Việt Nam trong cơn thử thách của lịch sử
Đường lưỡi bò Trung Quốc vẽ ở biển Đông đã thể hiện dã tâm chiếm quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Những biến động gần đây càng khẳng định tham vọng của Trung Quốc. Những khiêu khích, những xung đột trên bề mặt quân sự, những đòi hỏi vô cớ qua thủ đoạn ngăn chận khảo sát vùng biển, khai thác tiềm năng kinh tế ở Biển Đông, tất cả đã biểu lộ khát vọng Đại Hán của Trung Quốc.
Chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc công khai và rõ ràng, vấn đề chỉ còn là thời gian để thực hiện âm mưu. Trung Quốc đang tính toán các bước chiến lược nhằm đạt mục tiêu với khả năng ít bị tổn hại nhất. Trung quốc đang thăm dò và đo luờng hậu quả nếu phải mở ra chiến tranh trên biển Đông? Trung quốc đang nghiên cứu phản ứng của các quốc gia trong vòng giành chủ quyền như Việt Nam, Phi Luật Tân, và các quốc gia thuộc ASEAN. Trung Quốc cũng cần biết thái độ của Mỹ và lượng định dư luận, cân nhắc phản ứng của Quốc tế.
Với thế trên chân về quân sự, Trung Quốc không thể không chiếm Trường Sa. Vấn đề còn lại tùy thuộc vào cách ứng xử, đối phó, tình hình nội bộ Việt Nam, Phi Luật Tân và những áp lực quốc tế để Trung Quốc phải trả giá. Quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm đoạt từ năm 1974 đến nay Việt Nam vẫn chưa thể lấy lại được. Lúc đó Trung Quốc còn yếu kém, hiện nay Trung Quốc đang ở vị trí cường quốc, mạnh về kinh tế, có tiềm lực về quân sự, thì việc chiếm nốt các quần đảo còn lại trong khu vực Trường Sa chỉ còn là thời gian.
Vai Trò Và Quyền Lợi Của Mỹ
Mỹ có những quyền lợi nhất định ở biển Đông nhưng không quan trọng đến nỗi để họ phải nhúng tay trực tiếp vào tranh giành quyền lãnh thổ trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Mặc dù Trung Quốc không dám thách thức Mỹ về mặt quân sự, nhưng Mỹ cũng không đủ khả năng để đối đầu với Trung Quốc trong hoàn cảnh hiện tại nếu Mỹ bị khiêu khích.
Kinh tế Mỹ đang trong vòng suy thoái, tình trạng thiếu nợ đã lên đến mức khủng hoảng, trong đó Trung Quốc hiện nay là một trong những ông chủ nợ lớn đối với Hoa Kỳ. Năm ngoái, khi chính quyền Obama tìm cách giải quyết gánh nặng nợ nần đã ngõ ý bán thêm các tín phiếu cho Trung Quốc. Khác với những lần trước họ vui vẻ mua, lần này phiá Trung Quốc đã thẳng thừng từ chối ra mặt, Trung Quốc không mua thêm tín phiếu của Mỹ.
Về quân sự, Mỹ đang còn bị sa lầy ở Iraq, A Phú Hãn, nợ nần và chi tiêu cho chiến tranh đã làm nước Mỹ bị kiệt quệ. Viễn ảnh dính vào chiến tranh ở biển Đông với Trung Quốc chỉ để bảo vệ Việt Nam, một nước Cộng sản cựu thù là không thực tế và đủ yếu tố cấp bách để Quốc hội và Chính quyền Mỹ bị lôi kéo. Đối với Việt Nam, về quyền lợi, vai trò kinh tế và sức mạnh chính trị không đủ sức so sánh với Trung Quốc. Năm 2010, Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam $13.8 tỷ mỹ kim, xuất khẩu $3.7 tỷ mỹ kim. Trong khi đó, Mỹ xuất khẩu $ 91.9 tỷ và nhập từ Trung Quốc $ 364.9 tỷ Mỹ kim. So với Trung Quốc, giao thương phiá Việt Nam quá thấp để Mỹ có thể đánh đổi quyền lợi.
Về mặt chiến lược, xung đột chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam có lợi cho Mỹ. Chiến tranh sẽ làm suy yếu đế quốc Trung Quốc, kéo lùi khả năng phát triển kinh tế và tiềm lực quân sự, tạo điều kiện cho các đột biến và mâu thuẫn xã hội Trung Quốc bùng phát. Nếu Trung Quốc phát động chiến tranh với Việt Nam, áp lực từ ASEAN, từ các quốc gia phương Tây sẽ đè nặng lên nền kinh tế đang bị lệ thuộc vào xuất khẩu. Không riêng Hoa Kỳ mà dư luận quốc tế cũng sẽ không đứng về phiá Trung Quốc, trước thái độ xâm lược ngang ngược, nước lớn ăn cướp nước nhỏ. Yếu điểm của Trung Quốc là dân số đông nhưng tài sản, của cải chỉ tập trung vào nhà nước, mâu thuẩn giàu nghèo quá sâu, bình quân đầu người thấp và không tương xứng với tiềm lực quốc gia, nền kinh tế bị chi phối bởi lao động thấp và phụ thuộc nặng vào xuất khẩu. Vì vậy, viễn ảnh một cuộc tảy chay hàng hoá và trừng phạt Trung Quốc ở cấp độ toàn cầu sẽ làm đế quốc Trung Quốc bị khủng hoảng và suy yếu. Những áp lực này có thể dẫn đến các cuộc cách mạng màu bất ngờ do hậu quả của xáo trộn và bất công xã hội.
