WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hội nghị Cán bộ toàn quốc


Tổng bí thư Đảng CSVN, Nguyễn Phú Trọng, người được nhân dân đặt cho bí danh "lú như Trọng"

Mới hơn một năm trước trong cuộc họp báo lần đầu với tư cách là Tổng bí thư, khi báo chí hỏi là ông Tổng sẽ muốn để lại dấu ấn lịch sử gì cho sau này không, Nguyễn Phú Trọng đã trả lời là không chủ trương “tạo dấu ấn cho mình“[1] Nhưng Hội nghị Cán bộ toàn quốc từ 27-29.2 vừa qua ông Trọng đã làm một số dấu ấn rất đặc biệt về nhiều mặt: Với hơn 1000 cán bộ cao cấp về nghe ông thuyết giảng, ông bảo đó là một hội nghị đông nhất trong lịch sử hơn 80 năm của ĐCSVN. Diễn văn đọc ngày 27.2 dài trên 12.000 chữ (13 trang DINA4) là phát biểu quan trọng nhất của ông Trọng từ khi làm Tổng bí thư cũng để lại nhiều dấu ấn cả về trình độ lí luận, lập trường, tư cách, khả năng…

Hội nghị này được triệu tập để Nguyễn Phú Trọng chỉ bảo cho cán bộ cấp cao cách thực hành Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” vừa được Hội nghị Trung ương 4 thông qua vào cuối tháng 12.2011. VN hiện nay phải chịu đựng dưới chế độ độc đảng. Trong bài “Năm mới, thời đại mới! ? Tại sao Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn chỉ bệnh cũ, thuốc cũ? Hay vẫn chuyện anh bán thuốc dạo muốn đánh lừa người nhẹ dạ!“[2] người viết đã dẫn chứng qui luật chính trị là, độc quyền càng lớn thì sự tha hoá đạo đức của cán bộ càng mạnh và sự băng hoại của xã hội càng lớn. Cho nên trong bài này sẽ không bàn tới các giải pháp do ông Trọng đưa ra, vì nó chỉ như cách gãi ghẻ ngoài da, nhưng chú tâm phân tích những động cơ nào khiến Hội nghị Cán bộ toàn quốc được triệu tập và tầm nhìn cùng tư cách của Nguyễn Phú Trọng được gói gém trong diễn văn ngày 27.2 như thế nào?

Vì văn là người. Cách viết và nhân định phản ảnh con người của tác giả, bộc lộ tư tưởng, tính tình, thái độ và trình độ của người viết! Điều này lại càng đúng đối với các chính trị gia hàng đầu khi đứng trước các khó khăn phải đưa ra cách giải thích về tình hình, các nguyên nhân và giải pháp. Qua đó họ tự để lộ con người thực sự của họ: bộc lộ tư duy, tầm nhìn, lập trường, thái độ và khả năng của chính mình. Ở đây cần lưu ý, trong một chế độ độc tài những điều nói ra nhiều khi chỉ là cách dương đông kích tây, hay mượn mũi tên người này để thanh toán kẻ khác.

Dấu ấn về tư cách và trình độ

Ngay trong phần I điểm ba nói về “bản thân Đảng“ Nguyễn Phú Trọng đã nhìn nhận sự phân chia giai cấp giầu nghèo ngay trong nội bộ đảng cầm quyền và đặt câu hỏi: “Liệu rồi người giầu có nghĩ giống người nghèo không?“ và để tỏ ra là người dù đang nắm chức cao nhất chế độ nhưng vẫn giữ tấm lòng vô sản chân chính, ông Trọng còn tự đắc nhắc câu của L. Feuerbach “người sống trong lâu đài nghĩ khác người ở trong nhà tranh“!

Giữa khi ông Trọng đang đứng trên bục cao rao giảng đạo đức của người lãnh đạo vô sản cho trên 1000 cán bộ cấp cao thì ngay tại hội trường do ông tổ chức lại diễn ra giống hệt những gì ông Trọng nói:  Hàng ghế đầu giành cho các đại quan trong Bộ chính trị và Ban bí thư được thiết bị đặc biệt, ngay phía trước có các bàn nhỏ xinh đẹp để nước uống, hồ sơ và cả bình hoa nhỏ xinh xắn; có một số vị tỏ ra lắng nghe, nhưng Thủ Tướng Dũng thỉnh thoảng lại bĩu môi dài, rung đùi … Còn các hàng sau giành cho các đại gia cấp ban, bộ, thành, tỉnh …thì chỉ có ghế mà không có bàn con và cũng chẳng có nước uống, mỗi người đều ngồi ghi chép như học sinh nghe thầy Trọng giảng đạo đức của người lãnh đạo vô sản! Hình ảnh trái ngược như trắng đen này ngay tại hội trường của Hội nghị và giữa các đảng viên cao cấp là môt dấu ấn đập vào mắt mọi người, khiến câu hỏi tự mở ra: Liệu các người ngồi ở ghế hàng đầu có nghĩ giống các người ngồi ghế hàng sau không? Vì ngay tại hội trường trước ống kính của truyền hình mà đã để thấy sự cách biệt cố tình phân chia đẳng cấp như thế thì trong sinh hoạt hàng ngày các quan cấp dưới phải chịu trận hét ra lửa của các đại quan như thế nào và từ đó có thể hình dung bức tranh vân cẩu nịnh trên nèn dưới của bọn tham quan trong chế độ XHCN phải khủng khiếp ra làm sao!

