WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Tự” ứng cử

TS Nguyễn Quang A

TS Nguyễn Quang A

Lẽ ra việc Tiến sĩ Nguyễn Quang A ứng cử Đại biểu quốc hội là rất bình thường. Vì Hiến Pháp của đảng cộng sản Việt Nam đã được Quốc hội (cũng của đảng cộng sản Việt Nam) biểu quyết, không cấm. Nhưng ở Việt Nam là một vấn đề còn mới và lạ. Cái “mới” và “lạ” nằm ở chữ “Tự”. “Tự” ứng cử! Điều nầy cho thấy việc ứng cử phải được “ai đó” cho phép chứ không thể “Tự”. “Ai đó” ở đây là Mặt trận Tổ quốc, một tổ chức đang do một Uỷ viên Bộ Chính trị đảm trách! Như vậy thì chỉ có đảng CSVN có quyền quyết định tối hậu ai là người được quyền ứng cử!

Vì thế đang có tranh luận sôi nổi.

Một bên cho là chính đảng CSVN đã vi phạm Hiến Pháp của họ, do đó “tự” nộp đơn xin ứng cử là chấp nhận chế độ cộng sản hợp pháp, chấp nhận việc vi hiến của đảng CSVN. Là đồng lõa với sai trái. Là đi ngược với chủ trương tranh đấu chống độc tài, đảng trị.

Bên khác, như giải thích của chính Tiến sĩ Nguyễn Quang A là, “thờ ơ, thụ động là ngầm ủng hộ cái hiện trạng phi dân chủ”! Do đó “tự” ứng cử “là tạo ra phong trào để người dân biết bầu cử là thế nào, dân chủ là ra sao”. Là dấn thân hoạt động giúp người dân hiểu biết cụ thể về Dân chủ. Việc tham gia điều hành đất nước là quyền công dân chứ không phải là riêng của đảng CSVN. Do đó “tự” ứng cử thì “chỉ có thắng, không có thua”!

Một bên chủ trương tẩy chay bầu cử, bất tuân dân sự. Một bên chủ trương ngược lại, là trực tiếp tham gia ứng cử, bầu cử, công khai chương trình hành động, để đánh thức não trạng thờ ơ của xã hội.

Cả hai phương pháp rõ ràng đều mang tính tích cực.

Yếu tố tích cực đầu tiên là đang có tranh luận công khai. Lập trường minh bạch. Điều nầy trái ngược hoàn toàn với những người được đảng cử về ứng cử tại một địa phương nào đó mà đôi lúc người địa phương không hề biết mặt, không hề có chủ trương riêng, vì mục đích của ứng viên đó chỉ là thi hành lệnh của đảng.

Với hành động “bất tuân dân sự” không có kết quả như mong đợi trên 40 năm qua nên đất nước đang bị tụt hậu rất xa so với láng giềng. Hậu quả trước mắt là mỗi người Việt Nam, kể cả trẻ thơ chào đời, đều cõng trên lưng món nợ hơn 1000 đô la Mỹ và chắc chắn sẽ tăng lên rất nhanh (!) trong lúc cán bộ quan chức thì tiền của không giấu đâu cho hết! Con cháu họ thì được đào tạo tại phương Tây, đồng thời tìm cách tẩu tán tài sản, đặc biệt là ở Mỹ và châu Âu.

Như vậy thì phương pháp “bất tuân dân sự” coi như thất bại nên việc đảng cử dân bầu cứ đến hẹn lại lên! Chế độ biết rõ như thế nhưng yên lặng, vì có lợi cho họ, nên họ chấp nhận việc chỉ cần một người trong gia đình bầu thay cho tất cả, và đại đa số đã chọn cách đi bầu, vì họ không muốn bị địa phương theo dõi làm khó dễ!

Bây giờ, theo sự khởi xướng của Tiến sĩ Nguyễn Quang A, “tự” ứng cử, công khai cương lĩnh hành động (theo kiểu tranh cử ở phương Tây) và kêu gọi “tự” ra ứng cử, bầu cử. Chắc chắn ông, cũng như mọi người, chẳng mấy ai tin là sẽ được đề cử, còn nói gì đến trúng cử (!)

Nhưng rõ ràng đây là một cách tiếp cận mới để cố gắng giải quyết nan đề vô cảm của xã hội với chính trị! Thành hay bại chưa thể biết, nhưng phương pháp tranh đấu cũ (bất tuân dân sự) đã không hề làm thay đổi được sự ngoan cố của chế độ cộng sản thì tại sao không thay đổi phương pháp hành động?

Qua câu nói của Tổng Bí thư mới tái đắc cử, Nguyễn Phú Trọng, là “dân chủ đến thế là cùng” đã cho thấy tính chất bất di bất dịch trong não trạng của lãnh đạo cộng sản! Dám nói như thế thì rõ ràng họ không còn là con người bình thường! Vì nếu là con người bình thường, có chút liêm sỉ, chắc chắn không một ai đủ can đảm nói như thế cả!

Do đó dùng phương pháp đấu tranh bình thường (bất tuân dân sự) chỉ có tác dụng với các thể chế bình thường, còn đối với chế độ cộng sản thì vô phương. Như đã thất bại từ 40 năm qua!

