Huy chương tham nhũng
Các viên chức Việt Nam đã tham nhũng cỡ nào? Đối với bản thăm dò mới phổ biến hôm Thứ Hai, nhà nước Việt Nam được huy chương đồng tham nhũng Châu Á. Nghĩa là, đứng hạng thứ ba.
Bản tin Reuters hôm Thứ Hai 8-3-2010 cho biết Indonesia đứng đầu tham nhũng trong bản thăm dò thực hiện bởi cơ quan Political & Economic Risk Consultancy, có trụ sở chính ở Hồng Kông. Thăm dò thực hiện nhắm vào 16 quốc gia Châu Á Thái Bình Dương đối với cộng đồng giới đầu tư. Nghĩa là, dưới mắt những người ôm tiền vào các nước này đầu tư.
Bản tin Reuters viết rằng Indonesia đoạt huy chương vàng tham nhũng, điểm là 9.07 trên 10 điểm, theo bản thăm dò 2010, tăng từ 7.69 điểm hồi một năm về trước.
Bản thăm dò khảo sát 2,174 nhà lãnh đaọ doanh nghiệp cao cấp và trung cấp tại Châu Á, Châu Úc và Hoa Kỳ.
Cam Bốt đoạt huy chương bạc tham nhũng, nghĩa là nhiều hạng nhì, sau đó là Việt Nam, rồi Phi Luật Tân, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Mã Lai, Đài Loan, Nam Hàn, Macao, Nhật Bản, Mỹ, Hồng kông, Úc Châu và – được kể là ít tham nhũng nhất – là Singapore.
Vậy rồi ai có thể chống tham nhũng? Một bà cụ ở Hà Nội, được chính phủ CSVN ca ngợi là có nhiệt tâm và quyết tâm đã chống tham nhũng tuyệt vời hơn cả Tổng Cục Chống Tham Nhũng (nếu có cơ quan nào như thế), đến nay không nghe ai nhắc gì tới nữa. Có thể là bà cụ đang “tàng hình nơi các mỏ bauxite và rừng đầu nguồn” để xem có quan chức nào nhận tiền hối lộ để bán rừng, bán mỏ?
Điều chúng ta vẫn luôn luôn thắc mắc là vì sao mấy năm trước, chính phủ vinh danh một bà cụ ngồi viết thư tay để tố tham nhũng, trong khi lại tống giam hai nhà báo đã khui ra vụ tham nhũng PMU 18?
Nếu bạn đọc còn nhớ, vào tháng 10-2008, hai phóng viên của tờ Thanh Niên, Nguyễn Việt Chiến và Tuổi Trẻ, Nguyễn Văn Hải, đã ra toà với tội danh ”lợi dụng quyền tự do dân chủ ” vì đã tham gia điều tra về vụ tham nhũng PMU 18. Nhà báo Nguyễn Việt Chiến đã bị tuyên án 2 năm tù giam, còn Nguyễn Văn Hải được trả tự do, nhưng bị phạt hai năm cải tạo. Phiên xử này đã bị các tổ chức nhân quyền quốc tế và các chính phủ phương Tây cực lực chỉ trích.
Còn trường hợp khổng lồ kiểu như con voi giữa nhà: Huỳnh Ngọc Sĩ bị toà án Nhật chỉ đích danh là ăn tiền đầu tư ODA gần cả triệu đô la, bây giờ vẫn chưa thấy toà án Việt Nam nào xét xử. Vụ này được đài RFI mô tả trong một bản tin năm 2008 là, chính các quan chức của công ty Nhật Bản đã hối lộ cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ, giám đốc Ban quản lý dự án Đại lộ Đông Tây, để nhận được các hợp động tư vấn cho dự án này. Tổng số tiền PCI hối lộ cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ lên tới lên tới 820 ngàn đôla. Phía Nhật đã bắt bốn cựu quan chức của PCI liên quan đến vụ hối lộ này. Vấn đề ở chổ là vụ án đã được báo chí Nhật Bản đăng tải từ tháng 6-2008, nhưng mãi đến tháng 11-2008, phía Việt Nam mới có phản ứng bằng cách đình chỉ công tác ông Huỳnh Ngọc Sĩ ”để phục vụ điều tra”.
