WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nguyễn Tường Tam Nhà chính trị- và sự thất bại của các đảng phái Quốc Gia[1]

Nhất Linh


“Riêng trường hợp Nguyễn Tường Tam là một người không có duyên với chính trị, vì ông không nắm được thời cơ nên đã để lỡ nhiều cơ hội. (Đúng ra là thiếu viễn kiến chính trị). Ông còn là loại người chính trị thiếu nhạy bén chính trị, “cố chấp” (intransigeant) nên không thể tìm được những thỏa thuận (compromis) trong một xã hội hợp quần (société inclusive), cho nên ông đi tới cùng của mục đích và đi tới điều mà tôi gọi là cực đoan tuyệt vọng (Extrémiste désespéré). Cuối cùng ông không có đường lùi, ông mang chính cái chết ra như sự trả giá và đánh cuộc với thời cuộc. Vì chính bản thân ông thì bệnh tật mệt mỏi và tinh thần suy nhược nên cái chết là một giải pháp dễ dãi và thanh thoát nhất cho ông”. NVL

Nếu nói về một Nhất Linh nhà văn, một người nghệ sĩ thì tương đối không mấy khó khăn gì. Nhưng nói về một Nguyễn Tường Tam, nhà “cách mạng”, ” chiến sĩ”, “lãnh tụ đảng phái” thì khó vì nó không mấy sáng tỏ. Từ người trong nhà như Thế Uyên hoặc các con, cháu, anh em đến người trong đảng phái, đến các bạn bè đều khó có một nhận định rõ rệt về con người làm chính trị của NTT.

Cái khó ấy bắt nguồn từ cái gì ? Và tại sao khó?

Thế Uyên, người cháu Nhất Linh có nhắc lại những kỷ niệm về ông bác đi làm cách mạng ở bên Tàu về, chỉ thấy ông lúc ẩn, lúc hiện trong bộ đồ da lạ mắt. Ấn tượng để lại là hình ảnh một nhà “cách mạng oai dũng” đem lại niềm hãnh diện và thán phục cho họ hàng. Nhưng ông làm gì thì không biết.

Luật sư Trần Thanh Hiệp nhận xét:

Còn Nguyễn Tường Tam? Hành trình của con người “làm cách mạng” này không sáng tỏ như hành trình của Nhất Linh. Chẳng những ngoài xã hội mà cả trong gia đình ông, các bạn bè ông, văn hữu của Nguyễn Tường Tam cũng không ai biết đích xác về những hoạt động chính trị của ông”1

Không ai biết đích xác về những hoạt động chính trị của ông nó như thế nào? Đường lối hoạt động ra sao? Có những lời tuyên bố, những phát biểu liên quan đến tình thế chính trị, đến thời cuộc ra sao? Hoạt động đảng phái cụ thể như thế nào? Đạt được những thành quả nào?

Ai có thể trong nhóm người đảng phái của NTT còn sót lại cho thấy rõ được các chủ trương, đường lối kế hoạch bằng những lời tuyên bố rõ ràng của NTT? Ông lập Đảng, lập Hội, rồi bôn ba nhiều năm bên Tàu, tham gia vào đảo chánh rồi trốn vào tòa đại sứ Trung Hoa. Nhưng kết quả ra sao không ai biết rõ ràng.

Võ Phiến cũng có đưa ra nhận xét như sau:

Nhất Linh có làm chính trị, làm một lãnh tụ chính trị, nhưng suốt đời chưa thấy ông hệ thống hóa tư tưởng chính trị của mình để đưa ra một chủ thuyết nào2

Nhật Thịnh chỉ đưa nhận xét vắn vỏi sau đây, nhưng tưởng cũng đã đủ:

Ông hoạt động chính trị nhưng lập trường vẫn không “rõ rệt”3

Về mặt tài liệu liên quan đến hoạt động chính trị của NTT.

Xét về mặt tài liệu, hầu như không có một cuốn sách nào viết đầy đủ về hoạt động chính trị đảng phái của NTT. Một vài cuốn, nhất là Hồi ký thì có nhắc đến ít nhiều- có khi chỉ vài dòng-.. Chẳng hạn Ký về Hội nghị ĐàLạt của Hoàng Xuân Hãn, của Nguyễn Xuân Chữ, Nghiêm Kế Tổ, Trần Trọng Kim. Nhưng cũng có những cuốn như của Đoàn Thêm, Hồi ký Nguyễn Kỳ Nam, Hồi ký Bảo Đại và nhất là các sách nghiên cứu lịch sử, chính trị của Pháp, Mỹ thì theo những gì tôi được biết thì ngay cả cái tên NTT cũng không được nhắc tới.

Sự nghèo nàn về tài liệu ấy chứng tỏ về thực chất, những nhà chính trị đảng phái như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh chưa đủ tầm vóc, hoặc thiếu những hành động chính trị có liên quan đến vận mệnh lịch sử quốc gia, dân tộc?

Họ như thể không có duyên với chính trị. Người ta nói nhiều đến chuyện đi làm cách mạng, nhưng làm những gì cụ thể thì không mấy ai rõ.

Phía miền Bắc trái lại có rất nhiều tài liệu- do kinh nghiệm tranh đấu thực tiễn- họ viết nhiều về giai đoạn kháng chiến như các tác giả Trần Văn Giàu, Trần Huy Liệu, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Khắc Viện, Lê Quốc Sử, Hoàng Văn Thái, Trường Chinh, Nguyễn Kiên Giang, Hoàng Văn Hoan, Vương Thừa Vũ, Hồ Chí Minh, Ngô Văn Chiêu vv. Chưa kể đến các sách Hồi ký và các bài nhận định đủ loại của các tác giả không trực tiếp liên quan đến giai đoạn lịch sử ấy.

Dù tài liệu của miền Bắc còn nặng tính phê phán, tính đảng và tuyên truyền, nhưng những tài liệu ấy vẫn có chỗ để dùng được.

Cạnh đó các tài liệu sách vở ngoại quốc -Pháp và Mỹ- viết về hai cuộc chiến, viết về Hồ Chí Minh, về Ngô Đình Diệm thì lại khá đầy đủ, lên đến cả 6000 tài liệu. Ngay cả những người mà vai vế chính trị ở bậc thứ yếu như Võ Nguyên Giáp cũng chiếm một vị trí quan trọng về mặt tài liệu của các tác giả ngoại quốc.

Cuối cùng may ra còn có thể một số ít tài liệu còn nằm trong văn khố Pháp đã đề cập đến các đảng phái Quốc Gia mà thực sự ra cũng chẳng đáng là bao.

Điều đó càng chứng tỏ cái thế yếu chính trị của các chính trị gia miền Nam trước 1954 và cả sau 1954 như quý ông Nguyễn Văn Lực, Vũ Hồng Khanh, Phan Khắc Sửu, Phan Quang Đán, Trần Văn Hương, Trần Văn Đỗ, Phan Huy Quát, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Tiến Hỷ, Vũ Tam Anh, Trần Văn Lý vv.

Những người vừa kể trên phần đông đều có cơ hội tham gia chính quyền trong một thời gian dài ngắn mà nào đã làm được gì? Có người đã làm đến thủ tướng, tổng thống, bộ trưởng ngoại giao một hai lần hoặc bộ trưởng bộ này bộ kia hết chính phủ này đến chính phủ khác. Nhưng ngồi chưa ấm chỗ đã bị đẩy xuống và không để lại một kết quả tốt đẹp nào.

Việc dở thì nhiều, đôi khi như thể đóng vai trò hề trên sân khấu chính trị miền Bắc và miền Nam sau này.

Tài liệu đã ít ỏi mà nếu có viết thì thường là những phê phán cực kỳ tiêu cực, đôi khi là những lời xỉ nhục công khai về các đảng phái Quốc Gia trong đó có NTT.

Đó là sự thất bại bẽ bàng, nhục nhã của các đảng phái Quốc Gia. Trong thời ký kháng chiến, họ thất bại vì chia rẽ và bất tài bị đẩy ra khỏi sân khấu chính trị.

Sau 1954, họ trở thành những thành phần “bất mãn muôn năm “. Họ chất lên đầu chính quyền những gánh nặng không gánh nổi, còn chính họ ngồi một chỗ ngón tay cũng không đụng tới.

Họ trở thành như một nhân vật được mô tả trong cuốn Ly Thân của Trần Mạnh Hảo chỉ giỏi nghề đón gió hay “buôn gió”. Khi gió đến tay, họ lộ nguyên hình là những kẻ bất tài nếu không phải là những người hèn.

