WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Báo chí VN – Niềm tự hào hay quốc sỉ dân tộc?

Dẫn nhập

Tôi thường gọi mình là: Kẻ đói văn hoá! Nguyên nhân: Có lẽ từ lâu lắm tôi đã mất khái niệm đọc báo trong nước. Không phải vì báo chí nước nhà không có gì để đọc, hay quá thô sơ, nghèo nàn, ấu trĩ, lạc hậu… như thời tiền khởi nghĩa, hay thời bao cấp, như nhiều người kết luận, trái lại báo chí nước nhà từ thời “cởi lại trói” rồi “trói lại cởi” cho tới nay được “nuy” hoàn toàn xét ra còn hơi bị hoành tráng đằng khác. Khổ nỗi mỗi lần tha thẩn vào thưởng thức “món ăn tinh thần” của quê hương thì lại thấy mặt mũi mình nóng râm ran – Cái cảm giác của một kẻ, như một người quen tôi thường nói: Triệu chứng của chứng muốn ói mửa và nhồi máu cơ tim.

Thật may là hai triệu chứng ấy tôi chưa mắc, nhưng cái cảm giác “râm ran thường nhật” thì không lần nào trốn thoát – Cảm giác của sự xấu hổ khi phải đọc những dòng chữ được gọi là: Báo Chí…

Sẽ có hàng loạt phản biện:

- Mùi mẽ của ngài sặc mùi “diễn biến hoà bình”.

- Lại giở giọng đâm bị thóc, chọc bị gạo.

- Vẫn cố tình làm ngơ, cố tình vẫn ngủ gật trước sự thay đổi của nền báo chí nước nhà…v.v…

Còn ti tỉ những phản biện hoành… tráng khác có thể viện dẫn, mất thời giờ, vả lại hôm nay là ngày kỷ niệm ngày Nhà Báo Việt Nam 21.06.2011 – Một ngày cực trọng đại mà nếu ai đang làm nhà báo, hay được vinh danh, được gọi là nhà báo, chắc không thể gà… gật được.

Phá lệ, tôi lướt WEB rồi định tìm vài tờ báo trong nước để đọc, nhưng còn đang loay hoay chưa biết tìm tờ nào thì anh bạn tôi chun mũi bảo.

- Con lạy cụ! Gớm, “Việt Lam” mình có tới hơn 700 “thằng đầu báo” mà cụ bảo không biết đọc thằng nào là sao?

Bạn tôi có thói quen hay gọi báo chí là “thằng”. Thằng Nhân Dân; thằng Quân đội Nhân Dân, thằng Tiền Phong; thằng BBC; Thằng CNN; thằng An Ninh Thế Giới; thằng Blog; Thằng Internet… tuốt tuột cái gì cũng thằng cả. Và đã có lần tôi cự lại, bảo: Báo chí mà ông gọi bằng “thằng” nghe nó ngang tai quá. Bạn tôi chun mũi, cười hức hức, bảo: Lạy cố! Thằng nhưng là “thằng” tử tế nó còn nhân bản hơn gấp triệu lần hai từ đồng chí nhưng chỉ rình rập để khợp vào đít nhau cho lòi xương vẫn chẳng buông tha. Đồng chí như thế chỉ là thứ đồng chí “đổ bô”.

Tranh luận với con “mọt” báo lần nào tôi cũng bị knockout, thành thử tôi xin hàng, rồi nhờ anh giới thiệu cho một “thằng đầu báo” mà anh hay đọc.

- Đây rồi! Bạn tôi vỗ đét lên đùi bảo. Cụ phải đọc “thằng” Quân Đội Nhân Dân này, hôm nay có nhiều bài “chính nuận” hay ra phết.

Tôi hào hứng dán mắt vào màn hình. Nghe lời khuyên, tôi bắt đầu bằng bài: “Chính Nuận” của tác giả Kim Ngọc.

- May quá! Bạn tôi xuýt xoa: Lần này lại có tên tác giả đàng hoàng, chứ thông thường “chính nuận” tên tác giả là toàn ký tự ABCDĐF. Đọc xong chẳng biết thằng mẹ nào viết cả.

Tôi bảo: Vậy mới khôn.

- Khôn gì? Bạn tội vặc lại. Bĩnh ra đấy rồi vác đít đi. Hỏi cứt thằng nào thì thằng nọ chỉ đít thằng kia. Tới khi không tìm ra thủ phạm thì đồng loạt đổi là cứt của tập thể.

