WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhà Tây Sơn và Cao nguyên Trung phần [3]

Sứ bộ Tây Sơn đến triều đình Nhà Thanh. Nguồn: flick.com

Chiến dịch Hồ Chí Minh, xua quân từ miền thượng du Nghệ An, vượt Trường Sơn qua đất Lào vào tới núi rừng Bình Ðịnh rồi tỏa quân ra khắp cao nguyên trung phần như Pleiku, Komtum, Ban Mê Thuộc… đã được đảng cộng sản  trưng bản hiệu huyênh hoang tự phong thần, phong thánh cho cái gọi là: “Ðường mòn Hồ Chí Minh” đã lừa được một số báo chí, ký giả nước ngoài, cho đến bộ quốc phòng Hoa Kỳ đều đã rơi vào kế hoạch tuyên truyền, đề cao, gây uy tín cho chiến dịch đánh cướp miền Nam khi sách vở, báo chí đến cả bản đồ hành quân dành cho người lính Hoa Kỳ cần có trong tay khi tham chiến tại Việt Nam đều đã sao y lại bản hiệu của đảng cộng sản gọi là Ho Chi Minh Trail (Generalized), thật tình đã tự khinh mình mà đề cao đối phương, như khi nói tới phần biển Thái Bình Dương (Pacific Ocean) tiếp giáp với phần lục địa Châu Á từ Bắc Hàn đến Phi Luật Tân, Việt Nam, Mã Lai Á, Borneo, các nhà vẽ bản đồ hình thể địa lý, chính trị đến hàng hải Tây Phương đều in ghi là China Sea mà chẳng cần đếm xỉa tới lịch sử di dân khai tiềm lâu đời qua nhiều ngàn năm trên các mặt biển và hải đảo của nhiều giống dân, nhiều quốc gia nhỏ bé quanh vùng mà tàn nhẫn đem hết công lao trao trọn cho giống nòi Hán tộc thì thật sự đã thua trí ở bước đầu rồi hỏi sao quân đội Hoa Hỳ tại Thái Bình Dương không khỏi e dè rụt chí tiến thủ trong chính sách, chiến lược đối trọng với Trung Quốc tại vùng biển này.

Riêng Việt Nam vẫn thường gọi là Biển Ðông hay Biển Việt Nam (Vietnam Sea) chúng ta phải có những sách lược hưng quốc ra sao trong vấn đề Dân chủ hóa đất nước để tiến tới tự lực tự cường, làm chủ Biển Ðông chứ không phải đau nhục nhìn đảng cộng sản Việt Nam bán đất, bán biển cho quan thầy Trung Quốc, nhan nhản trong thời gian ngắn khi hiệp định phân chia ranh giới và hợp tác nghề biển chính thức hiệu lực, ngư thuyền Hoa lục đã  liên tục hoành hành kéo theo những tàu đánh cá lớn có trang bị vũ khí tiến sâu vào hải phận Việt Nam ngang nhiên khai thác hải sản và dùng vũ lực đánh phá các ngư thuyền nhỏ bé người Việt, ngư thuyền Trung Quốc còn giết người cướp của, gieo rắc kinh hoàng cho giới ngư dân nghèo khó Việt Nam, nhiều người cha, người mẹ đã mất con, nhiều người vợ ôm khối sầu bên đàng con nheo nhóc nhỏ dại chờ chồng trong vô vọng mù khơi!…..Người Việt Nam chúng ta phải thu thập mọi bằng chứng, cực lực lên án hành động man rợ của các ngư thuyền Trung Quốc đã được chính quyền Bắc Kinh hậu thuẩn, ngầm xúi giục đám dân mất nhân tính đi mở đường, phong tỏa và khống chế mọi đường biển Việt Nam trong chiến lược bành trướng đế quốc bá quyền Trung Quốc, chúng ta cực lực đòi hỏi Bắc Kinh phải trả lời trước công pháp quốc tế về biên giới, luật hàng hải, và cứu người vô điều kiện khi tàu bè gặp nguy cơ bị đắm chìm trên mặt biển, trả lời về hành động cướp bóc, giết người của các ngư thuyền Trung Quốc, nếu chưa có những trả lời và bồi thường thỏa đáng cho những nạn nhân xấu số thì trước tiên ba triệu người việt hiện sinh sống trên khắp các quốc gia dân chủ Tây Phương phải cực lực lên án biểu tình mỗi khi bất cứ một nhân vật tai to mặt lớn nào của chính quyền Bắc Kinh có chuyến công du xuất hiện trước ống kính các ký giả quốc tế để mọi người thấy rõ bộ mặt gỉa nhân nghĩa, phản dân chủ  và nhân quyền của tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh, để cho chúng phải bể mặt trước công luận quốc tế khắp nơi về tội ác ngang ngược hoành hoành, thử xem chúng còn mặt mủi làm đàng anh đại diện cho ai nữa không? để chúng thấy rằng người Việt Nam không dể bị ăn hiếp mà phải biết cẩn trọng đối xử với các quốc gia nhược tiểu quanh vùng.