Vì thế tại sao không thử cùng nhau áp dụng phương pháp mới? Cùng nhau “tự” ứng cử, tự đưa ra cương lĩnh hành động, tranh cử công khai, để giúp thay đổi não trạng thờ ơ với chính trị mà đảng cộng sản đã và đang vừa hăm dọa, vừa đầu độc trong xã hội?

Vấn đề còn lại là, nếu một số người nào đó thoát qua cửa ải sàng lọc của Mặt trận Tổ quốc (dĩ nhiên với một âm mưu nào đó của đảng) và đắc cử thì những Tân Đại biểu Quốc hội đó sẽ làm được gì với cương lĩnh hành động đã công bố khi ra tranh cử (?) khi phải đối đầu với 80 hay 90 % các đại biểu đảng viên?

Chắc chắn sẽ chẳng thực hiện được gì (!) trong lúc đó thì chế độ cộng sản có cơ hội tuyên truyền là Việt Nam đã có một Quốc Hội được ứng cử bầu cử “thực sự” Dân chủ Tự do! Vì họ “tôn trọng Hiến pháp”, “hoàn toàn” không cấm việc ứng cử của các ứng viên độc lập!

Đến lúc đó thì các Tân Đại biểu “tự” ứng cử sẽ phản ứng ra sao?

Có thể là:

- hoặc, Quốc hội Việt Nam sẽ tạo ra đủ mọi chứng cớ (có thể có được) để áp dụng đúng “Hiến pháp, theo điều a, b, c, d…” để bãi nhiệm chức Đại biểu, như đã xảy ra vài trường hợp.

- hoặc, các Tân Đại biểu “tự” ứng cử thấy vô phương tranh đấu tại Diễn đàn Quốc hội nên Từ Chức Tập Thể để phản đối!

Và nếu Từ Chức Tập Thể như thế thì Quốc hội Việt Nam sẽ chẳng có gì thay đổi. Vẫn như cũ. Vẫn “bình chưn như vại”!

Có điều, về mặt phản ứng của xã hội lúc đó cũng như của thế giới phải khác! Vì chắc chắn xã hội đã thức tỉnh tốt hơn và sẽ phản ứng mạnh mẽ hơn. Nhưng kết quả như thế nào thì rất khó có thể tiên đoán.

Và biết đâu, tại sao không hy vọng là “Tức nước ắt vỡ bờ”?

Do đó nên “tự” tham gia ứng cử, bầu cử. Vì, “chỉ có thắng, không có thua”?

(Feb 15th, 2016)

© Kông Kông

© Đàn Chim Việt

11 Phản hồi cho ““Tự” ứng cử”

  1. Phó Công Dân says:

    Một cánh én không tạo nên mùa xuân nhưng nhiều cánh én thì có thể, đó là sự khác biệt của mùa tự ứng cử năm nay. Hiến pháp có quy định về quyền ứng cử nên đây chẳng phải là chuyện gì quá mạo hiểm.Vì bởi làm theo luật và đựợc luật hóa cho nên những người tự ứng cử dù không thành công sẽ mạc nhiên trở thành ” chính trị gia ” dân chủ, không thể phủ nhận. Vấn đề quan trọng là họ sẽ làm gì sau khi trở thành đối lập.

  2. ĐẠI NGÀN says:

    CON ÉN VÀ MÙA XUÂN

    Một con én không làm nên mùa xuân, nhưng một bầy én trái mùa cũng không thể làm nên mùa xuân.
    Những người nào không muốn có mùa xuân dẽ cũng chẳng muốn thấy có con én hay bầy én nào bay lên trời. Đấy ý nghĩa của chim én và mùa xuân thực chất vẫn gắn nhau như thế.

    Về mặt xã hội và chính trị, những cá nhân nào tự thấy không tương thích cũng chẳng bao giờ muốn hoạt động gì trong môi trường xã hội chính trị đó cả. Điều đó cho thấy một thể chế độc tài nào đó luôn chỉ lợi cho một thiểu số cá nhân, nhưng không thể lợi cho đa số hay toàn thể xã hội, bởi vì mọi tiềm lực của xã hội luôn bị hạn chế, bị giới hạn, hay không thể nào được phát huy hay khai thác hết.

    Nhưng nếu có một số người cứ đứng ngoài mãi mãi, điều đó dĩ nhiên thiệt thòi cho họ, mặc dầu họ cam chịu, kể cả thiệt thòi chung cho xã hội, nhưng đó là điều bất khả kháng do chế độ độc tài mà không phải trách nhiệm tự bản thân họ. Vậy nhưng có người nghĩ khác, cho dù không thể thích nghi cũng ráng gồng mình làm điều trái khoáy, như nhảy xuống lội ngược dòng nước thay vì cứ đứng trên bờ, kết quả họ cũng bị chìm và bị cuốn theo dòng nước đó mà không gì khác. Một vài con én không thể làm nên mùa xuân là thế.

    Vậy thì vấn đề không phải là con én mà là mùa xuân, không phải nhảy ùm xuống nước mà phải coi dòng nước đó cuốn về đâu. Đấy là cái trớ trêu của mọi thể chế độc tài, nó đôi khi vẫn nghĩ là làm tốt cho xã hội mà thực chất là làm xấu cho xã hội, nghĩ làm lợi mà thật tình làm hại cho xã hội. Do vậy vấn đề không phải là ý nghĩ của mọi người mà chính là ý nghĩ đúng của tất cả mọi người.

