WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuộc vận động của Cộng đồng người Việt tại Thủ đô Washington DC

1. Phái đoàn vận động vào khu văn phòng làm việc của White House

Sáng hôm nay 5-6-2012, hàng trăm người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ đã đến Tòa Bạch Ốc ở Hoa Thịnh Đốn để tiếp kiến với chính phủ Obama trong chiến dịch vận động cho nhân quyền tại Việt Nam.

Theo chương trình thông báo từ văn phòng T.T Obama ở Tòa Bạch Ốc cuộc tiếp kiến với phái đoàn người Việt ký Thỉnh nguyện thư gửi T.T Obama sẽ kéo dài khoảng 2 tiếng đồng hồ. Vào khoảng 10 giờ 30 sáng, hơn 100 người gồm ban tổ chức và các đại diện các đoàn thể, cộng đồng người Mỹ gốc Việt được sắp xếp tham dự cuộc tiếp kiến đã làm thủ tục an ninh vào toà nhà Eisenhower Executive Office Building, nằm phía tây Tòa Bạch Ốc. Tòa nhà Eisenhower có lối thông qua với Tòa Bạch Ốc và phần đông các văn phòng của các nhân viên Tòa Bạch Ốc đều nằm ở đây. Những buổi gặp mặt và hội họp liên quan đến Tòa Bạch Ốc đều được diễn ra tại đây.

Theo ghi nhận, đây là chiến dịch ký thỉnh nguyện thư quy mô trên trang mạng “We The People – your voice in our government” của Tòa Bạch Ốc Hoa Kỳ, do nhạc sĩ Trúc Hồ, đại diện đài truyền hình SBTN của người Việt ở Hoa Kỳ khởi xướng từ ngày 8-2, nhằm vận động chính phủ Obama áp lực với Hà Nội phải thả tất cả những nhà tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam đang bị bắt giữ. Nội dung thỉnh nguyện thư gửi đến T.T Obama là “Hãy ngưng mở rộng thương mại với Việt Nam khi nhân quyền chưa được tôn trọng”. Thỉnh nguyện thư đã được sự đáp ứng rộng rãi của mọi tầng lớp người Việt tỵ nạn tại hải ngoại. Tại thời điểm ngay trước cuộc tiếp kiến hôm nay, số chữ ký thỉnh nguyện thư thu được đã lên hơn 130.000 trên trang nhà Tòa Bạch Ốc.

Theo thông cáo báo chí của SBTN, cùng lúc với cuộc tiếp kiến diễn ra tại Tòa Bạch Ốc,  sẽ có cuộc tập hợp biểu dương tại Công viên Lafayette, từ 11:30 AM đến 2:30 PM, đễ hỗ trợ cho sự kiện lịch sử này. Trong khi đó, tại nhiều thành phố lớn ở các tiểu bang Hoa Kỳ và một số quốc gia đông người Việt tỵ nạn, cũng có những cuộc xuống đường hỗ trợ, tiếp tục vận động chữ ký cho thỉnh nguyện thư cũng như cho nghị quyết 484. Tiếp đó, vào ngày mai, 6-3, sẽ có hơn 600 đồng bào từ các động cộng người Việt tại Hoa Kỳ đang tụ về thủ đô Hoa Thịnh Đốn sẽ tháp tùng vận động các vị dân cử phía lập pháp ở Quốc hội Hoa Kỳ cho nhân quyền và tự do dân chủ cho đồng bào ở Việt Nam.

Một số hình ảnh ghi nhận lúc 10 giờ 30 sáng 5/3 tại Eisenhower Executive Office Building.

2. Cuộc biểu dương trước Tòa Bạch Ốc

Bên trong: Ls. Đỗ Phủ, Phó giám đốc đài SBTN, đang trao bản thỉnh nguyện thư cùng với chữ ký cho ông Eddie Lee, Giám Đốc của Văn Phòng Châu Á Thái Bình Dương của Tòa Bạch Ốc.