Đã thế chính ông Trọng, trong nhiều phần khác nhau, còn tỏ ra một người coi nguỵ biện cao hơn sự thật, lấy dối trá thay cho tự trọng. Để biện minh tại sao ông muốn ĐCSVN giữ chính quyền độc quyền muôn đời Nguyễn Phú Trọng đã lập luận: “Trong thời đại ngày nay có lẽ không có nước nào trên thế giới lại không có đảng (dù một đảng hay nhiều đảng) hoặc một tổ chức chính trị tương tự như đảng lãnh đạo.“  Chọn cách lí luận này là Nguyễn Phú Trọng cố tình đánh đồng vàng thau lẫn lộn, cho tất cả vào một rọ, để đánh lừa những người nhẹ dạ và thiếu kiến thức là, cả thế giới như thế thì VN có gì khác đâu, ĐCSVN cũng giống như các đảng trong các nước Dân chủ đa nguyên, vậy thì tranh đấu chống đối để làm gì! Nhưng ở đây ông Trọng đã cố tình lờ đi một sự thực về sự khác biệt như trắng với đen, ngày với đêm giữa một chính đảng dân chủ trong các xã hội Dân chủ đa nguyên và một đảng độc tài trong các chế độ CS hay quân phiệt. Là người từng nhiều năm làm Chủ tịch Hội đồng Lí luận Trung ương mà lại không thấy sự so sánh của mình là rất ngớ ngẩn thì trình độ hiểu biết quá thấp, ngược lại nếu biết rõ sự khác biệt toàn diện giữa hai đảng độc tài và dân chủ mà vẫn cố tình nói như thế thì ông Trọng đã tự bộc lộ tư cách mất tự trọng như thế nào!

Trong diễn văn ngày 27.2 Nguyễn Phú Trọng còn nhìn nhận bản thân chế độ đang đứng trước nguy cơ sụp đổ vì cán bộ các cấp, nhất là ở cấp cao, đang tha hoá đạo đức, ích kỉ, lợi ích nhóm. Tuy không dám nhìn thẳng vào nguyên nhân, nhưng ai cũng biết là do chủ trương duy trì chế độ độc đảng và thực hiện Kinh tế thị trường định hướng XHCN giành độc quyền cho các tập đoàn kinh tế và tổng công ti nhà nước. Nhưng mọi người sửng sốt khi Nguyễn Phú Trọng đưa ra khẳng định: “Thực tế ở nước ta cho thấy, càng đi vào đổi mới, đi vào phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập lại càng cần phải có sự lãnh đạo của Đảng“. Nếu sáng suốt và thành thực thì ông Trọng phải làm ngược lại thì mới cứu được Đảng và đưa đất nước đi lên. Nghĩa là phải vứt ngay sự độc quyền của ĐCS đi. Nếu cứ tiếp tục đi như hiện nay là húc đầu vào đá! Người cầm đầu chế độ đã tự chứng tỏ tư cách tồi tệ và trình độ yếu  kém!

“Bạn thường nhấn mạnh không để bị “Tây hoá“ – nhưng nên để Tầu hoá?!

Ngay trong phần đầu diễn văn Nguyễn Phú Trọng đã rất tự đắc nói rằng, “sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng VN“ và nhấn mạnh thêm “trước kia đã như vậy, hiện nay đang như vậy và sau này cũng sẽ như vậy“. Liệu đảng này đã “lãnh đạo đúng đắn“ hay không nhưng Đảng vẫn độc quyền từ trên 60 năm thì cần phải bàn lại thật nghiêm túc. Vì từ giữa thập niên 50 của thế kỉ trước cho tới nay ĐCS đã phạm vào nhiều sai lầm rất nghiệm trọng: Từ “Cải cách ruộng đất“ đẫm máu tới “Trăm hoa đua nở“ tàn bạo và cực kì phản động theo kiểu Mao, tới việc nuốt lời hứa “Hoà giải hoà hợp dân tộc“ và dựng lên các “Trại cải tạo“ bất nhân giam cầm hàng trăm ngàn người hàng chục năm; tiếp tới hồ hởi đưa VN “tiến mau tiến mạnh“ lên XHCN bằng cách “xoá bỏ kinh tế tư sản mại bản“, ép buộc nông dân miền Nam phải vào “tập đoàn sản xuất“ sau 1975, khiến cho kinh tế phá sản và tạo ra nạn đói khủng khiếp vào thập niên 80; rồi tới vừa hô hào chưa ráo “cởi trói“ cho văn nghệ sĩ liền quay lại bắt nhà báo uốn cong ngòi bút cuối thập niên 80. Tiếp đến sai lầm khác là thực hiện Kinh tế thị trường định hướng XHCN với Kinh tế quốc doanh làm chủ đạo để vỗ béo cho bọn quan tham và thả cửa cho tư bản nước ngoài bóc lột sức lao động công nhân VN từ giữa thập niên 90 tới nay. So với ngay cả nhiều nước trong khu vực thì ngày nay VN đang thua xa cả về kinh tế lẫn các quyền tự do căn bản của nhân dân. Khác nhau căn bản là, trong khi VN theo XHCN với chế độ độc đảng, còn các nước kia tổ chức đất nước theo Dân chủ đa nguyên!

