WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đi qua thời vàng, đỏ

II. …cái thời “ở nhà đá”; “dự bị hưu”…

1.Nhờ “ơn đảng, ơn công đoàn” tôi đã chuẩn bị “hưu trí” từ gần 3 năm trước! Tôi đã có 2 năm “dự bị hưu” -mà có lẽ rất ít cán bộ công chức của đảng, nhà nước ta được hưởng – tại một Cơ quan tôi làm việc mà đồng nghiệp gọi là “nhà đá”! “Nhà đá “ ấy  có tên là “Trung tâm giới thiệu việc làm & dạy nghề  công đoàn …” . Đó  là một biệt thự xây bằng đá từ thời Pháp. Biệt thự là một kiến trúc đẹp, nhỏ nhắn, 3 tầng, trong đó có một tầng hầm, trong khuôn viên có nhiều cây tùng già cùng tuổi với biệt thự  đá. Giống như nhiều biệt thự đã được nhà nước “tiếp quản”, bên trong biệt thự đã được cải tạo lại nhiều lần để cho cán bộ nhân viên ở, làm việc; bên ngoài vẫn giữ nguyên kiến trúc cũ. Biệt thự có khuôn viên rộng nhưng sau đó đã cắt một khoảng đất rộng phía sau  để làm khu tập thể cho một số cán bộ chức quyền công đoàn ở, nay đã được “hóa giá”…như cho. Chủ nhân biệt thự trước đây đã có những lần trở lại xin được “tham quan” ngôi nhà cũ của mình. Ở Đà Lạt hiện nay còn một vài biệt thự xây toàn bằng đá. Lớn và đồ sộ nhất là Cục bản đồ – Nha địa dư thuộc chế độ Sài gòn trước đây. Thời Pháp thuộc là cơ sở duy nhất in bản đồ cho cả Đông Dương.

“Trung tâm nhà đá” được TLĐ quyết định thành lập nhưng kinh phí hoạt động thì không có; dự án, phương hướng, kế hoạch, chương trình hoạt động cũng không vì lãnh đạo cho rằng “không cần thiết”! Tôi “chủ xị” cái “văn phòng”, muốn làm gì thì làm nhưng cứ ngồi ở đó …mà chơi. Dự án của tổ chức ILO về biên soạn chương trình đào tạo cán bộ công đoàn theo phương pháp mới mà tôi là một thành viên tham gia cả năm trước   đến bây giờ cũng bị lãnh đạo không cho tiếp tục vì đã chuyển sang công tác mới(!). Việc làm ở trung tâm như thế nào… tùy người ở trong đó. Văn phòng bố trí 4 cán bộ nhân viên. Một giám đốc kiêm nhiệm mà tôi gọi vui là “ông quản giáo”; hai phó giám đốc là “2 ông già”, trong đó tôi là một cùng với một nhân viên nữ. Anh bạn già, trước đây anh phụ trách công tác tổ chức cán bộ của công đoàn Tỉnh. Những cán bộ lãnh đạo hiện nay anh đã có công tuyển, đào tạo; bây giờ những cán bộ ấy “đã trưởng thành”, đã có quyền điều động cán bộ nên mới “xúm” nhau lại ( gọi là họp) để quyết định cho anh bạn già của tôi nghỉ hưu sớm theo…“nguyện vọng”.. Trung tâm tôi làm việc dù chẵng có cái việc gì ra hồn để mà làm nhưng cũng phải làm! Nơi có nhu cầu tuyển dụng thì lao động không đạt tiêu chuẩn; lao động cần việc làm thì các doanh nghiệp …không có nhu cầu. Doanh nghiệp và người lao động cứ đánh đố nhau. Muốn đào tạo nghề thì không có cơ sở vật chất…Tôi hàng ngày làm sao cho có mặt để có gọi là …làm việc để chấm công nhưng có việc gì đâu mà làm! Cơ sở vật chất phục vụ công tác chỉ là cái Văn phòng nhưng cũng được trang bị tương đối đầy đủ phương tiện. Cũng máy computer nối mang internet; máy Fax, máy in, máy scanner… (vì TLĐ cấp kinh phí trang bị). Với tôi, như vậy là thoải mái rồi. Đến “nhà đá” nhưng tôi có thể đi du lịch vòng quanh thế giới; trao đổi email với mọi người và có nhiệu việc, nhiều vấn đề để “nghiên cứu”, suy nghĩ! Nếu  người khác thì họ chắc sẽ “chạy mánh”, “liên kết đào tạo” cho nhiều để lập thành tích hoặc là đã “chạy dài”, bỏ việc từ lâu!