Trong khi chính quyền T.T Obama tiếp đón nhận thỉnh nguyện thư từ phái đoàn người Mỹ gốc Việt trong khuôn viên Tòa Bạc Ốc, thì ở bên ngoài cả ngàn người Việt ở bên ngoài từ nhiều tiểu bang về đã cùng mít tinh tại công viên Lafeyette để hỗ trợ cho buổi tiếp kiến trao thỉnh nguyện thư này.

Bên ngoài: Đồng bào đang tham dự mit tinh biểu dương bên ngoài Tòa Bạc Ốc hỗ trợ chiến dịch thỉnh nguyện thư T.T Obama hôm 5-3-2012.

Đây là cuộc vận động quy tụ đông đảo, hiếm thấy người Việt tại Hoa Kỳ sau một thời gian dài, huy động cả nghìn đồng bào, được tổ chức trong không khí đoàn kết, trật tự, biểu lộ sâu đậm trách nhiệm đối với quê hương và đồng bào ở Việt Nam.

Trong số đồng bào về Hoa Thịnh Đốn tham dự, có hàng trăm người từ các tiểu bang xa khác như  Floria, Gorgia, Connecticut, California, Texas,  Arizona, … cùng với sự góp mặt của một số các cộng đồng châu Á láng giềng người Lào, Miên, H’mông.

Đây là cuộc biểu dương ủng hộ những người đang bị giam cầm tù đày trong nước.

Quốc Trang và Dân Anh tường thuật

Washington DC – ngày 5/3/2012

DienDanCTM

 

 

43 Phản hồi cho “Cuộc vận động của Cộng đồng người Việt tại Thủ đô Washington DC”

  1. Nguyen V N says:

    Trước nhất muốn vào Diễn Đàn bạn nên nhò ai chỉ cách đánh dấủ rất dễ nếu không họ sẽ không hiểu bạn nói gì và không đọc.

    Bạn đã dùng phương pháp đầu tiên của CSVN là chụp mủ xuyên tạc và chia rẽ
    Chúng chỉ đánh mạnh chụp mũ những ai bất lợi cho chúng và nói đúng.
    Tôi coi thường lời nói bần tiện của bạn vì những cao thủ và độc giả lâu năm dư biết tôi thuộc thành phần nào , bạn khó mà chơi lại trò chụp mũ của bọn nằm vùng.
    Còn muốn tranh luận chỉ trích yêu cầu hảy đem ra câu nào của tôi là chi² co’ tien’ buoc’,nhung² loi binh luan cua² ban la mot loi’ khich’ bac’,cham chot ko tot’ . Ban ko la gi ca² hay chi² la mot dua’ con nit’ hoac ban la CS,vay thoi .

    Nếu bạn không làm được tức là bạn là phường phá hoại làm bộ hùa đễ châm thọt “QUẬY” phá đám.

    Từ ngày vào các diễn đàn tôi chỉ có một nguyên tắc, khích lệ xây dựng và lâ:t tẩ bọn CS năm vùng nên tôi là đối tượng phải hạ của chúng.

    Mong bạn được nhiềi tiền thưởng của CQ, nhưng bạn chớ đụng vào người chân chính.
    Nguyen V N

    • Không bỏ dấu ai đọc says:

      “Trước nhất muốn vào Diễn Đàn bạn nên nhò ai chỉ cách đánh dấủ rất dễ nếu không họ sẽ không hiểu bạn nói gì và không đọc.”

      hi hi, Nguyen V N phải cám ơn ai đã … nhiều lần về việc này chứ nhỉ.

  2. Duong Pham says:

    đề nghị các bác gõ dấu, nếu không thì thật là khó để biết quý vị muốnn nói gì.
    Cám ơn,

  3. Builan says:

    Thêm nưã – Một Ông Thầy !
    Tôi không dám THẲNG THƯNG như Hoa Vo
    Tôi cũng thoáng có ý nghĩ như ban “.Com ở trên….” nhưng kịp chuyển hướng nhờ vào sự HOÀ NHÃ cuả PM ! Bỏ qua một bên cái MÓC NGOEÓ mà người kể có thâm ý ! Chuyện nhỏ mà !

