WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tượng đài tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam tại Sydney

Phác họa Tượng đài Tưởng niệm Thuyền nhân tại khu phố Sài Gòn Plaza, Bankstown

Suốt hàng chục năm kể từ tháng 4 1975, đã hình thành dòng người Việt ồ ạt bỏ xứ trốn chạy cộng sản để tìm tự do. Tuy dòng người ra đi bằng nhiều cách, nhưng đại đa số vẫn là bằng đường biển mà phương tiện duy nhất là những chiếc tàu cũ kỹ rách nát. Biển cả đại dương từ ngàn đời đã nuôi sống con người nhưng cũng là mồ chôn thây hàng trăm ngàn người tỵ nạn Việt Nam xấu số trên con đường trốn chạy.

Do đó, khi nói đến hai chữ thuyền nhân (Boat People) thì người ta lên tưởng ngay đến người tỵ nạn Việt Nam. Năm tháng trôi qua, những người tỵ nạn may mắn đến được bến bờ tự do đã dần dần tạo dựng nên cộng đồng Việt Nam tại các quốc gia mình định cư. Và kể từ đây, những cộng đồng Việt Nam nhỏ bé ban đầu với gốc gác “tỵ nạn” đã làm đầu tàu để sinh sôi nẩy nở thành những cộng đồng Việt Nam vững mạnh, thành đạt nơi xứ người.

Năm xưa khi hoàn cảnh khó khăn không cho phép, thì nay khi thành đạt là thời điểm mà những người tỵ nạn may mắn hồi tưởng lại, và nghĩ đến những người thân, người bạn đồng hành xấu số trên các chuyến vượt biển.

Các thuyền nhân tỵ nạn xấu số không có mồ chôn, hay nghĩa trang tập thể hay một nơi thờ tự để được thăm viếng. Do đó, tượng đài tưởng niệm là một hình thức khả dĩ nhất có thể giúp những người sống còn và các thế hệ con cháu ghi lại những ký ức đau thương đó. Lần lượt các tượng đài tưởng niệm thuyền nhân được dựng lên tại những nơi có cộng đồng Việt Nam cư ngụ: từ Hoa Kỳ, Canada, cho đến các nước Âu Châu. Riêng tại Úc Châu cách nay 3 năm, Cộng đồng người Việt tại bang Victoria đã xây dựng “Tượng đài tri ân nước Úc và Tưởng niệm Thuyền nhân Việt Nam” tại thành phố Footscray.

Với cùng tấm lòng đó, Cộng đồng người Việt tại bang NSW mà thủ phủ là thành phố Sydney, đã đi đến quyết định xây dựng một tượng đài tưởng niệm thuyền nhân tại khu phố Bankstown. Được biết, tại thành phố Sydney các vùng phụ cận hiện có 3 trung tâm thị tứ có đông đảo người Việt sinh hoạt, với tầm cỡ lớn nhất theo thứ tự đó là Cabramatta, Bankstown và Marrickville.

Được hỏi lý do chọn Bankstown làm địa điểm xây dựng tượng đài, ông Nguyễn Văn Thanh chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do NSW cho biết trước tiên là sự ưu ái của Hội đồng thành phố Bankstown muốn khuyến khích khu phố Việt Nam phát triển mạnh, nên đã chấp thuận việc đổi tên Bankstown Plaza thành Saigon Place. Việc đổi tên này sẽ khuyến khích sự phát triển trung tâm thị tứ người Việt, nhưng cũng chỉ mới đạt được khía cạnh thương mại. Vì du lịch luôn đóng một vai trò quảng bá, hỗ trợ cho ngành thương mại, cho nên cần phải có sự hiện diện của một công trình hay tượng đài đặc sắc nào đó để thu hút không chỉ dân cư địa phương, mà cả khách thập phương đến với Saigon Place tại khu phố Bankstown, để mua sắm và lưu lại những dấu ấn khó phai.

Sẵn từ lâu người Việt tỵ nạn tại Sydney đã ấp ủ một tượng đài để tưởng niệm thuyền nhân, Cộng đồng Người Việt Tự do NSW đã đề đạt ý kiến này lên Hội đồng thành phố Bankstown và được chấp thuận cho phép xây tại trung tâm của Saigon Place.

Sự hiện diện của tượng đài tưởng niệm thuyền nhân ngay giữa trung tâm của Saigon Place mang nhiều ý nghĩa quan trọng, mà trong đó phải kể đến việc đánh dấu sự trưởng thành lớn mạnh của cộng đồng Việt Nam và khẳng định cái gốc gác “Thuyền Nhân” (Boat People), và hơn hết Saigon Place sẽ mang dấu ấn rất Việt!

Theo bản thiết kế đã được chấp thuận thì tượng đài tưởng niệm sẽ được làm bằng đồng, có chiều cao 3.8m, có 3 phần chính: thuyền nhân Việt Nam, con thuyền tỵ nạn dài 3.5m và sóng biển chung quanh với phí tổn xây dựng được ước tính là $264,000. Đây quả là một con số lớn lao, nhưng may thay Hội đồng thành phố Bankstown đã trao tặng $75,000 và Ban chấp hành Cộng đồng Người Việt Tự do NSW cũng đã tranh thủ thêm được một ngân khoản $50,000 từ chính phủ tiểu bang NSW. Do đó Cộng đồng Việt Nam phải tự lo liệu hơn một nửa số tiền còn lại là $139,000 qua việc tổ chức tiệc gây quỹ và kêu gọi đóng góp tài chánh từ tất cả mọi người trong cộng đồng.

