WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Buổi Giao Thời

Công lý Đồng Nọc Nạn thời kỳ thực dân vào năm 1928 vẫn là một giấc mơ cho nhiều người Việt Nam vào năm 2015.

Anh Lãng

Photo by Paula Bronstein /Getty Images

Photo by Paula Bronstein /Getty Images

Mùa Giáng Sinh năm kia, hay năm kìa (gì đó) có người bạn gửi cho cuốn tiểu thuyết The Time in Between của Maria Dueñas. Sách loại bìa mỏng mà ngó giống y chang như cái gối, thấy mà ớn chè đậu. Bỏ thì thương vương thì tội nhưng tôi quyết định liền, với ít nhiều áy náy: “Thôi, dục (bà) nó đi!”

Tui già cỗi và mệt mỏi quá rồi. Cả ngàn trang sách tiếng Anh thì đọc chắc tới tết, hay (dám) tới chết luôn – cho dù tác phẩm được giới thiệu là # 1 international best seller.

Tuần rồi, tôi mới khám phá ra rằng The Time in Between đã được chuyển thành phim. Maria   Dueñas bắt đầu câu chuyện vào tháng 3 năm 1922, khi nhân vật chính còn là một cô bé đang học việc trong một tiệm may, ở Tây Ban Nha.

Những vật dụng được bầy biện để làm cảnh trí trong phim ngó thân thương hết sức: bàn ủi than, máy may Singer, radio Philips. Tôi cũng rất ngạc nhiên, và thích thú, khi nhìn thấy những chiếc Citroën Traction Avant (đen thui lui) chạy lòng vòng trên đường phố của thủ đô Madrid.

Đây chính là loại xe được dùng làm Taxi ở Đà Lạt, vào những năm cuối thập niên 1960. Cái bàn là than cổ lỗ, cái máy may đạp chân cũ kỹ, và cái máy phát thanh mầu cánh gián (bự tổ chảng)  … cũng đều là những đồ vật quen thuộc trong căn nhà nhỏ xíu mà tôi đã sống qua suốt thời ấu thơ – ở Việt Nam.

Thế mới biết là đất nước mình đi sau thiên hạ một khoảng thời gian dài quá. Thảo nào mà đã có thời Việt Nam bị xếp vào nhóm những quốc gia “chậm phát triển.”

Cái “thời thổ tả” này, may quá, đã qua – theo như lời của (nguyên) Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết: “Trong tất cả các thắng lợi, thì thắng lợi về vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế là thắng lợi lớn nhất… Ngày nay, chúng ta ngẩng cao đầu, sánh vai cùng cường quốc.”

Mới đây, Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc Nguyễn Thiện Nhân cũng có ý (gần) tương tự khi ông thiết tha ngỏ lời mời “tất cả đồng bào Việt Nam ở nước ngoài nếu trong 40 năm qua chưa có dịp về nước thì nên về… chắc chắn sẽ thấy nó phát triển.
Hai vị lãnh đạo quốc gia đều không ngoa (lắm). Đôi khi, tôi  cũng cảm thấy “choáng váng” vì những “phát triển” vượt bực ở quê hương xứ sở của mình.

Những chiếc Traction Avant, La Dalat, Kamaz, Uaz … chắc đã biến khỏi Việt Nam tự lâu rồi. Đất nước hôm nay có những thiếu gia lái Lamborghini Aventador trị giá cả triệu Mỹ Kim, những đại gia khẳng định đẳng cấp bằng cách đi phản lực cơ Beechcraft King Air 350, nằm giường Royal Bed đắt nhất thế giới,   hay nuôi chó Ngao Tây Tạng giá cỡ triệu đô.

Con chó ngao 2 triệu đô. Ảnh báo nld

Con chó ngao 2 triệu đô. Ảnh báo nld

Chợ Tôn Đản, chợ Vân Hồ – tất nhiên – cũng đều đã đi vào lịch sử. Qúi mệnh phụ phu nhân giờ đây đều xách ví da hiệu Louis Vuitton, và đi mua rau sạch ở Thiên Đường Xanh; đồ Tây ở cửa sau khách sạn Sofitel ; bánhngọt ở L’Indochine ; bánh bao hiệu Tâm Tâm, bánh mì ở Hilton cạnh Nhà hátlớn ; đường, dấm, muối, xì dầu và gạo Thái Lan ở Westside, ốc lại lên tận Tây Hồ, còn đồ khô đến chợ Hàng Bè...”

Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng còn khẳng định rằng: “Gần 2 thập kỷ qua, Việt Nam đã kiên trì, nhất quán chính sách tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát triển Internet. Cho đến cuối năm 2014, Việt Nam có gần 45 triệu người sử dụng Internet, đạt tỷ lệ trên 49% dân số, cao hơn mức trung bình của thế giới (40,4%) và cao hơn nhiều mức trung bình của khu vực châu Á – Thái Bình Dương (32,4%)”.

Rõ ràng là VN đã áp dụng thành công chiến thuật (“đi tắt đón đầu”) nên  đã vượt xa “hơn mức trung bình của thế giới, và cao hơn nhiều nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”   về rất nhiều mặt, chớ không riêng chi internet.

Chỉ có cái “mặt tử tế” thì lại ở dưới mức trung bình xa quá. Theo The Good Country Index, VN đứng hạng áp chót (124/125) theo “chỉ số tử tế” của những quốc gia được khảo sát.

20140628_gdc925_0_0

Blogger Nguyễn Tuấn còn cho biết thêm rằng VN đang đứng cùng hạng với đám đầu trâu mặt ngựa:

Bảng xếp hạng gọi là ‘Good Country Index’ (GCI) cho thấy VN đội sổ trong số các nước tử tế trên thế giới. Bảng xếp hạng này cho thấy VN đứng hạng 103 (trong số 124 nước) về đóng góp cho hoà bình và an ninh thế giới. Còn về đóng góp vào các quĩ từ thiện và cung cấp nơi nương tựa cho người tị nạn thì VN đứng hạng 123, tức áp chót! Tính chung, thứ hạng về tử tế của Việt Nam trên thế giới đứng hạng áp chót (124/125). Điều đáng nói hay cũng có thể xem là nhục là thứ hạng tử tế của VN chỉ đứng chung bảng với mấy nước ‘đầu trâu mặt ngựa’ như Lybia, Iraq, Zimbabwe, Yemen!”

Té ra những chiếc siêu xe bạc triệu, những chiếc ví da hàng hiệu bạc ngàn, cùng những toà cao ốc hay cửa hàng sang trọng (nơi mà bát phở và ly cà phê giá vài chục đô la) chỉ tạo ra được một giai cấp mới (giai cấp đại gia hay tư bản đỏ) chứ không nâng được “vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế” và cũng không giúp “chúng ta ngẩng cao đầu, sánh vai cùng cường quốc” – như ông Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Thiện Nhân kỳ vọng.

Đất nước – xem chừng – không chịu đi chung hướng, và cũng không  chịu chia sẻ những tiêu chí nhân văn phổ quát, với đa phần nhân loại. Về nhiều lãnh vực, VN còn có xu thế đi lùi – theo nhận xét và phân tích của blogger Anh Lãng:

“Tòa Đại hình Cần Thơ xét xử vụ án Nọc Nạn ngày 17 tháng 8 năm 1928. Chánh án là De Rozario, công tố viên là Moreau, Hội thẩm là ông Sự. Các luật sư biện hộ (miễn phí) cho gia đình Biện Toại là người Pháp, Tricon và Zévaco. Bản án được tuyên bởi một chánh án người Pháp, một công tố viên luận tội người Pháp và những luật sư biện hộ cho các bị cáo cũng là người Pháp, cho một vụ án mà hành vi chống người thi hành công vụ là rất rõ ràng (10 người trong gia đình Biện Toại, trang bị dao và mác nhọn chia làm hai tốp lao đến đoàn cưỡng chế) và gây ra cái chết của một cảnh sát Pháp…

Tòa Đại hình Cần Thơ tuyên Biện Toại, Nguyễn Thị Liễu (em út Toại) và Tia (con trai Toại) được tha bổng. Cô Nguyễn Thị Trong, sáu tháng tù (đã bị tạm giam đủ sáu tháng) tha ngay tại tòa. Miều (chồng Liễu), hai năm tù vì tiền án ăn trộm.
Đó chính là công lý thời kỳ thực dân, thời kỳ mà ngày nay lịch sử được viết bởi bên thắng cuộc, luôn giành cho nó những ngôn từ đen tối nhất. Thế nhưng hãy nhìn bản án tuyên cho ông Đoàn Văn Vươn, cho cậu thiếu niên Nguyễn Mai Trung Tuấn, và tự đặt ra câu hỏi, vào năm 2015, ở thế kỷ 21, người dân Việt Nam đang thực sự được hưởng nền pháp lý kiểu gì?”