    Hơn bao giờ hết, lúc nầy chúng ta cần sư ĐOÀN KẾT nên nhịn nhau một chút cũng chã sao ! “Tam nhân đồng hành tất hữu ngã SƯ yên ” là vậy

    Tôi hy vọng” Mưa lâu sẽ thấm dất” qua nhiều tranh biện đầy thiện chí cuả quý vị ! Tôi đọc được ở Hoa vo , Laõ Ngoạn Đồng, và Xóm Cũ

    Xin cảm ơn đã có sự đồng tình ! Vô cùng thú vị

  4. lepla noel says:

    Xin kinh’ chuyen den’ moi nguoi cung doc mot bai rat’ ,rat’ hay cua² KHUC DUONG

    Tui Là Ai?

    Xin thưa, Tui là chúng ta, là cộng đồng người Việt hải ngoại, là những người Việt sống tha hương trên khắp thế giới đã và đang tiếp máu nuôi dưỡng lớn mạnh của một chế độ độc tài phi nhân bằng số ngoại tệ khổng lồ gởi về Việt Nam (VN) mà hàng năm lên đến vài tỷ mỹ kim. Số ngoại tệ này chưa tính đến những số tiền thu được từ những dịch vụ du lịch VN, là nguồn sinh lực chính yếu cho sự tồn tại của chính quyền độc tài đó.

    Nếu quí vị là tổng thống Mỹ, quí vị có cần phải đặt quyền lợi của đất nước và (đa số) dân chúng Mỹ trên hết hay không?

    Dân số Hoa Kỳ trên ba trăm triệu dân, cộng đồng người Việt trên đất Mỹ khoảng trên dưới một triệu người bằng khoảng 1/300, một thiểu số nhỏ. Với nền kinh tế khốn đốn bây giờ, việc mở rộng giao thương quốc tế là vấn đề cần thiết để vực dậy nền kinh tế này. Như vậy, việc chấp nhận lời thỉnh cầu của cộng đồng người Việt tại Mỹ hạn chế giao thương với CSVN để làm áp lực kinh tế cho vấn đề nhân quyền tại VN, thì có nghĩa là ít nhiều phải hy sinh quyền lợi kinh tế của nước Mỹ và đa số dân Mỹ.

    Nếu K.D. là tổng thống Mỹ khi gặp phái đoàn người Việt tại phủ tổng thống, K.D. sẽ dùng ý của cố tổng thống J.F Kennedy mà chân tình nói rằng: Quý vị mong muốn, đỏi hỏi chúng tôi dùng chiêu bài kinh tế để làm áp lực với chính phủ VN về vấn đề nhân quyền, vậy quí vị có cùng làm áp lực đó với chúng tôi không? Giúp quí vị có nghĩa là phải chịu mất lợi lộc cho nước Mỹ, là phải hy sinh cái lợi lộc đó. Trước khi quí vị đòi hỏi chúng tôi như vậy, quí vị có tự hỏi quí vị đã có sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân hay gia đình của quí vị hay chưa? Trước khi quí vị muốn chúng tôi làm một cái gì đó cho đất nước quí vị, quí vị có từng bao giờ hỏi lòng mình rằng quí vị đã làm gì cho đất nước VN của quí vị?