Trong thời kỳ kháng chiến, sự có mặt của đảng phái là cần thiết để chống thực dân pháp và chống Việt Minh cộng sản. Nó có cái mục đích rõ ràng, ít nhiều có đường lối của nó và cái thất bại trước 1954 như thế nào như sẽ trình bày sau này .

Sau 1955, họ cũng sinh hoạt đảng phái như thời kháng chiến- nghĩa là như một Hội kín. Đường lối tranh đấu thay vì tuân thủ những nguyên tắc dân chủ như hội họp, tuyên truyền , phổ biến tài liệu báo chí, dùng nghị trường vv. Ngoài ra sinh hoạt đảng phải công khai về tổ chức về đảng tịch.

Hoạt động đấu tranh mang tính phê phán, ngay cả tố cáo nhằm thu phục quần chúng vốn là ” sức mạnh mềm” của đảng phái đối lập.

Họ không thể xử dụng những phương tiện dân chủ như trên nên đại đa số dân chúng không biết đến tên tuổi của họ, việc họ làm.

Họ đành xử dụng những phương tiện bạo động như trong thời kỳ kháng chiến như quân đội đảo chánh, âm mưu ám sát, âm mưu lật đổ.

Đó là cái thất bại đến hai lần của họ, vì mục tiêu nay không giống thời chống Pháp, chống Việt Minh nữa- nay không phải là kẻ thù mà là người Quốc gia với nhau-.

Tệ hơn nữa, họ coi việt diệt chế độ như ưu tiên hàng đầu trước khi nói đến truyện”diệt cộng sản”, họ góp phần một nửa, tiếp tay cho công việc chiếm miền Nam của cộng sản.

Rồi Cộng sản đến, họ nhanh chân te tác chạy như vịt trước mọi người.

Giai đoạn duy nhất có tạm đủ tài liệu về cuộc đời hoạt động chính trị của ông NTT là thời gian 1946, khi ông về VN rồi tham gia chính phủ Liên hiệp với chức vụ tổng trưởng ngoại giao và trưởng phái đoàn đàm phán của VN tại Đà Lạt ..Nhưng theo lời thú nhận của chính ông ông thì đây là giai đoạn khốn khổ nhất đời ông. Cái khốn khổ không nói ra chỉ vì ông chỉ được coi như một thứ bù nhìn.

Dùng Văn chương “làm chính trị”

Làm chính trị thì thất bại, NTT đành gửi gấm tâm sự vào trong các tiểu thuyết của ông. Hình như đó mới là “thế giới thực” của ông là nơi ông muốn gửi những ước vọng chính trị của mình. Đến có thể nói là ông là nhà văn”duy nhất” đem chính trị, hoạt động chính trị vào trong tiểu thuyết

Nhật Thịnh đã trích lại nhận xét của Thế Uyên như sau:

Ông lấy tên cuốn tiểu thuyết đó là ” Bèo Giạt”, sau đổi tên là “Xóm Cầu Mới”. Nó phản chiếu sự khủng hoảng tâm hồn của ông khi còn là Tổng Thư ký đảng Đại Việt và sau này là Bộ trưởng bộ ngoại giao của chính phủ Liên Hiệp Hồ Chí Minh. Đó là sự thất bại chia ly của một con người ưa thích tranh đấu mà bị giam cầm trong những cảnh tầm thường khi bị sa cơ. Nhưng sau năm 1949, ông đã qua một thời gian dưỡng bệnh và những giấc mơ kinh dị của dĩ vãng, ông tìm thấy một một sự tin tưởng mới. Vì thế cuốn “Bèo Giạt” đã được đổi là “Xóm Cầu Mới”4

Tuy nhiên, vì là tiểu thuyết nên không phải cuộc đời thực với nhiều thực tại đến bẽ bàng đến chịu nhục như tại Hội Nghị Đà Lạt, hay những cảnh chạy trốn sang Tàu thiếu thốn đủ thứ.

Cho nên truyện chính trị trong tiểu thuyết đều bàng bạc, mơ hồ, lãng mạn. Đều đẹp. Đều lý tưởng. Đều không thực. Nó gần như thể là thứ chính trị viễn mơ của ông.

Cũng vì thế mà Võ Phiến không nắm được rõ ràng những mục tiêu chính trị của ông.

Vì thế, ngay cả lúc ông tuyên bố thôi làm chính trị thì các nhân vật trong tiểu thuyết của ông vẫn tiếp tục làm chính trị trong truyện!!

Dũng trong Đoạn tuyệt, rồi tiếp theo Đôi Bạn, Thế rồi một buổi chiều đều có những nhân vật làm chính trị -một thứ làm chính trị cách mạng, lý tưởng- với những Thái, Trúc, Tạo đều giống nhau ở chỗ bỏ nhà ra đi cả. Ông Tú trong Người quay tơ.. cũng thế. Nhưng ra đi làm gì thì không ai biết thực sự họ đã làm gì?

Nguyễn Tường Tam theo Trương Bảo Sơn “có một thói xấu, được gọi là xấu lắm là ông ít sống với gia đình .. Người không ưa bảo là ông bỏ bê gia đình, có khi ba bốn năm mới về một lần…”5

Sau này, trong truyện Giòng Sông Thanh Thủy thì có khác. Các nhân vật truyện mỗi người chọn lựa một thái độ chính trị. Mà cái chính là hoặc theo đảng phái hay theo Việt Minh. Chính trị ở đây mang đầy đủ ý nghĩa của nó là có âm mưu thủ đoạn, có thanh toán, có chém giết kẻ thù như Tường, như Thanh, như Ngọc, như Tứ, như Nghệ ..

Giòng Sông Thanh Thủy phải chăng là một thứ duyệt lại và phê phán về những sinh hoạt chính trị đã xảy ra trong bối cảnh chính trị VN và bên Tàu thập niên 1940-1954.

Phải chăng những nhân vật truyện này thể hiện đúng mức quan điểm làm chính trị của ông? Và người ta có cảm tưởng chính những nhân vật truyện này cuối cùng cũng rủ Nhất Linh, Nguyễn Tường Tam cùng đi làm chính trị!!!

Nghĩa là có một điều gì đó giông giống như một mẫu số chung giữa nhân vật truyện và con người thật của Nhất Linh đời thường. “Họ” có những bận tâm, những ao ước giống nhau. “Họ” mong muốn làm một điều gì ra khỏi cuộc sống tầm thường. “Họ” đều bỏ nhà ra đi biền biệt bỏ vợ, bỏ con cho cái ước vọng thầm kín đó.

Trên thực tế, làm chính trị đối với Nguyễn Tường Tam khởi đầu là phải lập ra một đảng như bàn đạp cho những hoạt động chính trị của ông. Ông lập ra Dân Chính Đảng rồi sau sát nhập vào Quốc Dân Đảng. Nhưng vừa ló ra lập Đảng chống thực dân Pháp, rồi sợ Pháp lùng bắt, ông trốn sang Tầu.

Làm chính trị như Nguyễn Tương Tam chỉ thấy ông ” bôn ba hải ngoại”, vắng mặt những lúc cần có mặt.

Để có thể lượng định một phần nào việc làm chính trị đảng phái của ông Nguyễn Tường Tam. dựa vào những mốc lịch sử, xin chia ra những giai đoạn như sau đây:

- Giai đoạn 1940, ý định dựa vào thế lực của Nhật để khôi phục nền độc lập cho VN.

- Giai đoạn 1946, dựa vào thế lực chính trị của Trung Hoa Quốc Gia nhằm tiêu diệt Việt Minh.

- Giai đoạn tháng 9- 1947, dựa vào uy thế chính trị của Bảo Đại, muốn đứng sau lưng Bảo Đại tạo một thế chính trị Quốc Gia để đương đầu với Việt Minh cộng sản

- Giai đoạn sau 1954, dựa vào thế lực quân đội nhằm lật đổ chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa. Thất bại, ông tự tử bằng độc dược.

1- Ý định dựa vào uy thế quân sự và chính trị của người Nhật để dành độc lập cho VN

Dự tính chính trị của ông NTT cũng giống như nhiều nhà chính trị lúc đó như Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Cường Để, Ngô Đình Diệm, các đảng phái chính trị như ông Hồ Văn Ngà, tôn giáo như Cao Đài mà đại diện là ông Trần Quang Vinh, Nguyễn Vĩnh Thạnh coi Nhật như một cơ hội để giải thể chế độ thực dân Pháp đã kéo dài trong 83 năm.

