WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhớ Trịnh Công Sơn

 

Mười một năm qua, Trịnh Công Sơn đã đi vào cõi bất tử. Anh chọn ngày cá tháng tư- ngày nói dối toàn thế giới để ra đi. Hóa ra, tin anh đi khỏi cuộc đời này, về thực chất là một tin bịa đặt. Trịnh Công Sơn không bao giờ chết khi các ca khúc tuyệt vời của anh còn sống mãi với dân tộc.

Trịnh Công Sơn là bạn với cả nước. Hỏi có gia đình Việt nào không một lần mê mẩn vì các ca khúc “gây nghiện” của anh.. Trong chừng mực ấy, kẻ viết bài này cũng là bạn của Trịnh.

Nhớ cuối năm 1992, ngồi uống café với Trịnh Công Sơn trước Hội Âm nhạc TP.HCM. Anh bảo: “Hảo có thơ gì mới đọc cho mình nghe với?”. Hầu như lần nào gặp nhau, có cơ hội yên lặng là anh hỏi tôi có làm được bài thơ nào mới, đọc cho “moi” nghe chơi! Thơ phú lênh láng một hồi xong, Trịnh Công Sơn bảo : “ Mình sắp in một tập nhạc có tựa đề : “ Bên đời hiu quạnh”, đã xin được giấy phép, do Hội Âm nhạc thành phố đứng ra in, đây là tập nhạc đầu tiên của mình được phép ra trong chế độ mới ( CS) nên phải cẩn thận. Từng bản nhạc đã được “cơ quan chức năng” duyệt, kể cả lời tựa do bạn mình là Bửu Ý viết. Mình muốn Hảo viết cho mình mấy dòng in trân trọng nơi bìa bốn, đồng ý chứ?”. Tôi hơi bất ngờ, bảo anh : “ Anh Sơn này, theo Hảo, anh nên mời anh Nguyễn Quang Sáng hoặc anh Nguyễn Duy, hai bạn nhậu của anh viết cho có phải thú vị hơn không?”. Anh Sơn bảo: “Sáng và Duy có viết về mình mấy bài in báo, nhưng dài quá, không thể trích mấy dòng nơi bìa bốn của tập nhạc được; vậy “moi” mới nhờ Hảo, cũng muốn có một kỷ niệm với Hảo cho vui…”. Tôi đồng ý!

Hai ngày sau tôi chưa kịp viết thì anh Trịnh Xuân Tịnh, người em trai thứ hai của anh Sơn tìm tôi giục, rằng : “ Bìa một đã làm, anh Sơn bảo chờ mấy dòng của anh Hảo mới làm tiếp bìa bốn của tập nhạc…”. Tôi ngồi viết ngẫu hứng mấy dòng sau đưa cho anh Tịnh: “Nghệ thuật hi vọng của Trịnh Công Sơn là nghệ thuật băng qua tuyệt vọng, có đi qua lò bát quái của phần số, nhân tính mới còn cơ phát lộ. Trong lò lửa luyện ngục của anh, chúng ta được gặp cái mát lành của tuyết đầu mùa. Anh chỉ ra rằng băng tuyết cũng có thể dùng để sưởi ấm. Anh làm ta tin vào khả năng lặng im của loài quạ. Thực ra thiên chức của nghệ thuật là thức tỉnh nỗi cô đơn cùng tận của con người. Chính cô đơn là hình ảnh tư duy của chàng Hamlet. Chừng như sự chết và hư vô là hai tên gọi khác của nỗi cô đơn? Thức tỉnh nỗi cô đơn, nghệ thuật đồng thời cũng thức tỉnh cả cái chết và niềm hư vô. Âm nhạc của Sơn làm ta có cảm giác vừa rơi lên đỉnh vực nỗi cô đơn. Chỉ có thể đi hết cái tôi, chúng ta mới có cơ gặp cả loài người”- Trần Mạnh Hảo 10-1992 ( Bìa bốn, tập nhạc BÊN ĐỜI HIU QUẠNH –TRỊNH CÔNG SƠN -Tình khúc -Nhân Bản 1973-Hội Âm Nhạc TP-Giấy phép xuất bản số 345 ngày 9 tháng 01 năm 1993- In và nộp lưu chiểu tháng 06 năm 1993)