    Chúng tôi có làm áp lực kinh tế mạnh cỡ nào đi nữa với CSVN thì cũng vô dụng, vì chính quí vị đã và đang đổ tiền về nuôi dưỡng họ bằng tiền gởi về, bằng những chuyến du lịch VN, có người về thăm quê, thăm gia đình, có người thuần tuý du lịch, có người chỉ để ăn chơi, thậm chí về hợp tác làm ăn..v.v.. Họ tồn tại và hung hăng lớn mạnh một phần lớn là nhờ quí vị, nếu quí vị chịu hy sinh cá nhân, gia đình hay cái gì đó của quí vị mà ngưng những chuyện chuyển tiền, du lịch về VN thì chẳng những quí vị làm áp lực mà là bao vây kinh tế họ, làm cho họ suy yếu để có thể đi đến sụp đổ.

    Dù rằng chúng ta cần sự giúp đỡ của các chính phủ Mỹ, Canada, Pháp, Úc… nhưng chỉ có chính mình cứu được mình. Hãy tự đứng lên và đi bằng đôi chân của chính mình chứ đừng dựa vào đôi chân của người khác. Giả sử hôm nay tổng thống Mỹ có hứa với chúng ta thì ít nhất có ba điều để vấn đề này khó thực hiện thành công :
    - Dù có quyết tâm, không phải sự mong muốn nào cũng trở thành hiện thực.
    - Những lời hứa của những nhà chính trị được nói ra là để nuốt.
    - Đối với CS, sau mỗi hiệp định là một sự thất hứa.

    Mới đây hơn tuần trước, có một sự thật mĩa mai cay đắng cho cộng đồng người Tây Tạng, Trung Hoa nhất là cộng đồng môn phái Pháp Luân Công tại Canada. Họ cũng đấu tranh (tương tự như người Việt) để chống chính phủ Trung Cộng nhưng chính phủ Canada vẫn bị TQ phớt lờ khi đặt vấn nhân quyền. Thủ tướng Canada, ông Stephen Harper với một phái đoàn hùng hậu gồm nhiều doanh gia vừa trở về từ TQ với nhiều hợp đồng thương mại trị giá hàng chục tỷ gia kim, và mang về một “vinh dự” là mượn được một cặp gấu trúc panda !!

    Việt Khang và những nhà đối lập hoạt động cho tự do dân chủ ở VN khi đã dấn thân thì đã chấp nhận hy sinh. Họ là những anh hùng, họ dấn thân không phải vì danh tiếng để được chúng ta xưng tụng mà là mở đường để chúng ta tiếp nối, là tiếng chuông để chúng ta cùng đứng lên. Khi họ bị bắt, họ không mong muốn chúng ta thương cảm cứu họ mà họ ước muốn chúng ta cùng nhau làm điều họ đã và đang làm cho ước vọng tương lai chung . Giả sử chúng ta cứu được họ rồi, chúng ta sẽ làm gì tiếp theo hay là chúng ta lại để họ đơn độc tranh đấu Và rồi nếu chúng ta không cứu được họ, chúng ta sẽ phải làm gì tiếp theo hay tiếp tục vui chơi và im lặng.

    Dậy mà đi. Hoàn cảnh khác nhau, không gian khác nhau, chiến tuyến khác nhau, người trong nước cùng đồng lòng đứng lên như các dân tộc ở Bắc Phi, trên mặt trận kinh tế dân hải ngoại cùng không du lịch VN, cùng ngưng chuyển tiền, ngưng bơm máu cho CSVN để làm họ suy yếu hòng hổ trợ cho người dân trong nước.

    Bất cứ cuộc cách mạng, cuộc đấu tranh nào cũng cần hy sinh, chấp nhận thiệt thòi, tổn thất. Chúng ta cứu Việt Khang là cứu tinh thần Việt Khang, là nuôi dưỡng và hành động theo tinh thần Việt Khang, theo Việt Khang và những nhà hoạt động dân chủ khác.

    Dậy mà đi, chỉ có chúng ta giúp được chúng ta, chỉ có chúng ta tự thực hiện được ước mơ của chúng ta bằng không nỗi đau tiếp tục mãi âm ĩ trong lòng.

    Đừng chỉ có dựa vào đôi chân của người khác, hãy tự đứng lên và đi bằng đôi chân của mình.

    Khúc Dương.