Tháng 9 năm 1940, quân Nhật đặt chân lên đất VN theo thỏa hiệp đã được ký kết giữa đô đốc Decoux, toàn quyền Đông Dương với đại tá tá Nhật để Nhật được đem quân vào Bắc Việt. Nhật “mượn” Hải Phòng làm căn cứ hải quân, “mượn” Gia Lâm, Lào kay, Phủ Lạng Thương làm căn cứ không quân của Hoàng gia Nhật.

Nói chung dân chúng Hà Nội lúc bấy giờ có đôi chút thiện cảm với quân lính Nhật lúc ban đầu. Đôi khi người Nhật họ đánh người Pháp để bênh vực người Việt. Vào chơi nhà dân chúng thì binh lính Nhật có cử chỉ lễ độ, cung kính trước bàn thờ tổ tiên .. Đối với trẻ con thì cho bánh, cho kẹo .. Hàng hóa Nhật được cung cấp đầy đủ thay thế cho hàng nhập cảng từ bên Pháp đã bị gián đoạn vì chiến tranh.

Người dân VN dần làm quen với những tiếng giầy đinh lệt xệt, với những cây kiếng dài lê thê. Năm năm sau, ngày 10 tháng 3/ 1945, Tổng Tư lệnh quân đội Nhật ở Đông Dương tuyên bố:

“Người Nhật trao trả Độc Lập cho Việt Nam để cùng nhau lập khối Đại Đông Nam Á”. Lời tuyên bố ấy chấm dứt 83 năm đô hộ người Pháp.

Nhà báo Nguyễn Kỳ Nam vội về tòa báo Điển tín viết một bài với cái tít lớn đầy lạc quan là :

“Giờ lịch sử đã đến.” Phần Nhật vẫn tuyên truyền chủ nghĩa Đại Đông Á ở khắp nơi.

Dân chúng quay nhìn quân đội Thiên Hoàng với ánh mắt thiện cảm, -mặc dầu có đôi chút nghi ngờ người Nhật- .

Nhưng trước mắt, Nhật là một lá bài giúp VN dành lại được độc lập với giá rẻ.

Chính khách của Thiên Hoàng bắt đầu tiếp xúc và giúp đỡ các đảng phái như Đại Việt, Việt Nam Phục Quốc và Cao Đài, Hòa Hảo.

Vì thế các đảng phái chính trị như Phục Quốc, Đại Việt, Cao Đài, Hòa Hảo công khai hoạt động dựa vào thế lực Nhật Bản.

Nhiều khẩu hiệu sau đây lần đầu tiên dân chúng được nghe biết:

Đại Đông Á vạn tuế

Đại Nippon toàn thắng

Tân Việt Nam độc lập

Sau mấy năm “sống chung” với Pháp, người Nhật quyết định làm đảo chánh Pháp vỏn vẹn mất vài tiếng đồng hồ và xin ghi lại tình cảnh dân VN lúc bấy giờ theo ông Đoàn Thêm:
“Tổng Tư lệnh Nhật báo cho dân chúng biết rằng quân đội Thiên Hoàng đã đánh đổ Pháp, thiết quân luật để giữ trật tự, và giúp cho VN độc lập.

Phía thanh niên rất phấn khởi vì tin rằng thời cơ đã đến. Hàng vạn thanh niên đã tham gia một cuộc biểu tình khổng lồ vào một ngày chủ nhật. Đáng tiếc là khí thế thanh niên như thế mà không có một lãnh tụ Quốc gia nào ra mặt cổ võ và hướng dẫn giới thanh niên !!!!

Ở một chỗ khác, một vài thanh niên vỗ tay hoan hô, còn hàng chục người khác thì sửng sốt và bàn tán sôi nổi:

-Thế là nghĩa gì?

-Là độc lập, hết Pháp rồi còn gì?

-Độc lập thật à? Sao mau thế ?

- Ai cai trị mình bây giờ?

- Nhật chớ ai?

-Độc lập mà Nhật cai trị sao được?

-Hãy biết là Pháp đổ đã, thế là mừng rồi!!

Nay thì có những tên thuộc giới lãnh đạo Nhật được nhiều người nhắc tới như: Komatsu, Konagaya, Koraké, Watanabé, Ischihawa vv.. …

Nhưng chẳng bao lâu sau, niềm vui và hy vọng chứa chan sau ngày 9-3-45 đã nhường chỗ cho sự hoang mang và lo ngại »6

Trong đoạn văn trên, ông Đoàn Thêm nhấn mạnh là không có một lãnh tụ đảng phái Quốc Gia nào có mặt và lãnh đạo giới thanh niên!

Đó là một nhận xét rất thực tế bi đát và rõ ràng về sự “vô tích sự” của các đảng phái Quốc Gia. Phần đông đón gió nhưng khi gió đến lại không bắt kịp thời.

Sau đây một lần nữa là nhận xét sâu sắc của một thanh niên trí thức Hà Nội -ông Đoàn Thêm- đã phê phán các lãnh tụ đảng phái Quốc Gia, trong đó có Nguyễn Tường Tam như sau:

Các đảng phái quốc gia không đủ thu hút quần chúng vì những lẽ sau đây:

Không thu hút, theo bạn S. là vì mấy lẽ rất quan trọng đối với đại đa số: về nước quá chậm. Khi VM đã ở địa vị chính quyền, nên các lãnh tụ đối lập ở thế kém của kẻ đến sau và đòi chia xẻ: lại về nước giữa lúc quân đội trung hoa kéo sang giải giáp Nhật, nên dễ mang tiếng, là theo Tàu, dựa vào thế lực ngoại quốc, một điều tối kỵ khi tinh thần quốc gia đương bồng bột lên cao»7

Về chậm, đến sau là một tính toán sai lầm mà lại đòi chia phần !!!

Trong khi đó Việt Minh lập các chiến khu và các đội võ trang tuyên truyền đi sâu vào các làng mạc để tuyên truyền Cách mạng.

Lập trường của Việt Minh vẫn là chống Nhật với khẩu hiệu: Bài Phong, Phản Đế, Diệt Phát Xít, tiêu diệt thực dân và Đế quốc chủ nghĩa.

* Nạn đói năm Ất Dậu và vai trò của đảng phái Quốc Gia và Việt Minh

Trận đói là một thảm trạng. Nhưng làm chính trị thì ít nhất phải chìa tay ra. Nếu không thì cũng có một lời nói -lên tiếng hay xoa dịu- .

Việt Minh đã công khai tố giác tội ác của Nhật Bản độc ác như mua thóc, khuyến khích trồng đay, thay cho ngô lúa..

Nạn đói đã xảy ra và người Nhật quả thật có trách nhiệm phần lớn giết hại hàng triệu người.

Các đảng phái Quốc gia vì đang dựa thế Nhật nên “hy sinh” hàng triệu người. Đại Việt, Quốc Dân Đảng của NTT im lặng và bất động. Trận đói cũng do một phần tình báo Pháp và cả Việt Minh ở các nơi lén lút gửi tin tức về các chuyến xe lửa, các tàu chạy trên sông, trên biển của Nhật để cho đồng minh Anh Mỹ ném bom làm trở ngại việc chuyên chở lúa gạo ra Bắc.

Về nạn đói giết hàng triệu người ở Bắc Việt thì chính phủ Trần Trọng Kim bằng những nỗ lực tuyệt vọng đã chỉ thị cho Khâm Sai Phan Kế Toại tích cực chống nạn đói bằng cách lập Ban Cứu Tế. Thủ tướng Kim cử bộ trưởng Tiếp tế Nguyễn Hữu Thí vào Sài Gòn tổ chức việc chuyên chở gạo ra Bắc. Chính phủ cũng yêu cầu Nhật bỏ lệ bó buộc bán thóc ở Trung bộ và Bắc bộ, tổ chức quyên gióp tiền bạc để cứu đói ..Trong Nam, bác sĩ Nguyễn Văn Thinh tổ chức tải gạo cứu tế cho đồng bào Trung và Bắc.

Những nỗ lực cứu đói của chính phủ Trần Trọng Kim một phần nào giảm thiểu số người chết đói tại miền Bắc không ít.