Bằng thiên tài của mình, quả thực Trịnh Công Sơn đã đi hết nỗi cô đơn kiếp người, đi hết niềm hư vô và đi băng qua cái chết để đến với sự bất tử của anh trong lòng dân tộc ViệtNamvà thế giới. Trịnh Công Sơn không chỉ là một hiện tượng âm nhạc hậu bán thế kỷ thứ XX của Việt Nam; anh còn là một hiện tượng văn hóa của dân tộc đau thương và bất hạnh vào bậc nhất của thế giới này. Tuồng như không phải anh cô độc ôm đàn hát lên nỗi niềm day dứt mê ly của mình mà chính là những vết thương của lịch sử đang cất tiếng hát, vết thương của nỗi cô đơn, vết thương của tình yêu, vết thương của bất hạnh và hạnh phúc, vết thương của vô thường, vô ngã, vô vi, vô ưu, vô vọng, vô biên, vô lượng … cùng cất tiếng hát.

Trịnh Công Sơn, chính anh mới là cây đàn của mẹ ViệtNam. Mẹ ViệtNamđã ôm anh vào lòng như bức tranh người đàn ông ôm cây Tây Ban Cầm của Pablo Picasso để hát lên tình yêu và nỗi buồn vô tận của kiếp người. Hay nỗi buồn mượn anh mà hát lên những giai điệu có thể làm “đá ngây ngô” cũng ứa nước mắt ? Hay cỏ cây, mây trời, núi sông, ruộng đồng… đã mượn anh mà hát lên nỗi niềm vạn thưở của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du …?

Âm nhạc của Trịnh Công Sơn không chỉ là ma thuật giai điệu hài hòa với phần lời rất thi ca sâu thẳm mà còn là thiền học, triết học cất lời, rót vào tâm hồn người cả nỗi ưu tư của đất trời, những thắc thỏm, u hoài trần thế, những băn khoăn, day dứt, sầu thương, hoài vọng, hoài nghi, hụt hẫng, ngơ ngác nhân sinh. Tôi cho rằng một số nhạc sĩ chê phần nhạc của Trịnh Công Sơn là đều đều, đơn điệu… là vô căn cứ nếu không phải là do đố kị tài năng. Nhạc Trịnh bỏ lời đi, vẫn vô cùng quyến rũ, vẫn làm mê mẩn hàng triệu người. Phần lời của nhạc Trịnh quả tình siêu việt, là thi ca được hát lên. Bằng chứng là rất nhiều bài hát Trịnh Công Sơn được hòa tấu không lời vẫn cứ tuyệt vời, làm thổn thức hàng triệu triệu trái tim người nghe.

Đánh tên Trịnh Công Sơn lên công cụ tìm kiếm Google, sẽ thấy rất nhiều bài báo vu cho Trịnh là Việt Cộng nằm vùng, là tên văn công hạng bét, là phản bội Việt Nam cộng hòa, nơi đã sản sinh ra thiên tài Trịnh… Ngay cả một người bạn thân của anh Sơn là họa sĩ T.C. cũng cho Trịnh có ý đồ chính trị…Không, Trịnh Công Sơn trước hết là một con người phi chính trị, một văn nghệ sĩ thuần túy. Âm nhạc của anh vượt lên mọi đối kháng chính trị trong suốt cuộc chiến ViệtNam. Nếu Trịnh từng là Việt Cộng nằm vùng, không đời nào năm Mậu Thân 1968, anh lại viết bài hát “ Tôi đã thấy” : “ Chiều đi lên Bãi Dâu hát trên những xác người…” than khóc cho hàng nghìn người bị quân đỏ tàn sát? Nếu Trịnh là Việt Cộng nằm vùng, không bao giờ anh viết về cuộc chiến ViệtNamlà: “hai mươi năm nội chiến từng ngày”? Nếu Trịnh là Việt Cộng, không bao giờ anh dám viết bài hát (Requiem – Kinh cầu hồn) “Cho một người nằm xuống” là đại tá Lưu Kim Cương bị quân đỏ bắn chết năm Mậu Thân 1968 tại sân bay Tân Sơn Nhất ? Nếu Trịnh là Việt Cộng nằm vùng, sau năm 1975, sinh viên Huế sao lại dám mang nhạc anh ra đấu tố, anh phải đi lao động cải tạo trồng sắn trên núi; và quan trọng hơn là nhạc của anh mấy năm liền vẫn bị cấm hát? Anh phải bỏ Huế vào Sài Gòn sống với mẹ và các em.

