Tư bản và gương mặt nhân bản Hoa Kỳ: Greg Smith và Goldman Sachs
LTG. Goldman Sachs là công ty tài chánh lớn thứ Tư Hoa Kỳ, một huyền thoại trong thế giới tài chánh. Goldman Sachs cũng chính là một trong những công ty đứng đầu thế giới về kinh doanh các sản phẩm địa ốc biến chất (derivatives), chủ trương nới lỏng điều lệ vay mượn địa ốc, góp phần trong việc buôn lại các món nợ thiếu điều kiện bảo chứng (subprime loans) mà hậu quả đã làm sụp đổ thị trường địa ốc ở Mỹ năm 2008, kéo theo cả nền kinh tế Hoa kỳ và thế giới (do sự kinh doanh rộng lớn toàn cầu những sản phẩm tài chánh này).
Năm 2007, nhờ chẩn đoán trước được thị trường địa ốc sẽ sụp đổ vì không thể tiếp tục tăng trưởng mãi được, họ đã tống tháo những món nợ nhà đất không-hội-đủ-điều-kiện (subprime loans) để làm giàu bằng những khoản tiền bảo hiểm kếch sù. Năm 2008, khi bong bóng địa ốc nổ tung, phá sản hàng loạt những con nợ không đủ sức chi trả lãi xuất vay nhà đất, làm sập nhiều định chế tài chánh lớn của Hoa kỳ và thế giới, Goldman Sachs nhận được $10 tỉ Mỹ kim tiền cứu trợ của chính phủ Hoa Kỳ, họ đã ban phát tiền tặng thưởng phụ trội (bonus) – khoảng 1 triệu Mỹ kim mỗi người – cho cả ngàn nhân viên (953 nhân viên, không kể ô.Tổng giám đốc Lloyd Blankfein và một vài nhân vật cao cấp khác). Từ 18 tháng Ba 2008 cho đến 22 tháng Tư 2009, họ nhận tổng cộng tài trợ $782 tỉ Mỹ kim từ chính phủ Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, không giống các vụ phá sản công quỹ ở VN, như Vinashin, tất cả các khoản nợ của Goldman Sachs đến nay đã được trang trải sạch và sòng phẳng, cùng với tiền lời, cho chính phủ Mỹ.
Hôm 14 Tháng Ba, 2012 vừa qua, một viên chức cao cấp của Goldman Sachs, ông Greg Smith, quyết định từ chức, đồng thời đăng một bức thư ngỏ trên tờ New York Times, chỉ trích điều mà ông gọi là sự suy thoái đạo đức trong công ty này. Ngay sau khi bài báo được đăng tải, Goldman Sachs mất $2.2 tỷ giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Greg Smith từng giữ vị trí Giám Ðốc Ðiều Hành Goldman Sachs, và là người cố vấn cho nhiều quỹ đầu tư, tư nhân và quốc gia, lên đến hơn một ngàn tỷ Mỹ kim. Dưới đây là nguyên văn bức thư ngỏ Greg Smith đăng trên tờ New York Times.
Ngày 14 tháng 3 2012
Vì sao tôi bỏ Goldman Sachs ra đi
GREG SMITH
Thái Anh chuyển ngữ
HÔM NAY là ngày cuối cùng của tôi tại Goldman Sachs. Sau gần 12 năm làm việc tại công ty — khởi đầu trong tư cách một tập sự viên mùa Hè lúc còn là sinh viên đại học Stanford, sau đó qua New York 10 năm, và hiện nay sống tại London – tôi tin rằng tôi đã làm việc ở đây đủ lâu để hiểu rõ khuynh hướng của nền văn hóa, nhân sự và bản chất của công ty Goldman Sachs. Và có thể nói một cách thành thật rằng môi trường làm việc hiện nay tại Goldman Sachs mang tính độc hại và hủy hoại chưa từng thấy.