  5. LÃO NGOAN ĐỒNG says:

    Thưa bà con,

    Tình cờ tôi đọc trong blog Nguyễn Tường Thụy, một bài viết mới của Phạm Thị Hoài, phát hiện ra một điều thú vị mà nhà văn nữ này đã nhận xét thật hay. Xin theo dõi đoạn đầu bài này nhé.

    Và như thường lệ tôi đã tham gia bàn loạn cho dzui :-) !

    Lão Ngoan Đồng

    =======

    HAI CON SỐ

    Phạm Thị Hoài

    Sau hai tuần kể từ ngày 14.2.2012, Kiến nghị khẩn cấp của công dân Việt Nam về vụ Tiên Lãng nhận được 1361 chữ kí, thu thập trên blog của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện.

    Gần như cùng thời gian đó, từ ngày 7.2.2012, Thỉnh nguyện thư đòi trả tự do cho nhạc sĩ Việt Khang và đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam nhận được 124898 chữ kí, thu thập trên website của Tòa Bạch ốc Hoa Kỳ, lúc tôi viết những dòng này.

    Khoảng cách giữa hai con số này càng nổi bật, nếu đem tỉ lệ 1361 trên 90 triệu người Việt trong nước, chưa kể người Việt ở nước ngoài, đặt cạnh tỉ lệ 124898 trên vỏn vẹn 2 triệu người Việt tại Mỹ.

    Cho đến nay những kiến nghị khởi xướng ở trong nước, có sự tham gia của cả người Việt ở nước ngoài, thường không vượt quá con số 2000 chữ kí. Tôi đã tin rằng Kiến nghị Tiên Lãng sẽ phá nhiều lần kỉ lục đó. Sự kiện Tiên Lãng hiện diện ở mức chưa từng có trên truyền thông Việt Nam từ nhiều thập kỉ nay. Sức chấn động của nó lan đến tận những tầng lớp xã hội vốn không ở hoàn cảnh có thể quan tâm tới những vấn đề nằm ngoài cuộc sinh tồn thường nhật của mình, để kí vào những kiến nghị chẳng hạn như Kiến nghị dừng khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Bối cảnh của sự kiện Tiên Lãng, sau kết luận chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cũng cho phép người tham gia kí tên có thể trút bỏ nỗi sợ bị coi là chống phá, phản động, một nỗi sợ đã kéo dài và chi phối lối sống của người Việt tới mức xứng đáng trở thành di sản văn hóa Việt Nam. So với Kiến nghị thả tự do cho Cù Huy Hà Vũ mà dù nhóm khởi xướng đã thận trọng “chưa mở rộng ra những người nằm trong các tổ chức bị Nhà nước Việt Nam coi là ‘chống phá nước CHXHCN Việt Nam’” nhưng vẫn bị quây bởi vị trí bấp bênh của 51% bàng thống và 49% đối lập, Kiến nghị Tiên Lãng rộng đường hơn rất nhiều, thậm chí có thể trở thành kiến nghị của công dân đầu tiên đường hoàng tiến vào khu vực chính thống. Nhưng nó dừng lại ở 1361 chữ kí.

    ====

    BÌNH LOẠN

    Bởi: LÃO NGOAN ĐỒNG ngày 07/03/2012
    lúc 1:55 Sáng

    Theo tôi Phạm Thị Hoài so sánh khí khá khập khiễng !

    Tại sao ư ?

