WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những người con không mang họ cha

Đàn Chim Việt: Huỳnh Kim Khánh ra đi ở tuổi 44 để lại trong lòng bè bạn và người thân niềm tiếc thương vô hạn. Anh từng là thành viên của Đàn Chim Việt trong những năm từ 2003- 2008 với vai trò Thủ Quỹ, thành viên Ban quản trị và Ban biên tập.

Vĩnh biệt anh, người bạn, người đồng nghiệp thân thương, tận tụy của chúng tôi. Để tưởng nhớ và tỏ lòng tri ân tới anh, chúng tôi xin đăng lại một số bài viết của anh.

—————————————————

Không chỉ riêng những người con lai phải chịu đựng sự kỳ thị và thành kiến, mà tất cả người Việt điều là nạn nhân của một nền văn hoá lỗi thời. Không ai thay đổi được quá khứ, đừng để dư luận và thành kiến giết chết tình yêu thương và sự cảm thông trong mối quan hệ con người. Người Mỹ gốc Việt hay người Mỹ lai, nói cho cùng ai cũng là người Việt Nam.

Rớt tú tài anh làm trung sĩ,
Vợ ở nhà lấy Mỹ sanh con
Bao giờ xong chuyện nước non
Anh về anh có Mỹ con anh bồng

Bốn câu thơ trên được nghệ sĩ Giang Châu ngâm mùi mẫn lâm li trong vở cải lương “Tìm Lại Cuộc Đời”, đã được trình diễn trên sâu khấu và truyền hình ở Việt Nam những năm sau 1975. Vở cải lương “Tìm Lại Cuộc Đời”, có tính chất tuyên truyền cho chế độ cộng sản về việc làm phi nghĩa, thiếu nhân đạo cuả quân đội Mỹ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Một tấn bi kịch đau thương được đạo diễn dàn dựng công phu có tính thuyết phục cao. Điều đáng tiếc là những người làm văn hoá tại Việt Nam không đủ can đảm viết thêm vở “Những người con không mang họ cha”, để phản ánh cuộc đời và số phận hàng trăm ngàn người con lai Mỹ đang sống và lớn lên tại Việt Nam sau những năm 1975.

Những đứa trẻ lai bị bỏ rơi luôn thèm một bàn tay ấm áp của người cha.

Sau ngày chính quyền cộng sản chiếm miền Nam, ngoại trừ một số ít ỏi người con lai may mắn có đủ cha mẹ tận tình bảo vệ nuôi dạy cho ăn học, số đông còn lại thì tương lại mịt mù, bất định. Đối với chính quyền cộng sản, họ là tàn dư của đế quốc, là ngoại lai, và là nỗi tủi nhục cho dân tộc. Ngày 31 tháng 5 năm 1979, chương trình “Ra đi có trật tự”, còn được gọi là ODP (Orderly Departure Program), được chính phủ Hoa Kỳ và Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) thông qua. Từ năm 1979 đến 1999, có khoảng 89.700 người con lai sinh trong những năm 1962-1975, được cùng gia đình đi định cư tại Hoa Kỳ. Họ được thay đổi số phận. Họ được đến một nước tự do, dân chủ, và cuộc đời có nhiều hy vọng trong tương lai. Tuy nhiên, nhiều năm qua số người Việt lai định cư tại Hoa Kỳ được thành công trong cuộc sống chiếm một tỷ lệ rất khiêm nhường. Có một số đông người Việt lai hình như không thiết lập được mối quan hệ của bản thân với xã hội và đặt câu hỏi tại sao? Có nhiều câu trả lời liên quan đến vấn đề trên, nhưng điều quan yếu vẫn là những ảnh hưởng tâm lý của họ trong quá khứ tại Việt Nam và sau ngày rời quê hương.

Bị kỳ thị vì thân phận “con lai”

- Chúng em đã ngoài ba mươi mà ai cũng kêu là “con lai – Hoàng bất mãn nói. Em nghĩ tiếng Việt phong phú, người ta nên khéo léo trong ngôn từ và dĩ nhiên không gọi chung một nhóm đông người với danh từ dành cho trẻ nhỏ “con nầy”, “thằng nọ”, “tụi kia”, và “đám đó”.