Để diễn ra một chuỗi những sai lầm cực kì nghiêm trọng như vậy, nhưng Đảng vẫn độc quyền và còn đang muốn độc quyền muôn đời nữa, như ông Trọng đã nói trước hơn 1000 cán bộ cao cấp. Trong cương vị Tiến sĩ Chính trị học và nhiều năm từng là Chủ tịch Hội đồng Lí luận Trung ương thì ông Trọng phải thuộc làu lịch sử ĐCSVN và biết rất rõ những lãnh đạo sai lầm khủng khiếp này. Nếu là người biết phục thiện, biết sám hối và biết lượng sức mình thì Nguyễn Phú Trọng phải  tuyên bố trả lại quyền căn bản cho gần 90 triệu nhân dân VN! Đã không dám làm như thế, nay Nguyễn Phú Trọng vẫn ngang ngược đòi phải duy trì sự độc quyền của Đảng mãi mãi! Đây là mục tiêu rất sai trái và tham vọng điên cuồng mà người cầm đầu chế độ đã chỉ thị cho trên 1000 cán bộ cao cấp trong Hội nghị Cán bộ toàn quốc.

Đã lãnh đạo sai lầm hết từ lãnh vực này tới lãnh vực khác suốt trên 60 năm qua, nhưng những người cầm đầu vẫn không biết phục thiện lại còn muốn giữ độc quyền muôn đời. Cho nên nhân dân chán ghét, trí thức phản đối và các đảng viên tiến bộ xa lánh. Vì thế họ ngày càng bị cô lập ở trong nước, cho nên chỉ còn cách nhờ vả bên ngoài mới có thể thực hiện tham vọng lãnh đạo muôn đời, cưỡi đầu cưỡi cổ nhân dân VN.

Chính vì thế, cũng ngay trong phần đầu diễn văn trước hơn 1000 cán bộ cao cấp, Nguyễn Phú Trọng đã xác nhận lập trường chọn mô hình phát triển nào và nghe ai, chọn  ai ở bên ngoài làm bạn để giúp đỡ họ trong việc giữ độc quyền:

“Đảng Cộng sản Trung Quốc trong cải cách, mở cửa cũng luôn luôn khẳng định dứt khoát phải kiên trì vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, và trong những lần trao đổi với chúng ta, BẠN  thường nhấn mạnh không để bị “Tây hóa”, “tha hóa”, “thoái hóa”.“

Đúng vào giữa lúc Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị này hồ hởi gọi Bắc kinh là BẠN thì Bắc kinh lại ra lệnh dùng vũ lực đánh đuổi tầu đánh cá và đánh đập nhiều ngư dân VN đang đánh cá ở gần Hoàng sa.[3] Chẳng những thế, tại kì họp của Quốc hội Trung quốc vào đầu tháng 3 Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã tuyên bố “Chúng ta sẽ tăng cường năng lực của các lực lượng vũ trang để hoàn thành nhiệm vụ quân sự đa dạng với cốt lõi là khả năng đánh thắng cuộc chiến tranh cục bộ“[4]. Bắc kinh tối tân hoá quân đội  để quyết “đánh thắng  cuộc chiến tranh cục bộ“ mà Ôn Gia Bảo nói là nhắm vào nước nào trong khu vực? Khả năng này với Nhật bản, Đại hàn hay Phi luật tân sẽ không có, vì Bắc kinh không điên mở các cuộc chiến chống các nước đều có các hiệp định an ninh hỗ tương với siêu cường Mĩ. Vậy chỉ còn có VN. Bạn của Nguyễn Phú Trọng đang đối xử tàn bạo với nhân dân VN và còn chuẩn bị dùng vũ lực thôn tính VN nữa!

Biết rõ tham vọng bành trướng của Bắc kinh và biết là Bắc kinh không coi họ ra gì cả, nhưng trước sự có mặt của toàn bộ Bộ chính trị và trên 1000 cán bộ cao cấp Nguyễn Phú Trọng vẫn gọi Bắc kinh lả “bạn“, ngoan ngoãn nghe lời khuyên không để “Tây hoá“, nhưng lại luồn cúi để TẦU HOÁ! Tầm nhìn và tư cách của người cầu đầu chế độ là như thế! Điều này chứng minh là, nhóm cầm đầu CSVN hiện nay đã đánh mất tư cách và làm nhục danh dự dân tộc. Họ không chỉ lệ thuộc tư tưởng mà còn lệ thuộc cả trong nhiều lãnh vực khác, nhất là kinh tế-thương mại. Đây lại là một sai lầm chiến lược cực kì nguy hiểm của nhóm cầm đầu CSVN! Thái độ và tư thế như thế của nhóm cầm đầu chế độ giống như kẻ tài mọn nhưng lại nuôi tham vọng cao, nên khi túng quẩn phải chạy theo kẻ sang bắt quàng làm “Bạn“! Kẻ đánh bạc ham ăn nhưng thua lớn nên phải bán cả vợ con cho bên ngoài!