    Bởi vì nếu nghĩ đúng cũng không thể nào có độc tài, và không có độc tài cũng chẳng làm sao lại có chống độc tài. Nói cách khác cái lỗi không do con người mà do sự suy nghĩ không đúng cách, không thích nghi, không sự thật, phản lại chân lý khách quan của con người. Chính cái sai trong suy nghĩ cũng làm nên cái sai trong lý thuyết và cái sai trong thực tế. Đó cũng là nguồn gốc sai lầm của mọi ý thức hệ sai lầm, đó cũng là nguồn gốc sai lầm của mọi xã hội đi theo những ý thức hệ sai lầm, phản dân chủ tự do là thế.

    THƯỢNG NGÀN
    (19/02/16)

  3. Võ Trang says:

    Dù đối nghịch với chủ trương triệt để tẩy chay việc bầu bán dưới chế độ CHXHCNVN, Sự việc ông Nguyễn Quang A tự ra ứng cử theo tôi – và theo như chính ông giải thích, là 1 hành động tích cực, can đãm vì dám trực diện thách thức chế độ. Hành động này không thể so sánh với hành động tích cực đi bầu hay ủng hộ việc bầu cử để “thể hiện tính dân chủ” của chế độ CS Việt-Nam dù dưới góc cạnh nào.

    Nếu CS ngăn cấm không cho ông và 1 số các nhà họat động khác tự úng cử thì chính họ đã giúp ông phơi bày bộ mặt lưu manh của chế độ.
    Nếu họ cho ông ứng cử và hăm dọa những người bỏ phiếu để làm ông thất cử thì cũng là 1 thử nghiệm trình độ yêu nước, dù rất tiêu cực, của người Việt-Nam.
    Nếu sau khi đắc cử ông vẫn không làm được gì, bị loại bỏ, gán tội hay thậm chí thỏa hiệp thì cũng đóng góp phần nào nói lên tính khả thi của những vận động cách mạng như thế này.

    Thưa ông Kông Kông: Tôi không tin đây là con đường giải phóng dân tộc. Và tôi cũng không thể ngồi yên nhìn các chính trị gia ru ngũ người dân Việt đáng thương của mình. Tôi xem hành động này là 1 viên gạch lót đường cho những trưỡng thành trong suy nghĩ cần thiết cho người Việt thật tâm yêu nước . Vì thế tôi ủng hộ hành động này của ông Quang A.

    • Kông Kông says:

      Thưa bác Võ Trang,

      Nội dung bài viết không khác với ý kiến của bác! Phương pháp “bất tuân dân sự” chưa đem đến kết quả (không phải là không có kết quả) như chúng ta mong đợi. Chính lời kêu gọi công khai của Hoà thượng Thích Quảng Độ 4 hay 5 năm về trước cũng đã rơi vào quên lãng kia mà (?) thì tại sao không cố gắng mở một con đường tranh đấu mới? Đó là cách “Tự ứng cử” do Tiến sĩ Nguyễn Quang A chủ xướng. Đây chỉ là tìm cách mở một con đường tranh đấu mới chứ không mấy ai hy vọng sẽ thành công (!) Thống chế Foch đã nói: “Thà thắp một ngọn nến nhỏ còn hơn ngồi nguyền rũa bóng tối”! “Thắp một ngọn nến nhỏ” là thắp lên một hy vọng nhỏ vì hy vọng không phải là món quà chờ được VC ban phát mà phải hành động (!) như bài trước đã gợi ý.

      Có ai hy vọng vào “Cách Mạng” lớn hơn Bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm? Bà đã cống hiến cả ngàn lượng vàng trong “tuần lễ vàng” rồi cưu mang gần như toàn bộ lãnh tụ CSVN trong những ngày đầu… để khi “Cách Mạng” thành công thì ông Hồ Chí Minh dùng thân xác bà để khởi động chiến dịch Cải cách Ruộng đất! Chẳng những giết bằng đạn mà còn giết thêm bằng tuyên truyền qua bài “Điạ chủ Ác ghê” ký tên CB (của bác)!

      Bản chất VC là như thế nên không thể hy vọng hão huyền mà phải dấn thân.

      Vì thế 2 bài viết chỉ là gợi ý để có thể trao đổi thêm cho rộng đường dư luận, như bác đã đi ngay vào trọng tâm vấn đề. Cám ơn bác trao đổi. Xin chúc bác sức khỏe.

  4. Lại Mạnh Cường says:

    CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG KHI TRÚNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHOÁ 14.

    Họ và tên : NGUYỄN THUÝ HẠNH
    Ngày sinh : 25 – 5 -1963
    Địa chỉ: Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
    (Sơ yếu lý lịch kèm theo )

    Kính thưa các quý vị cử tri, tôi xin đưa ra chương trình hành động khi trúng cử đại biểu quốc hội như sau :

    A. BẢO VỆ CHỦ QUYỀN

    Nhận thấy rằng đất nước đang trong tình trạng chủ quyền bị đe dọa và xâm phạm nghiêm trọng. Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, họ công khai đưa ra đường lưỡi bò để âm mưu chiếm đoạt toàn bộ biển Đông, liên tục xâm phạm chủ quyền biển đảo VN bằng cách đưa giàn khoan vào vùng lãnh hải VN, đâm chìm tàu cá và đàn áp ngư dân VN, xây dựng các căn cứ quân sự trái phép trên các đảo mà chúng chiếm đóng, thường xuyên cho máy bay xâm phạm vào vùng trời của VN.