Rồi còn vụ Lương Ngọc Anh được báo Úc chỉ đích danh là thân tín của Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã ăn tiền để móc nối in giấy bạc nhựa polymer cho cả nước Việt Nam xóa sổ tiền giấy cũng êm luôn.
Trong khi đó, chính báo Đất Việt cũng từng ghi nhận qua bài “Việt Nam: Chung sống với tham nhũng để được việc” rằng tham nhũng là cái giá để cho được việc.
Có nghĩa là giá để bôi trơn. Báo này lúc đó viết là có tới 96% các doanh nghiệp Việt Nam đang chấp nhận chung sống với tham nhũng miễn sao “được việc” trong kinh doanh, theo kết quả thăm dò thực hiện bởi tổ chức kiểm toán hàng đầu thế giới Ernst & Young công bố tại Hà Nội.
Lúc đó, báo Đất Việt kể, là cuộc khảo sát gian lận trên toàn cầu lần thứ 10 (chu kỳ hai năm) được Ernst & Young tiến hành với 1.186 cuộc phỏng vấn lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp ở 33 quốc gia năm 2008, trong đó có Việt Nam. Theo đó, có tới 96% các doanh nghiệp Việt Nam được phỏng vấn đã từng có liên quan đến việc hối lộ hay tham nhũng trong vòng hai năm trở lại đây. Tỷ lệ này gần gấp đôi mức trung bình của khu vực châu Á – Thái Bình Dương và gấp gần bốn lần mức trung bình toàn cầu.
Thôi thì, xem như trời mưa, trời nắng vậy, có nên chăng?
Không thấy ai đo được chính xác là khi biển, rừng, và mỏ đã bốc hơi kèm theo các khoản tiền tham nhũng, rồi dân tộc mình và các thế hệ sau sẽ còn lại gì?
Nhưng tại sao thế giới không tổ chức lễ trao huy chương tham nhũng? Nên thấy, cũng khó mà lấy huy chương đồng tham nhũng như chính phủ Hà Nội làm được, đã phải qua mặt biết là bao nhiêu chính phủ khác…
© Trần Khải
Quý Vị hãy bình tâm PHÂN TÍCH và định nghĩa sự khác nhau : Đảng và Nhà Nước ta chỉ noí :
PHÒNG,CHỐNG Tham nhũng chẳng may :PHÒNG không chắc,và CHỐNG không đủ sức thì THAM NHŨNG NẤN NƯỚT (lấn,lướt) NÀ bình thường;
Trước 30-4-75,”Ngụy Quyền miền Nam cũng đưa khẩu hiệu “BÀI TRỪ (khác Phòng Chống)Tham nhũng mà “Nhân dân còn bị BÓC NỘT” (có bàn tay bọn Đế Quốc Xâm Nược) Chúng ta đừng quên NHÂN DÂN Nàm chủ,Cán Bộ các cấp chỉ Nà “đầy tớ ND;Nếu diệt THAM NHŨNG NÀM gì còn ĐẦY
TỚ đê PHỤC VỤ ND?Lấy ai Lãnh đạo? hãy nhớ câu” Bảo vệ cán bộ Lãnh đạo như bảo vệ con ngươi của mắt.
Tai sao lai to chuc trao huy chuong ?.Vi nhung nguoi tham nhung co qua du tien de tu to chuc an mung voi nhau . OK . Dung khong !!!!! ?????
Co le dieu tra ve tham nhung o VN chua chinh xac.VN phai dat huy chuong vang moi phai.Vi toi thay lam bat cu viec gi ,tu nhung viec nho nhat cung phai hoi lo,cang ngay toi thay cang toi te hon
Bác Khải ui,
Đây cũng là một an ủi cho Đảng ta.VN đoạt huy chương đồng Thế vận hội Tham Nhũng còn hơn những nước khác chẳng được vinh danh bảng vàng.Thành tích này cũng nhờ các Thiên Tai đảng ta đó.
Tài tình,ưu việt Đảng ta
Việt Nam được xếp hạng ba tham nhùng.