Thế giới đang thay đổi triệt để trong chính trị, kinh tế, khoa học và kĩ thuật, chuyển vào toàn cầu hoá và thời đại điện tử, các chế độ độc tài đảng trị và quân phiệt đang tan từng mảng lớn từ Liên sô, Đông Âu sang Trung đông. Tình hình VN hiện nay cũng giống như tình hình cuối thời nhà Nguyễn gần hai thế kỉ trước. Chọn con đường nào để phát triển đất nước đưa dân tộc sánh vai với các nước văn minh cùng thời đại?  Nếu cứ nhắm mắt theo con đường mòn như nhà Nguyễn, phủ nhận những thay đổi toàn diện của thế giới, quay lưng với những trào lưu dân chủ tiến bộ và chỉ biết quay về phương Bắc, kết “BẠN“ với những kẻ đang giết dân, chiếm đoạt tài nguyên và đang sẵn sàng dùng cả võ lực để thực hiện mộng bá quyền của tân đế quốc thì sẽ dẫn tới nguy cơ lệ thuộc cực kì nguy hiểm!

Tư bản vẫn đang rẫy chết!

Cũng ngay trong phần đầu diễn văn Nguyễn Phú Trọng còn đưa thêm một tiền đề nữa để bảo vệ và giải thích, tại sao họ đã chọn Bắc kinh làm bạn và theo mô hình XHCN như Trung quốc. Sau khi nêu ra một vài sự kiện thời sự về cuộc khủng hoảng tài chánh-kinh tế trong vài năm gần đây và phong trào “chiếm phố Wall“ trong các nước Dân chủ đa nguyên Nguyễn Phú Trọng đã hớn hở đắc chí đi đến kết luận:“Những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc.“

Ông Trọng rất tâm đắc với nhận định này của mình, câu trên tuy ông tránh không dám nói thẳng là “chủ nghĩa tư bản đang rẫy chết!“, vì nhiều trí thức trong nước đã coi là phản khoa học. Nhưng ai cũng hiểu ông Trọng muốn lập lại khẳng định như đinh đóng cột của những người sáng lập chủ thuyết CS, để từ đó ông mới có thể biện minh cho chủ trương phải theo mô hình cùa CS Trung quốc giữ độc quyền cho ĐCS, vì cuộc đấu tranh sống còn giữa CS và Tư bản còn tiếp tục:

“Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giữa phong trào hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội với các thế lực đế quốc cực đoan, hiếu chiến đang diễn ra dưới nhiều hình thức, sắc thái mới, rất quyết liệt.„

Lập lại các lí luận trên cho thấy, Nguyễn Phú Trọng là người cực kì bảo thủ và lạc hậu, vẫn chui đầu vào cát! Vì thế người cầm đầu chế độ đã cố tình lờ đi những sự thực, đó là đời sống ở các nước Dân chủ đa nguyên cao gấp mấy chục lần ở nước XHCN VN và người dân trong các nước Dân chủ đa nguyên còn được hưởng tự do dân chủ rất cao. Ông Trọng có thể thấy rõ các sự kiện này khi so sánh cuộc sống kinh tế và chính trị ở nhiều nước Đông Âu trước và sau khi họ chuyển từ CS độc tài sang Dân chủ đa nguyên từ đầu thập niên 90 của thế kỉ trước. Các cuộc khủng hoảng trong các nước Dân chủ đa nguyên vẫn xẩy ra trong các thể kỉ qua, nhưng nhờ những đóng góp tư tưởng và sức lực của mọi giới  trong xã hội nên nhiều lần nó đã dám tự lột xác vượt khỏi bóng của mình, nên đã vượt qua khó khăn và thăng hoa chứ không bị tiêu diệt! Nguyễn Phú Trọng cố tình bôi đen các xã hội Dân chủ đa nguyên theo Kinh tế thị trường và phủ nhận các thành quả to lớn của nó mang lại cho nhân dân chẳng đánh lừa được ai, kể cả đảng viên. Vì ngay cả nhiều đồng liêu của ông Trọng trong Bộ chính trị cũng đang đưa con cháu sang du học ở các nước này. Biết những điều khẳng định của mình là sai nhưng Nguyễn Phú Trọng vẫn rung chuông gõ trống, như thế ông Trọng đã tự vạch là người thiếu tinh thần khoa học khách quan và sự liêm sỉ cần thiết!

Không những thế,  tuy chống tư bản, chống Kinh tế thị trường, nhưng Nguyễn Phú Trọng lờ đi việc từ trên 20 năm nay họ đã áp dụng Kinh tế thị trường ở VN. Nhưng oái ăm ở đây là để cứu chế độ sau khi LX sụp đổ, nên  từ cuối thập niên 80 của thế kỉ trước để, họ đã nhắm mắt áp dụng những cặn bã của chế độ tư bản,  những điều sai lầm của chế độ tư bản ở thời kì đầu thường được gọi là thời kì tư bản rừng rú theo luật rừng xanh, kẻ mạnh giết kẻ yếu…! Việc họ cho thực hiện các cặn bã của Kinh tế Tư bản rừng rú với tên gọi mới là  Kinh tế thị trường định hướng XHCN qua việc cho các tập đoàn kinh tế và tổng công ti nhà nước hưởng độc quyền và ưu tiên không chỉ tạo ra lũng đoạn kinh tế tài chánh, phí phạm tài nguyên và gây bất công xã hội, mà còn đang gây ra nạn tham nhũng, cửa quyền, ích kỉ, lợi ích nhóm cho những người có quyền lực từ trung ương tới địa phương. Việc này giống hệt như thời đầu của kinh tế tư bản dưới sự thao túng và cấu kết giữa bọn tư bản bóc lột và bọn vua chúa phong kiến!