    Nếu được trúng cử, tôi nguyện sẽ dành công sức và tâm huyết để:

    1/ Đề nghị quốc hội thống nhất và giao cho Chính phủ trình và ký Hồ sơ Kiện Trung Quốc ra toà án Quốc tế về việc cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ tháng 1/1974. Theo luật Quốc tế thì chỉ còn thời hạn 8 năm cho VN kiện đòi Hoàng Sa.

    2/ Đề nghị Quốc tế hoá vấn đề chủ quyền, bẻ gãy ý chí “song phương” mà Trung Quốc ép chúng ta. Sử dụng các diễn đàn học thuật, kinh tế, đa phương, để tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế đối với chính nghĩa của VN trong vấn đề chủ quyền.

    3/ Xã hội hoá, để mỗi người dân trên đất nước có trách nhiệm và quyền lợi được đóng góp cụ thể vào việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và khích lệ lòng yêu nước. Thúc đẩy QH nhanh chóng ra luật biểu tình để người dân được quyền bày tỏ tình cảm và nguyện vọng của mình trước các vấn đề xã hội và chính trị quan trọng.

    4/ Công khai hoá vấn đề chủ quyền, để mỗi người dân hiểu rõ thực trạng và tình hình chủ quyền của VN trên biển và trên đất liền đã bị xâm phạm như thế nào, không giấu giếm các vấn đề về chủ quyền (trong phạm vi không phải là bí mật quốc gia).

    5/ Phi nhạy cảm hoá. Xoá bỏ việc cấm kỵ khi nhắc đến vấn đề chủ quyền. Báo chí không bị nhắc nhở gọi “tầu lạ”, “người lạ”… Đưa vào chương trình sách giáo khoa cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược 2/1979, Hoàng Sa 19/1/1974, và Gạc Ma 14/3/1988, tổ chức kỷ niệm những sự kiện này, tri ân những chiến sĩ đã ngã xuống khi chiến đấu giữ gìn biển đảo và biên cương.

    6/ Đề nghị quốc hội đẩy mạnh lộ trình thoát ra khỏi sự lệ thuộc Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt lĩnh vực kinh tế bằng các biện pháp: Giảm lệ thuộc vào nhà thầu TQ, giảm nhập siêu đặc biệt là nguyên phụ liệu, và máy móc lỗi thời từ TQ, xóa bỏ độc quyền trong kinh doanh, có các chính sách công bằng giữa các khối doanh nghiệp…

    Giải quyết vấn đề lao động thủ công Trung Quốc tràn ngập tại Việt Nam gây mất ổn định an ninh và làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam. Giải quyết vấn đề hàng hóa tiêu dùng độc hại của Trung Quốc đang hàng ngày hủy hoại sức khỏe và tính mạng của người dân Việt Nam.

    B. BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ.

    Tại Việt Nam, vấn đề bình đẳng giới chưa được xem trọng, nạn bạo hành gia đình mà phụ nữ là nạn nhân vẫn còn phổ biến, nạn buôn bán phụ nữ ra nước ngoài không được đẩy lùi. Do xã hội xuống cấp và đời sống khó khăn, nhiều phụ nữ phải chấp nhận phó thác cuộc đời cho những rủi ro lấy chồng ngoại qua những trung tâm môi giới phi pháp. Nhiều phụ nữ khác phải ra nước ngoài hành nghề mại dâm.

    Để bảo vệ người phụ nữ, tôi sẽ đề nghị quốc hội lập ra những điều luật nghiêm khắc ngăn chặn nạn bạo hành trong gia đình và ngoài xã hội mà phụ nữ là nạn nhân. Xử lý triệt để các tổ chức buôn bán và môi giới phi pháp phụ nữ và trẻ em. Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho phụ nữ. Thúc đẩy các chính sách giáo dục, văn hoá để nâng cao ý thức tôn trọng phẩm giá của người phụ nữ, giúp phụ nữ ý thức được giá trị bản thân. Lập các trung tâm tư vấn pháp lý đầy đủ cho những người phụ nữ muốn lấy chồng ngoại.

    Trên đây là các vấn đề tôi quan tâm. Nếu trúng cử đại biểu quốc hội khóa 14, tôi xin đảm bảo rằng, dù khó khăn như thế nào thì đây cũng là những nhiệm vụ hàng đầu của tôi trong kỳ quốc hội khoá 14 này.
    Mong được mọi người ủng hộ.

    Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các vị cử tri.

    NGUYỄN THUÝ HẠNH

    (Nguồn: https://www.facebook.com/liberty.melinh/posts/452915821574892)

  5. Lại Mạnh Cường says:

    TUYÊN BỐ CỦA CÔNG DÂN NGUYỄN TƯỜNG THỤY VỀ VIỆC TỰ ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA 14

    Tôi: Nguyễn Tường Thụy;

    Sinh năm 1952 (năm sinh theo hồ sơ về hưu là 1950 do cơ quan tôi công tác làm. Tôi phải ghi chú điều này vì nó mâu thuẫn với bằng đại học của tôi)

    (Có hình kèm theo)

    Số nhà 11 Tổ Quỳnh Lân, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội;

    Điện thoại: 0983485952;

    Cựu chiến binh (đã rời khỏi Hội Cựu chiến binh Việt Nam);

    Cử nhân kinh tế;

    Công việc hiện nay: Làm thơ, viết văn, viết báo tự do;

    Phó Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam.