Từ xa xưa, người Việt đã mang nặng sự thành kiến và kỳ thị. Khi còn ở quê nha, ta vẫn nghe người Việt gọi người Hoa là “bọn ba Tàu”, người Campuchia kêu là “người mọi, thổ” với ý miệt thiệt, thì chuyện gọi người lai là bọn “con lai” cũng không có gì là mới .

- Người Việt mình ác mồm lắm. Mấy đứa chung lớp thời tiểu học cứ theo ghẹo em. “Mỹ lai có mười hai cái lỗ đít”. Có bữa em mắc cỡ quá, em nghỉ học luôn. Có khi em chịu không nổi đánh bọn nó thế là bị đem về nhà đánh đòn thêm. Liêm nói, mắt đỏ hoe.

Tài, chủ của một tiệm làm móng tay nói:

- Chuyện ‘con lai’ bọn em bị sỉ nhục, nghe hoài thành quen. Có đứa nói má em làm ở sở Mỹ, làm đĩ rồi sinh con. Em giận quá đánh nhau tùm lum hết và bị đuổi học luôn. Nghĩ lại chán đời, em đâu có quyền chọn lựa thân phận của mình. Mẹ của em làm gì thì làm, em có tội tình gì đâu mà phải bị coi thường. Em cũng có cảm giác và tự ái chứ.

Đa số người con lai khi còn ở Việt Nam phải chịu sự kỳ thị nặng nề về tâm lý lẫn tình trạng kỳ thị trong xã hội. Họ bị những người cùng trang lứa trêu chọc, hiếp đáp, và có khi đánh đập. Người Việt lai Mỹ bị chính quyền cộng sản phê vào thành phần “con lai” trong lý lịch hay là con của kẻ thù.

Bị lợi dụng vì là “con lai”

Từ giữa năm 1979, những người con lai lại trở nên “có giá”. Người ta bắt đầu nhận các người lai làm con nuôi. Lập vợ gả chồng, lập hôn thú và hồ sơ giả để được đi Mỹ. Còn có nhiều trường hợp mua bán “con lai” diễn ra tại Việt Nam. Trong những năm tháng chờ ngày đi Hoa Kỳ, những người lai thấy cuộc đời họ trở nên hữu dụng, được quý trọng và có nhiều lúc, quý trọng hơn mức cần thiết. Đây là nguyên nhân dẫn đến những tác hại và ngộ nhận về sau.

- Em không phải mang họ Trần, má em họ Lâm. Tại chú Đông trả tiền cho gia đình của em nên em đổi họ làm hồ sơ chung. Em muốn đi Mỹ lắm nên thay tên đổi họ, khai man, hay bất cứ chuyện gì cũng làm.
Quang, một người lai ghép-phôm (form) nói.

Mơ ước nhỏ nhoi, tìm cha thất lạc

Nhiều câu chuyện thêu dệt về sự toàn tụ cha-con của những người con lai tại Hoa Kỳ, tạo nên niềm hy vọng mơ hồ, khắc khoải. Ở Mỹ, những người con lai vẫn thấy có hy vọng mỏng manh nào đó, như một mối tương giao không rõ nét. Nhiều năm tại Hoa Kỳ và bằng nhiều phương pháp tìm kiếm khác nhau, tỷ số cha con đoàn tụ của những người con lai chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay .

- Anh biết không, em cứ vẫn mơ hoài, như trong chuyện thần thoại. Em mơ có một ngày nào đó, có ông Mỹ đến tìm em. Liêm, người bạn tôi có lần tâm sự. Có thể ông ta là người đã có gia đình giàu có, hoặc vô gia cư và nghèo rớt mồng tơi, đối với em nó chẳng can hệ gì. Em không bao giờ nghĩ đến việc phụ tình dưỡng dục của ba mẹ em, nhưng nhìn tận mặt người cha ruột dù thoáng qua một lần thì chắc cũng đâu có gì quá đáng hả anh?