Sau năm 1975, tôi có dịp sinh hoạt chi bộ với nhà văn Nguyễn Quang Sáng lúc anh Sáng bắt đầu cặp kè với Trịnh Cộng Sơn như bóng với hình. Chi bộ hỏi anh Sáng về chuyện đó, anh Sáng khai: “Thành ủy và anh Sáu Dân (Võ Văn Kiệt) chỉ thị cho tôi bám sát Trịnh Công Sơn để lôi kéo anh ta về phía cách mạng. Trên bảo : nhạc sĩ này là thành phần đáng ngờ, có thể anh ta từng làm việc cho CIA, cần phải theo dõi anh ta trong mọi nơi mọi lúc”. Có thể vì chưa hiểu được nhiệm vụ cách mạng này của nhà văn Nguyễn Quang Sáng mà nhà văn Đặng Tiến (bên Pháp) mới viết rất không đúng rằng: “Nguyễn Quang Sáng và Nguyễn Duy điếu đóm cho Trịnh Công Sơn” chăng? Có thể vài bài hát của Trịnh Công Sơn như: “Huyền thoại mẹ”,” Em ở nông trường em ra biên giới”, “Ngọn lửa Matxcơva”… anh làm trong lúc bị “phê” rượu Tây với sự tranh thủ hết sức thân tình của Nguyễn Quang Sáng chăng? Nếu anh Sơn là Việt Cộng, anh đã để cho nhà nước tổ chức đám tang mình ở Hội văn nghệ hay tại nhà tang lễ Lê Qúy Đôn giành cho những cán bộ công khai và cán bộ ngầm có công với hai cuộc kháng chiến. Anh Sơn trối lại cho các em là tang lễ anh sẽ chỉ tổ chức tại nhà mình 37D Phạm Ngọc Thạch mà thôi! Nếu anh Sơn là Việt Cộng nằm vùng, ít nhất anh đã được giải thưởng quốc gia về văn học nghệ thuật?

Trịnh Công Sơn không phải người của quân đỏ hay quân xanh. Anh là con của mẹ Việt Nam, đến đất mưa bom bão đạn này để hát lên niềm hi vọng về nỗi tuyệt vọng con người, hát lên tình yêu bi thảm kiếp người, hát lên nỗi buồn mang mang thiên cổ  nhân sinh của một gã du tử đến từ khu vườn các thiên sứ.

Chừng như từ khi sinh ra Trịnh Công Sơn đã bị thần thi ca, thần âm nhạc Apollon cướp mất cả hồn xác, biến anh thành âm nhạc, thành thi ca thuần túy. Bao nhiêu người đàn bà đẹp mê anh, yêu anh chừng như đã không giành được thân xác anh và linh hồn anh mãi mãi? Tình yêu anh đã hiến tế cho âm nhạc, thi ca, cho triết học, thiền học, không còn chỗ cho phái đẹp cư trú. Những người đàn bà ghé qua âm nhạc anh trú ngụ ít ngày rồi cũng  “ bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ”. Nói cho cùng, tình yêu của Trịnh Công Sơn dành cho các người đẹp là một tình yêu thiên sứ. Mà thiên sứ thì chỉ yêu bằng tâm hồn thôi! Còn thể xác anh đã tận hiến cho đất trời, cho cát bụi, cho Phật, cho Chúa…cho âm nhạc của mình muôn thưở trường tồn cùng dân tộc ViệtNam. Mười một năm trước, Trịnh Công Sơn đã mang nguyên vẹn niềm trinh nguyên thiên sứ của mình về với cát bụi để mãi mãi thủy chung cùng cõi hư vô, thủy chung cùng thần Apollon mà bất tử với cây đàn Lia vĩnh cửu trên Niết Bàn ẩn cư trong trái tim mỗi người Việt yêu nhạc Trịnh.,.