    Khi Tiến sĩ Nguyễn Quang A tuyên bố ra ứng cử vào Quốc hội khóa 14, ngay sau đó, ngày 5/2/2016, tôi cũng đã bày tỏ ý định của mình trên mạng internet sẽ ra ứng cử đại biểu Quốc hội. Nay tôi chính thức tuyên bố về việc tự ứng cử vào Quốc hội khóa 14 như sau:

    1. Điều 27, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân”. Nhìn vào tâm huyết và khả năng của nhiều đại biểu quốc hội trong 13 khóa qua, tôi thấy mình cần phải vào Quốc hội để nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội. Tôi biết việc công dân tự ứng cử, khả năng trúng cử là rất thấp, tỉ lệ từ 0,2 đến 0,8%. Những con số đó khác không (0) và như vậy, khả năng trúng cử của người tự ứng cử vẫn có và tôi hy vọng sẽ trúng cử.

    Tôi không ứng cử để chơi, để “cọ xát” mà là một việc làm nghiêm túc, với mong muốn có thêm cơ hội để cống hiến cho Đất nước, cho Dân tộc. Nếu không trúng thì cũng không thể gọi là thất bại. Nó có tác dụng đánh thức người dân vốn xưa nay bàng quan với chính trị biết được quyền và nghĩa vụ công dân, biết được thực trạng dân chủ ở Việt Nam hiện nay.

    2. Với việc tự ứng cử, tôi không có ý định gây khó hay thách thức ai. Những ai cảm thấy bị gây khó hay thách thức không phải là người đàng hoàng mà là những kẻ có lòng dạ đen tối vì quyền tự ứng cử là quyền cơ bản của con người đã được Hiến pháp ghi nhận.

    3. Việc ứng cử vào Quốc hội không có nghĩa là tôi chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng CSVN (thể hiện trong điều 4 Hiến pháp) cũng như những điều khoản bất cập khác. Vì trên thực tế, mỗi khi thông qua Hiến pháp, vẫn còn những đại biểu không đồng ý điều này điều khác. Sự không đồng ý ấy không có nghĩa là những đại biểu đó phải rời khỏi Quốc hội, cũng như việc công dân không đồng ý điều này điều khác của Hiến pháp không có nghĩa là công dân ấy phải ra nước ngoài ở.

    4. Thực trạng chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước lúc này rất đáng lo ngại. Tham nhũng vẫn là một vấn nạn nhức nhối, ngang nhiên thách thức nhân dân, thách thức sự phát triển xã hội. Tệ quan liêu, cửa quyền, hách dịch với dân không được cải thiện. Lối làm việc vô cảm, xa rời thực tế, sống xa rời dân đã phân hóa xã hội thành hai tầng lớp: kẻ thống trị và người bị trị. Việc chà đạp lên pháp luật, bao che cho nhau từ trung ương đến cơ sở, ức hiếp dân lành đã gây nên nỗi thống khổ cho biết bao người lương thiện. Hệ thống chính trị nát từ trên xuống dưới, ngôi nhà dột ngay từ nóc đã lâu. Biển đảo luôn luôn bị Trung Cộng uy hiếp, ngư dân mất ngư trường, bị bắt cóc, bị đòi tiền chuộc, bị đánh đập thậm chí bị bắn giết. Nợ công lên tới mức nguy hiểm. Nền kinh tế mục ruỗng có thể sập bất cứ lúc nào, Việt Nam đang ở vào vùng trũng của thế giới về tiêu chí tổng hợp và về mọi mặt.

    Quốc hội được coi là “vật trang trí” (chữ dùng của ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Quốc hội khóa 7). Tỉ lệ đảng viên trong Quốc hội tới 90%, cộng với lối bầu cử theo hình thức đảng cử dân bầu nên được coi là Quốc hội của Đảng CSVN chứ không phải của dân. Hoạt động của Quốc hội nặng về hình thức, chất lượng phản biện, chất lượng chất vấn rất kém. Không chỉ quan chức, đại biểu quốc hội cũng rất xa rời dân.

    Hiện thực ấy khiến tôi càng nôn nóng muốn cống hiến cho dân cho nước được nhiều hơn. Vì vậy tôi muốn làm đại biểu quốc hội có thêm cơ hội cất lên tiếng nói của dân, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước và Chính phủ, góp phần khắc phục thực trạng xã hội mà tôi vừa nêu trên.

    5. Luật Tổ chức Quốc hội qui định tiêu chuẩn của đại biểu quốc hội như sau:

    1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

    2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

    3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

    4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

    5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

    Căn cứ vào tiêu chuẩn nêu trên, tôi thấy mình hoàn toàn đáp ứng được để trở thành đại biểu quốc hội:

    Về tiêu chuẩn thứ nhất: Tôi luôn luôn chấp hành pháp luật và chỉ làm những gì luật pháp không cấm, đồng thời tuyên truyền cho người khác về tinh thần này. Tuy tôi bị công an bắt hơn 10 lần trong đó có 2 lần xông vào nhà bắt, phá cửa, còn lại là do tôi đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược nhưng đó là công an vi phạm pháp luật chứ không phải là tôi nên họ phải thả tôi về. Tôi đã có những việc làm cụ thể và viết bài cổ vũ cho tinh thần yêu nước, cho hòa giải hòa hợp dân tộc; chống những hành vi cản trở sự phát triển của đất nước.