Phần Việt Minh họ tổ chức cứu đói bằng nhiều phương tiện, bằng nhiều cách như chống thuế hoặc cướp kho thóc để cứu đói. Việt Minh chỉ cần hai ba người có súng, hoặc chỉ có dao và gậy gộc lẻn vào cướp kho gạo, hoặc tổ chức quần chúng đám đông đi hôi gạo, hoặc khi máy bay đồng minh bỏ bom, người canh gác kho lo đi trốn thì cho dân chúng đến chở gạo, hoặc chặn bắt các xe gạo. Các hình thức đánh cướp kho gạo như thế xảy ra ở nhiều nơi, nhiều tỉnh như ở Hưng Yên, Hà Đông, Hải Dương, Thanh Hóa đến tận Yên Báy.

Tỉnh Hưng Yên đã có thể cứu đói cho 40.000 dân chúng bằng cách thu góp được 600 tấn gạo.

Đặc biệt trong một đồn điền của ông Hoàng Trọng Phu tại Kiến An, một nhân vật tiêu biểu tay sai của tây đã phải nhượng cho dân chúng lấy đi 3000 ngàn phương thóc (tương đương với 90.000 lít gạo) để cứu đói cho 3000 dân chúng.

Tại Thái Bình, một số cán bộ và dân chúng chỉ với mã tấu và gậy gộc đã ăn cướp được hai thuyền đinh chở 50 chục tấn gạo để phân phát cho dân chúng…8

Cho dù những công việc như trên một phần chỉ có tính cách tuyên truyền và không giải quyết được nạn đói nói chung, nhưng điều đó gây được một ấn tượng tốt của dân chúng đối với Việt Minh.

Ít ra họ có quần chúng sau lưng họ. Ít ra quần chúng thấy Việt Minh tử tế với họ.

Còn đảng phái Quốc Gia thì như nhận xét của ông Đoàn Thêm là không có quần chúng.

Trong khi đó, các đảng phái Quốc Gia đã làm được gì để cứu đói? Họ không thể làm gì vì họ không có cán bộ. Vì thế họ không được sự hỗ trợ của những người nông dân .. Họ đành tìm chỗ tựa dựa vào các thế lực bên ngoài, ở trên cao khi thì Nhật và sau này dựa vào Trung Hoa Dân Quốc ở Trùng Khánh để chống lại Việt Minh.

Về mặt chính trị, nhờ trận đói ấy cho phép Việt Minh trở nên được quần chúng biết đến và ưa chuộng. Họ xâm nhập vào các vùng thôn quê đang tuyệt vọng vì sự “bất lực một phần”của chính quyền và nó là mầm mống cho việc nổi dậy của nông dân đi theo Việt Minh.9

Nhờ những trận cứu đói ấy của Việt Minh mà họ được lòng dân chúng hơn bất cứ đảng phái quốc gia nào.

* Đại Việt Dân Chính của NTT ngả theo Nhật

Phần tài liệu tiếp theo sau đây cho thấy, đảng Đại Việt Dân Chính của NTT đã ngả theo Nhật như thế nào. Theo Nguyên Vũ, trong bài Khái Hưng, Trần Khánh Giư cho hay :
“Từ khoảng năm 1939-1940, nhóm TLVĐ ngả về khuynh hướng thân Nhật. Môi giới có thể là Lý Đông A, Vũ Đình Dy. Và cuối cùng tổ chức thành đảng Đại Việt Dân Chính do Nguyễn Tường Tam làm Tổng Thư Ký. Người ta không biết nhiều về chủ thuyết của đảng này. Cán bộ vỏn vẹn ít chục người, phần lớn cư trú ở các thành thị, nhất là Hà Nội. Nó mới chỉ có tính cách một nhóm chính trị, với những quan điểm tương đồng, hơn là một đảng cách mạng. Đây là đặc tính chung của các đảng phái Việt Nam trong thập niên 1930-1940- tức sự thiếu vắng một tổ chức chặt chẽ, một lực lượng vũ trang, và thế tựa quần chúng”10

Đến tháng 10/1940, dưới áp lực của mật thám Pháp NTT phải nhờ đại tá tá Nhật tên là Koike đưa đi trốn sang Quảng Châu (Canton).

Cũng theo Nguyên Vũ, sau một thời gian tá túc với nhóm Kiến Quốc Quân của Hoàng Lương và Lương Văn Ý. Dựa theo tài liệu của Pháp, Nguyên Vũ cho rằng NTT có liên hệ đến vụ ám sát Trần Phước An. (Shibata hay Trần Hy Thánh) ngày 22/7/1943 nên đã trốn qua Quảng Tây còn do chính phủ Tưởng Giới Thạch kiểm soát.11

Quân đội Nhật vào Lạng Sơn ngày 26-9-1940 mang theo khoảng 1000 Phục Quốc Quân VN dưới quyền chỉ huy của Trần Phước An. Sau khi nhật thua trận thì nhân vật Trần Phước An biến mất?

Nguồn tài liệu trên tương đối là mới mẻ và có thể nhiều người bán tin, bán nghi đặt nghi vấn một nhà văn như Nhất Linh có thể nào dính dáng trong việc thanh toán, ám sát một người?

Theo chi tiết đọc được trong sách Đảng cộng sản Việt Nam của Cao Thế Dung thì Trần Phước An (còn gọi là Trần Hy Thánh, giữ Ngoại vụ trong Phong trào Đông Du. Ông An ở lại Nhật, lấy tên Nhật là Shibata, năm 1939 mang quân hàm Trung tá…12

Nhận xét về giai đoạn các đảng phái hợp tác với Nhật trong giai đoạn này còn nhiều điều nghi hoặc vì lập trường của các đảng phái quốc gia mỗi người mỗi khác.

Cùng một đảng, nhưng người này chống Nhật, người kia theo Nhật.

Riêng nhóm Quốc Dân Đảng của Nguyễn Thế Nghiệp, Nguyễn Ngọc Sơn từ Vân Nam trở về thì hợp tác công khai với Nhật. Mặc dầu Nguyên Vũ khẳng định nhóm Khái Hưng, NTT theo Nhật … Nhưng theo thế nào, trực tiếp nhận được sự hỗ trợ nào của Nhật thì thực sự không biết. Lại có dư luận cho rằng Hải ngoại bộ VNQDD chủ trương hợp tác với Đồng Minh chống Nhật ở Đông Dương?

Bằng chứng, Trung ương đảng bộ VNQDD đã bí mật gửi Phan Trần, tức bác sĩ Nguyễn Tiến Hỷ tiếp xúc với đồng minh ở Trùng Khánh.

Nhưng nếu nói về mặt tiếp xúc và hợp tác thực sự với Nhật thì phải nói tới Bảo Đại-Trần Trọng Kim, Cường Để- Ngô Đình Diệm và Cao Đài.

Nguyễn Tường Tam bôn tẩu sang Tầu từ năm 1940 nên khó có thể có những móc nối cụ thể với những đại diện của chính phủ Nhật như Đặc sứ Matsumoto, Ohta chủ bút tờ Domei, Suziki, giám đốc cơ quan tuyên truyền của báo Nhựt, Kimura, giám đốc sở tuyên truyền Nhật, lãnh sự Kohno, Minoda thay thế thống đốc Pháp ở Nam Kỳ, Yokyoama, khâm sứ Trung Kỳ, nhất là Tsukamoto, khâm sứ Bắc Kỳ.

Ít lắm thì các đảng phái Quốc Gia như Quốc Dân Đảng phải có những tiếp xúc trực tiếp với khâm sứ Tsukamoto ở Bắc Kỳ. Không có tài liệu nào cho phép khẳng định rõ rệt về những tiếp xúc hay giúp đỡ như súng đạn hay tiền bạc?

Trong khi đó, người ta bắt đầu nhận thức được những ngày tàn của Nhật Bản không còn xa ..

Cho dù người Nhật giải giới người Pháp ở Đông Dương, cho dù một số đảng phái Quốc gia tin tưởng vào quân đội Nhật thì thật ra ngay trên đất Nhật họ đang chứng kiến những giờ phút hấp hối mà không mấy người của đảng phái nắm rõ được tình hình.

Sự tham dự của Mỹ vào chiến tranh thứ hai đã là yếu tố báo hiệu một sự thua trận không tránh khỏi của Nhật. Ông Nguyễn Kỳ Nam đưa ra những nhận xét chi tiết mà ngày nay cần đọc để hiểu rõ tình hình lúc bấy giờ:

Những đoàn phi pháo bay ngang dọc trên đất Nhật, ở cao độ 10 ngàn thước, thả hàng vạn tấn bom, đốt hàng vạn nhà cây, vách giấy như vào chỗ không người. Không một súng cao xạ nào của Nhật bắn quá 8000 thước!!