Tôi đáp: Thế không phải là khôn sao?

Bạn tôi lý luận: Không phải là khôn mà dân đen ở nhà nó bảo: Đó là thứ văn hoá ỉa đồng.

 

Chính luận 1:
Phòng, chống “Diễn biến hòa bình”
Vẫn cố tình hiểu sai
QĐND – Thứ Ba, 21/06/2011, 21:17 (GMT+7)
QĐND – Trên mạng internet gần đây, một nhân vật là Võ Trần Nhật, tự xưng đại diện cho cái gọi là “Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam” lại rêu rao rằng, Việt Nam đưa ra luận điểm “vi phạm an ninh quốc gia” nhằm “đàn áp các nhà hoạt động cho nhân quyền và dân chủ”.

Điều 3 Luật An ninh quốc gia của Việt Nam đã chỉ rõ, an ninh quốc gia được hiểu là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc… Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia là những nhân tố bên trong, bên ngoài lãnh thổ Việt Nam có khả năng thực tế gây nguy hại cho an ninh quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam… Như vậy, có thể thấy quan điểm của Việt Nam về vấn đề an ninh quốc gia và hành vi vi phạm an ninh quốc gia là rất rõ ràng. Mục tiêu của việc ban hành Luật An ninh quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội là hòa bình, ổn định và phát triển.

Những người mà ông Võ Trần Nhật gọi là “chiến sĩ đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền” đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam. Các cơ quan chức năng của Việt Nam xử lý những công dân vi phạm pháp luật là việc làm cần thiết và bình thường mà mọi quốc gia trên thế giới đều tiến hành để bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ trật tự xã hội và an toàn cho người dân. Việt Nam là một nhà nước pháp quyền. Ở Việt Nam, quyền tự do bày tỏ chính kiến của công dân được pháp luật bảo đảm. Ông Võ Trần Nhật đang cố tình hiểu sai pháp luật Việt Nam.
Kim Ngọc

 

- Hay! Bài viết quá chuẩn!

Thấy tôi khen, anh bạn hào hứng ra mặt. Anh cười, bảo:

- Cụ thấy chửa? Bọn viết “chính nuận” trong nước bây giờ hơi bị “siêu” đấy.

Tôi đáp: Phải gọi là cực siêu mới chuẩn.

- Lý do? Bạn tôi lục vấn.

Tôi bảo: Bài báo có 17 dòng, thì có tới 8 dòng là trích dẫn văn kiện. Nhưng điều đáng quan tâm ở đây là hai cụm từ: “Vi phạm an ninh quốc gia” và “đàn áp các nhà hoạt động cho nhân quyền và dân chủ”.

An ninh quốc gia là gì? 8 dòng trên đã được tác giả Kim Ngọc trích dẫn cần mẫn và tỉ mỉ. Vấn đề là: Những người bị kết án “vi phạm an ninh quốc gia” có thực đúng như luật định nêu trên? Thứ nữa: Một đất nước có dân chủ và nhân quyền thì tại sao người dân lại cứ phải đấu tranh để đòi, để giành lại những quyền ấy? Không lẽ những hậu duệ của Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ đều mắc bệnh tâm thần phân liệt? Điều này chỉ cần mấy đứa trẻ biết cân nhắc, và biết rà xét hành động một chút, tất chúng có thể nhận diện ra được hành vi của những người “tự xưng” (chữ của Kim Ngọc) là người đại diện chính quyền trong nước trong thời gian qua đối với một số công dân “đội sổ”: Cù Huy Hà Vũ; Hải Điếu Cày; Người Buôn Gió; Luật sư Lê Thi Công Nhân; Huỳnh Ngọc Tuấn; Huỳnh Thục Vy… là hành vi gì? Không thể nói đó là hành vi của những người đại diện quốc gia; người cầm cần nảy mực; người đại diện cho một thể chế Pháp quyền và dân chủ.