Trong diễn văn 27.2 chê chế độ Tư bản và kết án Tư bản bóc lột nhưng Nguyễn Phú Trọng cũng còn lờ đi việc chế độ này đang thả cửa cho tư bản ngoại quốc bóc lột nhân dân VN, nhất là các nữ công nhân, trong các khu chế xuất mọc lên như nấm ở VN trong các năm gần đây. Tại đấy hàng triệu nông dân, phần lớn là phụ nữ, phải bỏ quê về các trung tâm công nghiệp bán sức lao động rẻ mạt cho bọn tư bản nước ngoài được chế độ giành cho nhiều ưu đãi trong các xí nghiệp sản xuất quần áo, giầy dép… Bọn chủ nhân nước ngoài cấu kết với cán bộ Công đoàn bóc lột và đầy ải công nhân giống hệt thời tư bản rừng rú. Mỗi tuần có hàng chục cuộc đình công tự pháp và bị đàn áp tàn nhẫn. Nhưng chế độ Kinh tế thị trường định hướng XHCN vẫn được Nguyễn Phú Trọng cho ghi vào Cương lĩnh Chính trị 2011 làm nền tảng chính sách kinh tế xã hội!  Điều này cho thấy, những điều phát biểu trước Hội nghị Cán bộ toàn quốc vừa qua ông Trọng đang đứng về phái nào? Phía công nhân bị bóc lột, nông dân bị tước đoạt tài sản, hay đang đứng bảo vệ cho bọn quan tham và bọn tư bản nước ngoài bóc lột? Và duy trì độc quyền chính trị và bất công kinh tế là để chống tham nhũng hay đang nuôi bọn quan tham, chỉ thu vén cá nhân ích kỉ và lợi ích nhóm?

Tại sao Nguyễn Phú Trọng phải ra tay vào lúc này?: Sợ dân, trí thức và đảng viên tiến bộ!

Trong diễn văn ngày 27.2 Nguyễn Phú Trọng đã dành phần rất lớn và ở nhiều chỗ khác nhau để chụp mũ, kết án và chỉ trích những sự chống đối mãnh liệt đang gia tăng trong các năm gần đây của nhiều thành phần nhân dân, đi đầu là thanh niên và trí thức, kể cả các đảng viên tiến bộ và biết giữ tự trọng. Người ta tự hỏi, một chế độ độc tài công an trị tới cả hang cùng  ngõ hẻm nhưng làm sao sự chống đối của người dân càng đông, càng mạnh?

Trong phần I, điểm 4 Nguyễn Phú Trọng đã giành cả hơn một trang để nói lí do tại sao nhóm cầm đầu phải thực hiện chỉnh đốn đảng vào lúc này. Ông đã xác nhận các “diễn biến hoà bình“ của nhiều tầng lớp nhân dân trong thời gian gần đây “lại rộ lên, có lúc dồn dập“ chống chế độ “về mặt tư tưởng chính trị“. Ông Trọng còn hằn học nhưng lo sợ nhìn nhận, trong thời đại điện tử và toàn cầu hoá đang mở ra hàng loạt cơ hội và phương tiện rất hữu hiệu mà nhiều giới trong và ngoài nước đang sử dụng để tấn công vào thành trì độc tài như:

“Có những việc 100 máy bay chiến đấu không thực hiện nổi, nhưng chỉ cần 10 sứ giả lại có thể hoàn thành”; “một đài phát thanh cũng có thể bình định xong một đất nước”. Ngày nay “làn sóng điện đang thay thế thanh gươm; cây bút là phương tiện đi vào trái tim khối óc con người”; “một đô la chi cho tuyên truyền có tác dụng ngang với 5 đô la chi cho quốc phòng”; “kích động vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo là bốn đòn đột phá khẩu, bốn mũi xung kích để chọc thủng mặt trận tư tưởng chính trị”.

Ông Trọng còn gián tiếp xác nhận, những hoạt động “diễn biến hoà bình“ này của nhiều thành phần nhân dân đang thẩm thấu cả vào đầu óc những đảng viên cán bộ và biết quí tự trọng. Vì ngày càng nhiều đảng viên cũng thấy rõ những trái tai gai mắt về sự tham lam, vô đạo đức của người trên. Cho nên ngàng càng có nhiều đảng viên “tự diễn biến“, “tự chuyển hoá“. Ông Trọng thấy rõ đây là nguy cơ “Cộng sản tự diệt Cộng sản“, “Cộng sản con diệt Cộng sản bố“.

Nếu theo dõi tâm trạng của đảng viên, đặc biệt giới chuyên viên và Lão thành cách mạng, thì các giới này ngày càng chán nản, thất vọng và bất mãn với những người lãnh đạo bảo thủ cứng đầu, tham lam và đạo đức giả hiện nay. Tâm trạng này phản ảnh rất rõ qua trong cuộc Hội thảo khoa học vào đầu tháng 10.2010 chỉ vài tháng trước Đại hội 11[5]. Nhiều chuyên viên hàng đầu đã kết án nghiêm khắc nội dung bảo thủ và phản động của bản dự thảo Cương lĩnh Chính trị 2011 của Nguyễn Phú Trọng. Vào dip Tết Nhâm Thìn một số cán bộ cao cấp về hưu gặp nhau mừng Xuân do báo Tia sáng tổ chức[6]. Nhiều người trong số này vẫn bị các trí thức tiến bộ trong nước liệt vào loại chỉ nói ú ớ, nhưng dịp này có vài người cũng đã dám dứt khoát bỏ thói nói ú ở và chỉ thẳng vào các sai lầm của lãnh đạo.