Sau này có những chuyến oanh tạc hàng 300 pháo đài bay B.29, mỗi chiếc chở 8 tấn bom có chất dẫn hỏa M.29 thả xuống Đông Kinh. Từ 12 giờ đêm đến 3 giờ sáng, đoàn pháo đài bay thả xuống Đông Kinh tất cả 700 ngàn tấn bom, 10 lần nhiều hơn máy bay Đức thả xuống Luân Đôn.. Chỉ nội đêm 9-3, có 197 ngàn người Nhật chết vì máy bay Mỹ (bom nguyên tử thả xuống Hiroshima chết 65.000 người). Trong số 300 pháo đài bay Mỹ, chỉ có 2 chiếc không trở về căn cứ”13

Không có những tiếp xúc với đại diện chính quyền Nhật ở trên, có thể nói gì đến chuyện hợp tác và giúp đỡ? Tóm lại, rất có thế VNQDD cũng vừa có thể tìm một hỗ trợ nào đấy của Nhật lúc bấy giờ, mặt khác khi thấy Nhật suy yếu thì họ quay về phía đồng minh mà đại diện là Trung Hoa Dân Quốc.

Riêng cá nhân NTT dù được Nhật giúp đỡ trốn tránh sự lùng bắt của Pháp, nhưng sự hợp tác cụ thể như thế nào, thật sự không rõ ràng.

* Ý định dựa vào Trung Hoa Quốc Gia để đối đầu với Việt Minh cộng sản

Đây cũng là giai đoạn hoạt động cụ thể và quan trọng nhất trong cuộc đời làm chính trị của ông NTT, mặc dầu thời gian chỉ kéo dài trong  khoảng 3 tháng .. Nó cũng đồng thời cho thấy sự yếu kém về vị thế của kẻ đến muộn và không có khả năng của các nhà lãnh đạo chính trị Quốc Gia như thế nào?

Trước viễn ảnh chẳng bao lâu nữa Nhật sẽ bại trận, ngày 12/4/1945, một phái đoàn do bác sĩ Nguyễn Tiến Hỷ đã sang Trung Hoa. Ở đây y sĩ Nguyễn Tiến Hỷ cùng với Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam đồng thỏa thuận lập ra Quốc Dân Đảng và họ yêu cầu được Trung Hoa Dân Quốc giúp đỡ.

Trung Hoa Dân Quốc đã có lúc quân số lên đến 8 triệu người tưởng rằng sẽ làm chủ Trung Hoa cuối cùng cũng để mất vào tay Mao Trạch Đông.

Phái đoàn của bác sĩ Hỷ, Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam đã được Trung Hoa Quốc Dân Đảng khoản đãi nồng hậu ở Trùng Khánh.

Nhiều người cho rằng nếu chính phủ Trùng Khánh sang sớm hơn một vài tuần thì làm gì có chuyện Cách mạng tháng 8 !! Và nếu có thì nó đã hướng sang một ngã khác.

Ngày 15-8-1945, Nhật đầu hàng. Chính phủ Trần Trọng Kim được cải danh thành chính phủ Lâm thời.

Đây là một khoảng trống chính trị đáng giá ngàn vàng cũng không dễ mua được. Vậy mà các đảng phái Quốc Gia đã bỏ lỡ cơ hội. Họ còn nằm bẹp dí ở bên Tầu.

Ngày 17 tháng 8, thị trưởng Trần Văn Lai cho phép công chức biểu tình tại Hà Nội. Cuộc biểu tình bị Việt Minh lợi dụng cướp đoạt chính quyền ..Chỉ trong vòng 10 ngày, từ Bắc vào Nam, cả một giải giang sơn đất nước bỗng chốc đổi chủ.

Cuối cùng Việt Minh cướp chính quyền vào ngày 19 tháng 8-1945. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị ngày 22 tháng 8 trao Bửu kiếm và Ngọc Tỷ- tiêu biểu uy quyền ngai vàng và bệ ngọc- trao cho cho đại diện Việt Minh là Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận.

Họ cướp xong chính quyền rồi các lãnh tụ đảng phái mới “chuẩn bị” kéo nhau về!!!

Khi sang VN để giải giới Nhật, tướng lãnh Tầu còn được mật lệnh kín đáo giúp thành lập một chính quyền Quốc Gia VN do những lãnh tụ Quốc Gia chống Cộng thân Trùng Khánh.

Nhưng hình ảnh quân đội “Tàu ô” đến Hà Nội để lại những ấn tượng rất xấu đối với dân chúng lúc bấy giờ.

Những người nào đã sống ở Hà Nội năm 1945 sẽ chỉ thấy một đoàn quân ô hợp, áo len bông xù-xù, sà cạp lỏng lẻo, đi đứng khệnh khạng mệt mỏi, ốm đói ..Chưa kể người nào người nấy khệ nệ khiêng nồi niêu, song chảo. Có những cái chảo đường kính một thước tám dùng để đun nấu cho đội quân. Mỗi sáng sớm, từng đoàn xe cam nhông tới các chợ Đồng Xuân, Chợ Hôm chở vợi các đống chuối, rồi rau về những doanh trại do Nhật chuyển lại..

Cái cảnh bát nháo ấy khác hẳn cung cách của quân đội Phù Tang. Họ thua trận, nhưng cũng vẫn tỏ ra nghiêm chỉnh, có kỷ luật và có khí phách ..

Rồi từ đó dân chúng “ghét lây” các ông lãnh tụ đảng phái Quốc Gia thân Tàu như Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh .. Dân chúng cho rằng dựa vào ai chứ dựa vào mấy Ông Vân Nam, Quảng Đông phát phù hay sâu quảng thì quả là dại dột

Đó là lời đồn qua của miệng dân chúng vào hồi 1945-1946 ..

Dưới đây là những bài hát chế diễu quân Tàu chắc do Việt Minh đặt ra mà nay nhiều người còn thuộc lòng :

Đoàn quân Tàu ô đi.

Sao mà ốm đói

Bước chân phù lang thang trên đường VN

Sau đây là lời kể lại của ông Đoàn Thêm, người đã chứng kiến tại chổ hoạt canh/ đoàn quân Tầu ô:

Trên các đường phố như hàng Nón, hàng Đào, Cửa Nam, quân Tàu của tướng Lư Hán thổ phí bất cứ cái gì cũng mang ra chợ trời bán .. Từ những bộ luật, công báo, tài liệu mật của Phủ Toàn quyền, lá thư của một bà Hoàng phi xin tăng trợ cấp đều bị ăn cắp mang ra bán. Cứ 3 đồng/một ký. Vớ được gì mang đem bán đó. Ngay các tướng Tàu như Lư Hán hay Tiêu Văn nghe đồn nhận hối lộ từ giới Hoa Kiều trước đây thân Nhật. Họ chở hàng xe đồng Quan Kim từ Tàu sang Hà Nội và đổi ra tiền Đông Dương, rồi dùng tiền đó mua hàng hóa hay đồ quý chuyển về Tàu”.14

Xin ghi lại nhận định của Nghiêm Kế Tổ:

“Từ ngày 9 tháng 9 năm 1945, quân đội Tưởng Gới Thạch do tướng Lư Hán đổ bộ lên Bắc Việt để tước khí giới quân đội Nhật, nhiều nhà Cách Mạng Quốc Gia như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh cùng đi theo về .. Trên đường hành quân của quân đội Trung Hoa, lực lượng cách mạng quốc gia, nhờ sự giúp đỡ, thiết lập luôn các các căn cứ suốt dọc Lào Kay và Vĩnh Yên. Đến Hà Nội, phong trào Quốc Gia mạnh bạo lên tiếng phả tuyên truyền Việt Minh, tố giác hành động cộng sản của Việt Minh và thành lập các trụ sở, xuất bản báo chí tạo thành một mối nguy hại lớn cho phe Việt Minh”15

Đoàn quân Trung Hoa với hơn 150.000 đã là lá chắn bảo vệ sinh mệnh cho cán bộ Đại Việt và VNQDĐ bớt khỏi cái cảnh bị Việt Minh thủ tiêu ám sát. Nhờ cái thế của Trung Hoa Quốc Gia mà Việt Nam Quốc Dân Đảng mới có thế đối đầu với Việt Minh.