    Về tiêu chuẩn thứ hai: Tôi là người cha có trách nhiện với gia đình, hết lòng thương yêu vợ con. Tôi không làm điều gì vi phạm pháp luật. Tôi đã tố cáo và viết nhiều bài báo lên án những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức của những cán bộ, nhân viên cơ quan công quyền cũng như lối sống phi đạo đức khác.

    Về tiêu chuẩn thứ ba: Tôi đã tốt nghiệp Đại học kinh tế Quốc dân. Tôi luôn luôn tự nâng cao kiến thức về các lĩnh vực khác như pháp luật, báo chí để làm việc có hiệu quả hơn. Sức khỏe vẫn đang cho phép tôi làm việc với cường độ cao. Tôi có khả năng sử dụng kiến thức pháp luật để phản biện những quyết định sai trái của cơ quan nhà nước, hướng dẫn người khác biết quyền và nghĩa vụ công dân. Một ví dụ là năm 2003, tôi đại diện cho bà con nơi tôi ở căn cứ vào các qui định của pháp luật khiếu nại từ cơ sở đến trung ương về việc chính quyền thông báo cưỡng chế không đền bù 15 mét hai bên đường, trong đó có 7 nhà bị giải tỏa hoàn toàn. Cuối cùng, chính quyền đã chấp nhận ý kiến của dân xóm tôi nên hủy bỏ kế hoạch cưỡng chế. Trong khi đó nhiều nơi trong huyện đã bị giải tỏa một cách không thương tiếc, không điều kiện, đặc biệt là đoạn Văn Điển – Ngọc Hồi trên Quốc lộ số 1.

    Tôi đã trải qua nhiều lĩnh vực công tác khác nhau: phục vụ trong quân ngũ từ khi đi bộ đội đến khi về hưu, đã từng làm việc ở các công ty thương mại, xây dựng, Đài Tiếng nói Việt Nam nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm công tác.

    Về tiêu chuẩn thứ tư: Tôi luôn bênh vực những người dân thấp cổ bé họng, nạn nhân của sự bất công bị oan ức, ăn hiếp, lên tiếng giúp họ về tinh thần, vật chất có hiệu quả.

    Về tiêu chuẩn thứ năm: Tôi là cựu chiến binh đã về hưu. Mặc dù bận nhiều việc do bản thân mình đặt ra, tôi sẽ gác bớt những việc này lại để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà cử tri ủy thác.

    6. Tôi yêu cầu những người liên quan đến việc tổ chức bầu cử không biến buổi lấy ý kiến cử tri tại tổ dân phố thành buổi đấu tố. Không dùng thủ đoạn để gạt những người không ưa như gợi ý cử tri, xuyên tạc về ứng cử viên, gian lận trong kiểm phiếu, đưa ứng cử viên ứng cử ở địa phương xa một cách có chủ ý, loại ứng cử viên trong các vòng hiệp thương mà không có cơ sở.

    7. Về tài sản của tôi chỉ có ngôi nhà chật hẹp đang ở, xây theo giấy phép xây dựng của huyện Thanh Trì cấp, vài gian nhà cấp 4 cùng với mấy thứ vật dụng thông thường đã quá đát. Ngoài ra tôi không có tài sản gì khác. Nếu làm đại biểu quốc hội, tài sản của tôi chỉ vơi đi chứ không tăng lên. Nếu cử tri phát hiện thấy tôi giàu lên bất thường, tôi sẽ tự nguyện để nhân dân xử và tự miễn nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội của mình.

    Tôi hứa sẽ không “chạy” vào Quốc hội và như vậy không cần lo thu hồi vốn.

    8. Tôi nguyện trung thành với lợi ích của Nhân dân Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam. Nếu lợi ích của các hội nhóm mà tôi đang sinh hoạt mẫu thuẫn với lợi ích của Đất nước, của Dân tộc, tôi sẽ rời bỏ hội nhóm ấy.

    9.Tôi mong bạn bè, bà con trong nước và hải ngoại lên tiếng ủng hộ tôi tự ứng cử đại biểu Quốc hội. Anh chị nào có điều kiện hãy tổ chức lấy chữ ký ủng hộ để cổ vũ cho tôi. Tôi xin cảm ơn.

    Làm tại Hà Nội ngày 13/2/2016

    Nguyễn Tường Thụy

    Ảnh: RFA

    (Nguồn: https://www.facebook.com/tuongthuy.nguyen/posts/841633812612533)

  6. Lại Mạnh Cường says:

    Dear Võ Đình Tuyết,

    Theo riêng tôi, điều khôn ngoan nhất vẫn là LIỆU CƠM GẮP MẮM !