Sài Gòn ngày 30-03-2012

© Trần Mạnh Hảo

© Đàn Chim Việt

 

36 Phản hồi cho “Nhớ Trịnh Công Sơn”

  1. Nhân Dân Việt Nam says:

    Một thực tế là : Trịnh Công Sơn dù không là Cộng Sản , nhưng ông không thèm chạy trốn mà đã ở lại với Cộng Sản ,cùng sống và trưởng thành hơn trong tâm hồn Nghệ sỹ -Nối vòng tay lớn -mãi từ đây .
    Không chỉ gia đình , người thân , những người Việt nam yêu nước … mà bạn bè quốc tế cũng rất kính trọng và yêu quý ông .
    Đất lành chim đậu . Quê hương Việt Nam , sẽ mãi là Tổ ấm , là điểm hội tụ cho những con chim còn mang hồn Việt , đã – đang – và sẽ trở về trong vòng tay yêu thương , hòa bình của Dân tộc…

    • Lamson72 says:

      Bác hồ ơi bác là đồ chó đẻ
      Thiên đàng bác hứa là đây
      Cột đèn mà có ba chân bốn cẳng
      Cũng chạy khỏi thiên đàng của bác

  2. Dân Việt nam says:

    Dưới thời chiến tranh Quốc cộng,dân miền Nam có câu ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng sãn.Đặt trường hợp,giã sữ ho Trịnh sanh đẽ, mà trưỡng thành tại miền Bắc cs,làm gì có chuyện đễ nỗi danh về nhạc phãn chiến đến như vậy,chĩ có sống ỡ chế độ tự do dân chũ,sung sướng,thoãi mái như miền Nam VNCH mới có cơ hội và đầy đũ điều kiện phát triễn mà không bị ai làm khó dễ gì hết,Đôi khi lại còn những thế lực khác bí mật nương theo đễ làm xáo trộn an ninh cũa một nước.
    Nhưng nói chung,nhạc Trịnh có một vài bãn mà tôi rất thích,như mới nhập đề có câu,hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi,đễ một mai..,hay là mỗi ngày ta tìm một niềm vui..,hay là.
    Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
    Một trăm năm đô hộ giặc Tây
    Hai mươi năm nội chiến từng ngày
    Gia tài cũa mẹ đễ lại cho con
    Gia tài cũa mẹ một nước Việt buồn
    Sau đó,có câu vè rằng,
    Mẹ dạy con biết đánh bài cào,
    Mẹ dạy con biết phi xì ke,phi thật nhiều.
    Quã nhiên đúng như vậy,sau ngày tiếp thu Sàigon,nước VN biến thành toàn là cơ bạc,buôn lậu những đồ quốc cấm như xì ke,nỗi tiếng nhất thế giới.
    Nếu nói ho Trịnh là một thiên tài,đại diện cho giới trí thức nhưng trong lời nhạc ca,chĩ thấy toàn là thán oán,thì ai không biến than van buồn tũi cho thân phận cũa đất nước lúc bấy giờ.Trong khi không thấy,Ông ta đưa ra một sáng kiến nào đễ bão vệ hay xây dựng đất nước khã dĩ.
    Trong khi,những nhà trí thức khác mà tôi đây không nhớ tên đã đón trước vận nước sẽ nỗ trôi như,
    Giặc từ Bắc vô Nam,bàn tay rướm máu đồng bào,
    Giặc phương bắc vô nam,bàn tay rướm máu anh em.
    Hay là,
    Trên đầu súng quê hương tỗ quốc đã vươn mình..,đễ mai đây nghĩa xây hoà bình,ông cha ta mãnh đất vươn mình,ôi quê hương ta nước Việt Nam từ đó vươn lên nhà mái với công trường,những xí nghiệp môi trường nhà thương và hầm mõ,ôi quê hương ta đó.Hay là VN quê hương ngạo nghễ cũa cũa ns Quang v v .
    Hơn nữa,tuỗi trẽ VN sau năm bẫy mươi nhăm chĩ học những diễn biến lịch sữ thế giới và tỗ quốc chĩ sau ngày sụp đỗ VNCH như đánh Mỹ cút,ngụy nhào mà thôi,phãi có những ns như Việt Khang bây giờ,đã đánh thức tình yêu nước,đáng ca ngợi…Bỡi có câu,muốn yêu nước chân chính,thì phãi hiễu thấu lịch sữ nước mình.