Nói về việc quân đội Trung Hoa Quốc Gia vào VN, trong hồi ký, Bảo Đại gọi đây là một cuộc “xâm lăng” của Trung Hoa Quốc Gia (Invasion Chinoise), ông viết:

Các lãnh tụ VNQDD và Đồng Minh Hội đã lợi dụng uy thế được bao che bởi quân đội Trung Hoa Quốc Gia, tìm cách giải giới và thay thế các cán bộ Việt Minh tại các vùng quê. Tại Hà Nội nhiều cuộc đụng độ đã nổ ra giữa các nhóm Viet Minh và VNQDĐ”16

Võ Nguyên Giáp đã lợi dụng cơ hội việc NTT theo đoàn quân Trung Hoa này để đẩy tất cả trách nhiệm theo Tàu” tay sai của quân Tưởng” cho các lãnh tụ đảng phái Quốc gia như sau trong cuốn: Về Những năm tháng không thể nào quên:

Bọn quân Phiệt Quốc Dân Đảng Trung Hoa sắp sẵn những con bài gồm những tên tay sai người Việt ở Trung Hoa như Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam .. Chúng tự nhận là người Việt Nam theo chủ nghĩa Quốc Gia, nhưng thực ra là một bọn phản động mưu toan dựa vào mũi súng quân Tưởng để kiếm sống”17

Quan điểm của Võ Nguyên Giáp thì kẻ thù chưa hẳn là người Pháp, mà chính là quân Tưởng và các đảng phái Quốc gia. Ông viết:

Hơn một vạn quân Pháp vào thì gần hai chục vạn quân Tưởng phải ra đi- Đẩy ra khỏi đất nước mười tám vạn tên chống Cộng khét tiếng.. Cách mạng đã gạt đi một kẻ thù hết sức nguy hiểm, trút đi một gánh nặng cả vật chất lẫn tinh thần”18

Cũng chính vì vậy, Võ Nguyên Giáp là người chỉ huy các lực lượng võ trang khám xét, thanh toán các lực lượng đảng phái như trong vụ Ôn Như Hầu :

“7 giờ sáng. Công An Bắc Bộ cùng một lúc khám xét nhiều trụ sở của VNQDĐ ở Hà Nội .. Tại căn nhà số 7 phố, Ôn Như Hầu, ta tìm thấy một nơi làm giấy bạc giả và một căn buồng có nhiều dụng cụ tra tấn như máy phát điện, kìm, búa cùng với những vết máu trên tường. Công an ta đào ở vườn sau lên bảy xác chết. Có những xác bị chặt thành nhiều khúc .. Tại trụ sở Trung Ương của VNQD Đ ở phố Đỗ Hữu Vị (nay là phố Cửa Bắc) Ta còn tìm thêm được nhiều xác đàn ông, đàn bà và cả tử thi của binh lính Pháp .. Trong sổ kế hoạch tịch thu, chúng ta tìm được một bản kế hoạch ám sát và bắt cóc “19

Xin ghi lại thêm một hoạt cảnh nữa xảy ra ở Thanh Hóa với cảnh hai bên Việt Minh, Việt Cách “đấu đá” như thế nào qua ngòi bút của nhà văn Vũ Bảo :

“Tháng 9 năm 1945, một sư đoàn quân Tầu Tưởng vào Thanh Hóa kéo theo bọn phản động tay sai nhằm cướp lại chính quyền của ta: Bọn Việt Quốc (Việt Nam Quốc dân Đảng) đóng trụ sở ở khách sạn Tứ Dân, bọn Việt Cách (Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội) đóng trụ sở ở Cổng Hậu. Ngoài ra Việt Quốc còn lập chiến khu ở đồn điền Di Linh (Thọ Xuân), Việt Cách cũng lập chiến khu ở Nga Sơn. Bọn Việt Quốc và Việt Cách đều tổ chức lực lượng vũ trang riêng, chúng sử dụng súng trường Môde, tiểu liên Tômsơn, lựu đạn chày và súng ngắn pàkhoọc do Tàu Tưởng cung cấp.(…)

. Tôi được phát một “súng ám sát” – loại súng của công binh xưởng Phan Đình Phùng chế tạo trông giống cái bút máy Parker, trong buồng đạn nạp sẵn một viên đạn súng lục 6,35mm. Tôi chưa có cơ hội xử dụng “súng ám sát” – nghĩa là phải đến sát thằng phản động rồi bóp cò.

Trụ sở Đội Thiếu niên Tiền phong Thanh Hóa khi ấy vừa chuyển đến nhà dòng Phờrăngxitcanh, chúng tôi ở chung với đội Tự vệ xung phong thị xã Thanh Hóa. Đêm đêm vẫn có tiếng súng trường, tiếng tiểu liên, tiếng trung liên, tiếng lựu đạn nổ trong thị xã. Bọn Tàu Tưởng bố trí cho bọn Việt Quốc, Việt Cách cố tìm cách khiêu khích quân ta để quân Tàu Tưởng kiếm cớ tước vũ khí lực lượng vũ trang cách mạng và đòi quyền giữ trật tự công cộng trong thị xã. Đôi ba lần quân Tàu Tưởng kéo đến bao vây nhà dòng Phơrăngxitcanh đòi Tự vệ Xung phong nộp vũ khí và rút khỏi vị trí đóng quân. Quân ta không chịu, bèn nổ súng cảnh cáo buộc quân Tàu Tưởng phải rút lui.

Tình hình ngày càng căng thẳng hơn. Lợi dụng Tàu Tưởng canh gác các ngã tư đường phố, bọn Việt Quốc và bọn Việt Cách đeo súng Tômsơn đi bán báo Việt Nam, Liên hiệp, Nói thật… Tại khách sạn Tứ Dân, bọn Việt Quốc còn dùng loa phóng thanh có công suất lớn chửi rủa Việt Minh – Cộng sản, công kích đường lối chính sách của Việt Minh và xuyên tạc chủ trương của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Có lần bọn Việt Quốc ở khách sạn Tứ Dân hô khẩu hiệu: “Đả đảo Việt Minh!” Nhân dân không ai hưởng ứng cả. Tức quá thằng Việt Quốc ấy làu bàu chửi: “Đ. m. đồng bào”. Ai ngờ tiếng nó vọng qua loa làm những người nghe bực mình vứt vỏ chuối, ném ống bơ gỉ vào trụ sở chúng.(…)

Hình như đạn tránh người, bao nhiêu lần đi theo tự vệ tấn công các trụ sở Việt Quốc, Việt Cách, chẳng đứa nào dính đạn. Trinh sát của ta bắt được mật lệnh của Việt Quốc sẽ đánh úp một số cơ quan đầu não ở Thanh Hóa và dựa vào lực lượng Tàu Tưởng yểm hộ sẽ cùng Việt Cách cướp chính quyền”20

Mặc dù hai bên tìm cách sát hại nhau, nhưng Việt Minh cộng sản Đông Dương còn yếu nên lùi hai ba bước. Trước hết, về danh xưng, Hồ Chí Minh dằn lòng tuyên bố giải tán đảng cộng sản để hợp tác với Hồ Học Lãm, Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh. Họ dùng Hồ Học Lãm làm cái mũ Quốc Gia đội lên đầu để che dấu cái gốc Việt Minh cộng sản. Đó là Việt Nam độc lập Đồng Minh hội gọi tắt là Việt Minh.

Đảng cộng sản VN triệu tập Trung ương Đảng kỳ VIII, tại Pac Bo. Sau Hội nghi, HCM trở thành chủ tịch Mặt trận Việt Minh. Nhưng theo Lê Quảng Ba trong sách Bác Hồ về nước, cho thấy ngay từ rất sớm, 1936, Hồ đã ý thức được việc tạm thời hợp tác với phe Quốc Gia khi lực lượng còn yếu:

Từ năm 1936, để tạo điều kiện cho các đồng chí ta ở hải ngoại sang hoạt động thuận tiện trên đất nước Trung Quốc, một số đồng chí ta được đảng giao cho nhiệm vụ tạm thời hợp tác với một số đảng viên Quốc dân đảng, tổ chức ra Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội ở Nam Kinh”21

Thứ hai về tổ chức chính quyền, HCM tuyên bố giải tán chính phủ Lâm Thời mới được thành lập ngày 2-9 bằng chính phủ Liên Hiệp Quốc Gia với sự tham gia chính quyền của các đảng phái. Nguyễn Hải Thần nhận chức Phó chủ tịch, Nguyễn Tường Tam nắm ngoại giao, Phan Anh nắm Quốc Phòng, Nghiêm Kế Tổ nắm thứ trưởng ngoại giao ..