Xin đặt lại vấn đề trong một khuôn khổ đơn giản nhất, quyền lợi của khách hàng tiếp tục bị gạt sang một bên trong cách hoạt động và suy nghĩ của công ty về chuyện kiếm tiền. Goldman Sachs là một trong những ngân hàng đầu tư lớn và quan trọng nhất thế giới và nó thâm nhập quá nhiều vào tài chính toàn cầu để tiếp tục hành xử theo cách này. Công ty đã đi chệch hướng quá xa so với nơi tôi từng gia nhập khi vừa tốt nghiệp đại học, xa đến độ tôi sẽ đánh mất lương tri nếu nói rằng mình có thể đồng hóa chính mình với những gì công ty này đại diện.
Điều này có vẻ đáng ngạc nhiên với sự hoài nghi của công chúng, nhưng văn hóa lúc nào cũng là phần thiết yếu trong sự thành công của Goldman Sachs. Nó xoay quanh tinh thần đồng đội, sự tín nhiệm, một tinh thần khiêm tốn, và luôn luôn hành xử đúng với khách hàng của mình. Văn hóa là chất dinh dưỡng bí mật giúp cho nơi đây trở nên tuyệt vời và khiến cho chúng tôi lấy được lòng tin của khách hàng trong 143 năm nay. Tiền không phải là lý do duy nhất, bởi vì nếu chỉ biết đến tiền thì một công ty sẽ không tồn tại được lâu. Tiến trình kiếm tiền phải liên hệ mật thiết với lòng tự hào và niềm tin trong tổ chức. Thế mà, tôi rất buồn khi phải nói rằng xung quanh tôi hầu như không còn dấu vết gì của một văn hóa từng khiến tôi thích làm việc cho công ty này trong những ngày xưa cũ. Tôi đánh mất đi niềm tự hào, mất luôn cả nữa niềm tin.
Đã có những ngày tươi đẹp trong quá khứ. Trong hơn một thập kỷ, tôi chịu trách nhiệm tuyển dụng và hỗ trợ các ứng viên muốn vào làm việc cho công ty, thông qua quá trình phỏng vấn gắt gao của chúng tôi. Tôi từng được chọn làm một trong 10 người (trong một công ty có hơn 30.000 nhân viên) xuất hiện trên video tuyển dụng nhân viên của chúng tôi, được chiếu ở tất cả các đại học chúng tôi ghé thăm trên thế giới. Năm 2006, tôi quản lý khóa thực tập Hè trong chương trình kinh doanh và giao dịch tại New York cho 80 sinh viên đại học được tuyển chọn, trong số hàng ngàn người xin việc.
Nhưng tôi biết đã đến lúc để ra đi, vì nhận ra rằng tôi không thể nào nhìn thẳng vào mắt sinh viên và nói với họ đây là một nơi tốt lành để làm việc.
Nếu sau này người ta viết về lịch sử Goldman Sachs, họ có thể viết rằng Tổng Giám đốc điều hành hiện tại, hai ông Lloyd C. Blankfein, và chủ tịch Gary D. Cohn, đã đánh mất đi văn hóa của công ty trong nhiệm kỳ của họ. Tôi thực sự tin rằng sự suy đồi đạo đức của công ty phản ảnh mối đe dọa nghiêm trọng nhất cho sự sống còn bền vững của Goldman Sachs.
Trong suốt quá trình làm việc của tôi, tôi nhận được đặc quyền để tư vấn cho 2 trong số các quỹ đầu tư lớn nhất hành tinh này, cho 5 trong số các nhà quản lý tài sản lớn nhất Hoa Kỳ, và cho 3 trong số các quỹ tài sản quốc gia quan trọnh nhất ở Trung Đông và Châu Á. Tổng số tài sản của thân chủ tôi lên đến hơn một nghìn tỷ Mỹ kim. Tôi luôn tự hào trong việc tư vấn cho khách hàng của mình. Tôi tự hào vì tôi tin mình đã làm điều tốt cho họ, thậm chí nếu điều ấy đồng nghĩa với việc mang lại ít tiền hơn cho công ty. Càng ngày quan điểm này càng trở nên không được ưa chuộng tại Goldman Sachs. Thêm một chỉ dấu cho biết là đã đến lúc phải ra đi.