Trung Quốc trỗi dậy như một đại cường quốc, chỉ đứng sau Mỹ về tiềm năng quân sự. Về kinh tế, Trung Quốc đã vựợt qua Nhật về tổng sản lượng xuất khẩu. Dù quan hệ và quyền lợi của Trung Quốc đối với Mỹ quan trọng. Tuy nhiên, Trung quốc hiện nay cũng chính là đối thủ của Mỹ trên bình diện quân sự, chính trị lẫn kinh tế. Vì vậy, chiến lược làm suy yếu đối thủ hiệu quả nhất vẫn là để cho Trung Quốc và Việt Nam đánh nhau. Chiến tranh là cách tốt nhất làm kẻ thù bị kiệt quệ. Chiến tranh mà không đổ máu, không bị tốn kém nhưng vẩn hưởng lời thì đó là chiến tranh tốt. Trung Quốc và Việt Nam đánh nhau sẽ là chiến tranh tốt cho Mỹ về mặt chiến lược. Vừa làm suy yếu tiềm năng kinh tế, vừà thử thách sức mạnh quân sự con rồng đỏ Trung Quốc, vừa cầm chân cả con cọp con cộng sản Việt Nam, vừa khẳng định vai trò trung gian và vị thế quân sự, chính trị, rảnh tay xây dựng, phục hồi nền kinh tế đang bị suy thoái.
Mỹ đã từng đánh nhau với Trung Quốc qua cuộc chiến Triều Tiên. Từ những năm 50, Mỹ đã đánh nhau với Việt Nam. Cả ba nước cựu thù đều có những quan hệ chằng chịt về lịch sử. Một cuộc chiến Trung – Việt chỉ để giành Trường Sa sẽ là cơ hội ngàn vàng để Mỹ đứng ngoài vòng, hưởng thế “ toạ sơn quan hổ đấu” và “ngư ông đắc lợi”. Nếu Trung Quốc chiếm Trường Sa và bị sa lầy, đường biển Đông vẫn không bị gián đoạn vì Trung Quốc không dại gì chọc giận con sư tử Mỹ bằng cách cấm tàu Mỹ vận chuyển trên biển Đông. Quan tâm cấp bách của Trung Quốc là làm chủ Hoàng Sa, Trường Sa, không phải là kiểm soát đường biển để khiêu khích Mỹ và ASEAN trong lúc này.
Tham Vọng Của Trung Quốc
Nếu làm chủ Trường Sa và Hoàng Sa, Trung Quốc sẽ thoả mãn tham vọng vai trò “anh cả” về quân sự ở Á Châu, chứng tỏ dám đương đầu lại ảnh hưởng và sức mạnh quân sự Mỹ ở Đông Nam Á. Chiếm Trường Sa và Hoàng Sa, Trung Quốc sẽ dồn nổ lực khai thác tiềm năng dầu, đáp ứng nhu cầu thiếu dầu của cả nước. Hàng năm, Trung Quốc nhập dầu từ các quốc gia Á Rập vượt xa cả Mỹ. Trung Đông cung cấp 2.9 triệu thùng dầu mỗi ngày cho Trung Quốc, hơn nữa số này đến từ Saudi Arab. Tính đến 2015, Trung Quốc cho biết họ phải nhập dầu tăng hơn 50% thì mới đủ sức cung ứng cho cơn khát dầu của đế quốc Trung Quốc, số lượng dầu này qui ra Mỹ kim gần 60 tỷ đollars. Phụ thuộc quá nhiều vào dầu hỏa, vì vậy, chiến lược vừa làm chủ Trường Sa và Hoàng Sa để tự lực khai thác dầu, vừa kiếm soát được đường biển ở phiá Đông là những bước phiêu lưu có tính toán của Trung Quốc. Cả hai nhu cầu đều đáp ứng cho tham vọng cần gây chiến với Việt Nam, nếu phải trả một cái giá vừa phải.
