mớ giấy tờ vào thẳng trong phòng. Mấy phút sau, anh trở ra, miệng cười toe toét: Xong rồi! Từ đó, hai người rút kinh nghiệm: gặp bất cứ vấn đề gì cần giải quyết với người Việt Nam, anh chồng sẽ lao ra và chị vợ thì lùi lại sau. Bất kể người đối thoại có biết tiếng Anh hay không, mọi việc thường đều được giải quyết một cách nhanh chóng và ổn thoả.

Mà hình như không phải chỉ ở trong nước.

Nhớ, cách đây hơn mười năm, cái máy giặt ở nhà tôi bị trục trặc. Tôi điện thoại gọi một người thợ Việt Nam đến sửa. Vừa lúi húi sửa máy, anh vừa hất hàm hỏi tôi: “Anh làm nghề gì vậy?” Tôi đáp: Đi dạy học. Anh hơi ngạc nhiên. Lại hất hàm hỏi: “Dạy cấp mấy?” Tôi đáp: Đại học. Anh càng ngạc nhiên: “Dạy gì?” Tôi đáp cho qua chuyện: Thì dạy tiếng Việt lăng nhăng vậy mà. Anh phán ngay: “Ừ, thì cũng dễ!”

Ừ, thì cũng dễ.

Sau đó, trong một buổi nói chuyện phiếm, tôi kể cho một người bạn Úc đang dạy tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai (ESL) nghe. Chị nói là chị không hiểu được. Chị dạy ESL cả mấy chục năm nay, chưa bao giờ nghe bất cứ ai nói là dạy ESL dễ hơn dạy các môn khác. Chưa ai gọi English, ngay cả English as a second language, là tiếng “lít” như một số người Việt vẫn gọi tiếng Việt là tiếng “Mít” cả.

Mà hình như tâm lý khinh thường người Việt và tiếng Việt đã có ngay từ xưa. Chữ Hán là chữ của thánh hiền. Người ta không dám vất hay đạp lên một mảnh giấy có vài chữ Hán nguệch ngoạc trên đó. Trong khi đó chữ Nôm thì lúc nào cũng bị coi rẻ: nôm na mách qué. Viết văn, muốn đi vào thiên cổ, thì dùng chữ Hán. Khi viết bằng chữ Nôm thì người ta khiêm tốn hẳn. Tài năng lồng lộng như Nguyễn Du cũng khiêm tốn: “Lời quê chắp nhặt dông dài / Mua vui cũng được một vài trống canh”. Các cây bút khác cũng thế. Trong Nhị Độ Mai: “Biết bao lời kệch tiếng quê / Thôi thôi bất quá là nghề mua vui”. Trong Phù dung tân truyện: “Lời quê chắp chảnh nên câu / Chép làm một truyện để sau mua cười”. Trong Bích câu kỳ ngộ: “Cũng xin góp một hội cười / Cùng mua mấy trống canh vui gọi là”, v.v… Đầu thế kỷ 18, dưới thời chúa Trịnh, các truyện “nôm na” ấy được xem là những “tiếng dâm” cần phải bị nghiêm cấm đấy!

Dưới thời Pháp thuộc, óc tự ti và sùng ngoại càng lên cao. Trong những điều người ta mơ ước “ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật”, chẳng có gì dính dáng đến Việt Nam cả. Cái gì lớn, tốt, đẹp thì được gọi là… “Tây” để đối lập với “ta”: hành tây, gà tây, khoai tây, v.v… Rồi “sang như Tây”, “đẹp như Tây”, “trắng như Tây”. Hết Tây thì đến Mỹ: xài Mỹ, giàu như Mỹ, sang như Mỹ, v.v…

Gần đây thì có sự phân biệt giữa nội và ngoại. “Ngoại” đồng nghĩa với thật và chất lượng cao. “Nội”, ngược lại, hầu hết là kém, thậm chí, giả, hay nói theo tiếng thông dụng lâu nay là dỏm/ dởm/ rởm.

Thành ra, có thể nói thái độ người Việt tự khinh người Việt, tiếng Việt và bất cứ thứ gì do người Việt làm ra có nguồn gốc sâu xa từ tâm lý thuộc địa. Hết thuộc địa của Tàu thì đến thuộc địa của Tây.

Tàu đi rồi. Tây đi rồi. Tâm lý thuộc địa biến thành tâm lý hậu thuộc địa. Cũng vẫn là một nỗi tự khinh mình.