Từ những lo sợ này nên Nguyễn Phú Trọng đã hoảng hốt thốt lên những kết án, nguyền rủa cả những cách mạng lão thành. Trong diễn văn ngày 27.2 Nguyễn Phú Trọng đã không tiếc lời kết tội họ là đã “sám hối“, “trở cờ“. Tuy không đích thân nêu tên, nhưng ông Trọng cũng công khai kết án các cựu lãnh đạo và đảng viên cao cấp đã gởi kiến nghị hay viết bài công khai, cả hỗ trợ các cuộc tranh đấu của trí thức và thanh niên tố cáo sự sai lầm như vụ Tiên lãng-Hải phòng mới đây của những người cầm quyền hiện nay: “Khi đương chức thì không nói hoặc nói kiểu này, khi nghỉ chức vụ hoặc về hưu lại nói kiểu khác.“  Thái độ giả dối của ông Trọng bề ngoài thì làm như kính trọng nhưng thực tâm lại khinh bỉ thế hệ lãnh đạo trước cũng được nhiều cựu cán bộ cấp cao chứng kiến trong hai Hội nghị với Lão thành cách mạng do Nguyễn Phú Trọng tổ chức ở Hà nội và Sài gòn mới đây[7]. Trong hai dịp này Nguyễn Phú Trọng không cho các cựu uỷ viên Bộ chính trị chất vấn tại chỗ và bắt họ phải viết câu hỏi sẵn!

Đúng ra, nếu thành thực và còn biết tự trọng thì Nguyễn Phú Trọng phải cám ơn những Lão thành cách mạng đã chỉ cho những sai lầm để sửa chữa. Nếu nay có những Lão thành cách mạng biết những việc trước đây của mình hay của chế độ là sai, nay lên tiếng yêu cầu thay đổi thì đúng ra phải biết khen ngợi tấm lòng phục thiện và can đảm của họ, tại sao ông Trọng lại kết tội họ là “sám hối“ hay “trở cờ“!  Thật là giận nên mất khôn! “Con chim gần chết cất tiếng hót nghe thương, con người gần chết thường nói lời nói phải”. Người xưa khuyên, ngay cả kẻ cướp nhưng đã biết sám hối, xưng tội thì còn đáng quí biết bao so với những kẻ cứ ương ngạnh tiếp tục cướp của giết người! Chính các đảng viên tiến bộ và Lão thành cách mạng còn biết quí tự trọng đang tìm lối thoát danh dự cho Đảng và để đất nước đi lên thực sự. Chả lẽ ông Trọng bắt họ phải nhắm mắt ngậm miệng, thấy sai không được phép nói, thấy phải không được phép khen, giả điếc giả câm trước nạn  mua quan bán chức, phân hoá giầu nghèo trong xã hội và ngay cả trong Đảng?

Trong diễn văn ngày 27.2 Nguyễn Phú Trọng rao giảng khuyên trên 1000 cán bộ cao cấp phải tự “soi mình“, “tự phê bình và phê bình“ để làm gương. Nhưng thay vì cám ơn và biết trân trọng những lời phê bình thành thực của các trí thức, thanh niên và các các đảng viên tiến bộ còn biết quí tự trọng thì Nguyễn Phú Trọng lại đã hằn học chụp mũ kết án họ. Chính vì quá sợ hãi mất quyền nên Nguyễn Phú Trọng đã mất khôn ngoan tuôn ra những lời bôi nhọ không xứng đáng làm lãnh đạo:

“Những luận điệu của các thế lực thù địch và các phần tử phản động, cơ hội chính trị nói trên tuy không có gì mới, nhưng nó được tung ra, truyền bá vào lúc này là hết sức độc hại, nguy hiểm, gieo rắc hoang mang, nghi ngờ, phân tâm, mất niềm tin trong nội bộ ta, tác động hòng làm đội ngũ ta “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. “

Đằng sau những lời buộc tội là muốn chuẩn bị “Cách mạng Văn hoá“ không có Mao!

Không chỉ lo sợ trước các cuộc biểu tình, kiến nghị chung và thăm viếng các tù chính trị và nạn nhân của thanh niên, trí thức và đảng viên tiến bộ; Nguyễn Phú Trọng và phe cánh lại còn tỏ vẻ hằn học tức tối với một số nhân vật và thành phần ngay trong Đảng phản ảnh tâm trạng trâu buộc ghét trâu ăn.

Trước, trong và sau Hội nghị Cán bộ toàn quốc có những dấu hiệu khiến các quan sát viên phải chủ ý. Trong khi các tờ báo điện tử Cộng sản, Quân đội nhân dân, Tạp chí CS, Tạp chí Xây dựng đảng…. tường thuật thường xuyên và đầy đủ 3 ngày Hội nghị này và còn trân trọng dùng cụm từ “Trực tiếp truyền đạt, quán triệt, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 và Chỉ thị của Bộ Chính trị về việc thực hiện Nghị quyết, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ.“[8] Thì hai tờ điện tử Chính phủ và Công an nhân dân chỉ tường thuật một cách chừng mực và nhất là tờ Chính phủ đã không sử dụng cụm từ trên giành cho Nguyễn Phú Trọng, mà chỉ viết đơn giản “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu nêu rõ ý nghĩa của Hội nghị lần này“[9]. Nếu trong một xã hội dân chủ thì sư khác biệt này là thông thường, nhưng trong một xã hội độc tài thì đây là một sự kiện cần chú ý, vì cho thấy người cầm đầu chính phủ đã không coi trọng người cầm đầu chế độ. Cho nên cũng không ngạc nhiên khi Nguyễn Phú Trọng và một số người thân tín đứng trên bục đọc diễn văn hay ra chỉ thị trong ba ngày 27-29.2 thì thỉnh thoảng Nguyễn Tấn Dũng lại biũ môi dài.