“Chốn lao tù là nơi ta rèn tâm chí…”(!) nên tôi cũng phải “rèn”, phải tìm cho mình việc làm để không phụ tiền lương nhận hàng tháng, xét đến cùng cũng từ tiền của công nhân chứ chẵng phải tiền gì của đảng, nhà nước. Việc làm của tôi là – Viết! Tôi tiếp tục viết, viết bài, viết báo, tham gia những vấn đề về nghị quyết, luật pháp có liên quan đến công đoàn và người lao động. Trước đây tôi đã viết cho Báo, Đài địa phương. Làm và viết cho Bản tin của cơ quan; viết cho Báo, Tạp chí của TLĐLĐVN…Viết, có vấn đề thì mới viết. Viết để ca ngợi đảng, nhà nước, công đoàn…thí viết để làm gì, chép Nghị quyết, Báo cáo ra thì…đủ rồi. Viết để kiếm tiền, có nhuận bút…dù rất cần nhưng tôi không ham. Viết thì phải đụng. Có những bài viết cho Báo tường thôi mà còn bị “kiểm duyệt”, “hốt” luôn cả tờ báo như Báo tường “chào mừng 100 năm ngày sinh nhật Bác” (!) chỉ vì bài xã luận của tôi viết không đúng đường lối của đảng, cho rằng” với HCM, chủ nghĩa Mác Lê nin chỉ là phương tiện chứ không phải là mục đích”; rồi người trính bày Báo lại bố trí chình ình giữa tờ báo ca khúc của tôi-” Cháy nhà ra mặt chuột” như trêu ngươi!. Có những bài viết mà góp phần làm cho cả Tổng biên tập Báo địa phương bị cách chức như thời kỳ “dân chủ hóa” sau đổi mới, khi Hội Văn Nghệ Lâm đồng đấu tranh thực hiện nghị quyết 5TW về văn hóa văn nghệ.  Cùng với các bài của các anh Nguyễn Xuân Tụ (Hà sĩ Phu), Mai Thái Lĩnh, Bùi Minh Quốc, Bảo Cự… tôi chỉ “góp” bài “Tự do lập Hội trong thanh niên” …Từ bài đó mà chụp cho tôi cái mũ “đa nguyên”. Thật ra, tôi viết bằng những suy nghĩ chân thật, từ thực tế xã hội trước 1975 tôi đã tham gia hoạt động, muốn góp phần vào tiến trình đổi mới, dân chủ hóa  xã hội. Trước đó tôi đã chuyền tay nhiều tài liệu về “nhận thức lại chủ nghĩa xã hội” và những thông tin về perestroika của Liên xô cho những bạn bè, đồng nghiệp. Lúc đó, ở cơ quan nhiều người sợ có quan hệ với tôi, ít nói chuyện, không còn tiếp xúc thân mật như trước, chỉ có vài anh em gần gủi thì có người đồng tình, người “phê phán”, cho rằng quan điểm tôi là thế này, thế nọ…Chẵng thà cứ nói thẳng  như vậy… mà hay!.

Cái “nghiệp” của tôi là “viết”! Trước 1975 tôi chỉ viết ca khúc trong phong trào Du ca, rồi “Hát cho dân tôi nghe” trong phong trào sinh viên học sinh. Vì “phục vụ”, tôi mãi mê phổ biến ca khúc của các nhạc sỹ sinh viên, Trịnh công Sơn… còn của riêng mình thì… nhẹ tênh!. Cái mác “nhạc sỹ phong trào” được các anh bạn “đồng chí”…”thổi lên” để lôi kéo, tập hợp  thanh niên(!).  Những đoàn thể tôi đã đến, những trường học tôi đã dạy sau một thời gian ngắn trong sinh hoạt, khi vào lớp những tiếng hát “Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng..”; “Rồi Hòa bình sẽ đến đến cho dân tộc Việt…”; “Ta sinh ra là con dân nhà Việt Nam…” đã vang lên…Tiếng hát in vào tình cảm tâm hồn như nuôi dưỡng tâm thức dân tộc! Sau 1975, “tổ chức” gắn nghề giáo trước đây của tôi và âm nhạc để phân công công tác. Khi thì tuyên huấn (viết lách, nói năng), khi thì tổ chức phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng. Tôi viết bài, viết báo khi cảm thấy cần. Viết –tiền nhuận bút thì chẵng là bao (chẵng đủ chi thuốc lá, cà phê cùng với bạn bè…) mà cái “tội” thì lại nhiều…Tôi viết, vì trong “công tác” tôi thấy có nhiều vấn đề cần phải viết, vừa đánh động dư luận vừa để cho mọi người biết để ủng hộ việc mình làm. Vất vả nhất là cái thời được được Tuyên huấn tỉnh ủy chỉ đạo cơ quan không cho tôi làm công tác tuyên giáo, Lãnh đạo cơ quan lấy lý do vì tôi “thích nghiên cứu” nên đã cho tôi một mình làm “Thường trực Ban vận động xây dựng công đoàn ngoài quốc doanh”, ông Phó chủ tịch công đoàn tỉnh kiêm nhiệm làm trưởng ban.. Thời kỳ đó các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh mới bắt đầu phát triển. Một mình tôi vừa tìm hiểu, nghiên cứu về chủ trương, pháp luật, cả hiện tại và cả của “ngụy” trước đây; vừa đi vào các doanh nghiệp, tiếp xúc với công nhân, với các ban ngành chức năng rồi lại vừa “vận động” cả cái ông lãnh đạo của mình nữa để lãnh đạo có cái đầu phù hợp với tình hình mới và cho dễ có “chủ trương” thống nhất. Cái “gậy” tôi dùng cũng là báo chí. Tôi viết bài, đưa tin và đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về các chủ trương mới; thành lập thí điểm công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn. Cái tên “nghiệp đoàn” lúc đó đảng, nhà nước ta sợ, không thừa nhận, không dám đưa vào Luật Công đoàn (CĐ). Khi thành lập một nghiệp đoàn đầu tiên của thành phố, cấp CĐ ra quyết định tổ chức thành lập mời cấp ủy, ủy ban đến dự nhưng họ… sợ không đến, vì đến là “thừa nhận”(!) cũng bởi do cái tên “nghiệp đoàn”!. Có thể, do quán tính nhận thức trước đây công đoàn đấu tranh là để xóa giai cấp tư sản, là cướp chính quyền nên nay… người ta sợ cái “truyền thống” ấy!  Rồi khi một số nghiệp đoàn được thành lập như Nghiệp đoàn xe Taxi; Nghiệp đoàn khách sạn, nhà trọ (lúc đó các khách sạn đều nhỏ, thuộc gia đình quản lý, lao động chủ yếu là lao động gia đình…). Với chủ trương “đổi mới”, phát triển kinh tế nhiều thành phần nên đại diện Nghiệp đoàn đã được “cơ cấu” vào Hội đồng nhân dân tỉnh. Có đại diện nghiệp đoàn thì có tiếng nói đại diện! Cuộc họp Hội đồng nào nghiệp đoàn cũng có ý kiến, cũng có kiến nghị…đến nỗi các lãnh đạo nhà ta phê bình – nghiệp đoàn sao mà lúc nào cũng kiến nghị, cũng có ý kiến, định muốn làm gì đây!? Lãnh đạo cơ quan về phê bình tôi tại sao lại để cho Nghiệp đoàn lúc nào cũng kiến nghị! Sau nhiệm kỳ ấy cơ cấu nghiệp đoàn trong hội đồng nhân dân không còn và nghiệp đoàn cũng bị giải thể !