Bạn có thấy vậy không?

Nguồn: Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)

13 Phản hồi cho “Người Việt khinh người Việt”

  1. phuc hong says:

    song duoi che do khon nan ay…nguoi “chi thuc” xhcn ho phai luu manh va lau ca moi song noi, khi xua toi cung ve phep nhieu nguoi cung hoi the dau Ngo khac beo tay nhu the nao….? .toi biet ho hoi deu .toi lien dap dau ngo no dep lam ,thom lung, nhat la toi la nguoi lang mang thich thuong thuc cac mau da cac nen van hoa da chung toc, moi nen van hoa co cai hay cai dep gieng cua no .Bon chung ngoi nghe nhuot nuoc bot ung uc ,them thuong ,nhin toi nhu ke tren troi roi xuong….

  2. TaTon says:

    Xuất thần, nhập kwỷ là dân ta
    Kwỷ ma ôm ấp, anh em nhà thì xô ra!!!
    Người ta, kỳ thị “ngườita”
    Thấy người giống lạ là kwên ”cha” nhà mình!!!

    Thiệt tình!!!

  3. Van says:

    [quote]

    Tôi Tôi đoán chắc anh đang nghĩ thầm: Mẹ kiếp! Sống ở nước ngoài cả mấy chục năm mà vẫn cứ xài hàng nội! anh đang nghĩ thầm: Mẹ kiếp! Sống ở nước ngoài cả mấy chục năm mà vẫn cứ xài hàng nội!
    [/quote]

    Người HN , lại là trí thức , và trí thức sống trong chế độ CSVN nữa thì họ khôn lắm. Thật khó mà đoán được họ nghĩ gì trong đầu . Toàn những kịch sĩ tài ba !!! Chỉ có mấy cu cậu chưa đủ trình độ , mới dám cho rằng mình biết rõ hay “đoán chắc” họ đang nghĩ gì .

  4. “Sính Ngoại” của dân vn là điều dễ hiểu. Vn chưa làm được cái gì ra hồn. Chế độ cs suốt ngày nhai đi
    nhai lại bài ca ” người việt thông minh, anh dũng, cần cù” ,”việt nam rừng vàng, biển bạc”… cũng đã
    không giấu được sự thật phủ phàng. Dùng đồ ngoại, chê đồ nội thì đã là chuyện cũ. Lấy vợ ngoại, lùng
    chồng ngaọi hình như đang là cái mốt thời đại thế hệ trẻ vn .
    Đặc biệt là ngày nay với các bạn gái trẻ, có một tý nhan sắc, hay là người “mẫu”, hay là ca sỹ
    gì đó mặc dù nhan sắc cũng toại tầm thường (anh bạn tôi nói rằng hơn nữa số sinh viên nữ trường
    anh học ở Mỹ còn trên “tài” nhiều lần loại hoa hậu vn như Mai Phương Thuý- người ta “bắt” cô làm “hoa hậu” vì
    hơi cao khác người. thế thôi) ccố tìm cho một tấm chồng ngoại quốc để mở mày ,mở mặt với hàng xóm.
    Nếu không kiếm được chồng thì cũng cố kiếm đứa con lai để an ủi lòng mình thoả mản tinh cao kiệu (một ca sỹ vn một lần được bố của đứa con sắp sinh là ai. Cố tỉnh bở nói rằng không tiết lộ bí mật mà chỉ biết rằng con tôi
    sẽ có “mũi cao, da trắng”..). Khác với phần lớn phụ nữ vn là kiều bào lại chê của ngoại, và phải tìm
    cho được nửa kia của mình là cùng dòng máu, màu da. Có lẽ cái gì hiếm thì tốt hơn hay vì bản sắc dân
    tộc đẻ thông cảm, chia sẽ??!!!

  5. Le Nguyen says:

    Trong đoản văn ” Người Việt Khinh Người Việt “, lúc kết luận ông Nguyễn Hưng Quốc có viết :” Bạn có thấy vậy không ? ” Để trả lời câu hỏi của ông , người đọc mạo muội , góp vài ý kiến thô thiển với ông .