Để giúp việc gây quỹ, Bankstown Sport Club đã hiến tặng một bữa tiệc với 60 bàn ăn cho 600 thực khác, có giá trị đến $60,000. Mặc dầu có sự vận động qua một số quen biết, nhưng ông chủ tịch cộng đồng vẫn bất ngờ với sự giúp đỡ nhiệt tình này.

Tại Sydney, các tháng 5, 6, 7 là những tháng “bizi” của các hội đoàn Việt Nam trong năm. Do đó, bữa tiệc gây quỹ được tổ chức vào ngày 1 tháng 7 năm 2011 tại Bankstown Sport Club có thể sẽ gặp không ít khó khăn, đó là chưa kể đến giá vé ủng hộ là $100. Tuy nhiên theo ông Thanh cho biết thì có lẽ do nhiều người hiểu được ý nghĩa và giá trị của việc gây quỹ nên đã hết lòng ủng hộ. Do đó chỉ một tuần lễ sau khi xác định chính xác thời gian của bữa tiệc gây quỹ thì toàn bộ 600 vé trên đã được bán sạch từ cuối tháng 5, tức là khoảng 5 tuần trước bữa tiệc gây quỹ. Điều này có nghĩa là vé đã được bán sạch trước khi in xong, và hầu hết người mua ủng hộ cũng chưa hề thấy qua “hình hài” của tấm vé.

Ngoài ra ông còn cho biết có một mạnh thường quân ngỏ ý muốn ủng hộ $100,000 vào quỹ xây dựng tượng đài, kèm theo điều kiện được ghi danh riêng ngay dưới chân tượng đài. Đây là một số tiền lớn, có thể giúp rút ngắn thời gian gây quỹ nhưng ý tưởng này đã không được chấp thuận bởi đơn giản là Tượng đài Thuyền Nhân không là của riêng ai.

Song song với bữa tiệc gây quỹ còn có những buổi “ra quân” vào các ngày cuối tuần tại các trung tâm thị tứ có người Việt cư ngụ. Trong ngày Thứ Bảy 4/06, với sự góp sức của các học sinh, sinh viên cũng như nam phụ lão ấu, đã quyên góp được hơn $5,000. Đây là một con số rất đáng khích lệ nhưng vẫn cần đến bàn tay đóng góp của nhiều người hơn nữa trong những ngày tháng sắp tới.

Để dự án xây dựng sớm được hoàn tất, để Tượng đài Tưởng niệm Thuyền Nhân Việt Nam sớm trở thành hiện thực, là một biểu tượng gắn liền với tình cảm, lý tưởng tự do và lịch sử định cư của người Việt tỵ nạn, cần phải có sự đóng góp rộng rãi của tất cả mọi người, đặc biệt những ai đã từng là người tỵ nạn, đã từng gọi nước Úc là quê hương thứ hai.

Hãy để tượng đài là niềm tự hào về sự lớn mạnh của cộng đồng Việt Nam gốc tỵ nạn, là biểu tượng ghi nhận sự đóng góp và hội nhập của Thuyền Nhân Việt Nam vào nước Úc nói chung, tiểu bang NSW và vùng Bankstown nói riêng.

Sydney, ngày 5/06/2011

© Lê Minh

© Đàn Chim Việt

2 Phản hồi cho “Tượng đài tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam tại Sydney”

  1. D.Nhật Lệ says:

    Theo như tôi biết thì tiểu bang NSW.có Đài Tưởng Niệm chiến sĩ Úc-Việt xây dựng sớm nhất,từ trước 1990 và mới đây được nâng lên cao mà ai đi qua cũng đều thấy,còn trước đó đặt thấp qúa nên bị bọn phá hoại làm hư vài chổ,nay đã được phục chế.
    Còn Đài tưởng niệm thuyền nhân ở Bankstown thuộc NSW.gần đây mới được được phép xây dựng
    nên gây giờ Cộng đồng VN/ NSW.đang vận động gây qũy.Tiểu bang khác có khá đông người VN. cũng đã có như Queensland…

  2. vohoan says:

    Xin đề nghị một phương thức gây quỉ xây dựng tượng đài thuyền nhân Đề nghị làm một bản đài trong khuôn viên tượng đài thuyền nhân ghi danh nhửng quí vị đóng tài trợ xây dưng tượng đài thuyền nhân với một đóng góp căn bản nào đó để được khắc tên trên bản danh sách tài trợ ( Founding Sponsors _ Founfer’s roll of Honor ) Đồng thời cấp bằng cám ơn người tài trợ ( Thank you for your support and for your wonderfulgift to help build this memorial tribute vân vân …. ). Như vậy chúng ta kich thích sự đóng góp của mọi người không phải chỉ ở Sydney thôi mà ở khăp nơi trên thế giới nơi nào có thuyền nhân

Leave a Reply to D.Nhật Lệ