Trung Quốc đã gia tăng tiềm lực quân sự một cách đáng kể. Gần đây họ đã trình làng “hàng không mẫu hạm” như một niềm hãnh diện về mức tiến bộ trên lãnh vực hàng không quân sự. Hoả tiển diệt tàu hàng không “Dong Feng 21D”được đặt ở phiá Nam tỉnh Quảng Đông có thể bắn thẳng đến Việt Nam và Phi Luật Tân. Đây cũng là vũ khí răn đe và cầm chân của Trung Quốc đối với tàu chiến “hàng không mẫu hạm” Mỹ đang tuần hành ở biển Đông.
Trung Quốc cũng đang từng bước “nắn gân” Mỹ để củng cố vai trò của họ. Sau khi Tổng thống Hoa Kỳ tiếp xúc Đức Lạt Ma Tây Tạng và bán 6.7 tỷ đollạrs vũ khí quân sự cho Đài Loan, Trung Quốc đã tỏ thái độ giận dữ bằng cách chấm dứt các liên hệ quân sư cao cấp giữa hai nước. “Mỹ đang tìm cách bao vây Trung Quốc và thử thách những quan tâm của chúng ta. Hoa Thịnh Đốn sẽ trả giá rất đắc cho những quyết định của họ”, Phó Đô Đốc Yang Yi, đã viết như vậy trên tờ nhật báo Quân Đội Giải Phóng Trung Quốc.
Việt Nam Đang Đứng Trước Thử Thách
Việt Nam đang tìm kiếm hậu thuẫn từ Mỹ và các quốc gia trong vùng. Phát biểu của bà ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton tại Hiệp Hội các nước Đông Nam Á khi bày tỏ lập trường quan tâm đến những mâu thuẫn và khẳng định quyền lợi của Mỹ ở Biển Đông đã làm cho Việt Nam vững tin. Việt Nam muốn lôi kéo Mỹ và ASEAN, giải quyết các xung đột theo hướng đa phương, trong khi đó Trung Quốc nhấn mạnh “chỉ nên thảo luận và giải quyết những xung đột này theo phương hướng đơn phương”.
Chiến tranh sẽ khó tránh khỏi trước tham vọng của Trung Quốc. Việt Nam cũng như nhiều nước trong vùng đã chi tiêu rất nhiều tiền cho chi phí quốc phòng. Từ 2005 – 2009, lượng vũ khí đặt mua ở các nước như Việt Nam, Philippine, Innodenisa, Đài Loan, Malaysia v.v.. đã gia tăng gấp đôi theo ước lượng của Viện Nghiên Cứư Quốc tế Thuỵ Điển.
Mới đây, Việt Nam chi thêm $ 2.4 tỷ dollars cho 6 chiếc tàu ngầm Kilo và 12 chiếc chiến đấu cơ Su-30MKK. Su-20MKK là chiến đấu cơ tối tân, có thể bay hơn 4 giờ với tốc độ 1350km/hr, tầm bay rộng 3000km, giá thành từ $40 đến $50 triệu đollars. Malaysia mua 2 chiếc tàu ngầm từ Pháp, trị giá hơn $ 1 tỷ dollars, trong khi đó Indonesia cũng cho biết sẽ mua tàu ngầm để trang bị quốc phòng. Việt Nam là nước mua nhiều nhất gồm máy bay chiến đấu cơ, tàu ngầm và cả hoả tiễn để trang bị cho quân đội, nhằm chuẩn bị thế đối đầu với dã tâm của Trung Quốc.
Năm 2009 khi Viện nghiên cứu Chiến lược ở Hoa Thịnh Đốn làm cuộc thăm dò các nước Đông Nam Á về dự phóng quốc gia nào có khả năng gây ra chiến tranh, quốc gia nào đóng góp cho ổn định và hoà bình. Chính Trung Quốc, không phải là Bắc Hàn, đã bị chỉ đích danh là nước có thể gây chiến, và Mỹ là nước đem lại ổn định và hoà bình ở khu vực.
Đứng trước viễn ảnh sẽ bị mất chủ quyền trên biển Đông, Việt Nam đang trong cơn thử thách của lịch sử. Thái độ nhịn nhục, cầu hoà không chận đứng tham vọng của Trung Quốc. Nếu để Trung Quốc chiếm Trường Sa, Việt Nam sẽ bị mất hết quyền lợi về tiềm năng kinh tế ở biển Đông. Đảng CSVN sẽ bị chính nhân dân Việt Nam lên án là đảng cầm quyền đã hèn nhát và bán nước. Tương lai chính trị của Đảng CSVN coi như bế tắc trước sự phẩn uất của Nhân dân Việt Nam. Cơn giận dữ của một dân tộc luôn sẳn sàng hy sinh cho sự toàn vẹn lãnh thổ sẽ rất đáng sợ trong bối cảnh thù trong giặc ngoài. Tình hình đẩy Việt Nam ở thế phải chấp nhận đối đầu và thông điệp mạnh mẽ nhất để Việt Nam gửi đi là sẽ bảo vệ phần còn lại của quần đảo phiá Đông tới cùng. Nếu Trung Quốc chiếm Trường Sa, họ sẽ phải trả cái giá rất đắt, vô cùng đắt.