    1] Nhớ, có lần về Việt Nam, tôi được giới thiệu với một trí thức khá lớn tuổi ở Hà Nội. Chuyện gẫu, anh khoe anh đang sống chung với một phụ nữ Tây phương. Tôi không hỏi là hai người sống chung như vợ chồng hay bồ bịch. Thực tình, tôi cũng chẳng thấy có chút ngạc nhiên hay tò mò nào. Nhưng một lát sau thì anh bạn ấy lại hỏi tôi: “Chị nhà là người nước nào vậy, thưa anh?” Khi tôi đáp là người Việt, tôi thoáng thấy có chút thất vọng trong ánh mắt của anh. Tôi đoán chắc anh đang nghĩ thầm: Mẹ kiếp! Sống ở nước ngoài cả mấy chục năm mà vẫn cứ xài hàng nội!

    Có lẽ ,ông tưởng tượng hơi nhiều , thậm chí dư nữa là đàng khác ,khi nhìn ánh mắt mà thấy được” chút thất vọng ” trong ánh mắt của anh bạn trí thức của ông ! Không những thế , lại còn thốt lên : ” Mẹ kiếp, Sống ở nước ngoài cả mấy chục năm mà vẫn xài hàng nội ! ” Thật sự , người đọc không hiểu nỗi , không biết được sự phong phú trong đầu óc của các người có chữ nghiã như ông và ông bạn trí thức Hà Nội của ông ? Với người đọc cũng đã từng về lại quê nhà , thăm thân nhân gặp lại bạn bè cũ , biết thêm một số bạn mới cùng thời đi học và lớn lên ở miền Nam VN , nhưng may mắn thay , người đọc không rơi vào trường hợp , người Việt khinh người Việt như ông .

    2]Tôi có một chị bạn lấy chồng Úc. Hai người đi về Việt Nam chơi. Có lần cần đến cơ quan công quyền để làm giấy tờ gì đó. Chị vợ vào năn nỉ ỉ ôi với một thứ tiếng Việt giọng Huế cực kỳ ngọt ngào. Chị bị từ chối một cách phũ phàng. Năn nỉ mấy cũng không được. Lát sau, nước mắt dầm dề, chị ra kể với ông chồng đang ngồi chờ ở phòng ngoài. Anh chồng người Úc bực tức cầm mớ giấy tờ vào thẳng trong phòng. Mấy phút sau, anh trở ra, miệng cười toe toét: Xong rồi! Từ đó, hai người rút kinh nghiệm: gặp bất cứ vấn đề gì cần giải quyết với người Việt Nam, anh chồng sẽ lao ra và chị vợ thì lùi lại sau.

    Thái độ phân biệt đối xử của cán bộ nhà nước CSVN, với chị vợ người Việt và Anh chồng người Úc, có phải là thái độ người Việt khinh nguời Việt không ?

    Thành thật mà nói ,trong trường hợp này , người đọc” thấy” khác ông . Trường hợp đó là hệ quả tất yếu của thuộc tính con người mới XHCN . Nó không còn cá biệt [ chữ của truyền thông trong nước thường dùng ] mà đã thành đặc tính của” tập thể “cán bộ đảng , nhà nước CHXHCNVN .

    Chuyện xảy ra với vợ Việt chồng Úc mà ông dẩn chứng trong bài , có thể là chỉ nghe kể lại ,chứ chuyện của Lê Văn Ty kể trong lời góp ý , người đọc thấy thuyết phục hơn nhiều bởi ông LVT là người trực tiếp chứng kiến , thái độ hành xử của một quan chức cấp phường mà hách thật !

    3] Nhớ, cách đây hơn mười năm, cái máy giặt ở nhà tôi bị trục trặc. Tôi điện thoại gọi một người thợ Việt Nam đến sửa. Vừa lúi húi sửa máy, anh vừa hất hàm hỏi tôi: “Anh làm nghề gì vậy?” Tôi đáp: Đi dạy học. Anh hơi ngạc nhiên. Lại hất hàm hỏi: “Dạy cấp mấy?” Tôi đáp: Đại học. Anh càng ngạc nhiên: “Dạy gì?” Tôi đáp cho qua chuyện: Thì dạy tiếng Việt lăng nhăng vậy mà. Anh phán ngay: “Ừ, thì cũng dễ!”

    Người đọc biết ,ông là một người có lòng , rất quan tâm tới ” đại cuộc” , thế thì bận tâm chi đến ” tiểu tiết ” của đời thường . Nếu cần thì hỏi vài câu bâng quơ để biết xuất xứ người đối thoại đến từ nền giáo dục nào , hay lớn lên trong chế độ nào ? Người đọc không có ý phân biệt giáo dục này giáo dục kia , chế độ này chế độ khác , nhưng nếu chịu khó quan sát sẽ thấy rõ sự khác biệt ” sản phẩm con người ” của các nền giáo dục , chế độ mà nó được nuôi dưỡng và trưởng thành . Cuộc đời là vô thường , không có gì phải bận tâm , khi chí đã quyết ” thỏng tay vào chợ ” thì lòng cần “buông bỏ”, xá chi lời :” Ừ ,thì cũng dễ ! ” cứ đeo bám theo ý chí ” cỡi cơn sóng dữ , chém cá kình ở biển đông …” Hở ông !