Theo cách nói, hơi nặng nề, của Tiến Sĩ Nguyễn Tuấn thì đây là “nền pháp lý” của bọn đâu trâu mặt ngựa.” Là một phụ nữ nên luật sư Ngô Bá Thành ăn nói nhẹ nhàng hơn: “Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng!”
Có lẽ rừng rú nhất là vụ án Hội Đồng Công Luật Công Án Bia Sơn.” Trong quá trình điều tra, Thiếu Tướng Phạm Văn Hoá (giám đốc công an tỉnh Phú Yên) cho biết: “Họ không kêu oan gì cả, họ thừa nhận cả. Hỏi có yêu cầu luật sư không nhưng người ta không yêu cầu bởi vì người ta biết rõ tội rồi bây giờ chỉ cần khoan hồng cần giảm nhẹ thôi.

Sau khi “khoan hồng giảm nhẹ,” ngày 4 tháng 2 năm 2013, TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên phạt 22 bị cáo với mức án tổng cộng 295 năm tù. Riêng ông Phan Văn Thu bị tòa tuyên phạt án chung thân.

Hơn hai năm sau, vào ngày 30 tháng 11 năm 2015, trên trang Dân Luận, xuất hiện “Thư Kêu Cứu” của thân nhân những người tù trong vụ án này. Xin trích dẫn đôi đoạn để rộng đường dư luận:

Kính gửi:

- Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc
- Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế
- Các tổ chức Nhân quyền Quốc tế
- Bộ ngoại giao Hoa Kỳ
- Đại sứ quán các nước tại Việt Nam
- Các hãng thông tấn, truyền thông trong nước và Quốc tế …

Thưa quý cấp! Chúng tôi là thân nhân của 22 tù nhân đang chịu mức án nặng nề trong vụ án “Ân Đàn Đại Đạo” làm đơn Giám đốc thẩm với sự khẩn thiết, mong muốn các cơ quan có thẩm quyền điều tra, xem xét lại vụ án vì có quá nhiều dấu hiệu oan sai như tôi đã nêu cụ thể trong Đơn Giám đốc thẩm ngày 10/10/2015 (một số báo, đài đã đăng thông tin về nội dung đơn Giám đốc thẩm này).

Đó là việc Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Yên đã trọng cung, không trọng chứng. Trước tòa, ông Phan Văn Thu cùng 21 người đều phủ nhận việc Ân Đàn Đại Đạo có Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh…

Tòa cũng đã không đưa ra được bằng chứng để chứng minh cho cáo buộc này. Tuy nhiên, Tòa án đã vẫn giữ nguyên những kết luận trên trong bản tuyên án để buộc chồng tôi và các đệ tử của ông tội “âm mưu lật đổ chính quyền Nhân dân”…

Cũng như vô số những đơn thư kêu cứu trong thời gian gần đây, bức thư thượng dẫn  không hề gửi đến bất cứ một cơ quan hay giới chức thẩm quyền nào ở Việt Nam. Trước hiện tượng này, ông Phạm Đỉnh –   chủ nhiệm trang Thông Luận – đã có nhận định rằng “… đây chính là điều bi đát trong hoàn cảnh đất nước hiện nay: người dân oan ức không còn biết cầu mong ở ai khi mà chính nhà cầm quyền là kẻ cướp!”

Gia đình ông Đoàn Văn Vươn cũng như gia đình em Nguyễn Mai Trung Tuấn (rất có thể) sẽ không bị vướng vào vòng lao lý, nếu đất đai và tài sản của họ không có giá trị gì nhiều về nguồn lợi kinh tế. Tương tự, hai mươi hai tín đồ của giáo phái Ân Đàn Đại Đạo – chắc chắn – cũng sẽ không phải lãnh đến mức án hai trăm chín mươi lăm năm tù, nếu Khu Du Lịch Sinh Thái Đá Bia trông bớt phần hấp dẫn và không gợi lòng tham của những quan chức địa phương.