Vậy “an ninh quốc gia là gì”? Cứ theo những dòng “chính nuận” của Kim Ngọc mà “nuận” thì: Thằng nào phỉ nhổ ta=vi phạm an ninh quốc gia; thằng nào bài bác ta=vi phạm an ninh quốc gia; thằng nào phê phán, chỉ trích ta=vi phạm an ninh quốc gia; thằng nào bất phục ta=vi phạm an ninh quốc gia; thằng nào không đồng thuận ta=vi phạm an ninh quốc gia… Vậy thì kính thưa toàn dân tộc Việt Nam, các người phải tỉnh táo mà nhận diện ra rằng: Cái lưỡi tầm sét “vi phạm an ninh quốc gia” nó luôn treo lơ lửng trước cổ các vị. Hãy coi chừng! Và như vậy ông Võ Trần Nhật đương nhiên sẽ bị liệt vào dạng: “thằng” nhân vật vi phạm an ninh quốc gia? Bởi ông chính là người tự xưng đại diện cho cái gọi là “Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam”. Hai từ “tự xưng” và “rêu rao” của Kim Ngọc nên ra cho nhân vật chính của bài “chính nuận” khiến chúng ta cứ phải liên tưởng tới một ai đó – người mà suốt trong mấy chục năm qua luôn buộc người khác phải chấp nhận mình; người luôn tự cho mình cái quyền được làm bố thiên hạ và cái quyền được đè đầu cưỡi cổ thiên hạ…
Phải chăng Kim Ngọc đang ám chỉ ngược?

Chính luận 2:
Không thể xuyên tạc và phủ nhận quyền tự do báo chí ở Việt Nam
QĐND – Chủ Nhật, 19/06/2011, 20:48 (GMT+7)
Đỗ Phú Thọ
QĐND – Một quốc gia độc lập, tất cả công dân đều có quyền tự do trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Quyền tự do này đã được bảo đảm bằng Hiến pháp, pháp luật và được thực thi trong thực tiễn. Vậy mà vẫn có người không hiểu hoặc cố tình không hiểu cho rằng, ở đó không có tự do báo chí. Một quốc gia có tốc độ phát triển internet vào loại nhanh nhất thế giới, thế mà cũng có người xuyên tạc rằng “internet đã bị hạn chế ở đây”. Quốc gia nói trên chính là đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.

 

Đọc những dòng chữ này những người mau nước mắt chắc phải khóc toáng lên vì cảm động. Khốn nạn chưa hả giời! Các người hãy rướn cổ ra ngoài hành tinh mà xem xem, có đất nước nào mà các quyền công dân được đảm bảo tuyệt mĩ như Việt Nam? Có quốc gia nào mà người dân được tự do phát biểu, tự do ngôn luận, tự do báo chí như ở Việt Nam? Có quốc gia nào mà quyền tự do được Hiến pháp và Pháp luật bảo kê (à quên) bảo vệ như ở Việt Nam? Có quốc gia nào mà Internet phát triển vào loại nhanh nhất thế giới như Việt Nam?

Bạn tôi bảo: Cụ ơi! Việt Nam mình cái gì cũng nhất. Cái gì cũng Number One cả. Quê tôi tụi nó bảo phát triển nhanh tới chóng mặt. Chỗ nào cũng thấy xây-đập-phá. Cứ 10 thằng thì có 9 thằng bán nửa nhà cho thằng khác để xây nhà mình. Vậy là nơi nào cũng nhà cao… cao mãi, nhưng mà toàn là dùng dao để phay bớt một chân, rồi chân tươi, chân héo, thằng nào thằng nấy cũng khập khà, khập khiễng, chống nạng.

Đổi mới như thế ngày xưa gọi là giật gấu vá vai. Còn bây giờ tụi nó bảo là đổi mới kiểu một mất một còn hay còn gọi là đổi mới kiểu: Chí Phèo.

Hiến pháp, luật cơ bản và có hiệu lực pháp lý cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định:

Điều 2 của Luật Báo chí ghi rõ: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân. Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng”. Điều 4 của Luật Báo chí cũng khẳng định, mọi công dân Việt Nam đều có quyền “Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và các tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin”.

 

Đọc tới đoạn này mới thấy thảm thương cho hơn 700 “thằng đầu báo” trong nước trong những ngày nóng bỏng vừa qua. Bọn “tàu lạ” thì suốt ngày rình rập, khà khịa, cướp bóc, xâm phạm lãnh hải của Việt Nam; dân tình thì “thà chết chứ không chịu hy sinh” rầm rầm xuống đường biểu tình đả đảo người “anh em môi hở răng lạnh”… Vậy mà hơn 700 “thằng đầu báo” lặn… không sủi tăm.

Bạn tôi bảo: Cụ ơi! Không phải là “lặn” mà cụ phải dùng từ chúng ta dùng pháp: địch cứng thì ta mềm; địch mềm thì ta nhũn. Nếu ta nhũn mà địch cũng không buông tha thì ta phải dùng bài: Ù té quyền là thượng sách. Đất nước ta, dân tộc ta, tôi, ông, chúng ta đều phải luyện bài: Ù!!!