Nghiệp đoàn trong hoạt động luôn quan hệ với nhà nước, các ban ngành hữu quan nhà nước, với Uỷ ban nhân dân cùng cấp và hình thức “kiến nghị” là chủ yếu. Nhiều vấn đề về lợi ích nghề nghiệp trước giờ không biết kêu đâu bây giờ…đều  “kiến nghị” nhà nước.  Không có nghiệp đoàn nào là không có “kiến nghị”! Luật pháp thì có quy định các kiến nghị của người lao động, đại diện của người lao động nhà nước phải trả lời trong thời hạn không quá 30 ngày nhưng có bao giờ cấp có thẩm quyền nhà nước  trả lời đúng thời hạn đâu, thậm chí chẵng có trả lời, trả vốn gì hết… Rồi lại thắc mắc, tại sao các Nghiệp đoàn lại cứ “kiến nghị” với nhà nước!? Nghiệp đoàn thì phải kiến nghị với nhà nước, không kiến nghị với nhà nước thì  Kiến nghị với ai? Những kiến nghị như về Thuế, về giá, về quyền tự chủ trong hoạt động quản lý; hoặc như vấn đề “ra xe” trong giao thông vận tải…. Các nhà quản lý nhà ta mới thoát ra khỏi cơ chế bao cấp lại đang đi vào kinh tế thị trường “định hướng xã hội chủ nghĩa” nên cũng chẵng biết vì sao lại có vấn đề “ra xe”. Cứ nghĩ rằng, người ta có tiền mua xe thì cứ cấp phép cho người ta chạy, tại sao lại còn “ra xe”? Thời trước năm 1975 xe taxi của thị xã được tổ chức thành nghiệp đoàn. Số lượng xe Taxi thời ấy đã được  Hội đồng thị xã  quyết nghị là 40 đầu xe. Xe ta xi muốn “ra xe” thì phải có sự nhất trí của Nghiệp đoàn… Quy định đó, theo tôi nghĩ, là đúng, là tuân theo quy luật cung- cầu của xã hội trong nền kinh tế thị trường; là đảm bảo và bảo vệ cuộc sống của tài xế xe Taxi; là đủ “cung” cho nhu cầu của xã hội. Xe có bến, bãi đàng hoàng…..Thì ra, lâu nay, công đoàn nằm trong từng cơ quan, doanh nghiệp. với “cơ chế bộ tứ”, các công đoàn muốn Kiến nghị thì chỉ Kiến nghị với ông giám đốc, Thủ trưởng trong cơ quan, doanh nghiệp thôi, nếu “kiến nghị” với “ủy ban“ là vấn đề… “lớn”(!), Đảng, Nhà nước ta không quen. Do phải “đổi mới hay là chết” nên phải phát triển các thành phần kinh tế, chấp nhận nền kinh tế thị trường nhưng phải “định hướng xhcn” lại sợ mất chủ nghĩa xã hội nên chỉ “mở rộng” từ từ. Còn quản lý như thế nào thì cái anh quản lý “Gà công nghiệp” bấy lâu nay làm sao năng động được(!) (nhưng cái gì có lợi cho mình thì “nhanh như sóc”). Cũng may là miền Nam nhờ “Mỹ Ngụy” đô hộ nên dân Miền Nam có kinh nghiệm để đi đầu trong “đổi mới”(!), để “xé rào” trong quản lý kinh doanh; để có những “thành tựu đổi mới” do đảng khởi xướng và lãnh đạo…