Các quan sát viên chính trị theo dõi nội tình trong nhóm lãnh đạo CSVN hiện nay nhận thấy rõ thái độ bằng mặt nhưng không bằng lòng giữa người cầm đầu đảng và người cầm đầu chính phủ vả tất nhiên tác động tới vây cánh giữa họ với nhau. Trong những năm gần đây trong nhiều dịp hai nhân vật chính này đã tìm cách chiếu tướng nhau, cô lập nhau và hạ bệ nhau.  Khi còn làm Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã đưa Dự án Đường sắt cao tốc, một dự án từng được Nguyễn Tấn Dũng coi là trọng tâm, ra Quốc hội để buộc phải hoãn lại. Tiếp theo đó Nguyễn Phú Trọng và vây cánh còn dùng vụ nợ lớn trên 86.000 tỉ đồng (4,5 tỉ USD) do Tập đoàn Vinashin để buộc trách nhiệm cho Nguyễn Tấn Dũng. Bắt Nguyễn Tấn Dũng phải ra trước Quốc hội nhận trách nhiệm. Nhưng Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh đã tìm cách quật lại, bắt chẹn Nguyễn Phú Trọng ngay thời gian trước  khi có Đại hội 11. Cho nên các phe trong Bộ chính trị đã phải họp với nhau, nhưng khi bỏ phiếu thì bất phân thắng bại. Nên cuối cùng họ đã tìm cách xí xoá vụ nợ khổng lồ này và tha bổng lẫn nhau. Tuy nhiên họ lại hô hoán với nhân dân là, những người có trách nhiệm đã phải tự phê bình “kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm“! Nhưng sau đó một người thì nhẩy lên làm Tổng bí thư  còn người kia thì được giữ thêm ghế Thủ Tướng một nhiệm kì nữa. Như thế chính hai nhân vật chủ chốt này đã tự làm hề về nguyên tắc tự phê bình và phê bình cũng như tập trung dân chủ và lãnh đạo tập thể hoàn toàn vô trách nhiệm! [10]

Tình trạng chống đối lẫn nhau còn tiếp tục diễn ra ngay trong Đại hội 11, điều này được Nguyễn Phú Trọng gián tiếp cho biết trong cuộc họp báo đầu tiên làm Tổng bí thư, theo đó cho tới vài ngày chót cũng chưa biết ai sẽ làm Tổng bí thư[11]. Nhưng từ khi nắm được ghế cao nhất trong chế độ thì Nguyễn Phú Trọng và vây cánh đang tìm cách củng cố địa vị và cô lập đối thủ ngay trong Bộ chính trị. Trước khi có Hội nghị Trung ương 4 và Hội nghị Cán bộ toàn quốc với trọng tâm là chỉnh đốn Đảng thì các tin về gia đình của Nguyễn Tấn Dũng được tung ra bên ngoài: con trai trưởng (35t) được cất nhắc làm Thử trưởng bộ Xây dựng, con gái (32) thì nắm vai trò quan trọng trong ngân hàng Viet Capital Bank và con trai út thì được cử nắm chức trong Đoàn Thanh niên CS  HCM[12]. Nghĩa là Thủ tướng đang thực hiện chế độ gia đình trị. Cho nên không phải tình cờ, trong diễn văn ngày 27.2 ở phần cuối Nguyễn Phú Trọng đã khuyên các “cán bộ lãnh đạo…,đặc biệt là người đứng đầu“ “phải tự giác, gương mẫu làm trước“ “tự kiểm điểm, soi lại mình, đơn vị mình, gia đình mình“. Đáng chú ý nữa trong nguyên bản của diễn văn này chỉ ba chữ “gia đình mình“ đã cố tình cho in đậm nét. Như thế người cầm đầu chế độ và tác giả của diễn văn này đã muốn chiếu tướng ai, nhắn nhủ ai trong phong trào TPB và PT vào các tuần tới thì ai cũng hiểu được!

Nhưng Nguyễn Tấn Dũng cũng không vừa. Tại Hội nghị tổng kết phòng, chống tham nhũng trong 5 năm qua vừa được tổ chức ở Hội nghị ngày 7.3 chỉ vài ngày sau Hội nghị Cán bộ toàn quốc, trong tư cách là Thủ tướng và Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng, ông Dũng đã vẫn theo cách như trong vụ Vinashin lại tìm cách đổ trách nhiệm cho tập thể lãnh đạo, cho Đảng, chứ chính phủ là thừa hành thôi:

Nhưng dù lập Ủy ban phòng chống tham nhũng độc lập hay giữ nguyên bộ máy giống như hiện nay thì cũng không có quyền làm thay cấp ủy đảng trong công tác cán bộ, không thể làm thay chức năng của thanh tra kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố… Ủy ban phòng chống tham nhũng không thể độc lập, đứng ngoài bộ máy nhà nước, đứng ngoài sự lãnh đạo của Đảng. Vấn đề này sẽ tiếp tục được thảo luận để xin ý kiến Bộ Chính trị, Trung ương.” [13]