Tại sao chúng tôi lại đến nông nỗi này? Công ty đã thay đổi cách suy nghĩ về sự lãnh đạo. Lãnh đạo ngày trước đặt trọng trách vào cách vận dụng tư duy, đặt mục tiêu để làm gương và làm đúng lương tâm. Ngày nay, nếu bạn mang về đủ tiền cho công ty (và hiện giờ không phải là một tên sát nhân vấy máu người), bạn sẽ được bổ nhiệm vào một chức vụ quan trọng.
Ba cách nào nhanh chóng nhất để trở thành một lãnh đạo? a) Xuất chiêu bằng những lưỡi rìu của công ty, đó là ngôn ngữ của Goldman nói về cách thuyết phục khách hàng của mình đầu tư vào cổ phiếu hoặc các sản phẩm khác mà chúng tôi đang cố ‘tống’ đi bởi vì chúng không được coi là không có tiềm năng mang lại nhiều lợi nhuận. b) ” Săn Voi” tiếng Anh có nghĩa là khuyến dụ khách hàng của mình – một số người thì hiểu biết nhiều, và một số khác thì thiếu hiểu biết, kinh doanh bất cứ món gì sẽ mang lại lợi nhuận lớn nhất cho Goldman. Cứ cho tôi là lỗi thời, nhưng tôi không thích bán cho thân chủ mình một sản phẩm không thích hợp cho họ. c) Hình dung mình đang ngồi một chỗ mà công việc của bạn là buôn bán bất kỳ sản phẩm nào khó bán, có tính lưu dụng (chuyển đổi thành tiền) thật thấp, một sản phẩm mập mờ, với cái tên được viết tắt bằng ba chữ cái. (có thể là CDS hay CDO credit default swap/collaterized debt obligation)
Ngày nay, nhiều người lãnh đạo của công ty biểu lộ một chỉ số văn hóa Goldman Sachs đích xác là zero phần trăm. Tôi từng tham dự các cuộc họp bàn sản phẩm giao dịch Chứng khoán Biến chất (derivatives) mà nơi đó người ta không dành một phút nào để hỏi làm thế nào để chúng tôi có thể giúp thân chủ mình. Toàn bộ thời gian chỉ dành nói về cách làm thế nào để có thể làm tiền khách hàng chúng tôi nhiều nhất. Nếu bạn là một người đến từ sao Hỏa, ngồi dự các phiên họp này, bạn sẽ tin rằng thành công hay sự tăng trưởng của khách hàng không phải là một phần của quá trình suy nghĩ.
Tôi cảm thấy buồn nôn khi người ta có thể nhẫn tâm bàn về cách trấn lột thân chủ của mình. Trong vòng 12 tháng qua, tôi đã thấy 5 giám đốc quản lý khác nhau gọi khách hàng riêng của họ là “đồ ngốc/”, đôi khi ngay trong e-mail nội bộ. Ngay cả sau khi SEC (1) (Ủy ban Bảo vệ Thị trường Chứng khoán), Fabulous Fab, Abacus, Sứ mệnh của Thiên Chúa (2), Carl Levin (3), Mực ống ma cà rồng (4)? Không biết khiêm tốn sao? Xin lỗi! Đạo đức à? Đang bị xói mòn.
Tôi không biết có bất cứ một hành vi bất hợp pháp nào không, nhưng liệu công ty sẽ khuyến khích thân chủ mình đầu tư vào những sản phẩm phức tạp có vẻ có khả năng sinh lợi, ngay cả khi những sản phẩm này không phải là các khoản đầu tư đơn giản không phù hợp trực tiếp với các mục tiêu của khách hàng? Tất nhiên rồi. Chuyện này xảy ra hàng ngày, tại Goldman Sachs!
Tôi sửng sốt tại sao giới quản lý cấp cao ít nhận thức ra được một sự thật rất căn bản: Nếu khách hàng không tin tưởng bạn, cuối cùng họ sẽ ngừng giao dịch với bạn. Chẳng cần biết bạn thông minh đến cỡ nào.