“Con lai” không thích nghi được với hoàn cảnh sống

Từng bị người ta coi rẻ là nạn nhân của chiến tranh, là tàn dư của chế độ. Nay những người con lai được tâng bốc nuông chiều, nhiều người không khỏi vòi vĩnh, yêu sách, lộng hành và có khi trở nên lố bịch. Người Việt ở trại tỵ nạn Bataan, Philippines, trong những năm 1980-1990s, đã chứng kiến nhiều chuyện lộng hành, băng đảng và cướp giật do những người con lai gây ra. Có người phải vào tù ra khám nơi đệ nhị quốc gia. “Một con sâu làm rầu nồi canh”. Thành kiến và ác cảm với “con lai” ngày càng tăng trong cộng đồng người Việt tỵ nạn. Sau khi định cư ở Hoa Kỳ, những người con lai không còn “cao giá” nữa, họ lại bị kỳ thị vì những thành tích không đáng ngợi khen khi còn ở Philippines. Đa số người con lai vì thiếu kiến thức căn bản, phải đi làm công việc lao động nặng trong các hãng xưởng. Và có một số ít người con lai vì không thích ứng được với cuộc sống thực tế tại Hoa Kỳ, nhất là thanh niên, họ lâm vào đời sống buông thả, nghiện ngập, và gia nhập các băng đảng của người Á Đông. Họ không hoà nhập được với xã hội người Mỹ và cũng không gần gũi được với cộng đồng người Việt.

Bị người “mình” kỳ thị trên đất khách

Chúng ta thường bắt gặp cái nhìn thiếu thiện cảm khi có người đồng hành khác phái là người lai. Có thể một vài người con lai vì bất mãn hay vì thiếu ý thức mà làm những chuyện xằng bậy, nhưng như vậy không có nghĩa là tất cả người Việt lai khác đều quậy phá. Có một vài cuộc hôn nhân vì lợi dụng hoàn cảnh để đi Mỹ, không có nghĩa là người ta không có tình yêu thương chân thật. Người bạn tôi có vợ lai, họ yêu nhau và hạnh phúc. Anh kể cho tôi một chuyện buồn cười như sau. Mỗi khi anh có dịp làm quen người Việt và nói là anh đi vượt biên đường biển đến trại tỵ nạn, rồi mới sang Mỹ, thì ai cũng “ồ” và tỏ vẻ ngạc nhiên vì khi họ thấy anh có người vợ lai bên cạnh. Đa số người ta nghĩ rằng bạn tôi trong diện ăn theo, hay là loại núp dưới bóng hồng.

Hồng, một người quen có lần trần tình. Tụi “con lai” nhiều khi cũng quậy qúa đáng. Bọn họ làm cho tụi em cũng mang tiếng lây. Anh nghĩ xem, nhiều người lai tụi em không được đi học, bị khinh thường và chà đạp. Nay được người ta nói ngọt, dỗ dành, muốn gì được nấy, thì không hư hỏng sao được. Tụi em thừa biết nhiều người đâu có ưa gì “con lai”, chỉ lợi dụng tụi em để đi Mỹ, nhưng không vì thế mà mình mất hết lòng tự trọng.

Sự kỳ thị và khinh khi ra mặt của người Việt là có thật. Liêm, kỹ sư tin học trong một công ty lớn và có vài ngàn nhân viên, nhưng người Mỹ gốc Việt đồng nghiệp chỉ có vài người. Nhân dịp Noel, Liêm mời cô bạn cùng sở tới nhà liên hoan, nhưng cô nầy từ chối thẳng. Ít lâu sau, Liêm được biết Tina không đến dự liên hoan Noel với gia đình Liêm chỉ đơn giản vì chồng Tina ghét người lai và nói: “Tao không ưa đám con lai, tụi nó mất dạy lắm”. Người Việt đã thay đổi môi trường sống, thay tên đổi họ, thay đổi cách ăn mặc, học nếp sống văn minh và dân chủ tại Hoa Kỳ, nhưng lòng kỳ thị và cái nhìn thiếu khách quan vẫn còn là một vấn nạn trong cộng đồng.