Một góc Khu du lịch sinh thái Đá Bia. Ảnh: báo Công An TPHCM.

Một góc Khu du lịch sinh thái Đá Bia. Ảnh: báo Công An TPHCM.

Những vụ cướp bóc liên tiếp và trắng trợn như trên chỉ có thể xẩy ra vào buổi giao thời, thời điểm cáo chung của một chế độ khi đã đi đến tận cùng mức bất nhân và bạo ngược của nó.

© Tưởng Năng Tiến

2 Phản hồi cho “Buổi Giao Thời”

  1. Trần Vinh says:

    Trần Văn Giàu đã từng được Đảng cử sang Liên Xô học tại Trường Đại học Đông Phương. Thời kháng Pháp, có lúc làm chủ tịch Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ . Có thời gian bị Pháp giam ở Khám Lớn ( Sài gòn) . Khám Lớn có thể chứa 1000 tù nhân . Nổi tiếng chưa ai trốn thoát được khỏi nơi đây .

    Đời sống trong Khám Lớn ra sao? Trong Hồi Ký Trần Văn Giàu, y thuật lại :

    “ -Về thăm viếng: Mỗi tuần một lần và được bạn bè, gia đình tiếp tế đầy đủ quà bánh, báo chí để đọc.

    – Trong nhà tù, tha hồ mở các lớp học chính trị cho các học viên hằng trăm người. y viết: Vô tù thành ra đi vào học trường chính trị. Trường học được mở liên tục mà khỏi phải mướn nhà, khỏi phải nuôi cơm, ‘kinh tế’ biết mấy. Khám Lớn góp phần đào tạo hằng trăm cán bộ cho các đoàn thể Cách mạng ở bên ngoài… Cơm nước xong, cửa Khám đóng lại thì lấy sách ra đọc. Sàn xi măng là bảng đen, gạch vụn là phấn; một số thầy chú dám bí mật đem giấy bút cho chúng tôi là lấy sách ra đọc.

    Trong Khám Lớn có làm thêm một Khám nhỏ mà y gọi là biệt thự. Y viết: “Tôi ở biệt thự S ba năm cho đến hồi mãn tù. Ở biệt thự ‘S’ chúng tôi được mượn sách của thư viện Khám Lớn, cũng được đem một ít sách ở ngoài vào. Thêm một vài chục quyển, thậm chí đến cả trăm quyển nữa. Không được dạy học, tôi quay ra tự học, tự học để giết thời giờ, tự học để lấp những chỗ trống về kiến thức, được bao nhiêu hay bấy nhiêu, thật sự là được nhiều.”

    Về sau, Trần văn Giàu có lúc bị Pháp giam ở trại tù Tà Lài . Cuộc sống tại Tà Lài ra sao ? Y viết :

    “Đường lên trại giam. Một đường đá nhỏ hẹp dắt đi đâu không biết, cỏ cây mọc tùm lum. Một thầy đội bảo: Đường vào camp đó, chúng ta nghỉ ăn sáng cái đã. Lính trải vài tờ nhật trình xuống cỏ, bày bánh mì, đồ hộp, bình toong nước, ai có phần nấy. Y như Hướng đạo sinh đi cắm trại mùa hè! Cứ quất no một bụng rồi xem ra sao.” ………….

    “Phong cảnh Tà Lài khá hữu tình. Đồn bót của Tây, trại tranh của tù như giấu mình trong trong khu rừng mênh mông đầy muông thú, bên cạnh một con sông lớn, nước bao giờ cũng trong và đầy, sông Đồng Nai. Bên kia sông về hướng Tây, một dãy núi xanh biếc(…) Khoảng trên của con sông, dài không biết bao nhiêu kilômét, nước đầy, chảy nhẹ, nhiều cá tôm, có cá sấu; chiều chiều đội đốn tre của anh Phúc thả bè về, quần áo trên cổ, hát giọng chèo đò (…) Một hôm chủ nhật, tốt trời, chúng tôi xin phép tổ chức ‘thi lội’ ở khoảng sông này. Sếp Tây đồng ý (…) Nhiểu buổi chiêu biểu diễn của Minh vua bơi lội, cũng được toàn căng tán thưởng, nhiều thầy chú ra xem, đôi khi xếp Tây cũng ra xem. Minh bơi lội như cá và đẹp như khiêu vũ Ba Lê. Tôi, sếp cùng hàng chục anh em khác binh lính đứng gác trên chiếc phà cột ở bến “.