Hiệp ước phân định lãnh hải, lãnh thổ và hợp tác ngư nghiệp là gì?… khi tập đoàn bá quyền Bắc Kinh đã cắm được các cột mốc như trụ đồng Mã Viện vào sâu nội địa Việt Nam, khi vùng trời biển Tổ quốc đã bị xâm lược khống chế bởi chiến lược bành trướng của Bắc Kinh, rồi đây khi được đàng chân chúng sẽ tìm cách lâng tới đàng đầu; những thảm họa đau thương khó lường mà tập đoàn Bắc Kinh mang tới qua một số nhân vật nằm trong đảng CSVN, và những kẻ hèn nhác tuy biết nhưng không dám lên tiếng, chịu đồng loã làm tay sai cho đế quốc bá quyền Trung Quốc, thực sự đang chực chờ trồng ách đô hộ lên toàn thể nhân dân Việt Nam. Hơn lúc nào hết người Việt trong và ngoài nước cảm thấy cần phải đoàn kết lại với nhau để giữ thế tương trợ, ỷ dốc, mở ra chiến lược đấu tranh giải trừ tập đoàn tay sai, buôn dân bán nước cộng sản Việt Nam, nhắc cho nhau lịch sử  sông Ðằng đã bao phen làm sởn óc quân thù.

“Trụ đồng Mã Viện rêu phong,
Sông Ðằng muôn thuở còn tanh máu đào.”

Đường mòn Hồ Chí Minh, 1959-1975. Nguồn: my.opera.com

Trở lại tên gọi Ho Chi Minh Trail (Generalized), có một số nhà tham mưu của quân đội VNCH đã vô tình phụ họa theo sách vở Tây Phương đem công lao khai phá sửa sang nhiều đời của người địa phương, các dân tộc thiểu số, những người chạy nạn chiến tranh đến quân đội các triều đại quân chủ trong qúa khứ trao hết cho HCM và đảng CSVN thì thật sự chúng ta đã thua trí ở bước đầu khi tự nâng cao uy tín đối phương mà không xét thấu lịch sử đã chứng minh cho thấy những con đường mòn từ Ðông Miên thông lên cao nguyên trung phần qua tới Hạ Lào đến miền thượng du Nghệ An đã được Chân Lạp, Chiêm Thành và Ðại Việt xử dụng vào mục đích quân sự từ lâu rồi chứ không phải đợi đến cộng sản đẻ ra cái tên gọi “Ðường mòn HCM” mới thật sự được khai sinh. Nếu có dịp trở lại đề tài này ở những bài viết khác, tác giả sẽ không nhắc lại từ ngữ CS thường dùng này nữa, mà sẽ gọi đó là những đường mòn Biên Giới Hạ Lào, Ðông Miên, Trường Sơn v.v… Những con đường xuyên sơn mà nhà Tây Sơn đã ra công khai phá sửa sang thêm vì nằm trong thế phân ba thiên hạ giữa Trinh-Nguyễn-Tây Sơn, vì chiến lược tranh thắng buộc lòng nhà Tây Sơn phải xây dựng cơ sở hậu cần thật vững mạnh để tiện bề tiến thủ không những cho quân đội mà bao gồm cả về mặt văn hóa chính trị lẫn kinh tế. Nhà Tây Sơn khởi nghiệp trên đất Chiêm Thành xưa cũ mà lại được người Chàm và đồng bào Thượng hết lòng ủng hộ thì đủ thấy chính sách tây tiến Thượng vận của nhà Tây Sơn thật tuyệt vời, không triều đại nào trong qúa khứ vượt xa hơn được. Một việc chứng minh cho thấy Thượng tướng Trần Quang Diệu khi hay tin quân Tây Sơn bị thua trận ở Nhật Lệ, Trấn Ninh, và Nguyễn Phúc Ánh đã hoàn toàn làm chủ chiến lược khăp đất Thuận Hóa từ Hải Vân Sơn đến Linh Giang vào đầu năm 1802 thì như việc châu về hợp phố vì Thuận Hóa là đất cũ của chúa Nguyễn nên oai võ đã sớm được vững vàng khôi phục. Thấy nguy cơ triều thần Tây Sơn đóng tại Bắc Thành khó đương cự lại Nguyễn Phúc Ánh, Trần Quang Diệu đã vội vã hội bàn với các tướng và cấp tốc cùng với tướng Võ Văn Dũng dẫn theo một số tinh binh vượt Trường Sơn theo những đường mòn tại biên giới Lào để tiến ra Nghệ An vì đường biển đã bị Nguyễn Phúc Ánh phong tỏa.