Một số những lời qua tiếng lại cùng với những đòn phép nhằm chiếu tướng nhau, trút trách nhiệm cho nhau đang được người đứng đầu chế độ và người đứng đầu chính phủ cùng phe cánh của hai bên đang dàn trận chuẩn bị rất ráo riết. Nguyễn Phú Trọng mong muốn thực hiện một cuộc “Cách mạng văn hoá“ theo kiểu Mao Trạch Đông vào giữa thập niên 60 của thế kỉ trước, bề ngoài thì tuyên bố ngăn chặn các thoái hoá đạo đức của cán bộ, nhưng chính là để nhằm triệt hạ các đối thủ chính trị ngay trong Bộ chính trị ĐCS Trung quốc khi ấy. Cuộc “Cách mạng văn hoá“ không có Mao này đã được Nguyễn Phú Trọng khởi động từ Hội nghị Trung ương 4 và nhất là từ Hội nghị Cán bộ toàn quốc và sẽ kéo dài tới Đại hội 12 (2016) với mục tiêu là loại bỏ những phần tử nguy hiểm có thể đe doạ trực tiếp tới địa vị của ông Trọng và phe cánh. Nhưng Nguyễn Phú Trọng không phải là Mao, không có bề thế và uy tín cao trong Đảng. Bằng chứng là ngay tại Đại hội 11 ông chỉ được bầu lại vào Trung ương đảng với tỉ lệ rất thấp. Bởi vì suốt hơn chục năm qua mặc dù đã từng giữ các chức vụ quan trọng như Bí thư Thành uỷ Hà nội, Chủ tịch Hội đồng Lí luận Trung ương và Chủ tịch Quốc hội, nhưng ông Trọng đã không tạo được một thành tích gì đáng kể cả khả năng lẫn đức độ. Các dấu ấn đặc biệt nhất của ông là bảo thủ, cố chấp, lừa lọc, nguỵ biện, quân tử Tầu, và thần phục Bắc kinh!

***

Từ sau ngày ông Trọng diễn thuyết thao thao bất tuyệt trước hơn 1000 cán bộ cao cấp để khuyên họ “soi mình“ để tự sửa, nhưng không hiểu người đứng đầu chế độ đã có thì giờ đứng trước gương tự soi mình để biết con người thực của mình như thế nào chưa? Việc này liên tưởng tới chuyện của một người lái buôn rất nổi tiếng và buôn bán nhiều thứ nên rất giầu có. Một hôm ông đã thuê một phòng họp sang trọng, rộng rãi và mở quảng cáo lớn để thu hút khách tới nghe cách làm ăn của ông. Hàng trăm người vì tò mò đã tới nghe ông kể chuyện. Với bộ quần áo sang trọng, đứng trên bục ông lái buôn đã thao thao bất tuyệt kể về cách làm ăn lương thiện, được tín nhiệm và nhờ thế sự nghiệp của ông cứ phất lên rất nhanh như diều.

Giữa lúc thao thao bất tuyệt như vậy thì nhìn xuống hàng khán giả hàng đầu cứ chằm chặp nhìn vào ông, rồi hết người nọ tới người kia cứ lẳng lặng vội vã ra khỏi phòng họp. Tiếp tới những người ngồi hàng ghế sau cũng làm như vậy. Ông lái buôn ngạc nhiên không biết chuyện gì đã xẩy ra mà nhiều người đã vội vàng chạy đi, mặc dầu ông ăn mặc rất bảnh bao và lại nói chuyện có duyên dáng!

Buồn bực ông trở về phòng và soi gương. Nhưng ông vô cùng hốt hoảng, vì trong gương hiện lên bộ mặt một con hổ hung dữ!

© Âu Dương Thệ

© Đàn Chim Việt

——————————————

Ghi chú:



[1] . Lao động 19.1.11; Âu Dương Thệ, Suy nghĩ gì về Đại hội 11 vừa kết thúc?Vở phường chèo vừa hạ màn thứ nhất! http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2011/npt.htm

[3] . Tuổi trẻ 29.2

[4] . BBC5.3

[5] . Âu Dương Thệ, Trước đêm tối của Đại Hội 11Các cựu lãnh đạo, cán bộ cao cấp và chuyên viên hàng đầu nghĩ gì về tư cách và năng lực của nhóm cầm đầu? http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2011/daihoi11.htm

[6] . Basam 3.3  

[7] . Cộng sản (CS) 8.2 

[8] . CS 27.2

[9] . Chính phủ27.2

[10] . Âu Dương Thệ, Tự tha bổng về những sai trái cực kì nghiêm trọng trong vụ Vinashin:Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đã tự nhổ vào mặt, làm nhục Đảng và tước đoạt quyền chính đáng của nhân dân! http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2011/vinashin.htm

[11] . Vietnam Net (VNN) 19.1.2011

[12] . BBC 20.2 ; http://nguyenthanhphuongvn.net/Viet Capital Bank

[13] . VNN 7.3

12 Phản hồi cho “Hội nghị Cán bộ toàn quốc”

  1. Nhìn gương mặt của đảng trưởng sao giống mặt của con lợn cô cháu nuôi trong chuồng.
    Hội nghị này là dấu hiệu của tình trạng hấp hối của bè lũ VẸM!!!

Leave a Reply to Hồ Thất Phu