Đối với nhiều người con lai, Việt Nam chỉ là một nơi sinh ra mang đầy kỷ niệm đau buồn của tuổi thơ. Những người con lai ít khi quan tâm đến việc đòi hỏi dân chủ cho quê mẹ . Với họ, không có sự thiết tha hay gắn bó đủ để hy sinh quyền lợi của bản thân và gia đình. Thay đổi được chế độ, hay Việt nam có được dân chủ thì sao? Thay đổi được văn hoá và cách nhìn của người Việt mới là điều quan trọng. Liêm đã trả lời khi được hỏi rằng cô nghĩ như thế nào về việc góp phần vận động dân chủ cho Việt Nam. “Con lai”, là những người Việt cần được cảm thông. Họ là những người con rơi của những người cha vô trách nhiệm, là những đứa con bất đắc dĩ của những người mẹ buông thả, hay là những đứa con của những cuộc hôn nhân bất thành tan vỡ. Chúng ta không nên phân bua hay đổ thừa cho hoàn cảnh, nhưng mọi vấn đề trong xã hội đời sống không chỉ có bề mặt, bề trái, mà còn có công bình và lẽ phải. Với người Việt cùng tiếng nói, cùng văn hoá mà họ không dễ hoà đồng, như có một rào giới không thể vượt qua bởi quá khứ của thân phận. Với người Mỹ thì họ cũng còn một khoảng cách xa lạ và khác biệt cho dù có cùng nét mặt hay màu da. Không chỉ riêng những người con lai phải chịu đựng sự kỳ thị và thành kiến, mà tất cả người Việt điều là nạn nhân của một nền văn hoá lỗi thời. Không ai thay đổi được quá khứ, đừng để dư luận và thành kiến giết chết tình yêu thương và sự cảm thông trong mối quan hệ con người. Người Mỹ gốc Việt hay người Mỹ lai, nói cho cùng ai cũng là người Việt Nam. Có bao giờ bạn và tôi hiểu được lòng khao khát của những người con không mang họ cha? Và xin đừng suy xét người qua sắc áo, mầu da.

New Jersey, 17-07-2004

© Đàn Chim Việt

5 Phản hồi cho “Những người con không mang họ cha”

  1. ABC says:

    Ủa, tui tưởng bài này nói về Hồ chí Minh, Lê Duẩn, Phạm văn Đồng, Trường Chinh, Lê đức Thọ, Đổ Mười, Mai chí Thọ v.v… chứ !
    Tụi bán nước đó có đứa nào mang họ cha đâu !

  2. Builan says:

    HCM là con cái nhà ai hĩ ???
    Có phaỉ hắn ta là con cháu cuả Hồ Tập Chương- người Hẹ Đài Loan không nhĩ ?
    Bà con làm ơn truy tầm gốc tích nhà hắn _ Cha hắn HỌ GÌ ?
    Bà con ai biết về
    “Những người con không mang họ cha” khakhakha
    làm ơn lên danh sách !! Cảm ơn
    1 – Nông đức Manh ?
    2 – L Đứt Thọ ?

  3. Austin Pham says:

    Long ơi, lòi…rau rồi kìa. Hồi mấy mươi năm trước mình cũng như dzậy, đối với bố của Long. Trong xã hội người thì lâu lâu có lọt vô vài chục sư đoàn… khỉ dzăng đen sì. Bây giờ thì biết xài kem…chùi bàn nạo rồi. Tụi nó biết thân phận lắm, chỉ lu bu tụ họp lo gồng gánh đồ “lượm” về hang pắc pó hoặc …phơi cà rem mà thôi. Trách ai bây giờ. Thôi cứ kệ…mẹ tụi nó, kiếp sau sẽ làm…người.
    Chào sảng khoái

    • NặcNô says:

      Kiếp này mới được làm người
      Dángdấp còn khỉ, mà đã cười ngườita?!,
      Đườiươi tiên tổ, ông cha
      Các con đồngloại, đừng nồi da nấu mình!!!

  4. Thai Long says:

    Thật ra hồi nhỏ không biết, vì thấy sao tụi con lai khác mình (cũng giống như bản năng trong bầy vịt có gà vậy thôi) thì tự nhiên là coi như khác giống và kỳ thị và người lớn cũng chỉ la qua loa vì phải đầu tắt mặt tối kiếm miếng ăn.Thấy tội cho tụi con lai, tụi nó thường biết phận và chơi rất tốt. Cũng một thời do cuộc chiến vừa qua đi, cuộc sống còn khổ sở, bây giờ nếu về Việt Nam không ai kỳ thị đâu, cũng tại Mỹ gây quá nhiều đau khổ cho dân tộc Việt Nam này thôi và nổi ám ảnh đó được ghánh chịu bởi chính thế hệ những đứa con lai… Trách ai đây?

Leave a Reply to Austin Pham