Cũng do áp lực của nhóm lãnh tụ Quốc gia, Việt Minh còn “dành” 70 ghế cho phe đối lập. Trong số 70 ghế này, Việt Nam Quốc Dân đảng được 50 ghế, Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội 20 ghế.

Liệu một chính phủ Liên Hiệp có tồn tại được lâu không và vai trò tham dự của các đảng phái Quốc Gia làm được trò trống gì hay chỉ là một thứ bù nhìn, làm cảnh?

Phải nhìn nhận là những người như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam đã bị lừa, tạo thế mạnh và thế chính đáng cho Ho Chi Minh.

Theo như William J. Duiker trong The communist Road to power thì việc liên minh với các đảng phái Quốc Gia đã tạo tính chính đáng (legitimacy) của một chính quyền để HCM có thể thương lượng với các nước Tàu, Pháp, Anh và Mỹ.

Và sau này điều này càng cho thấy rõ không ai khác hơn là Hồ Chí Minh, đại diện chính thức của VN để thương lượng với đồng minh.22

Cùng một nhận xét như trên về chính phủ Liên Hiệp, thứ trưởng ngoại giao Nghiêm Kế Tổ viết :

” Nhìn qua thành phần Chính phủ cải tổ, về hình thức thì hoàn toàn đoàn kết nhưng bên trong khác hẳn. Cụ Nguyễn Hải Thần già yếu nhu nhược, giữ ghế phó chủ tịch làm gì? Địa vị ngoại trưởng của Nguyễn Tường Tam, nào có ngoại giao gì đâu, ngoại giao với Pháp thì đường lối chính đã do Việt Minh vạch sẵn rồi, chỉ còn có ngoại giao với Trung Hoa thì cái thế anh em nhà của Nguyễn ngoại tướng với Lư Hán, Tiêu Văn lại là một điều lợi cho Việt Minh quá. Về nội vụ, cụ già Huỳnh thúc Kháng chỉ còn dư gân sức ký những sắc lệnh đã được thảo sẵn. Riêng bộ Quốc Phòng của Phan Anh thì chỉ làm nhiệm vụ kiến quân, dưỡng quân và huấn quân còn việc dụng quân lại thuộc Võ Nguyên Giáp”23

Trong Hồi ký Một cơn gió bụi, cụ Trần Trọng Kim cũng đưa ra những nhận xét tương tự như Nghiêm Kế Tổ.

Kể từ tháng 8/1946, đại diện Pháp là Sainteny đã có mặt ở Hà Nội để thương lượng với Hồ Chí Minh một giải pháp chính trị. Giải pháp đó là Việt Nam độc lập trong Liên Hiệp Pháp.

Giải pháp đó đã bị nhóm Quốc Gia phản đối giữ dội.. Hồ Chí Minh phải làm thế nào thuyết phục được Tổng bộ Việt Minh đồng thời thuyết phục được các đảng phái Quốc Gia mới mong điều đình được với Pháp.

Lại một lần nữa Hồ Chí Minh thỏa thuận với các đảng phái Quốc Gia lập một Chính phủ Liên hiệp kháng chiến- một hình thức bề ngoài để cho phép HCM có đủ thời giờ thương lượng với Pháp. Ngày 6-3, Hồ Chí Minh và Sainteny ký một hiệp ước giữa Việt Minh và Pháp mang xưng hiệu Hiệp Định sơ bộ mồng 6 tháng 3 .. Hiệp Định sơ bộ này mở đầu cho các cuộc đàm phán giữa Pháp-Việt tại Đà Lạt, (địa điểm do Pháp chỉ định) được gọi là Hội Nghị trừ bị Đà Lạt do Nguyễn Tường Tam là trưởng phái đoàn của VN, Võ Nguyên Giáp làm phó.

* Nguyễn Tường Tam, trưởng đoàn đàm phán của Việt Nam tại Đà Lạt

Nhận chức bộ trưởng ngoại giao nói cho cùng là nhận vai trò bù nhin. Tôi rất thích chữ dùng của luật sư Trần Văn Tuyên gọi đây là 3 tháng “quyền rơm vạ đá” của cuộc đời làm chnh trị NTT như nhận xét của cụ Trần Trọng Kim. Chỉ cần 3 người cộng sản trong chính phủ đủ mắm trọn vẹn toàn thể chính phủ:

“Xét thành phần chính phủ liên hiệp lúc ấy, kể cả những người không đảng phái, có thể gọi là năm đảng nhưng chỉ có đảng Việt Minh cộng sản là có chương trình chính trị rõ ràng và có thế lực hơn cả. Còn các đảng khác thì chỉ có tên nêu ra mà thôi, chứ không có chương trình phân minh. Xã hội đảng và Dân chủ đảng là những đảng phụ thuộc của Việt Minh và không có thế lực gì. Việt Nam Quốc Dân Ðảng và Việt Nam Cách Mệnh Ðồng Minh Hội tuy có thế lực là nhờ có quân đội Tàu bênh vực, nhưng không có tính cách thống nhất và không có kỷ luật chặt chẽ. Bởi vậy đảng Cộng sản chỉ có ba người trong chính phủ nhưng quyền bính vẫn ở cả Cộng sản”24

Trong hồi ký: Một vài ký vãng về Hội nghị Đà Lạt, xin ghi lại một vài chi tiết quan trọng sau đây cho thấy ai là người chủ trì và quyết định mọi vấn đề của phái đoàn Việt Nam. Võ Nguyên Giáp hay Nguyễn Tường Tam?

- Phái đoàn gồm 12 đại biểu và 12 cố vấn, phần chủ chốt là người của Việt Minh cộng sản do Việt Minh tuyển lựa.

- Phái đoàn được Pháp trở từ Hà Nội lên Đà Lạt bằng máy bay Junker, 3 động cơ mà Pháp tịch thu được của Đức. Tốc độ 200 km/giờ và độ cao ở 3000 mét.

-Trên máy bay cạnh Võ Nguyên Giáp là một sĩ quan”ngồi kèm” Võ Nguyên Giáp, mặc binh phục màu vàng, mang nhãn hiệu sao vàng ở mũ và khẩu tiểu liên làm phồng to các bao da áp đùi. Mỗi người chỉ đem đi một cái vali nhỏ. Võ Nguyên Giáp có cái cặp da căng bởi giấy tờ. Đặc biệt nữa là có cái hòm to dài nặng; đó là cái máy vô tuyến điện thu phát tin tức mà kỹ sư Tình phụ trách mang theo.

-Trong anh em phái bộ, bây giờ Nguyễn Tường Tam đứng địa vị rất khó. Danh là Bộ trưởng Ngoại giao cầmđầu phái bộ điều đình. Nếu phải nhượng bộ những điều mà từ trước trong đảng mình đã gọi là là việc bán nước của Việt Minh thì đồ đảng không theo, nếu phải dùng cản lực để che chở độc lập thì đảng mình lẻ loi; mà nếu muốn bám vào sức quần chúng thì phải tranh thủ với Mặt trận Việt Minh, như thế cũng không làm được . Vì thế, tuy ra Hội trường, ảnh làm trọn phận sự, nhưng ảnh ít dự vào những sự soạn bàn. Có hôm tôi sang thăm ảnh đang bị ốm. Tôi nói đến chuyện chính trị, thì anh nói:

” Những việc chính trị, thôi để các anh làm. Còn tôi thì về Văn hóa mà thôi”.

- Trong chuyến về, ông Hoàng Xuân Hãn viết như sau: “Rồi các hành nhân ngủ gà ngủ gật. Tiếng chong chóng tầu như sấm bão, làm cho không nghe người ngồi bên cạnh nói. Cửa sổ gương mờ, chỉ có một lỗ nhỏ ở giữa. Phải ghé gần sát mới thấy mây, đất, núi, sông. Gió lọt qua khe hở thổi lạnh cả lưng.

Đây là nhận xét có ý nghĩa nhất có thể dành cho Nguyễn Tường Tam, trưởng đoàn đàm phán tại Đà Lạt.