Những Chiến Lược Cần Lưu Tâm:
- Vận dụng và lôi kéo sức mạnh toàn cầu để áp lực Trung Quốc về mặt ngoại giao và kinh tế. Nếu chiến tranh Việt Trung xảy ra. Về áp lực quân sự, Việt Nam không đủ khả năng đương cự, nhưng áp lực về ngoại giao và kinh tế có những sức mạnh nhất định buộc Trung Quốc phải tính toán kỷ lưởng trước khi phiêu lưu trong cuộc chiến sắp tới.
- Trước mắt, Trung Quốc sẽ mất đi hơn 15 tỷ dollars hàng năm do xuất khẩu sang Việt Nam. Nếu vận động các nước ASEAN tiếp tay và các quốc gia phương Tây ủng hộ, Trung Quốc có thể bị giãm từ 30 đến 40 tỷ mỹ kim hàng xuất khẩu. Kinh tế Trung Quốc lệ thuộc vào du lịch và giao thương, hàng xuất khẩu với các nước Đông Nam Á đóng phần quan trong cho tiềm năng phát triển của Trung Quốc. Năm 2010, chỉ riêng các quốc gia ASEAN đã nhập từ Trung Quốc lên đến $138.22 tỷ dollars.
- Hơn 80% nguồn dầu nhập vào Trung Quốc phải đi qua biển Đông. Nếu chiến tranh xảy ra, giá thành hàng Trung Quốc xuất khẩu sẽ gia tăng do hậu quả nguyên vật liệu đi qua eo biển Mã Lai bị đình động. Đồng thời, lượng dầu nhập siêu từ Trung Đông vào Trung Quốc cũng sẽ bị trực tiếp giãm, đánh mạnh vào mặt kinh tế xuất khẩu và cơn khát dầu của Trung Quốc.
- Trung Quốc có thể chiếm nhanh Hoàng Sa với sức mạnh quân sự, nhưng giữ cho lâu và chịu được áp lực của Việt Nam trường kỳ sẽ là những thử thách. Việt Nam cần cầm chân Trung Quốc càng lâu càng tốt, giữ cho quân Trung Quốc sa lầy ở các quần đảo phiá Đông. Liên tục đánh trả để lấy lại đảo và cương quyết gửi tín hiệu cho lãnh đạoTrung Quốc thấy, Việt Nam sẽ hy sinh tới cùng để giử cho được sự toàn vẹn lãnh thổ.
- Trung Quốc muốn tiến hành chiến tranh dứt điểm, gấp rút chiếm đảo và đưa vào đàm phán “đơn phương” để làm dịu áp lực trong và ngoài nước. Việt Nam phải chuẩn bị điều kiện để Trung Quốc thấy họ sẽ bị rơi vào một cuộc chiến lâu dài nhằm tiêu hao lực lượng. Tóm lại, phải cương quyết gửi tín hiệu cho phiá lãnh đạo Trung Quốc hiểu là sẽ không có thương lượng nếu Trung Quốc mở mặt trận xâm lược biển Đông. Không để tái diễn lại tình trạng Trung Quốc ngang ngược chiếm Hoàng Sa như hồi năm 1974, đặt mọi chuyện vào thế đã rồi.
- Chuẩn bị lực lượng không những vừa đánh trả đòi Trường Sa mà nhân cơ hội này đòi lại luôn cả Hoàng Sa mà Trung Quốc đã chiếm từ 1974. Về mặt điạ lý, Trường Sa và Hoàng Sa gần Việt Nam hơn phiá Trung Quốc, vì vậy khi đưa các hạm đội đi xa bờ để bảo vệ đảo không phải là ưu thế của Trung Quốc. Trong khi đó, chiến đấu cơ Việt Nam từ đất liền, Hà Nội, Sài-Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang có ưu thế để phản ứng nhanh, tăng cường độ oanh kích hơn Trung Quốc.
- Việt Nam cần chuẩn bị chiến lược đánh chìm tàu chiến và luôn cả hàng không mẫu hạm nếu Trung Quốc đem hàng này ra phô trương và tham chiến. Ưu điểm của hàng không mẫu hạm không thể đối phó với sức mạnh của hàng chục chiếc chiến đấu cơ Su-30 lao vào mục tiêu nổi theo phương thức cảm tử “lấy máy bay làm bom”. Vì vậy, chi tiêu nhiều, tốn kém cho tàu ngầm không phải là quyết đinh cần thiết. Một tàu ngầm Silo tương đương gần 10 chiếc Su-30. Cần trang bị một lực lượng không quân tinh nhuê, hiện đại và vô cùng hùng hậu là phương cách răn đe, bảo vệ vùng biển và hải đảo hiệu quả. Cần chuẩn bi một đạo quân “cảm tử” để giữ nước. Một tàu chiến chứa hàng trăm quân, một hàng không mẫu hạm chứa hàng ngàn quân, sẽ trở thành quan tài hạm trên biển Đông như cha ông ta đã đánh các trận ở Bạch Đằng, Hàm Tử lẫy lừng. Chiến lược chủ đạo của nước nhỏ vẫn là “Lấy ít đánh nhiều, lấy hy sinh ngăn xâm lược, lấy sức mạnh chính nghĩa bao vây kẻ thù”.