Nghiệp đoàn lúc đó chưa được Điều lệ công đoàn VN thừa nhận và khi được quy định trong Điều lệ công đoàn VN thì Nghiệp đoàn vai trò vị trí như một công đoàn cơ sở, còn nghiệp đoàn chúng tôi thành lập là Nghiệp đoàn thuộc ngành nghề, chỉ có quan hệ với nhà nước và các ban ngành liên quan. TLĐLĐVN thừa nhận cái tên “nghiệp đoàn” trong Điều lệ nhưng lại “vô hiệu hóa”, diệt đi cái sức mạnh của Nghiệp đoàn là tổ chức ngành nghề của người lao động(!)… Những vấn đề của người lao động và công đoàn tiếp tục được đặt ra như lao động có phải là hàng hóa?  Về vấn đề bóc lột; vấn đề Chủ – Thợ… Với tổ chức công đoàn thì Luật công đoàn mới (6/1990) đã thay thế Luật công đoàn cũ năm 1959. Những chức năng, quyền, trách nhiệm công đoàn được đặt ra cho phù hợp với thời ký mới của nền kinh tế nhiều thành phần…..Các vấn đề như công đoàn mấy chức năng; chức năng nào là “hàng đầu”, là “trung tâm”; Vấn đề đại diện, bảo vệ lợi ích người lao động; Về quyền đình công… Các tổ chức đoàn thể “quần chúng của đảng” từ trước đến nay “chức năng giáo dục” luôn là hàng đầu (để giáo dục cộng sản!); là “tham gia quản lý..”; “chăm lo đời sống của người lao động (bởi vậy công đoàn có Ban đời sống từ TW đến cơ sở để chăm lo cơm, áo, gạo tiền… cho người lao động…) chứ không có chức năng Đại diện, bảo vệ lợi ích người lao động. Người lao động trong chế độ XHCN thời bao cấp cũng đâu có “lợi ích” gì mà bảo vệ(!); chỉ có “lợi ích toàn dân, lợi ích tập thể” theo chủ nghĩa tập thể; làm chủ tập thể; “Lợi ích cá nhân” thuộc chủ nghĩa cá nhân; là tư hữu, tư bản… cần phải chống… Cái “lợi ích người lao động” của giai cấp công nhân của đảng để được đảng, nhà nước thừa nhận là “có lợi ích” cũng rất là gian nan. Khi không chứng minh cái năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản mà còn sụt xuống thê thảm; đời sống của người lao động chỉ còn như …”cầm hơi”. Kinh tế xã hội chỉ có 2 thành phần – quốc doanh và tập thể; chỉ tiêu 21 triệu tấn lương thực đề ra từ đại hộI IV đảng cs năm 1976 gần cả chục năm sau cũng không đạt được. Khoán sản phẩm của Kim Ngọc bắt đầu được chú ý trong nông nghiệp, rồi sau đó vận dụng trong công nghiệp thuộc doanh nghiệp nhà nước. Lợi ích người lao động đã được “đảng, nhà nước  ta” chú ý đến nhưng đặt lợi ích ấy như thế nào trong quan hệ lợi ích nhà nước, tập thể doanh nghiệp ? “Lợi ích người lao động” là sau cùng rồi nhích lên từng bước; rồi, “hài hòa 3 lợi ích”, sau đó mới có quan điểm “lợi ích người lao động là cơ bản”(!) nhưng cho đến nay trong tư duy của lãnh đạo đảng, nhà nước, công đoàn các “lợi ích” cũng vẫn là “hài hòa”(!) còn “cơ bản” dường như khoán cho doanh nghiệp! Lợi ích người lao động đã được quy định trong Bộ luật lao động và “lợi ích” ấy như thế nào nữa là tùy vai trò “đại diện, bảo vệ” của công đoàn trong doanh nghiệp! Khi “lợi ích người lao động đã được “đề cao”, là “cơ bản”, cùng với các yếu tố khác trong chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, sản xuất xã hội mới dần “hồi sinh”… Sau này, lợi ích người lao động được luật hóa trong bộ luật lao động, bằng quan hệ lao động với sự thỏa thuận của đôi bên: Chủ-người sử dụng lao động, và thợ-người lao động cùng với quy định mức lương tối thiểu… Là người làm công tác công đoàn tôi đã tham gia tổ chức nhiều cuộc Hội thảo, nhiều sinh hoạt “diễn đàn dân chủ” trong cán bộ công đoàn(!); tôi cũng tham gia ý kiến trên diễn đàn Báo Lao động và Lao động Chủ nhật khi lấy ý kiến dự thảo Luật công đoàn mới (1990) với các bài viết về Bảo vệ lợi ích người lao động; về quyền đình công;  công đoàn một chức năng là Đại diện, Bảo vệ lợi ích người lao động. Tất nhiên, làm sao “đảng, nhà nước ta” chấp nhận công đoàn một chức năng… !.Nếu “một chức năng” thì công đoàn ấy sẽ là công đoàn độc lập, mới là công đoàn của người lao động; công đoàn của đảng, nhà nước hiện nay là “của đảng, của nhà nước”; đứng cùng một phía lợi ích của đảng, nhà nước và ông chủ chứ nào có phải là “của người lao động”; “đại diện, bảo vệ các quyền, lợi ích người lao động”!