  3. Mạnh says:

    TMH viết : ‘ Mười một năm qua. TCS đã đi vào cỏi bất tử ” .Sao tới 11 năm ? Gã ” ngõm ” lâu vậy sao mà tui hỏng hay ! Con người gã sống hay chết tôi chả quan tâm. Nhờ luồn lách làm gián điệp 2, 3 bên nên gã bình yên mà trốn lính có gì lạ đâu Bác Phan Ba ! Cũng có thể vì sợ phong trào Việt Khang nên Đảng ta cho đánh bóng “con cóc chết ” để thanh niên VN cứ ỉ eo mà quên Việt Khang, quên HS -TS,quên thằng TÀU ! Không tự nhiên mà ca tụng ai đâu !

  4. Phan BA says:

    Nhìn mặt ông xì ke này là tôi thấy một ngày âm u, không tương lai!! Trong khi lũ cộng tự nhận là vô thần, VÔ GIA ĐÌNH, VÔ TỔ QUỐC.. hăng máu, thề phanh thây uống máu, giết, giết nữa. Pháo đạn vào trường học giết trẻ em, khủng bố miền nam.

    Thì ông xì ke này khóc than, ngồi trong hóc rên rỉ.

    Trong khi cả thjế giới coi Cộng sản như là quỷ, thì ông gọi họ là anh em..mấy mươi năm sau ‘giải phóng’ tưởng ông sáng mắt.. té ra ông vẫn mù, và càng mù khi có bồ nhí!

    Rõ là gả KHÙNG!! tại sao miền nam không ném gả qua phía anh em của gả, để nó cưới cho gả một mụ bộ đội chân ngắn là gả sáng mắt ngay.

    Đám nghệ sĩ hút xí ke, ma tuý.. hồn lâng lâng sáng tác nhạc rất hay..nhưng nhạc hay không phải là nhạc tốt!!! mà sao gã này được trốn lính!! do thiếu ký???

    • Pham Hanh Phuc says:

      Tôi yêu nhac tình của anh ( có thời gian tôi lầm lẫn yêu nhạc phản chiến từ 68 đến 70 ). Tôi ghét tư cách hèn hạ của anh. Trước 75 luồn cúi các tưóng tá trốn quân dịch. Sau 75 vội vàng d7o6t1 và tuyên bố tấ cả tác phẩm của mình và luồn cúi các cán bộ để vinh thân. Nhục quá , vậy mà cũng có khối người tung hô, khóc than khi anh chết. Ngu quá.

  5. người bức xúc says:

    người hiền lành và nghệ thuật như nhạc sỹ TCS mà tới giờ – khi ông đã khuật- lại nhiều kẻ hùa nhau chửi bới. . Những kẻ chửi lén này có 1001 chế độ nào ..họ vẫn chửi! Thật bỉ ổi và đê hèn, nên để cho TCS yên, nên cắt những còm sắp tới

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Các thứ ngu, chuyên nghề…cò mồi, thường thì chúng rất hay…bức xúc trước cái sự thật thô bỉ, phủ phàng.

      Lại hay ra vẽ…thầy bà, khoái lên lớp thiên hạ. Y hệt như các quản giáo, chingh1 trị viên của VC…

      Cái gì ta cũng….rành cả. Kem ăn không hết phải mang…phơi khô, ti vi chạy đầy đường…

      Thấy thương quá…

  6. Mạc phi Đăng says:

    Nghệ thuật vị nghệ thuật – nghệ thuật vị nhân sinh.

    Người sành nhạc miền Nam VN, có thể khẳng định rằng…Nền tân nhạc của miền Nam VN hiện hành (dưới thời xã hội chủ nghĩa) thật èo uột đến thảm hại!!

    Sau bảy nhăm, trên những nẻo đường từ Nam ra Bắc VN; có ai đó sành điệu, hãy giúp tôi (giới thiệu tôi, đơn cử một vài bản nhạc sáng tác sau năm 75) thưởng thức những nốt nhạc trữ tình, lãng mạn, đầy tình người (?)

    Ôi…Nghệ thuật vị nhân sinh,
    or:
    Nghệ thuật vì miếng ăn!

Leave a Reply to Tien Ngu