    1/
    Vụ việc Đoàn Văn Vươn mang tính cục bộ.
    Thứ nhất, cưỡng chế thô bạo sai luật của quan chức địa phương
    Thứ hai, luật đất đai bất cập của chính quyền hiện nay
    Có thể kể thêm vài điều khác nữa, khi diễn tiến phức tạp

    2/
    Vụ việc nhạc sĩ Việt Khang mang tính quốc gia
    Thứ nhất, thể hiện lòng ái quốc và tự hào dân tộc qua bài hát cổ động chống ngoại xâm Tàu cộng vốn kẻ thù truyền kiếp của dân ta, [rất tiếc lại là người bạn chung một lý (tưởng CS) và chung một lòng (độc tài) của chính quyền VN đương thời]
    Thứ hai, vi phạm nhân quyền trầm trọng !
    Thứ ba, cuộc vận động trong công đồng người Việt hải ngoại dĩ nhiên “thoải mái” hơn trong nước

    • Trường Giang HN says:

      Thưa ông LÃO NGOAN ĐỒNG

      Với tôi thì Phạm Thị Hoài không khập khiễng khi đem ra so sánh hai sự việc đâu. Tại sao ư ?

      1/ Vụ việc Đoàn Văn Vươn nếu nhìn từng địa phương thì nó mang tính cục bộ. Nhưng nhìn tổng thể thì nó mang tính quốc gia, vì những cuộc cưỡng chế không chỉ xảy ra ở Tiên Lãng, mà ở khắp nước, từ bắc tới nam, bất công lan tràn.

      2/ Vụ việc nhạc sĩ Việt Khang bị bắt tù vì đã sáng tác hai bản nhạc (1/ Anh là ai ? và 2/ Việt Nam tôi đâu?). Nhưng còn nhiều người khác đã bị công an đánh chết khi thẩm vấn, nhiều người bị bắn chết khi đứng ra ngăn cản không cho lực lượng cưỡng chế phá hoại tài sản của mình. Như vậy nói về vi phạm nhân quyền thì còn trầm trọng hơn nhiều.

      Xét về mặt bức xúc, trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày thì vụ Đoàn Văn Vươn trội hẳn vụ Việt Khang. Sự khác biệt ở chỗ là NVHN có đời sống tự do, có phương tiện đấu tranh hơn, và như ông nói; “Thứ ba, cuộc vận động trong công đồng người Việt hải ngoại dĩ nhiên “thoải mái” hơn trong nước“, nên nhiều người đã ký vào bản thỉnh nguyện và con số đã lên đến gần 150,000.

      Còn ở VN thì bị kiểm soát gắt gao, số người dùng máy vi tính còn hạn chế, và nhất là sự sợ hãi vẫn còn bao trùm, nên cho nhiều người dù tài sản, đất đai đang đe doạ bị cướp như trường hợp của ông Vươn, mà vẫn không dám ký tên ủng hộ, vì sợ bị trả thù, bởi vậy mà con số người bị giới hạn ở 1361 chữ kí.

      • LÃO NGOAN ĐỒNG says:

        Trường Giang mến,

        1/
        Đoàn Văn Vươn có dính dáng đến đất đai thật và tôi đã thưa rõ, nguyên do chính là sự bất cập của luật đất đai hiện hành. Chính vì thế nên trong quá khứ và hiện tại có phong trào dân oan, rồi giáo oan, nhưng kết qủa phải thừa nhận là vẫn chưa đâu vào đâu. CS vẫn còn tạm thời kiểm soát được tình thế bằng đàn áp đủ mọi cách.

        Còn vụ Đoàn Văn Vươn (ĐVV) ban đầu cũng chỉ xoáy mạnh vào tham nhũng, cửa quyền của quan chức tham nhũng là chính. Và khi nổ to hơn tạc đạn, mới đặt lại vấn đề và đánh trọng tâm vào luật đất đai như đã nói. Nổ to như bom nguyên tử chính là nhờ các bloggers trong nước. Chẳng hạn blogger Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Xuân Diện mang cờ hiệu đi đầu; phụ hoạ có Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Tường Thụy, Huỳnh Ngọc Chênh …. Tuy nhiên các bloggers này nặng tính thông tin thôi. Nhưng cũng làm nổi đình nổi đám khiến đám ký dzởm lề phải “theo đóm ăn tàn”, do sự việc qúa trắng trợn, thô bỉ và lộ liễu quá sức. Cũng kể thêm một số quan chức CS về hưu cũng lên tiếng.