    1/
    Xưa nay tôi chủ trương với CS chỉ có tiêu diệt bằng mọi giá, dẫu cho phải sử dụng bạo lực cách mạng.
    Điều này không có nghĩa tôi cứng nhắc trong hành động, chỉ nghĩ phải luôn luôn CỨNG !
    Vả chăng chưa hẳn cứng đã thành công mà không hề THẤT BẠI. Cứ xem VNCH chống Cộng tối đa, nhưng gặp thời thế bất lợi nên đành chịu thất bại và giờ đây đành bằng lòng bắng LẤY NHU THẮNG CƯƠNG, hay ít ra nuôi dưỡng lực lượng và chờ cơ hội vùng lên, có thể bằng bạo lức (cứng)

    2/
    Phép dụng binh cần phải UYỂN CHUYỂN, có tiến có thoái.

    Nhín lại Việt sử cận và hiện đại, CS đã chiến thằng do bởi biết thay đổi màu da như cắc kè cho phù hợp với tình thế. Khi cần chúng tuyên bố giải tán đảng CS, nhưng rồi lại “tái sinh” ! Thắng thực dân Pháp nhưng đành phải ký hiệp ước đình chiến Geneva 1954, nhằm chiếm đóng nửa nước. Sau đó tìm cách thôn tính nốt miền Nam cho dù đã ký kết Hiệp ước Hòa bình Paris 1973.
    Hiện nay chúng tìm cách “đổi lốt” bằng trò chơi “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”, cho phép căc đảng viên làm giầu (Đinh La Thăng chẳng han) và chấp nhận thành phần giầu có được vào đảng, thậm chí cả quốc hội (chị em bà Đặng Thị Hoàng Yến)

    Nói đâu xa phe tư bản và CS đối nghịch nhau, nhưng vẫn ngồi chung trong một số định chế thế giới như Liên Hiệp Quốc, để bàn luận thế sự, để hợp tác chia thế chân vạc cai trị thế gian. Các nước đầu sỏ như Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Tàu … vẫn giữ vững những mối quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa xã hội … cho dù họ liên tục xung đột nhau để tranh giành ảnh hưởng trên bình diện quốc tế.

    3/
    Trở lại thực trạng phe dân chủ đối nghịch CS chưa đủ mạnh để có thể chơi cứng, thì vẫn phải cố vận dụng chiến thuật NHU THẰNG CƯƠNG, mà thật ra để tồn tại, nuôi dưỡng và xây dựng lực lượng cho đến khi thật mạnh đủ sức sử dụng cả NHU LẪN CƯƠNG đánh địch.
    Cái chính là phải KIÊN NHẪN chờ thời, tức hội đủ các yếu tố thiên thời đjia lợi nhân hòa để tổng công kích.
    Nóng nảy, vội vã, duy ý chí như CSVN quyết đi theo chủ thuyết CS để xây dựng thiên đàng CS là …xuống hố cả nút !

    Riêng tôi tin tưởng ông Nguyễn Quang A là người thức thời, có nhiều kinh nghiệm tranh đấu cho dân chủ tự do, bởi rút tỉa được nhiều kinh nghiệm của các bậc tiền bối, của chính bản thân trong thời gian gần đây, nên ông đã động não quyết tung chiêu thức mới thử lửa một phen với bạo quyền CS.
    Sự thử thách này hoàn toàn có tính toán hơn thiệt, bởi qua các bài viết gần đây của ông Quang A cho thấy ông nổi bật là một trí thức dấn thân số một trong số những người lớn lên từ môi trường xã nghĩa. Không sử dụng ngôn từ đao to búa lớn hô hào dân chúng như ta thường thấy ở một số nhà dân chủ quốc nội, mà bằng vào những bài nghiên cứu và lý luận rất khoa học, có bài bản về tình hình chung thế giới và đặc thù ở Việt Nam. Qua đó ta thấy tác giả đã động não (brainstorm) rất nhiều để nắm bắt thật kỹ tình hình nhằm cố vạch ra những phương hướng tranh đấu thích hợp cho nan đề đất nước.

    Tóm lại, tôi có “lạc quan tếu” chăng, xin để thời gian trả lời dùm tôi vậy.

  7. Lão Ngoan Đồng says:

    Thưa tôi có một số cảm nghĩ riêng sau đây:

    1/
    CS lập ra cái cơ chế gọi là “đảng cử dân bầu”, với mục đích chính yếu là tuyển lựa nghị gật !
    Một khị ông tiến sĩ Nguyễn Quang A khởi xướng phong trào tự ứng cử, tức là phản đối thẳng cái cơ chế bàu cử vô đạo trên của CS.
    Ngắn gọn, một hình thức tranh đấu mới dưới tên gọi “dân sự bất phục tùng chính phủ (CS)” (civil disobedience/ resistance against communist) của phe dân chủ đối lập CS.

    2/
    Dĩ nhiên CS sẽ tìm cách phá thối bằng mọi giá, để trước hết phong trào này không lan rộng, đồng thời làm nản chí các nhà dân chủ dấn thân như ông Quang A. Thứ đến không để cho đối thủ nào lọt lưới, bằng cách tiếp tục chơi trò phải thông qua cơ chế “đảng cử dân bầu” xưa cũ dù đã lỗi thời từ khuya. Như thế sẽ chẳng bao giờ có bất kỳ nhà dân chủ chính hiệu nào hiện diện trong cái quốc hội bù nhìn của CS. Trừ khi CS chơi đểu, bằng cách gài người vào phe dân chủ, để có đối lập cuội trong quốc hội !