- Trung Quốc có thể mở mặt trận phiá Bắc để áp lực và làm giảm quân Việt Nam ở mặt trận miền Đông. Hồi 1979, Đặng Tiểu Bình cho biết có thể tiến sâu hơn 30 km thay vì chỉ dừng lại ở các tính phiá Bắc. Lúc đó, Đặng tiết lộ với Mỹ là đã sờ đít cọp, tức muốn nói đến phiá Nga Sô. Thái độ im lặng của Nga trước cuộc chiến Việt Trung, mặc dù hai nước Việt Nga đã ký hiệp ước Liên Minh Quân Sự đã làm Trung Quốc dám đánh Việt Nam mà không sợ áp lực từ Nga.
- Trong chiến tranh giữ nước, bên xâm lược thường bị yếm thế và bên giữ nước có những điều thuận lợi cơ bản. Đòi hỏi quân Trung Quốc hy sinh “quyết tử” khó hơn quân đội Việt Nam. Yếu tố chiến tranh nhân dân có ưu điểm để Việt Nam cân bằng sự yếu kém về lực lượng và kỷ thuật quân đội. Trung Quốc không sợ tham chiến nhưng sợ bị sa lầy vào chiến tranh “du kích” trên biển. Tình hình kinh tế, xã hội, chính trị và áp lực quốc tế sẽ đè nặng nếu Trung Quốc phiêu lưu trong cuộc chiến xâm lược. Càng lún sâu vào chiến tranh, vai trò của đảng CSTQ càng bị thử thách. Về mặt chính nghiã, Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Vì vậy, một trận chiến dù không cân sức nhưng có chánh nghĩa sẽ đưa Trung Quốc vào thế khó xử để kêu gọi nhân dân Trung Quốc phải hy sinh và thuyết phục dư luận trong cũng như ngoài nước ủng hộ. Nếu Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam, trước mắt họ sẽ phải đối phó với những lên án và tảy chay từ ASEAN, áp lực từ phiá Mỹ và các quốc gia phương Tây. Về tình hình nội bộ, Trung Quốc phải ứng phó với tệ nạn thất nghiệp do hậu quả kinh tế bị suy thoái. Nguồn hàng nhập dầu và nguyên vật liệu bị giảm, giá thành đắt, tiềm năng sản xuất trở nên khó khăn nếu các công ty ngoại quốc bị đe doạ thương trường. Địa vị của đảng CSTQ cũng sẽ bị thử thách và lung lay trước viễn ảnh của tranh chấp quyền lực và cách mạng màu.
- Vì thái độ gây hấn, xâm lược của Trung Quốc, Việt Nam cần tự vệ và tiến hành các nổ lực nghiên cứu nguyên tử để cảnh báo Trung Quốc. Hồi tháng Năm năm ngoái, trong cuộc điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ, phó ngoại trưởng Vann H Van Diepen, đặc trách về an ninh quốc tế và nguyên tử đã cho biết hai nước cùng ký giao ước, trong đó Hoa Kỳ yểm trợ Việt Nam kỷ thuật ứng dụng khai thác quặng Uranium để xây dựng năng lượng nguyên tử. Việc một Việt Nam tìm cách thủ đắc kỷ thuật nguyên tử vì tham vọng xâm lược của Trung Quốc sẽ đẩy dư luận đứng về Việt Nam nhiều hơn phiá Trung Quốc. Chiến luợc này sẽ làm cho các nước ASEAN lo ngại, áp lực lên không những Trung Quốc và cả Mỹ để giải quyết vấn nạn biển Đông theo chiều hướng đa phương, hoà bình và ổn định khu vực.