    4]Mà hình như tâm lý khinh thường người Việt và tiếng Việt đã có ngay từ xưa. Chữ Hán là chữ của thánh hiền. Người ta không dám vất hay đạp lên một mảnh giấy có vài chữ Hán nguệch ngoạc trên đó. Trong khi đó chữ Nôm thì lúc nào cũng bị coi rẻ: nôm na mách qué. Viết văn, muốn đi vào thiên cổ, thì dùng chữ Hán. Khi viết bằng chữ Nôm thì người ta khiêm tốn hẳn. Tài năng lồng lộng như Nguyễn Du cũng khiêm tốn: “Lời quê chắp nhặt dông dài / Mua vui cũng được một vài trống canh”. Các cây bút khác cũng thế. Trong Nhị Độ Mai: “Biết bao lời kệch tiếng quê / Thôi thôi bất quá là nghề mua vui”. Trong Phù dung tân truyện: “Lời quê chắp chảnh nên câu / Chép làm một truyện để sau mua cười”. Trong Bích câu kỳ ngộ: “Cũng xin góp một hội cười / Cùng mua mấy trống canh vui gọi là”, v.v… Đầu thế kỷ 18, dưới thời chúa Trịnh, các truyện “nôm na” ấy được xem là những “tiếng dâm” cần phải bị nghiêm cấm đấy!

    Với đoạn văn trích dẫn trên đây đã đi ra ngoài nội dung ” người Việt khinh người Việt ” , người đọc không phủ nhận những ý lạ, hay và đúng của nó , nhưng cũng cần có cái nhìn cũng như đặt mình, sống trong giai đoạn lịch sử mà mình buông lời phê phán . Nhiệm vụ của kẻ hậu sinh là vạch ra những yếu kém của người đời trước , để mở đường ,khai lối cho con cháu tiến lên , chứ không nên lên án , chê bai như người ngoại cuộc . Người đọc nghĩ , ông đã thấy tức ông biết phải làm gì ? Hy vọng ông có chương trình hành động để lịch sử không lập lại những điều ông trình bày ở trên !

    5] Cái gì lớn, tốt, đẹp thì được gọi là… “Tây” để đối lập với “ta”: hành tây, gà tây, khoai tây, v.v… Rồi “sang như Tây”, “đẹp như Tây”, “trắng như Tây”. Hết Tây thì đến Mỹ: xài Mỹ, giàu như Mỹ, sang như Mỹ, v.v…

    Gần đây thì có sự phân biệt giữa nội và ngoại. “Ngoại” đồng nghĩa với thật và chất lượng cao. “Nội”, ngược lại, hầu hết là kém, thậm chí, giả, hay nói theo tiếng thông dụng lâu nay là dỏm/ dởm/ rởm.

    Đến đây , những lập luận của ông khó thuyết phục được bạn đọc , hơi khiên cưỡng khi bảo rằng :” Cái gì lớn ,tốt ,đẹp thì gọi là Tây để đối lập với Ta: hành tây , gà tây , khoai tây …. Thật ra, những thứ vừa kể , ở nước ta chưa có ,và nó có nguồn gốc bên tây [tây mà ngươì mình gọi , kể cả Tây, Mỹ, Anh,Úc, Gia nã Đại...nói chung Tây dùng để chỉ những người gốc Âu Châu .] nên người mình gọi như vậy để dể nhận diện ,dễ phân biệt thế thôi , chứ không hề vì óc tự ti hay sùng ngoại như ông nghĩ qua cái tên hành tây , gà tây , khoai tây.

    Riêng hàng nội kém chất lượng , hàng giả tràn lan được cho là dỏm, dởm ,rởm . Nó là một sự kiện có thật , không thể chối cãi được trong giai đoạn hiện tại và không do tự ti hay sùng ngoại như ông nghĩ . Có chăng là do chế độ XHCN sản sinh ra !

    Tóm lại , những lý giải hay luận chứng của cái nền ” Người Việt Khinh Người Việt ” trong bài viết của Nguyễn Hưng Quốc khó thuyết phục được bạn đọc .