    3/
    Trong mọi trường hợp phe dân chủ phải tìm mọi cách đánh phá vòng cương toả của địch, dẫu cho có thất bai não nề đi nữa. Vâng, theo tôi nghĩ, vẫn còn hơn là đi theo lối mòn cũ tảy chay bàu và ứng cử kiểu CS.

    Lý do đơn giản là, THẤT BẠI LÀ MẸ THÀNH CÔNG ! Phải động não suy nghĩ kỹ, rồi liều lĩnh có tính toán nhằm tạo đột phá (breakthrough) thoát khỏi vòng vây trùng điệp và kín như bưng của CS.

    Nếu tảy chay là vô tình tiếp tay cho CS rộng đường hành động, bởi CS chỉ cần có thế thôi.Chả khác gì ngày xưa đương kim tonton Nguyễn Văn Thiệu cố nặn ra luật bầu cử, để trơ tráo độc diễn sân khấu chính trị ở nhiệm kỳ hai. (Rất có thể ở nhiệm kỳ kế tiếp bằng cách sửa hiến pháp, cho phép ứng cử dài dài đến mãn đời, như tổng thống Hugo Chavez của Venezuela)

    • Hùng says:

      Xin hỏi chú mày một lần nhé… Ông Nguyễn Quang A có phải là đảng Viên đảng Cộng Sản không vậy?

  8. Lại Mạnh Cường says:

    Thưa tôi có một số cảm nghĩ riêng sau đây:

    1/
    CS lập ra cái cơ chế gọi là “đảng cử dân bầu”, với mục đích chính yếu là tuyển lựa nghị gật !
    Một khị ông tiến sĩ Nguyễn Quang A khởi xướng phong trào tự ứng cử, tức là phản đối thẳng cái cơ chế bàu cử vô đạo trên của CS.
    Ngắn gọn, một hình thức tranh đấu mới dưới tên gọi “dân sự bất phục tùng chính phủ (CS)” (civil disobedience/ resistance against communist) của phe dân chủ đối lập CS.

    2/
    Dĩ nhiên CS sẽ tìm cách phá thối bằng mọi giá, để trước hết phong trào này không lan rộng, đồng thời làm nản chí các nhà dân chủ dấn thân như ông Quang A. Thứ đến không để cho đối thủ nào lọt lưới, bằng cách tiếp tục chơi trò phải thông qua cơ chế “đảng cử dân bầu” xưa cũ dù đã lỗi thời từ khuya. Như thế sẽ chẳng bao giờ có bất kỳ nhà dân chủ chính hiệu nào hiện diện trong cái quốc hội bù nhìn của CS. Trừ khi CS chơi đểu, bằng cách gài người vào phe dân chủ, để có đối lập cuội trong quốc hội !

    3/
    Trong mọi trường hợp phe dân chủ phải tìm mọi cách đánh phá vòng cương toả của địch, dẫu cho có thất bai não nề đi nữa. Vâng, theo tôi nghĩ, vẫn còn hơn là đi theo lối mòn cũ tảy chay bàu và ứng cử kiểu CS.

    Lý do đơn giản là, THẤT BẠI LÀ MẸ THÀNH CÔNG ! Phải động não suy nghĩ kỹ, rồi liều lĩnh có tính toán nhằm tạo đột phá (breakthrough) thoát khỏi vòng vây trùng điệp và kín như bưng của CS.

    Nếu tảy chay là vô tình tiếp tay cho CS rộng đường hành động, bởi CS chỉ cần có thế thôi.Chả khác gì ngày xưa đương kim tonton Nguyễn Văn Thiệu cố nặn ra luật bầu cử, để trơ tráo độc diễn sân khấu chính trị ở nhiệm kỳ hai. (Rất có thể ở nhiệm kỳ kế tiếp bằng cách sửa hiến pháp, cho phép ứng cử dài dài đến mãn đời, như tổng thống Hugo Chavez của Venezuela)

  9. Võ Đình Tuyết says:

    Trong một thể chế độc tài hay cộng sản,xét cho cùng,mọi tham gia của xã hội dân sự đều …bù trất!
    Không bao giờ Lê Nin, Sít Ta Lin,Mao Trạch Đông,Hồ Chí Minh,hay thằng nhỏ ác độc Băc Hàn cho…tự ứng cử của nguời …ngoài đảng.
    Thật ra chế độ cộng sản giống thời “ăn lông ở lỗ”Thằng cầm đầu,cầm cái búa đá…đứa nào cãi là…hốt liền, phang liền.
    Trí thức vốn như hai ông Nguyễn Mạnh Tuờng,Trần Đức Thảo,họ là những nguời thông minh ngoại hạng,nhưng lại rất…ngây thơ trong chế độ rừng rú. Đến cuối đời hối tiếc thì đã muộn.
    Đối với chủ nghĩa cộng sản chỉ có cứng chọi cứng,chứ lấy mềm chọi cứng là: từ chết tới bị thuơng!
    Bây giờ chỉ có kêu gọi lòng dân đứng lên đạp đỗ chế độ cộng sản thì may đau vận Nuớc mới yên.
    Tiến Sĩ Nguyễn Quang A là nguời có lòng.Một trí thức thưc tâm yêu nuớc.Cũng hy vọng ông không dẫm chân vào những bậc trí thức xa xưa.

Phản hồi