Những Khó Khăn Của Việt Nam
- Việt Nam là nước cộng sản, chính quyền độc tài. Một chính quyền toàn trị, không do dân bầu, không đại diện cho nhân dân. Một chánh quyền tham nhũng và yếu kém, khó có sức mạnh để huy động một cuộc chiến tranh Nhân dân giữ Tổ quốc. Đối đấu với Trung Quốc hung hãn, về kinh tế, quân sự, chính trị cũng như điạ vị Việt Nam trên trường quốc tế không đủ khả năng bảo vệ Việt Nam. Để bảo vệ đất nước hữu hiệu, Việt Nam phải huy động được sức mạnh không những của 90 triệu nhân dân trong nước mà luôn cả hơn 3 triệu người Việt Nam ở hải ngoại. Ai sẽ cầm súng chiến đấu bảo vệ Tố Quốc cho con Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, con Nông Đức Mạnh hưởng thụ, tham nhũng, sống xa hoa và tiếp tục lãnh đạo đất nước. Sức mạnh về kinh tế, chính trị và ngoại vận của người Việt hải ngoại sẽ vô cùng quan trong trong cuộc chiến yểm trợ Việt Nam chống Trung Quốc. Làm thế nào Hà Nội vận dụng được tiềm lực này khi vẫn còn là chế độ cộng sản độc tài. Chỉ trong năm 2011, hơn 10 tỷ đollars đã gửi về Việt Nam để nuôi dưỡng nền kinh tế ăn bám “chủ nghĩa xã hội”. Con số viện trợ không hoàn lại này gia tăng hay sút giãm còn tuỳ vào cách ứng xử khôn khéo của đảng CSVN.
- Với cơ chế độc đảng, luôn tìm cách triệt hạ các nổ lực đối lập. Chính quyền tham nhũng và bè phái, hà hiếp và ngăn cản nhân dân bày tỏ lòng yêu nước. Nhà cầm quyền Việt Nam phải tự hỏi đã đến lúc họ đặt quyền lợi dân tộc, đất nước lên trên quyền lợi của Đảng CSVN chưa? Nếu vẫn còn giữ độc quyền chính trị, theo đuổi chủ nghĩa cộng sản, Việt Nam không thể đứng vững trong cuộc chiến ở biển Đông. Về mặt quốc tế, chính quyền Hoa Kỳ khó thuyết phục Nhân dân và Quốc Hội Mỹ yễm trợ một quốc gia Cộng sản. Kỷ thuật tối tân quân sự Mỹ không thể cung cấp cho một nước cộng sản từng là cựu thù và không đáng tin cậy. Tiền viện trợ, tiền đóng thuế nhân dân Mỹ, trong đó có hơn 1 triệu người Mỹ gốc Việt, không thể tài trợ cho một chính quyền độc tài, luôn tìm cách trấn áp đối lập, vi phạm nhân quyền và triệt tiêu mầm móng dân chủ, đi ngược lại các tiêu chỉ của nước Mỹ.
- Trong cuộc chiến ở biển Đông, Việt Nam cần hai thứ vô cùng quan trọng. Tiền và trang thiết bị quân sự tân tiến. Thời chiến tranh chống Mỹ, Việt Nam nhận viện trợ từ Nga và Tàu, chiến tranh chống Trung Quốc, Việt Nam bị kiệt quệ vì Nga không đủ sức viện trợ quân sự và kinh tế. Nếu chiến tranh biển Đông xảy ra, kinh tế Việt Nam sẽ bị áp lực giống như Trung Quốc vì là quốc gia sản xuất gia công. Nếu không có nguồn tài trợ dồi dào hàng tỷ đollars để Việt Nam mua vũ khí và ngoại vận, để tìm kiếm hậu thuẩn đồng minh và viện trợ kỹ thuật quân sự tối tân, Việt Nam sẽ bị chảy máu trong cuộc chay đua sắp tới. Mỹ có mặt ở biển Đông nhưng vũ khí tối tân của Mỹ có viện trợ cho chính quyền độc tài cộng sản Việt Nam hay không lại là một vấn đề khác. Điều quan trọng là không có vũ khí cực kỳ tinh nhuệ của Mỹ, Việt Nam sẽ phải trả giá đắt trước tham vọng Đại Hán của Trung Quốc.
- Một đất nước nghèo, chính quyền độc tài, tham nhũng, yếu kém và đi ngược lòng dân. Đó là một mục tiêu dễ bị ngoại bang xâm lăng. Thời điểm thuận lợi để Trung Quốc đánh là lúc Việt Nam vẫn còn nằm trong quỹ đạo độc tài, cộng sản. Một Việt Nam dân chủ, đa nguyên, kinh tế vững, quốc phòng mạnh. Một chính quyền Việt Nam được lòng dân cũng như bè bạn trên thế giới yễm trợ, Trung Quốc sẽ không thể diệu võ, giương oai. Cái giá CSVN phải trả để bảo vệ Tố Quốc Việt Nam hữu hiệu vẫn là con đường đa nguyên, dân chủ, tự do và đa đảng. Một Việt Nam dân chủ sẽ là đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ. Với tiềm năng hơn 3 triệu người Việt đóng góp trí tuệ và năng lực, số tiền gửi về Việt Nam vừa giúp đỡ gia đình, vừa xây dựng kinh tế có thể 30 đến 40 tỷ thay vì chỉ 10 tỷ dollars mỗi năm. Với điều kiện vô cùng thích hợp để xây dựng kinh tế, với khả năng về tài chánh, trình độ kỷ thuật cao và quan hệ thuận lợi từ nước ngoài, chỉ trong vòng từ 5 đến 10 năm Việt Nam có thể trở thành một quốc gia hùng mạnh và phú cường ở Đông Nam Á, theo gót Nam Hàn, Singapore và Đài Loan.