Tôi tiếp tục viết những vấn đề về công nhân – công đoàn; về xây dựng tổ chức công đoàn trong nền kinh tế thị trường với quan điểm là tổ chức của người lao động chứ không phải là tổ chức của đảng, là phòng ban nhà nước(!). Đó chỉ là những quan điểm “cải biến” công đoàn từ của đảng, nhà nước để trở về với bản chất vốn có của công đoàn là “tổ chức của người lao động tự nguyện lập nên”. Những bài viết của tôi đề cập những vấn đề nhỏ thường đụng đến trong tổ chức, hoạt động công đoàn như các vấn đề về tổ chức cán bộ, phát triển đoàn viên, chổ đứng công đoàn, thủ lĩnh công đoàn, về quan hệ lao động, tranh chấp lao động…theo quan điểm khác tổ chức công đoàn của đảng, nhà nước và cũng được đăng khá thường xuyên trên Tạp chí Lao động Công đoàn và trang Web công đoàn VN  của Tổng liên đoàn, cón trên Báo Lao động thì chỉ  viết “tham gia “ khi đảng cho phép lấy ý kiến rộng rãi dư luận xã hội…Tôi là người tham gia viết rất “tích cực” nhưng rồi, đến một lúc, Tạp chí không chịu đăng bài của tôi nữa, Trang Web cũng vậy. Quan điểm của tôi trong những bài viết thì “không giống” những nhà lý luận công đoàn nhà nước VN, những ông tiến sỹ Viện này Viện nọ của đảng, nhà nước, công đoàn dù cùng xuất hiện trên cùng Tạp chí, trang Web …Tôi tích cực xây dựng tổ chức công đoàn ”của” giai cấp công nhân và người lao động và phê phán tính hành chánh hóa, nhà nước hóa công đoàn; Công đoàn không đại diện người lao động; “thủ lĩnh công đoàn” là “đảng cho”; về xu hướng tăng cường quản lý theo địa bàn để tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sợ tổ chức công đoàn ngành gắn với nghề  sẽ “độc lập”, không có cấp ủy đảng lãnh đạo, sợ đình công sẽ ra ngoài phạm vi doanh nghiệp; những vấn đề  về quan hệ lao động (quan hệ Chủ-Thợ); về thỏa ước lao động tập thể… Vấn đề đổi mới tư duy cán bộ công đoàn; về quan điểm công đoàn trong nền kinh tế thị trường…Nói “công đoàn là tổ chức của giai cấp công nhân và người lao động” nhưng trong quan điểm xây dựng tổ chức lại không xuất phát từ người lao động, lợi ích người lao động mà lại từ lợi ích chính trị của đảng nên công đoàn trong các doanh nghiệp các thành phần kinh tế và cả quốc doanh đều thành công đoàn của những ông chủ và đảng, nhà nước, TLĐLĐVN là kẻ đồng lỏa, đứng về lợi ích của những ông chủ để quản lý công nhân, người lao động chứ không phải là đại diện, bảo vệ lợi ích người lao động. Cái cơ chế “đảng lãnh đạo tuyệt đối…” biến Công đoàn thành những chậu kiểng trang trí, không có tác dụng với công nhân; không phải là tổ chức của công nhân. Thậm chí, theo điều lệ công đoàn Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cũng không có cả nhiệm vụ “đại diện, bảo vệ” người lao động nữa là, chỉ có cái vỏ – gọi là tổ chức của người lao động thôi! Cái gì cũng nói vì giai cấp công nhân và người lao động nhưng trong thực tế thì người lao động cuộc sống như thế nào? Những người cán bộ gọi là “đại diện” ấy đã hoạt động ra sao ? Công tác thì sự vụ hành chánh nhà nước; phong trào thì “té nước theo mưa”; “Ăn theo, nói leo” chứ có độc lập, có đại diện cho công nhân lao động đâu mà đầu tư nghiên cứu để mà “bảo vệ”.! Ăn chơi là chính. Thay nhau từng đoàn hết “tham quan” miền Nam rồi đến “tham quan” miền Bắc; “giao lưu” hết khu vực nọ đến khu vực kia, hết thể thao rồi đến văn nghệ giữa các cơ quan công đoàn với nhau, gọi là “học tập, trao đổi kinh nghiệm”  Đi như vậy gọi là “quyền lợi”; không đi thì bị phê bình “xa rời tập thể”!..…Tiền ở đâu? Cũng của công nhân cả thôi! Địa phương này đến thì địa phương kia tiếp, cứ xoay vần với nhau. Một số anh em đồng nghiệp chúng tôi hay gọi đó là công đoàn “ăn chơi trên đầu, trên cổ ngườI lao động”, mà có riêng gì công đoàn… (!). Tôi chẵng thèm đi đâu cả ngoài những cuộc họp phải đi, tất nhiên, lại gắn với “tham quan học tập”! Khi công nhân ở các doanh nghiệp có đình công thì công an, lao động, công đoàn “phối hợp” đến để “chữa cháy”, hợp thức hóa cho những cuộc đình công ấy đúng pháp luật. Nếu chưa có tổ chức công đoàn, sau đình công nơi đó sẽ được thành lập công đoàn (!), …thu kinh phí công đoàn 2 %. Nếu nơi nào công nhân hơi phức tạp thì đó là nhiệm vụ của… công an để tìm những người… lãnh đạo