Việc xử dụng các con đường mòn xuyên núi rừng Trường Sơn của các vương triều Chiêm Thành, Chân Lạp, Ðại Việt vào mục đích quân sự đã thấy rõ, không cần phải chứng minh nhiều, những ai từng tham khảo lịch sử vùng Ðông Nam Á đều đã thừa nhận sự thực như thế. Nhà Tây Sơn sau khi vua Thái Ðức và vua Quang Trung mất, công việc tây tiến Thượng vận đã không còn được tích cực tiến hành nữa, vua Cảnh Thịnh đã sớm nghe lời một số tướng tá thiếu viễn kiến chính trị và chiến lược mà làm một việc hồ đồ là đoạt quyền ông bác, phế bỏ triều đình Thái Ðức khi quân đội vua Cảnh Thịnh đến giải cứu thành Qui Nhơn; Một việc làm mà lúc sinh thời vua Quang Trung đã bỏ qua không hề nghĩ tới nữa, đó là vào tháng 2 năm 1787 khi hai anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ bất đồng đường lối chiến lược chung, Nguyễn Huệ đã kéo quân vây thành Qui Nhơn, khi thành sắp bị hạ thì Nguyễn Nhạc đã lên đứng trên mặt thành kêu khóc với Nguyễn Huệ: “Nồi da sáo thịt, sao em nở nhẫn tâm?“, chỉ một lời nức nở như thế nhưng Nguyễn Huệ cũng đã rơi lệ bãi binh trở về đất Phú Xuân, từ đó đôi bên lấy Hải Vân Sơn làm ranh giới Bắc Nam phân chia thiên hạ, mặc nhiên không tranh chấp quyền hành, giẫm chân lên nhau nữa. Nhiều nhà nghiên cứu sử học lấy lý do này cho rằng vua Quang Trung vì tình cốt nhục đã thiếu quả quyết, để các thế lực phá hoại, khuynh loát nẩy nở làm phương hại đến đại cuộc chung.

Pages: 1 2 3

2 Phản hồi cho “Nhà Tây Sơn và Cao nguyên Trung phần [3]”

  1. Buon cuoi says:

    Doc lich-su de hoc nhung cai hay cua nguoi xua va tranh nhung sai lam truoc kia ..Hoac doc nhu doc cai goi la “tieu thuyet” cung duoc . Moi nguoi deu co Quyen Tu-do ca nhan . Tin hay khong do la kha nang nhan xet va goc nhin cua moi ca-nhan tu do.

  2. kha dang says:

    LỊCH SƯ VN CÓ ĐÁNG TIN KHÔNG

Leave a Reply to Buon cuoi