- Một Việt Nam tự do, dân chủ, phồn thịnh về kinh tế và vững mạnh về quốc phòng sẽ bớt nguy cơ chiến tranh ở biển Đông trước tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Từ đó, viễn ảnh chiến tranh và bất ổn ở sẽ giãm thiểu, nền hoà bình khu vực Đông Nam Á có triển vọng phát triển và gìn giữ lâu dài. Điều này không những vừa phù hợp với quyền lợi của dân tộc Việt Nam mà luôn cả quyền lợi của ASEAN, các quốc gia phương Tây và Hoa Kỳ.
© Đỗ Thành Công
© Đàn Chim Việt
Bài viết phân tích rất hay. Cám ơn tác giả Đỗ Thành Công
Nhưng theo tui thấy thì bọn CS này không ngu đâu một là chúng thỏa thuận cùng hợp tác chia sẻ nguồn lợi biển đông. Còn ở trong nước thằng nào mà léng phéng lên tiếng là bị “chụp” liền
Nhưng dân VN có một quan niệm là “ai làm chi kệ họ” không đụng tới mình là được.Tôi sống ở VN lâu năm nên rành lắm, còn nữa có lắm bao nhiêu người quan tâm đến tình hình đất nước chính trị mà các thông tin tự do trên mạng đều bị CSVN quản lí chặt chẽ, cả nước VN như vậy mà đi biểu tình chỉ có ở Hà Nội, Sài Gòn lèo tèo mấy trăm người !
Ngay khi ngồi trên ghế nhà trường suốt 12 năm + 3 năm cao đẳng tui cũng như hàng triệu triệu bạn trẻ bị bọn CSVN cũng cố nhồi nhét tư tưởng Mác-Lê nin, rồi là phong cách sống đạo đức làm việc theo Hồ Chí Mình rồi báo đài truyền thông….Nói chung là số người biết bộ mặt thật của bon CSVN thì chiếm khoảng 5% dân số. Quá quá ít
Thực Sự bài viết hay nhưng đứng trên góc độ người trong cuộc thì chẳng khác gì như bao bài “chém gió” mà tui đã đọc cũng hô hào vận động yêu nước lên án bọn CS…..Nên việc đòi lại dân chủ Nhân quyền mà VN đáng được hưởng thì chắc vạn vạn mùa quýt mới may ra
Dồng ý với bạn Nguyen.Dân trí như thế.Xã-hội dược xây dựng như sau:kẻ làm quan thì tham nhũng, Dân thì hối lộ,người thương gia thì buôn gian,bán lậu,Sv &Học sinh thì ăn nhậu,chơi bời,thầy trò như “cá bằng dầu”.Cả nhiều thế hệ bị băng họai dưới chính-sách của HCM.!!HCM chính là thủ phạm của dất-nước ngày hôm nay.Ông Hồ dặt ra dủ diều,nếu không tĩnh táo thì vội cho “Bác”là người có trước,có sau.”Bác”bày ra ngày thầy giáo,nhưng dố ai biết Thầy của “Bác”là ai.Có Bao giờ” Bác”tỏ lòng tôn-kính với những người di trước,ngọai trừ Ông Mac-Lê.Nói ra thì phủ phàng, 85 triệu Dân dó là 85 triệu sinh
vật biết di mà thôi,bởi vì tư-duy không có. nhà triết học ,tóan học Pascal (Pháp)dã nói:
“Con người chỉ là cây sậy yếu duối nhất(le plus faible) trong thiên nhiên,nhưng cây sậy
có Tư-duy(un roseau pensant).” Xem thế thì Xã-Hội Vn tòan là” Lau-lách” cả.Than ôi!!
Dúng như cổ nhân dã nói: “trông cây thì biết rừng”.Mất nước là ở chổ dó.Ở chổ mà:
“Bác Hồ sống mải trong sự nghiệp của chúng ta”.!!!!!!
Bài viết dễ hiểu vì ai cũng đã hiểu như vậy, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam là cố tình không hiểu, cố thủ đặc quyền đặc lợi, coi rẻ Tổ Quốc!
Cảm ơn anh Công, những gì anh viết rất chính xác. Nhưng thời vận đất nước mình chắc không còn lâu dài nữa đâu, chuyện mất nước trong gan tấc, sự tồn tại rất khó mà qua được. Sai lầm lịch sử hết nữa thế kỷ, nước nghèo, dân mù, đảng bán nước, có ai chịu hy sinh thân mình cho đảng cướp không ? dù có muốn sửa sai lầm, nhưng còn có đủ thời gian nữa không ?