Sống trong chế độ xã hội “cộng hòa Miền Nam”, “công hòa xã hội chủ nghĩa…”, ngẩm lại cuộc sống đời mình đã đi qua thấy mình cũng… “cách mạng” thật(!) Trước đây khi chưa có cái ngày tháng 4/1975, cuộc sống của tôi cũng rất ư là phong lưu. Trai trẻ… thì không nói rồi!… Sáng làm “giáo viên”, chiều làm “giáo sư”.  Lương dư sống, chẵng lo âu gì đến cái ăn chỉ có một việc ngu si là đâm đầu đi “tranh đấu” để “cách mạng” chính cái cuộc đời mình …  khi “cách mạng” thắng lợi(!)…

Cả cuộc đời tôi “làm cách mạng” chỉ có một chức là “cán bộ”! Chỉ làm cái anh   cán bộ thôi mà tổ chức cũng không hài lòng, lúc nào cũng xăm soi, cho là thành phần không đáng tin cậy; “không phải là đối tượng cần đào tạo”; là “phản động”, là dân chủ,   đa nguyên…mà thật tình ra, cả cuộc đời tôi từ đầu cho đến nay- tôi vẫn là tôi thôi! Tôi chỉ làm người Việt Nam; muốn làm công dân – một người công dân bình đẳng trong một xã hội dân chủ!  Những ước mơ, lý tưởng  của chúng tôi là từ trên cái nền xã hội Miền Nam chúng tôi chẵng biết cái chủ nghĩa xã hội như thế nào. Có ai ngu gì đi chọn cái chế độ lao tù cho chính bản thân mình và cả xã hội!

Tôi nghỉ hưu theo chế đô “khuyến mãi”, “tinh giảm biên chế” theo đúng pháp luật nhà nước hẳn hoi với sự “tự nguyện” của đương sự (!). ”Bất đồng ý kiến”(!) với lãnh đạo và…(!) là những điều không bao giờ thể hiện trong văn bản hành chánh. Tôi đã được lãnh đạo quá ưu ái rồi, có ai được “dự bị hưu” như tôi đâu? Tôi có “luyến tiếc” cái chức cán bộ suốt đời của mình, muốn “phục vụ” cho công nhân “đến hơi thở cuối cùng” cũng không được vì tôi đâu phải là đảng viên cộng sản để mà được “phấn đấu”, “cống hiến” ghê gớm như vậy; có muốn tiếp tục “phục vụ cách mạng lâu hơn nữa”(!) cũng không thể làm được gì và cũng chẵng đến đâu. Cái tội “lý lịch không rõ ràng”; hay phê phán lãnh đạo; “không phải là đối tượng đào tạo lâu dài”; đã quá tuổi….Người ta cần “trí thức xã hội chủ nghĩa”, phải là những người ít học, thất học ( để có lập trường công-nông) hoặc học kém thi rớt tìm đường vào cơ quan, “phấn đấu” cho được lòng lãnh đạo, rồi “tổ chức” …bỏ tiền cho đi đào tạo – bổ túc văn hóa, đại học tại chức, chuyên tu để làm “cán bộ nguồn” sau này. Những người  ngu như tôi chỉ làm việc thay cho những người được “quy hoạch, đào tạo lâu dài” để đi học; khi họ “thành tài”- ‘Hồng và Chuyên”; đủ thứ “bằng” và “cấp”… thì những kẻ như tôi phải “ quy khứ lai hề” thôi… Cán bộ “nguồn” kế tục sự nghiệp cách mạng của đảng, nhà nước, công đoàn có “tài và đức “ giống như cái thùng mà đáy quá nhiều lổ thủng, nước đổ vào có bao nhiêu đi nữa thì đọng lại cũng chẳng bao nhiêu, đó là chưa nói cái thùng ấy được đổ bằng thứ nước gì…

’Tuổi xanh ôi khờ khạo. Mãi đi trong mộng ảo…” Bây giờ nghỉ hưu rồi tôi trở lại như… ngày xưa, có khác, nay tôi đã có một gia đình riêng để an ủi trong cuộc sống! Gia đình chính là điểm tựa cho tôi có thể tồn tại, đứng trên đôi chân của mình đi qua những nổi “đoạn trường”! đình công. Tôi cố gắng “làm việc” để trọn vẹn “với tiền lương hàng tháng được ở “nhà đá” và tiếp tục suy nghĩ, nghiên cứu, viết những vấn đề về “công đoàn và người lao động”… Tôi chọn lại mấy chục bài trong hàng trăm bài viết đóng thành tập sách” Vài vấn đề về công đoàn trong nền kinh tế thị trường” tặng lại cho những bạn bè có quan tâm đến những vấn đề công đoàn đang còn làm việc để… kỷ niệm!  Rồi đến một ngày cái “Trung tâm nhà đá” ấy cũng bị giải thể. “Giải thể” là đúng thôi! Từ ngày đầu về ở cái “nhà đá”  tôi đã biết trước sự việc ấy, chỉ có vấn đề, nếu giảI thể rồi thì… sẽ cho cái “ông ở nhà đá ” ấy đi đâu? Bởi vậy, khi có quyết định “giải thể” của Tổng liên đoàn, quyết định ấy chỉ gửi cho “trung tâm” còn riêng tôi thì chẵng có cái quyết định nào cả, cũng chẵng “bố trí” công việc gì, cũng chẵng có nơi làm việc… Tôi không có ý kiến gì và không muốn nói gì nữa! Lương hàng tháng cứ chuyển vào tài khoản thẻ ATM. Tôi làm người “tự do”; cơ quan chẳng ai thèm để ý vì trước đó cơ quan đã có “báo cáo” về tôi với những “cơ quan hữu quan” rồi… nên tôi “tự do” nhưng trong sự… ”quản lý” của những anh “bạn dân” của tôi!..

Pages: 1 2 3 4 5 6

7 Phản hồi cho “Đi qua thời vàng, đỏ”

  1. danuunon says:

    Đọc bài của bác cháu củng cảm thấy bác chỉ là 1 người dân bình thường của thời loạn lạc, câu văn không trau chuốt nhưng đôi lúc cũng bay bỗng, những lời

  2. Trung Kiên says:

    Trích…”Tới độ tuổi vừa qua đôi tám tôi đã đến với các hoạt động, phong trào sinh viên học sinh Miền Nam bằng tình yêu nước của tuổi trẻ, yêu lích sử quật cường, bất khuất của dân tộc trên nền tảng xã hội miền Nam với nền giáo dục dân tộc, nhân bản, khai phóng…Tôi đã có những quyền tự do, dân chủ, sống, tham gia các hoạt động của các tổ chức đoàn thể xã hội một cách tự nguyện, không bị ai ép buộc; quyền công dân bình đẳng trong cuộc sống xã hội được luật pháp tôn trọng và bảo vệ….” (Nguyễn Quang Nhàn)

    –> Tôi đồng cảm với tác giả Nguyễn Quang Nhàn!

    Con đường ấy
    Anh đi trong bóng mát
    Dưới bầu trời tiếng hát Tự Do
    Đời Dân Chủ, cơm no áo ấm…

    Nhưng…” Xã hội mới! “Cách mạng”! Tất cả như bị đảo ngược. Đảo ngược tất cả! Cái nền đạo lý xã hội cũng bị đào bới tận cả gốc rễ …

    – > Tôi đang hình dung: Tác giả bước vào ngã rẽ cuộc đời như bao người…miền Nam thuở đó!

    Tôi cũng nghĩ như Tác giả…”Con người Việt Nam chỉ có một Tổ quốc Việt Nam!… nhưng “Tổ Quốc ” bây giờ cũng bị đổi thay“!.

    Tôi xin được cùng tác giả gào thét lên !

    Tổ quốc tôi là Tổ quốc nào đây?
    Tổ quốc Việt Nam là Tổ quốc từ Hùng Vương để lại mà cả hàng ngàn năm cha ông đã đấu tranh bất khuất giữ gìn, đến bây giờ Tổ quốc ấy còn hay mất!?
    Tại sao yêu nước phải là yêu chủ nghĩa xã hội?
    Yêu Tổ quốc phải là Tổ quốc xã hội chủ nghĩa? Tổ quốc Việt Nam của tôi đâu?

    Người ta đã biền Tổ quốc VN thành Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; biến yêu nước phải là yêu chủ nghĩa xã hội! Yêu nước phải là “yêu đảng”, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa! (?)

    Tổ quốc xã hội chủ nghĩa gì?
    Tại sao CỜ ĐỎ lại cản bước tôi đi…
    Tôi muốn một nước Việt Nam TỰ DO – DÂN CHỦ
    Đa nguyên đa đảng với một chính quyền dân cử, một xã hội công bằng!

    Xin được đồng hành và kính chúc Tác giả sức khoẻ, kiên cường và nhiều nghị lực!

  3. Huong Dong says:

    Bai viet cua ong NQN doc sao ma cam thay mot tam ly chan chuong , xui bai buong tay va nhu tac gia noi . Chi muon di tren bo song thoi , nan chi anh hung qua , suy nghi ( tieu cuc ) qua muc can thiet , khong co loi cho qua trinh dau tranh Dan Chu va Tu Do

    Tinh than dau tranh sao ma eo ot , rat de lam nan long moi nguoi yeu chuong tu do va dan chu
    cach tot nhat la tac gia nen retire cho moi nguoi nho !! Phai chi khi va hien ngang nhu bai tho cua
    ong VHT moi dung !