    Có phải viết nhiều nên Nguyễn Hưng Quốc cạn ý rồi chăng ?

    • Hwy Tse says:

      TÍN BẤT TÚC YÊN
      (Đạo Đức Kinh, Ch. 23)

      Ôi thôi,
      Chả nên thêm lời,
      Kệ mặc dòng đời,
      Này mấy bạn ơi !

      Riêng chúng tôi đây rất lấy làm hãnh diện (có thể nói là VÔ CÙNG) đối với một vị giáo sư người Việt: Dinh Hoa Nguyen, B.A., M.A., Ph. D., Professor of Linguistics, etc. A consultant of Etymology and Language of Webster ‘ s New World Dictionary. Ông có tên trong trang danh sách những nhà BIÊN SOẠN loại TỪ ĐIỂN trên,…

      Hãnh diện kế tiếp về người Việt được thống kê trong cuốn SECULARISM của Ph. D. Dean C. Halverson : the total number of Secularists is around 10% – 20% of the Vietnam ‘ s
      population,…

      Trong tương lai, chúng tôi rất lấy làm hãnh diện một khi có DIỄN GIẢ VN vinh dự đứng trước diễn đàn quốc tế lập luận toàn tiếng Việt; đồng thời, trong diễn đàn có hàng vạn, hàng chục vạn,… khán thính giả ngoại quốc đang chăm chú nghe qua MÁY DỊCH THUẬT !

      Tóm lại, theo nhà hiền triết Trung hoa, Lão Tử:
      Tín bất túc yên,
      Hữu bất tín yên.
      (Tạm dịch: Tin mà chưa đủ, nên mới không tin.)

      {Riêng về ông Ng. Hưng Quốc, chúng tôi chả có gì muốn nói,…; khổ nỗi, ông ta dùng rặt toàn là “VĂN HOA” thay vì các từ ngữ Việt phong phú như: Tệ nạn, Hủ tục, Lối sống, Nếp sống, Nề nếp, Tập quán, Quán tính, Thói quen, Lạc hậu, Trụy lạc, Đua đòi, Lố lăng, Lố bịch, Trơ trẽn, Quê mùa, Thô kệch, Cao bồi, Du đãng, Du côn, Vô loại, Lộn giòng, Mọi rợ, Rừng rú, Cô hồn, Bạt mạng, v.v…}
      (còn tiếp)

      Hwy Tse, S&FR,…

      • TaTon says:

        Cuốicùng thì cũng rứa thôi
        Bằng cao, cấp lớn cũng tôiđòi cái thân!?
        Cũng ăn, ngủ, ”ị” ra phân,
        Để rồi túm lại, cũng tàn dần thành bụi tro!!!

        Hãy để nhà nước ”no”…

  6. Hai lua says:

    Con chau Can bo bay gio deu lay Ten Ngoai cho no hop thoi vN bay gio noi kem theo tieng Anh moi la An tuong ././

  7. Minh Quân says:

    Bụt nhà không thiêng… là vậy

  8. Năm Roi says:

    vào động,có : Thái,Việt,Tàu,Đại Hàn. Đa số chọn:#1 Đại Hàn,#2 Tàu,#3 Thái,kẹt đạn mới chọn Việt-Nam.
    VN bị chê không chọn không phải vì người Việt khinh người Việt mà là vì thái độ phục vụ không được tốt cho lắm.Amen!