 

Trong mấy năm gần đây, báo chí Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc về loại hình và số lượng cơ quan báo chí, bao gồm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử. Đến nay, cả nước có khoảng 750 cơ quan báo chí với hàng nghìn ấn phẩm (bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài). Đó là chưa kể tới hàng nghìn trang thông tin điện tử, hàng vạn blog của cá nhân… Các cơ quan báo chí ở Việt Nam đều được pháp luật bảo hộ, đều có đầy đủ các thông tin cần thiết bảo đảm cho mọi công dân đều có thể gửi tin, bài, ảnh, tác phẩm báo chí cho tòa soạn. Khác với một số tờ báo của nước ngoài, báo chí Việt Nam một mặt thông tin đầy đủ, chính xác mọi mặt hoạt động của xã hội, một mặt là diễn đàn của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Báo chí Việt Nam là nơi để công dân Việt Nam và cả bạn bè quốc tế bày tỏ tâm tư, nguyện vọng với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Báo chí Việt Nam còn là kênh phản biện quan trọng về những chủ trương chính sách kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước. Thực tế, thời gian qua nhiều vấn đề quan trọng của đất nước, qua sự phản biện của báo chí đã giúp cho các cơ quan của Nhà nước thay đổi chính sách, thận trọng trước khi quyết định như: Dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam, dự án thay nước Hồ Tây, dự án xây dựng khách sạn ở Công viên Thống Nhất (Hà Nội), xây dựng đường trục Thăng Long…

 

Đọc đoạn này bạn tôi bảo: Khổ cụ chưa! Cụ cứ than phiền báo chí nhà mình không có gì để đọc, bây giờ thì cụ bội thực báo chí rồi nhé. Hơn 700 “thằng đầu báo” cơ đấy.

Tôi bảo bạn: Hy vọng Việt Nam sẽ không mắc bệnh Gout về báo chí.

Bạn tôi chẹp miệng: Cũng phải! Một tờ báo mà dân được đàm luận, được chia sẻ, được phê phán, được nói lên cái lý, cái ý, cái nguyện của người dân cũng có thể gọi đó là tờ báo giúp dân mở miệng. Ngược lại, hơn 700 tờ mà hễ thằng dân nào thò mồm, ghé miệng vào để góp ý, để phê phán, để phân minh, không bị béo tai, bóp cổ,  vả cho chẹo… quai hàm thì cũng bị dán băng keo cho kín miệng, kể như đó là báo âm phủ.

Tôi hỏi: Sao lại âm phủ?

Bạn tôi đáp: Nghĩa là ma viết cho ma đọc.

 

Những người cho rằng “ở Việt Nam, internet bị hạn chế, bị ngăn cấm” có lẽ họ chưa đến Việt Nam hoặc chưa biết rằng, Việt Nam đã trở thành quốc gia hàng đầu trong khu vực về phát triển internet, với hệ thống hạ tầng ngày càng hiện đại, phát triển đến mọi vùng đất nước, với hơn 28 triệu thuê bao (chiếm 31,5% dân số). Nghị định số 55/2001/NĐ-CP, ngày 23-8-2001 của Chính phủ Việt Nam đã quy định: “Không ai được ngăn cản quyền sử dụng hợp pháp các dịch vụ internet…”. Thực tế tại Việt Nam đã khẳng định Nhà nước Việt Nam không ngăn cấm internet. Chúng ta chỉ ngăn cấm những tổ chức và cá nhân nào lợi dụng internet để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế; gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục và các vi phạm pháp luật khác của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lại có ý kiến quy chụp rằng “Phải có báo tư nhân mới là biểu hiện cụ thể của tự do báo chí”. Xin thưa lại với những tác giả của những ý kiến này rằng: Điều căn bản cốt yếu nhất của tự do báo chí là báo chí có thực sự là diễn đàn phản ánh chân thực, đầy đủ được tiếng nói của mọi người dân, trên mọi phương diện của đời sống hay không. Những tờ báo hiện nay của các cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể chính trị, xã hội, tổ chức nghề nghiệp… ở Việt Nam đã phản ánh đầy đủ những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của tất cả các tầng lớp nhân dân. Vì vậy, việc ra báo tư nhân là không cần thiết. Mặt khác, không phải cứ có báo tư nhân mới có tự do báo chí.
Đọc tới đoạn này thiết nghĩ chẳng còn ngôn từ nào để đàm luận thêm, bởi tất thảy mọi của ngon, vật lạ của thế gian đều được tác giả Đỗ Phú Thọ bày hết cả lên mâm. Những người dân Việt Nam, đặc biệt là đồng bào Việt Nam xa tổ quốc hãy cứ tự bảo nhau mà… thổn thức, để tự hào cho nên báo chí nước nhà.
Chính luận 3
Làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình”
Cách lập luận ấu trĩ và xa lạ
QĐND – Chủ Nhật, 09/01/2011, 21:48 (GMT+7)
QĐND – Trong những ngày gần đây, trên nhiều trang mạng lại xuất hiện những bài viết viện dẫn văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nêu câu hỏi: “Quân đội nhân dân Việt Nam bảo vệ dân hay bảo vệ Đảng? ”. Và rằng: “Quân đội của một đất nước phải là lực lượng phục vụ cho lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, không thể phục vụ cho lợi ích riêng cho một cá nhân, một nhóm lãnh đạo hay cho một đảng phái chính trị nào”…