    • Trái tim tôi giao động đồng điệu đồng tình đồng nhịp đồng cảm với giọng văn tâm sự của Nguyễn Quang Nhàn

      Trong anh TÌNH NGƯỜI VIỆT NAM da diết tha thiết NHÂN VĂN NHÂN BẢN chứng nhân vào giai đọan đen tối nhất – THỜI ĐẠI HCM ĐỒ ĐỂU của Lịch sử Dân tộc và đang có dấu hiệu CHUYỂN THỜI cùng Phong trào Dân chủ như sóng thần quét qua Thê giới Ả Rập để quét sạch độc tài gian ác tàn bạo

      Xin thân chúc Anh Nguyễn Quang Nhàn chân cứng đá mềm kiên cường và nhiều nghị lực .. .. Thời đại và trào lưu tiến bộ sẽ thuộc về NGÒI BÚT TÂM HUYẾT trong sáng của anh

      Tác giả Nguyễn Quang Nhàn

      là một Người có Tâm hồn và Lý tưởng trong sáng KHÔNG TÍNH TÓAN bị gạt ra ngòai lề bởi cái cỗ máy vô nhân bất nhân điêu ngoa trong Thời Đồ đểu

      và Tiến sởi Võ Hưng Thanh CHIẾT Vọc + Luật sư ăn bám theo chế độ bóc lột hút máu Dân lành Dân oan cướp đất CỒN DẦU , trấn áp đồng chí THANH LIÊM nằm trên băng ca là Tướng công an tên THANH tại phiên tòa dơ bẩn CHÌNH ÌNH ngay giữa Quảng Nam – Đà Nẵng quê hương của Chí sĩ PHAN CHÂU TRINH hay đây cũng là Anh Hùng PHẠM THÀNH SƠN tự thắp mình làm NGỌN ĐUỐC cảnh báo cỗ máy vô nhân bất nhân điêu ngoa trong Thời Đồ đểu

      một lọai trí ngu trí ngủ chí cán xuổng CƠ HỘI đội TRÊN đạp DƯỚI .. ..

      Một Trời một vực giữa ĐẠI BÀNG và ƯNG KHUYỂN

  4. Võ Hưng Thanh says:

    VÀNG VÀ ĐỎ

    Màu sắc ấy cả vàng lẫn đỏ
    Nói nhiều chi cũng chỉ bề ngoài
    Như áo quần mặc vào thấy khác
    Cỡi ra rồi thiên hạ giống nhau

    Vàng và đỏ nhuộm màu hay nhỉ
    Ai nhuộm màu lý lẽ vì đâu ?
    Da ta vàng cớ sao nhuộm đỏ
    Có phải chăng lý tưởng cuộc đời ?

    Đời có đỏ mới thành chiến đấu !
    Phải quang vinh mới rõ giống nòi !
    Hay đó chỉ một thời suy nghĩ
    Đã tô màu còn biết nói sao !

    Song lịch sử vẫn theo dòng chảy
    Màu sắc gì rồi cũng phôi pha
    Thời gian ấy điều chi còn lại
    Có phải chăng tâm thức con người ?

    Tâm thức ấy với cùng tri thức
    Vẫn muôn đời còn mãi mà thôi
    Đời gạn đục khơi trong là thế
    Một ngày qua cũng mới hơn rồi !

    Bởi Tổ quốc cứ luôn còn mãi
    Dân tộc luôn trên hết mỗi người
    Người nhân bản nào quên Tổ quốc
    Ở nơi nào cũng thế mà thôi !

    Tổ Hùng vương ngàn xưa đã có
    Ai dám thưa vốn đã nhuộm màu
    Ai dám bảo đã từng ý hệ
    Ai dám bàn vàng đỏ để chơi !

    Ấy thì thôi lở vàng hay đỏ
    Chờ mưa tuông ra tắm khỏe đời
    Chớ mắc cỡ chớ làm gượng gạo
    Ai chẳng mong đồ thật trên đời !

    VHT
    (26/3/2011)

    • Tiên ngu says:

      Em…nại ông đừng…
      hiếp dâm thơ phú..

      Xin cụp lại màn…trộn lộn đỏ vàng
      Em nghe chừng…
      ngọng ngiụ, hoang hoang

      Khoe ta…bảnh,
      đỏ vàng gì cũng…tệ…

      Thơ của ông,
      chợ chiều…chanh ế
      Rặn tùm lum, thum thũm bay hơi
      Vần điệu ngu ngơ, mà…bảnh,
      Hở giời?

      Tộc Việt nam, nghe thơ này chắc…điếc!

      Vần với điệu, cứ như nà…hào kiệt
      Ai liếc sơ, hẵn…tẩu hoả nhập ma

      Em…nại ông,
      Cứ…văn xuôi, ta bà

      Cho…thế giới, bình an, vui vẽ
      (Nhá?)

      • Võ Hưng Thanh says:

        GỬI NÀNG TIÊN NGU

        Tên em tưởng một nàng Tiên
        Mà Ngu quá đổi thật phiền lắm thay
        Hỏi em em muốn gì đây
        Là vàng hay đỏ hay vầy toàn đen
        Em như chiếc lá bon chen
        Cũng bày thơ phú lèng èng biết bao
        Hỏi em thuộc thế hệ nào
        Mà như vô cảm trước bao chuyện đời
        Uổng công cha mẹ em ơi
        Sinh em vô ích trên đời lắm ru
        Em toàn nói chuyện ruồi bu
        Việc non việc nước lù đù như không
        Em như ngọn cỏ ngoài đồng
        Vô tình bên cạnh dòng sông cuộc đời
        Ráng mà học hiểu em ơi
        Ngữ em có họa cuộc đời thêm lo !

        VHT

Leave a Reply to Huong Dong