        Rồi nhân cơ hội sẽ có sửa đổi hiến pháp, trong đó có luật đất đai, các học giả trong nước mới làm lớn chuyện hơn nữa. Chính họ vạch ra các bất cập của luật đất đai và đề nghị thay đổi ra sao cho phù hợp với tiến triển hiện nay trong nước.

        Tuy nhiên CS đã khôn khéo hoá giải bằng chiêu ảo là sự can thiệp của thủ Dzũng như ta thấy và dân tình đã tạm thỏa mãn. Dân thường nhất là dân quê xưa nay vốn thế, không mấy người thông thạo tình hình hay dám nổi dậy chống đối quan quyền như Cao Bá Quát, Phan Bá Vành … Có học đại chút chút như Đoàn Văn Vươn, thì cũng phản đối hết mức đến thế thôi, không dám làm loạn, nổi dậy (rebel) như anh em Tây Sơn, đám anh hùng thảo khấu Lương Sơn Bạc bên Tàu; hay rủ đi làm cách mạng như mấy tay CS ngày xưa, như Việt quốc thời Nguyễn Thái Học, như hai cụ Phan … để thiết lập một chính quyền mới.

        2/
        Vụ Việt Khang chủ yếu dính dáng đến chống ngoại xâm là Tàu cộng, trong đó nổi cộm sự đàn áp người yêu nước của bọn công an cản hsát CS. Và nên nhớ rằng đã có sự tham gia của nhiều khuôn mặt tai to mặt lớn còn hơn vụ ĐVV. Và có lúc cũng nổ to như bom kinh khí chứ ko phải bom nguyên tử đâu nhé. Cách đây vài năm khi có vụ rước đuốc thế vận Peking và nhân đó nghiên cứu sinh Minh Phiều đang du học ở Pháp đã viết thỉnh nguyện thư lên Ủy ban Olympic thể giới phản đối vụ Tàu cộng âm mưu sát nhập Hoàng và Trường Sa vào họ. Rồi phong trào biểu tình ngày chủ nhật kéo dài rất lâu ở Hà Nội. Dĩ nhiên chẳng ai quên các nữ lưu như Bùi Hằng, Phương Bích, hoa hậu Kim Tiến … Vụ Bùi Hằng đến nay vẫn chưa song đâu nhé.

        Cũng cần nhấn mạnh chính nó làm tiền đề cho phong trào dân chủ hóa VN, nghĩa là hơn xa vụ ĐVV. Bằng chứng là vụ việc biểu tình chống Tàu rất sôi nổi và ầm ỉ ở khắp nơi, trong nước và ngoài nước. Việt Tân rải người kẻ khẩu hiệu khắp nơi: Hoàng Sa , Trường Sa là của Việt Nam.
        Rồi nhân vụ Kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long – Hà Nội họ lại ra mặt phát mũ phát áo linh tinh ở ngay trung tâm Hà Nội. Cũng nhân tiện đây hoan hô Việt Tân là một chính đảng đã đầu tư rất nhiều ở trong nước về vụ này đấy. Còn vụ ĐVV thực chất sôi nổi ở … thế giới ảo nhiều hơn thực tế ngoài đời.
        Hiện tượng bên ngoài vụ chống Tàu của Việt Khang hình như có vẻ giống như vụ Đoàn Văn Vươn, nhưng bản chất quả có khác ở chỗ, nó liên quan đến sự tồn vong của đất nước, trong khi đó cơn sốt đất đai liên quan mật thiết đến vận mệnh đảng và nhà nước CS. Chính vì thế mà phía hải ngoại ủng hộ hết mình.
        Vả lại nhân quyền mang tính phổ quát hơn vụ đất đai hiện nay, và nó chỉ liên quan đến dân trong nước thôi, nhất là dân quê

        Lão Ngoan Đồng

Leave a Reply to Duong Pham