Câu hỏi và cách lập luận này thật là ấu trĩ cả về lý luận và cũng rất xa lạ trong thực tiễn.

Những ai có đôi chút kiến thức cơ bản về lịch sử nhà nước và quân đội đều biết rằng: Lực lượng vũ trang chuyên nghiệp xuất hiện đồng thời với sự ra đời của nhà nước. Đó là công cụ của nhà nước, một mặt là thực hiện chức năng cai trị của nhà nước, mặt khác là để bảo vệ lãnh thổ và các lợi ích khác của quốc gia – dân tộc (theo quan niệm của lực lượng cầm quyền). Bởi vậy, lẽ đương nhiên quân đội trước tiên phải bảo vệ nhà nước – người khai sinh và nuôi dưỡng nó.Trong các xã hội hiện đại, lực lượng vũ trang nói chung, quân đội nói riêng không bao giờ là trung lập với chế độ chính trị. Cũng như không có một cộng đồng, một xã hội nào lại không gắn với một chế độ chính trị, một nhà nước do một lực lượng chính trị, thường là một giai cấp hoặc liên minh giai cấp mà đại diện là các đảng chính trị nào đó lãnh đạo, cầm quyền. Bởi vậy, đồng thời với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, quân đội luôn luôn có nhiệm vụ bảo vệ chế độ, bảo vệ nhà nước hiện hữu.Ở Việt Nam, quan hệ giữa Đảng Cộng sản với Quân đội ta là một mối quan hệ đặc biệt. Quân đội ta ra đời trước khi có nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo.

Trong suốt 30 năm kháng chiến chống đế quốc xâm lược (từ 1945 đến năm 1975), Đảng ta không chỉ lãnh đạo toàn diện công cuộc kháng chiến, kiến quốc của toàn dân mà còn trực tiếp lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối quân đội ta. Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Đảng ủy các cấp là người trực tiếp lãnh đạo, xây dựng, tổ chức lực lượng, chỉ đạo các hoạt động của quân đội ta. Những quyết định quan trọng nhất trong hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, chống đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đều bắt đầu từ những quyết định của Bộ Chính trị. Những chiến dịch mang tính quyết định của chiến tranh như chiến dịch Điện Biên Phủ, Chiến dịch Hồ Chí Minh, Bộ chính trị đều trực tiếp chỉ đạo. Bởi vậy, bảo vệ Đảng chính là bảo vệ bộ tham mưu tối cao của cách mạng Việt Nam. Vậy thì quân đội ta đương nhiên phải bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, cũng chính là bảo vệ nhân dân, phục vụ nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân” cũng để chỉ rõ sứ mệnh của quân đội ta là bảo vệ chế độ xã hội do nhân dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.Trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, phi chính trị hóa quân đội, tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, biến lực lượng vũ trang thành công cụ thực hiện âm mưu bạo loạn, lật đổ nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo là mục đích cuối cùng của chúng. Chính vì vậy, chúng ta không thể xao nhãng đối với các âm mưu, thủ đoạn chiến tranh tâm lý, chiến tranh tư tưởng, phá hoại mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân và Quân đội ta.