Ngày nay, câu hỏi mà tôi nghe nhiều nhất từ các nhân viên phân tích thị trường cấp 1 về các sản phảm derivatives là: “chúng ta làm tiền khách hàng đến cỡ nào?” Mỗi khi nghe câu hỏi này là tôi bực mình, bởi vì nó phản ảnh rõ ràng về những gì họ đang quan sát từ người lãnh đạo của họ về cách hành xử. Thử tiên đoán tương lai 10 năm nữa: Bạn không cần phải là một nhà khoa học chế hỏa tiễn mới biết rằng các nhân viên phân tích thị trường ngồi lặng lẽ trong góc phòng nghe nói về “đồ ngốc”, “móc mắt sơi tái” và “được trả tiền thù lao” sẽ khó trở nên một công dân gương mẫu.
Khi tôi là một nhân viên phân tích thị trường, năm đầu tiên, tôi chưa biết phòng vệ sinh ở đâu, chưa biết cách thắt dây giày. Tôi đã được dạy quan tâm đến đường lối của công ty, tìm hiểu về derative, hiểu biết về tài chánh, nhận biết khách hàng của chúng tôi cùng những động lực nào thúc đẩy họ, tìm xem cách họ định nghĩa thành công và những gì chúng ta có thể làm để giúp họ đạt được thành công đó.
Khoảnh khắc đáng tự hào nhất trong đời tôi là – nhận được một học bổng toàn phần để đi từ Nam Phi đến Đại học Stanford, được vào vòng chung kết chương trình học bổng Rhodes, giành huy chương đồng giải bóng bàni Olympic Maccabiah ở Israel, được mệnh danh là Thế vận hội của người Do Thái – tất cả đềulà kết quả của những nỗ lực ghê gớm, không có ngõ tắt. Goldman Sachs ngày nay lại chú trọng quá nhiều về các ngõ tắt và không đủ về thành tựu. Điều này không thích hợp với tôi nữa.
Tôi hy vọng đây là tiếng chuông cảnh tỉnh cho ban giám đốc. Hãy trở lại, đặt khách hàng làm trọng tâm cho doanh nghiệp của bạn. Không có khách hàng, bạn sẽ không kiếm ra tiền. Thật thế, bạn sẽ không hiện hữu. Loại bỏ những kẻ thất nhân mất đức, không cần biết họ mang lại cho công ty bao nhiêu tiền. Hãy trử lại một văn hóa mẫu mực một ngày xưa, để những người muốn làm việc ở đây sẽ tìm đến vì những lý do đúng đắn. Những người chỉ quan tâm đến chuyện làm tiền sẽ không duy trì được công ty này – hoặc sự tin tưởng của khách hàng của họ – lâu dài được đâu.
(Bản tiếng Việt: Nguyễn-Khoa Thái Anh)
______________________________________
1) Trong năm nay (2012) SEC (Ủy Ban Bảo vệ Thị trường Chứng khoán) phạt Goldman Sachs và một số các định-chế tài chính Mỹ $550 tỉ Mỹ kim về vụ buôn bán mờ ám các sản phẩm bất động sản và sai áp, tịch thu nhà cửa không hợp pháp.
2) Năm 2009, ông tổng giám đốc Lloyd Blankfein bị nhạo báng khi tở báo Times của Ăng-lê đăng phỏng vấn tiễt lộ lời tuyên bố của ông: “tôi đang “thi hành sứ mạng của Chúa” ở Goldman Sachs.
3) Nghị sĩ Carl Levin (Dân chủ bang Michigan) đồng hóa Goldman Sachs là “một ổ rắn độc tài chánh”
4) Nhà báo Rolling Stone Matt Taibbi mô tả ngân hàng kinh doanh Goldman Sachs là “một con bạch tuộc hút máu khổng lồ đang quấn chặt mặt mũi của nhân loại, không ngừng thọt những vòi hút máu vào tất cả những hốc hiểm nào có mùi kim tiền.”
Cộng Sản và Gương Mặt Nhân Bản Việt Nam:
Các Đảng Viên Đảng CS cố tình “Quy Hoạch” nhà cửa dân đang ở để lấy đất đai bán cho tư bản nước ngoài tiền đô bỏ túi bất chấp dân phải màn trời chiếu đất , khổ lên khổ xuống trăm bề !
Ruộng đất đang cày bị đuổi đi vì “Quy Hoạch” làm sân Golf (??!!!!) bất chấp dân nghèo đói khổ sở màn trời chiếu đất như thế nào miễn tiền Đô bỏ túi!