  9. Lê văn Ty says:

    Chào ông Nguyễn Hưng Quốc,
    Trước, xin được có nhận xét về bài viết nầy của ông: Hay và đúng lắm!
    Đúng ở chỗ nào? Chắc ông hỏi thế.
    Thì đây, tôi xin kể ông nghe về một chuyện thật của tôi:
    Gia đình tôi được đến định cư tại Úc năm 1980, theo diện nhân đạo, tức không thân nhân bảo lãnh. Khi mới đến, chúng tôi (hai vợ chồng và 3 con) được sống với gia đình bảo trợ người Úc, ở trong nông trại nuôi trừu và bò. Trong đám bò nầy có thêm 2 con bò sữa được nuôi riêng.
    Hằng ngày, cứ sáng sớm là tôi theo chân cậu con trai ông chủ (chừng 12 tuổi) đi vắt sữa bò, trước để giúp một tay, sau học thêm tiếng Anh về đối thoại. Trong những câu chuyện về quê hương VN, cậu ta nhắc lại nhiều lần câu nói nầy: Một ngày nào đó nếu có cơ hội, ông có thể dẫn cho tôi về thăm VN, đặc biệt là Huế, được không? Lần nào tôi cũng Yes thành thật, dù chưa biết khi nào mới được về.
    Đầu năm 1997, cậu ta báo cho tôi hay là sắp qua VN để nghiên cứu về nông nghiệp cho luận án Tiến sĩ, nhờ tôi giúp đỡ trong chuyến đi đầu tiên để liên lạc với trường Đại học Nông Nghiệp Thừa thiên- Huế, bởi tôi có người em vợ đang giảng dạy tại đó. Tôi nhận lời và tháng 8/97 hai chúng tôi cùng về Sài Gòn (ở lại nhà một người thân) trước khi ra Huế.
    Hôm sau chúng tôi tới đồn công an phường khai báo (tạm trú, tạm vắng). Trời SG hôm ấy rất nóng. Tôi mặc quần short, áo T- shirt, chân đi sandal; Anh Úc (gọi thế cho tiện) cũng mặc quần short, áo thun 3 lỗ, chân mang dép Nhật. Một anh công an ngồi ở bàn ngay chính giữa (nói giọng Huế) hỏi tôi:
    – Anh có biết anh đang tới chỗ nào đây không?
    Tôi trả lời: Biết, đồn công an phường.
    Anh ta hỏi tiếp: Anh có biết tôi mang quân hàm gì không?
    Tôi trả lời: Không biết và nó cũng chẳng có gì quan trọng đối với tôi.
    Anh CA lên giọng: Tôi là đại uý đồn trưởng CA phường nầy!
    Tôi cười và đáp lại: Chào anh đại úy. Tôi cũng khai thật để anh hay, như tôi đã khai rõ ràng trong bản khai báo trên máy bay trước nhập nội, là nếu VN còn chiến tranh và Nam, Bắc còn đánh nhau thì giờ nầy ít ra tôi cũng là đại tá!
    Anh ta bực mình, hỏi: Anh về đây làm gì?
    Tôi bình tỉnh đáp: Tôi về đây không phải để thăm gia đình hay du lịch như những người khác. Công việc của tôi là thông dịch viên cho ông Tiến sĩ Úc nầy liên lạc với trường Đại học Nông nghiệp Thừa thiên-Huế.
    Anh ta phán ngay: Vậy thì các ông (đổi cách xưng hô) để hết giấy tờ ở đây cho chúng tôi làm việc, ngày mai trở lại!
    Tôi đáp: Ngày mai chúng tôi đã có chuyến bay ra Huế, không thể trở lại đây được. Nếu các anh muốn vậy thì các anh cứ trực tiếp nói chuyện với ông nầy vì ông là sếp của tôi, quyết định mọi sự, tôi chỉ là kẻ đi theo, chẳng quyền hạn gì.
    Nói xong tôi thụt lui đàng sau, chìa tay ra dấu nhường lại cho anh CA nói chuyện với anh Úc. Anh CA tức lắm, cứ lầm lì nhìn theo tôi chứ chẳng nói với anh Úc một lời nào. Mặt anh ta cứ gằm gằm, nhưng cuối cùng rồi cũng phải đóng dấu cho chúng tôi ra về, còn đưa tay vẫy theo để bái bai nữa chứ!
    Vừa ra khỏi cửa đồn CA, anh Úc hỏi ngay tôi: Fuck,… what the hell he said?
    Ông Quốc coi vậy có được mắt không? Với ta thì lên mặt, khó dễ, với Tây thì nín khe!

  10. Trung Hoàng says:

    Hậu thuộc điạ sao như “kẻ lạ”,
    Quả tào lao ta há khinh ta.
    Hoa nào hoa cũng mặn mà,
    Hoa nhà hất hủi hoa xa đón chào.
    Ôi tình lang ngọt ngào cưả miệng,
    Ðâm sau lưng đay nghiến phũ phàng.
    Láng giềng Bốn Tốt huênh hoang,
    Chữ Vàng Mười Sáu rỡ ràng đẩy đưa.

    Ngàn năm sao ấy chẳng chưà !!!

    Gởi đến toàn dân Việt:

    HOÀNG SA ÐIỂM HẸN LẠC HỒNG,
    TRƯỜNG SA GHI KHẮC SON LÒNG RỒNG TIÊN.

    Xin trân trọng.

Phản hồi