Nếu tôi là người tàu, đây là thời tốt nhất để đánh Việt Nam, nếu chờ đến ngày Việt Nam dân chủ sẽ không thể nào thắng nổi.
“An Nam” đã mạt vận, nước Nam này sẽ ra sao ?????????????
Chỉ có sự hỗ trợ tiền nong, chất xám của cộng đồng NVHN, sự ủng hộ của các nước phương Tây và Hoa Kỳ, thì VN mới thóat được cảnh nghèo yếu, phụ thuộc Tầu cộng.
Muộn lắm rồi.
Và đảng CSVN thà mất nước chứ không mất quyền.
Vậy dân trong nước nghĩ sao? Tính sao?
Dân tộc Việt Nam đã phải trả cái giá quá đắt do tầm nhìn ngắn ngủi của các nhà lãnh đạo cộng sản đứng đầu là Hồ Chí Minh. Thế kỷ 20 là thế kỷ tốt nhất cho dân tộc Việt vươn lên theo trào lưu thực dân hóa của các cường quốc tư bản. Nhưng Việt Nam lại bị vướng vào vòng kim cô cộng sản nên không có cơ hội thoát khỏi tham vọng bành trướng của bọn tàu. Điều rất khó iểu là ngay cả khi là anh em đồng chí phẳng lặng bình yên cùng tiến lên xây dựng CNXH, thế giới đại đồng, bọn Mao và bọn cần quyền cộng sản Bắc kinh vẫn luôn có ý đồ thôn tính Việt Nam, những nhà lãnh đạo cộng sản VN biết điều đó. Biết mà vẫn bám lấy Tàu đàn áp dã man những ai không cùng chung lý tưởng dù là dân một nước, con một nhà – một tội ác trời không dung đất không tha. Biết bao nhiêu những chí sĩ, những trí thức yêu nước bị hãm hại, bị đày đọa dưới bàn tay sắt của cộng sản khó mà kể hết. Đúng như vậy ngày nay bọn cộng sản làm sao đủ tư cách để tập hợp quần chúng chống ngoại xâm. Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt hay bất cứ dân tộc nào cũng chỉ có thể lớn mạnh cùng chế độ dân chủ tự do, yêu nước không thể là yêu CNXH.
Bố nó, nó còn tố khổ thì nước và dân nó coi ra cái gì!
Mục đích đầu tiên và cuối cùng của CSVN là cướp quyền và tiêu diệt các đảng yêu nước khác, để giữ quyền.
Bác Hồ đã dạy phải giữ quyền như giữ con ngươi.
Tư tưởng CS chỉ là một dụng cụ để lên nắm quyền chứ PVĐ, HCM, Lê Duẩn, Trường Chinh sao đủ ngoại ngữ để hiểu, dù một cách thô sơ, tư tưởng này.
Tôi lại nhớ lời của TT Reagan:
“A communist is a person who has read Karl Marx.
A non communist is a person who understands Karl Marx.”
Người CS là người đã đọc KMarx.
Người KHÔNG CS là người hiểu KMarx.
Xin nhớ, trước khi trở thành người CS, HCM đã xin làm đầy tớ cho thực dân Tây, nhưng không xong.
Hy vong co mot so lanh dao vietnam hy sinh quyen loi ca dan de thay doi mot vietnam
binh dang va tao co hoi cho tat ca con dan viet duoc gop phan xay dung va bao ve to quoc
neu lam duoc nhu vay cac vi se duoc to quoc ghi on va duoc ghi danh vang son trong lich su vietnam va quoc te.
Có thể đảng cộng sản Việt Nam chấp nhận để mất Trường Sa để tồn tại. Dân Việt cù lần làm gì được đảng cộng sản.
Bai` viet qua’ hay !!, pha^n ti’ch ra^’t chi tie^t !! xin ca~m o*n ta’c gia~ !.
v.n
- Một ngày gần đây Trung quốc sẽ bất chấp mọi luật lệ chớp nhoáng lấy trường sa.Sau đó sẽ “ngàn thu” không trả lai ch dù VN có trở thành cái gì đi chăng nữa!!!( điều này dân TQ ai cũng thích)
- Biển Đông thuộc TQ. Lào ,Campuchia phụ thuộc TQ coi như VN không cần đánh cũng phụ thuộc TQ hầu như hoàn toàn.
-bây giờ lối thoát cho VN còn rất ít! thời gian còn rất ít,nếu để TQ ra tay trước coi như vĩnh viễn không cò cơ hội!!!
Ngày nào còn tồn tại bóng ma CS trên đất nước Việt Nam thì nguy cơ mất nước càng cận kề . Hậu quả của một chính sách ngu xuẩn mà DCSVN phải đền tội trước lịch sử của dân tộc . Mong cho bọn TC đánh chiếm Trường Sa để lúc đó để cho bọn Công An chỉ biết còn đảng còn mình xung phong tuyến đầu làm vật tế cho bè lũ bán nước . Mong lắm thay…!