Dân oan khiếu kiện thì quy chụp là “phần tử xấu” haY phần tử gây rối loạn.
Luật sư giúp dân oan khiếu kiện thì vô tù ngồi hoặc phải đóng cửa Văn phòng.
Gần Đây nhất, ngay cả căn liều tạm bợ của thân nhân ông Đoàn Văn Vươn, cũng bị phá. Thủy sản trong đầm bị vét sạch!
Tự taY KÝ cho thuê rừng, thuê đất, tiền vào túi Đảng!
Công QuỸ tự ban phát tự chia, thuế dân là kinh phí Đảng
Cộng Sản bỏ tù dân Yêu Nước , bỏ tù dân oan , bỏ tù người hiền.
Đảng Viên CS tại chức , thằng nào mà không làm giàu trên thuế , công QuỸ Và Xương Máu của Dân?
Và có bao nhiêu người Việt tiếp tục ngồi tù cho công lÝ tự do, độc lập cho nước nhà, trẻ có , già có , nổi tiếng có ,….( không phải từ chức về nhà coi TV như ông Greg Smith ) để phá vỡ sự nhẫn tâm tàn bạo của Công sản .
HỌ LÀ NHỮNG AI, TÊN GÌ , TẠI SAO HỌ CAN ĐẢM VẬY? HỌ BÂY GIỜ ĐANG BỊ HÀNH HẠ RA SAO?
HÃY VIẾT VÀ QUAN TÂM VỀ TẤT CẢ BỌN HỌ!
NHỮNG GƯƠNG MẶT NHÂN BẢN VIỆT NAM!
TIỀN HAY TÀI CHÁNH TRONG XÃ HỘI TƯ BẢN
Trong xã hội tư bản tất cả đều phương tiện, chỉ có con người là chủ thể và mục đích. Tài chánh tư bản hay tiền cũng chỉ nhằm phục vụ mục đích đa dạng của cá nhân cũng như xã hội con người. Ở đây không có cảm tính, không có tình cảm theo kiểu lý thuyết, chỉ có cơ chế thực tế của xã hội khách quan, thế thôi. Đồng tiền như huyết mạch nuôi sống chung, phục vụ chung cho toàn xã hội. Ý nghĩa của đồng tiền không nhận diện về mặt đạo đức hay tình cảm phức tạp, mà chỉ được nhận diện về mặt lợi khí hay công cụ thiết yếu và đơn giản. Ý nghĩa của đồng tiền không phải ở giá trị nơi bản thân nó, mà chính là nó mang lại các đáp ứng dịch vụ cần thiết hay nó tạo lại ra tiền. Cho nên đồng tiền bất động là đồng tiền đáng nguyền rủa mà không phải đồng tiền xoay vòng, đồng tiền tạo ra những đồng tiền mới. Trong xã hội tư bản không ai làm chủ ai mà là đồng tiền hay công cụ tài chánh làm chủ tất cả. Có tiền mua tiên cũng được, không có tiền công chúa cũng nằm co. Trong chế độ tư bản, sự bình đẳng không phải là sự giàu nghèo như nhau hoặc sự cào bằng, mà chính là điều kiện cơ hội cần phải đồng đẳng. Chính sự đồng đẳng về cơ hội là giá trị của chế độ tư bản mà không phải là tài chánh hay đồng tiền. Đạo đức trong chế độ tư bản là đạo đức thực tế, không phải đạo đức lý thuyết. Không phạm pháp, không khống chế người phi pháp nhằm có lợi cho riêng mình, đó là đạo đức mà không phải đạo đức kiểu lý thuyết suông. Cho nên sự phi đạo đức trong xã hội tư bản là sự lạm dụng tự do, lạm dụng thế lực phi pháp mà không phải việc có nhiều tiền. Việc có nhiều tiên hay làm giàu hợp pháp, đó là đạo đức. Nhưng chính sự làm giàu phi pháp, như sự gian lận hoặc sự rửa tiền, mới thật sự là phản đạo đức và phản xã hội. Không phải trong chế độ tư bản ai cũng ham tiền, ai cũng vì tiền, ai cũng quý trọng tiền. Nhưng giới tư bản, giới tài chánh, đó là giới công cụ làm ra tiền và quản lý tiền. Phố Wall chính là một điển hình như vậy tại nước Mỹ cũng như trên toàn thế giới. Đồng tiền tự nó không mang ý nghĩa đạo đức, cơ chế vận hành của đồng tiền trong xã hội tư bản là khách quan, cũng không mang ý nghĩa hay giá trị đạo đức. Ý nghĩa đạo đức nói cho cùng chỉ là ý thức hay mục đích của người tức chủ thể sử dụng đồng tiền đó để làm gì, có hợp pháp hay phi pháp. Quản lý tốt không bao giờ là sự tự tử, hay sự tự hủy diệt, tức sự phá sản về mặt tiền bạc và tài chánh trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Cho nên, luật pháp trong chế độ tư do tư sản, hay được gọi là tư bản chủ nghĩa, luôn rất quan trọng. Nó không nặng về kiểu lý thuyết suông như khái niệm bóc lột của Mác, hay nặng về quan điểm đạo đức lý tưởng truyền thống xa vời kiểu Đông Phương, nhưng nó chỉ nặng về tính cách hiệu quả hay không hiệu quả của pháp luật, tức về mặt pháp lý xã hội, cũng như về mặt năng động của chính bản thân hay khả năng của người quản lý. Sự chữi bới xã hội tư bản không đúng cách là không hiểu cơ chế tự nhiên của xã hội tư bản. Chính những xã hội mà pháp luật không rành rẻ, pháp luật bị khống chế, pháp luật bị lợi dụng cho thiểu số, pháp luật giúp cho sự độc quyền hay sự cạnh tranh không lành mạnh, mới là đáng chữi cả bội lần, hơn là xã hội tư bản chủ nghĩa đúng cách khách quan của nó. Chính mọi sự hạn chế tính cách bình đẳng về cơ hội tự nhiên, khách quan trong xã hội, sự hạn chế mọi sự phát triển tự do nơi mọi người nói chung, mới thật sự là các xã hội phi nhân bản, mà không phải xã hội tư bản theo vận hành tự nhiên, lành mạnh hoặc khách quan của nó. Chỉ nói vắn tắt vài dòng như vậy để mọi người có thể liên hệ cũng như đánh giá theo nhiều cách khách nhau trong chủ điểm và mục đích của bài viết chủ bài như trên đã thấy. Chẳng hạn sự nhân danh đấu tranh giai cấp để tướt đoạt tài sản hợp pháp của người khác một cách phi pháp, nhân danh giai cấp để khống chế mọi sự phát triển, mọi cơ hội thăng tiến tự nhiên của con người thuộc mọi giai cấp khác nhau trong xã hội mới thực chất là phản nhân bản còn hơn cả những nhược điểm nào đó vẫn còn có đó một cách bất đắc dĩ hay khách quan, chưa khắc phục được của xã hội tư bản. Mọi sự quản lý tiền bạc hay tài chánh trong xã hội tư bản là sự quản lý mang tính khoa học, kỹ thuật, không mang tính lý thuyết rởm hay đạo đức suông, giả tạo, mà mọi người đều có thể biết được qua chính mọi kinh nghiệm bản thân mà họ đều có thể tự có.
ĐẠI NGÀN
(22/3/12)
Trich: ” Sự chữi bới xã hội tư bản không đúng cách là không hiểu cơ chế tự nhiên của xã hội tư bản. Chính những xã hội mà pháp luật không rành rẻ, pháp luật bị khống chế, pháp luật bị lợi dụng cho thiểu số, pháp luật giúp cho sự độc quyền hay sự cạnh tranh không lành mạnh, mới là đáng chữi cả bội lần, hơn là xã hội tư bản chủ nghĩa đúng cách khách quan của nó…”
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
…Bởi vậy, Cộng Sản và bọn bồi bút cố tình xuyên tạc sự khiếm khuyết của XH tư bản một cách một cách khôn khéo nhưng cực đoan để mọi người lầm tưởng và quên đi sự cần thiết phải chỉ trích và lên án bản chất tồi tệ về nhân bản của Cộng Sản.