Trong chế độ ta, không có sự đối lập về lợi ích giữa Đảng với dân tộc và nhân dân. Quân đội ta cũng chưa bao giờ chỉ là công cụ “phục vụ lợi ích riêng của một cá nhân, một nhóm lãnh đạo hay một đảng phái chính trị nào” như có người đã ám chỉ trong bài viết tung lên mạng. Có thể nói những luận điệu trên không chỉ là một sự ấu trĩ về chính trị, xuyên tạc lịch sử, mà còn là một sự xúc phạm danh dự của quân đội ta – một đội quân sinh ra từ nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ – đội quân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng. Trong văn kiện Đảng khẳng định quân đội ta có nhiệm vụ “Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân” thì đó không phải là một trật tự ưu tiên, mà để chỉ rõ những nhiệm vụ chính trị cụ thể của quân đội trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đồng thời ngăn chặn những âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch phá hoại nguyên tắc Đảng lãnh đạo quân đội.
Để kết thúc bài viết này chúng tôi xin được trích Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XI về công tác quốc phòng – an ninh, liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Quân đội để chứng minh đầy đủ hơn quan điểm của Đảng ta về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và thấy mối liên hệ đồng nhất giữa bảo vệ Đảng, bảo vệ nhà nước, bảo vệ nhân dân của Quân đội nhân dân Việt Nam là một sự thống nhất không thể tách rời: “Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc… thực hiện tốt mục tiêu, nhiêm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN… chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch”(1).
Nguyễn Doãn Hải
(1)- Đảng Cộng sản Việt Nam, Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XI, tr 64.

 

Thay lời kết:

Tôi còn định viết lời bình cho bài “chính nuận 3″ của tác giả Nguyễn Doãn Hải, nhưng xét thấy kiến thức của tác giả nhận định về: Nhà nước, về quân đội, chức năng của quân đội đối với đảng, với Bác và đặc biệt là cụm từ: Quân đội là một công cụ để bảo vệ đảng… thì có lẽ mọi bình phẩm đưa ra đều e quá thừa thãi.

Thôi, hãy để cho độc giả Việt Nam toàn cầu thưởng ngoạn. Đây là sản phẩm, là tinh hoa của mấy chục năm đổi mới, trong đó vai trò báo chí luôn tự hào giữ vững vai trò chủ đạo.

Tôi không thể không tin tưởng: Với tốc độ phát triển như vũ bão của nền báo chí Việt Nam và với đội ngũ nhà báo uyên bác như ba nhà viết “chính nuận” nói trên, một ngày không xa, nền báo chí của Việt Nam sẽ vươn tới không phải tầm cao của nhân loại, mà sẽ còn bay xa… xa mãi… vượt… ra khỏi… địa cầu. Nơi ấy… một hành tinh mới sẽ được tái lập. Con người nơi ấy sẽ trở lại thời kỳ săn bắn và hái… lượm.

Hãy cùng nâng ly chúc sức khoẻ các nhà báo Việt Nam!

© Việt Hà(Cộng hòa Liên bang Đức)

© Đàn Chim Việt

3 Phản hồi cho “Báo chí VN – Niềm tự hào hay quốc sỉ dân tộc?”

  1. Thằng Mõ says:

    Tôi xin thêm :” Đó là trí tuệ, là kiến thức của lũ ếch ngồi dưới đáy giếng, nhưng lại luôn luôn tự
    cho mình là khôn hơn, giỏi hơn người khác và tự cho mình cái quyền tuyệt đối được ngồi trên
    đầu trên cổ người khác mà không ai được kêu la, than vãn hay chống đối “.

  2. Trọng lú says:

    Tôi hỏi 1 thằng bạn là trưởng ban tuyên giáo huyện, nghe nói tờ báo Nhân Dân phát hành hàng trăm ngàn bản mỗi ngày mà sao tao tìm hỏi mua ở mấy sạp báo không có, ai cũng nhìn tao như kẻ điên vậy ??! Nó nói Mầy thử đi mua 1 ổ bánh mì 2000đ hay ở chỗ nhà cầu thì sẽ có báo ND để đọc.

  3. Khách quan says:

    Thì nói tóm lại là lũ ngu rốt, nhưng ngược lại lại rất khôn lỏi, khôn lỏi là khôn riêng cho bản thân, khôn ích kỷ, khôn không nghĩ đến người khác. Nhưng lại muối mặt dành bằng được quyền làm lãnh đạo nhân dân. Đó là hiện tượng kết tinh, chắt lọc của những hành vi: đê tiện, khả ố, ngang ngược, lố bịch… thử hỏi nếu có lựa trọn thì ai thèm đọc, thèm nghe những bài viết, những lời phát biểu của họ?

Phản hồi

Loading...