  2. CHÍNH TRỊ VÀ SỰ DỐI TRA

    Nhiều người thường suy nghĩ chính trị thì phải thủ đoạn, còn quân sự thị phải mưu mẹo. Không thủ đoạn không thắng được đich thủ, không mưu mẹo không thắng được kẻ thù. Thật ra chính trị kiểu đó là nói về phương diện cá nhân, không thể nói về phương diện xã hội. Chính trị kiểu đó là nói về phương diện tầm thường, không phải nói về phương diện lý tưởng hay cao quý. Có nghĩa chính trị hoàn toàn khác với quân sự. Vì quân sự hay việc đánh nhau ngoài trận mạc là chuyện một mất một còn, không sống bống chết. Chính trị đúng nghĩa không phải như vậy, chính trị đúng nghĩa là vì con người, vì xã hội, vì tính nhân văn, không phải vì mục đích thủ lợi, hạn hẹp hay ích kỷ.

    Bởi vậy chính trị có nhiều cấp độ, từ mức tồi tàn nhất, đến mức cao quý và nhân văn nhất. Mức đầu tiên là mức chỉ nhằm lợi ích bản thân. Mức sau là mức chỉ nhằm quyền lợi chung của xã hội hay mục đích nhân văn của con người. Từ đó cũng thấy tính thủ đoạn trong chính trị vẫn là sự gian dối và sự nói dối, còn thủ đoạn trong quân sự, chiến tranh gọi là sự mưu lược. Như vậy phần nào cũng thấy ra thủ đoạn trong chính trị không hoàn toàn giống với mưu lược trong quân sự hay chiến tranh.

    Măt khác, thủ đoạn trong chính trị cũng có trong ba trường hợp: trường hợp tranh thủ quyền hành, trường hợp thực thi quyền hành, trường hợp bảo vệ quyền hành. Tức trường hợp dùng thủ đoạn để chiến thắng, dùng thủ đoạn để thi thố, và dùng thủ đoạn để kéo dài hay bảo vệ quyền hành. Nhưng ai cũng biết, nếu chính trị chính nghĩa hay trong sáng, sự dùng thủ đoạn thường không cần thiết hay không thiết yếu, còn chính trị phi nghĩa hay chính trị tà đạo, việc dùng thủ đoạn thường chính yếu và nó như là bản chất. Bậy vậy ngay từ thời cổ, người ta cũng phân biệt hẳn hòi loại chính trị vương đạo và loại chính trị bá đạo là như thế.

    Mà nói đến sự dối trá trong chính trị không có gì nổi bật hơn là dùng thủ đoạn tuyên truyền. Tuyên truyền để lôi kéo, tranh thủ chiến thắng lúc đầu. Tuyên truyền để củng cố quyền hành khi đã có và tuyên truyền để kéo dài quyền hành bằng mọi giá. Tuyên truyền là sự lừa gạt bằng lời nói nhằm hậu thuẫn cho sự lừa gạt bằng việc làm, hành động.

    Như vậy nói cho cùng lại, giá trị của chính trị luôn chỉ ở giá trị nơi con người và nơi việc làm của con người đó. Nếu con người là tốt đẹp, việc làm của họ tất nhiên cũng tốt đẹp, vì mục đích của nó luôn đúng với khách quan, đúng với đạo đức, có nghĩa cũng là tốt đẹp. Trái lại nếu con người không tốt đẹp, có nghĩa họ sẳn sàng làm các việc sai trái và làm vì những mục đích chủ quan hay sai trái, có nghĩa chính trị như thế cũng không bao giờ tốt đẹp. Chính trị và sự thành thật cũng như sự trung thực, và chính trị đi đôi với sự dối trá, sự lừa mị cũng phát sinh từ nền tảng đó. Chính bản chất của con người quyết định bản chất của chính trị là tốt hay xấu mà không bao giờ là điều ngược lại chính là như vậy. Và chính trị lành mạnh cũng luôn là chính trị mang tính khách quan và khoa học, trái lại với chính trị không lành mạnh hay thủ đoạn chỉ mang các tính cách vị kỷ, và mục đích vụ lợi cũng không ngoài như thế.

    ĐẠI NGÀN
    (25/02/16)

Phản hồi