“Trong lúc tai không bưng mà điếc, mắt không bịt mà mù, tôi chỉ còn cách nhìn quanh trong tàu mà ngắm các anh em: anh ngủ ngon lành, anh đọc nhật trình, anh ra vẻ mơ màng, anh ra dáng mệt mỏi. Lại có bốn anh quây quần đánh bài ở phía sau tàu`”25

Phùng Thế Tài, một cận vệ của Hồ Chín Minh những năm 40-45 có viết lại Hội Nghị Đà lạt như sau :

“Nguyễn Tường Tam lúc bấy giờ là Bộ trưởng Ngoại Giao làm trưởng đoàn. Nhưng thực chất mọi công việc đều do đồng chí Võ Nguyên Giáp đảm nhiệm..”. Có lần Bác kéo tôi lại gần và nói nhỏ:” Lần này bác cử chú đi theo đoàn với 2 nhiệm vụ là bảo vệ anh Văn(tức Võ Nguyên Giáp). Kẻ địch nham hiểm lắm, không được coi thường. Nhiệm vụ thứ hai là chú tìm mọi cách để Bác và anh Văn thường xuyên liên lạc kịp thời. Mọi diễn biến hội nghị Bác phải nắm được ngay trong ngày và chuyển gấp những ý kiến của Bác đến tận anh Văn và chỉ riêng anh Văn thôi”26

Như vậy chức bộ trưởng bộ ngoại giao của NTT chỉ là hư vị và việc làm Trưởng đoàn đàm phán chỉ là công việc bù nhìn mà HCM nhằm vuốt ve, thao túng và cuối cùng loại bỏ các đảng phái khi không cần thiết nữa. Đối với Trung Hoa Quốc Gia thì HCM đã dùng vàng bạc quyên góp trong “Tuần lễ vàng” để mua vũ khí lậu để trang bị cho bộ đội Việt Minh.

Vì lòng tham lam của tướng Tầu, Việt Minh đã mua đứt được họ…

Đoàn Thêm viết:

Tướng Tiêu Văn muốn giúp, nhưng tướng Lư Hán bị mua nên để mặc cho Việt Minh rộng tay đối phó với các nhóm Quốc Gia.

Những nhóm này lại chia rẽ và không lôi cuốn nổi quần chúng. Họ Tưởng thấy có can thiệp cũng vô ích, nhưng không lẽ để VN rơi vào tay cộng sản, thà để cho Pháp trở lại như thế thì miền Hoa Nam cũng sẽ được yên như suốt trong thời kỳ Pháp bảo hộ Bắc Kỳ “27

* Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam lần lượt sang Tàu

Sau Hội nghị Đà Lạt thì tình hình tỏ ra rất bất lợi cho các đảng phái. Nhiều vụ ám sát các đảng phái xảy ra sau khi quân đội Trung Hoa rút đi vào hạ tuần tháng sáu 1946.

Thoạt tiên HCM mời khéo cố vấn Bảo Đại đi Côn Minh cho khuất mắt. Trong hồi ký, Bao Đai cho hay ông rời Hà Nội ngày 16-3-1946 trên chiếc máy bay DC.3 chất đầy hàng hóa của các tướng lãnh Tầu. Ngày 15 tháng tư, ông nhận được điện tín của Hồ Chí Minh ghi:

“Thưa hoàng thượng.

Mọi chuyện ở nhà tốt đẹp, ngài ngự cứ thong thả ở bên đó. Đàng khác, sự có mặt của ngài ở bên Tầu rất là có ích lợi cho chúng tôi. Ngài yên tâm, khi nào cần Ngài trở về, tôi sẽ thông báo. Ngài cứ yên tâm nghỉ ngơi trước những trách nhiệm đang chờ đợi chúng ta. Gửi đến Ngài những cái hôn huynh đệ. Ký tên Ho Chi Minh”28

Đến tháng 7 thì đến lượt các lãnh tụ đảng phái quốc gia, lục tục rời bỏ VN thoát thân . Nguyễn Tường Tam sang Nam Kinh, Vũ Hồng Khanh trở lại Vân Nam, cụ Nguyễn Hải Thần đi Quảng Châu, cụ Trần Trọng Kim đi theo đoàn xe Quốc Dân đảng sang Trung Hoa quốc gia đến Lạng Sơn. Trong Hồi ký một cơn gió bụi, cụ viết:

“Lạng Sơn bấy giờ thuộc quyền đội quân phục quốc đóng giữ mà chung quanh thì bị quân Việt Minh bao vây. Ðội quân phục quốc do một người thổ hào tên là Nông Quốc Long cai quản. Cả đội quân ấy độ vài trăm người có đủ súng ống, nhưng không hòa hợp với các đội quân khác của Quốc dân đảng.

Chúng tôi lên đến Lạng Sơn, nghe nói ông Nguyễn Hải Thần ở Nam Kinh đã trở về đấy. Tôi tìm cách gặp ông ấy. Từ trước tôi chưa gặp ông ấy bao giờ, chỉ biết ông và những người Quốc dân đảng khác theo quân Tàu về nước, tuyên truyền huyên thuyên mà không thấy làm được việc gì ra trò. Những người trong đám Phục quốc quân ở Lạng Sơn vì không có lương thực cũng tìm cách lấy tiền chi dụng cho qua ngày. Tôi biết những người ấy không làm nỗi việc gì, nhưng có những người đi theo ông Nguyễn Hải Thần ở bên Tàu đã lâu quen biết nhiều người Tàu, tôi muốn gặp ông và rủ ông đi lên Nam Kinh để gặp ông Bảo Ðại, vì lúc ấy mọi người đều yên chí ông Bảo Ðại đã ở Nam Kinh rồi. Trước là để tụ họp hết các đảng phái làm một cho có tính cách duy nhất trong việc hành động, sau là để khi làm việc gì, có tổ chức chắc chắn, không đến nỗi rời rạc như mọi người đã trông thấy.”29

Mất chân đứng, mất thế tựa vào Trung Hoa dân Quốc, phải đối đầu một bên là Pháp và nguy hiểm hơn cả là vời Việt Minh mà riêng Võ Nguyên Giáp rất căm thù các đảng viên Quốc dân đảng. Nhiều lãnh tụ quốc gia tìm đường thoát thân để lại cán bộ bơ vơ không có lãnh đạo.

Hoàn cảnh các đảng phái quốc gia là hoàn cảnh gái “ngồi phải cọc”. Vận hội đầy mỉa mai và trớ chêu: thân Nhật thì Nhật thua, thân Tàu thì Tàu cuốn gói, chẳng lẽ nào lại thân Pháp. Vậy mà sau này quay trở lại “thân Pháp” đấy.

Kết quả sau đó là 8 giờ rưỡi tối ngày 19 tháng 12, tiếng súng mở đầu cuộc chiến tranh Việt-Pháp.

* Ý định dùng lá bài Bảo Đại- như giải pháp Quốc Gia- để đương đầu với Việt Minh cộng sản.

Ngay từ khi rời Việt Nam thì cụ Trần Trọng Kim đã có ý định tập họp các lãnh tụ đảng phái đứng sau Bảo Đại. Cụ đã mang việc này ra bàn với Nguyễn hải Thần khi họ gặp nhau ở Lạng Sơn.

Phần Bảo Đại từ khi sang Hồng Kông, cựu hoàng bày tỏ một lập trường dứt khoát với Việt Minh. Ông tuyên bố với báo chí: ” Nếu tất cả dân chúng VN đặt tín nhiệm vào tôi, nếu sự hiện diện của tôi có lợi ích cho sự giao thiệp hòa hảo Việt-Pháp, tôi sẽ sung sướng mà trở lại Việt Nam. Tôi không hoạt động cho Việt Minh, không hoạt động cho đảng phái nào cả, tôi chỉ tranh đấu cho tổ quốc30

Nhưng mãi đến tháng 9 năm 1947, người ta mới có thể tập họp các chính trị gia và đảng phái lại. Mọi người đều kỳ vọng lá bài Bảo Đại như một giải pháp chính trị nhằm tiến tới độc lập” Không đổ máu với Pháp”, nhiều đại biểu của các đảng phái trước đây chống Pháp họp nhau lại ở Hồng Kông để yết kiến và ủng hộ Bảo Đại.(trừ ông Ngô Đình Diệm)

Người phát ngôn viên của Bảo Đại là luật sư Trần Văn Tuyên còn nói thêm là : Nếu mai đây, nước Pháp thương thuyết với Hồ Chí Minh thì tất cả những người Quốc Gia sẽ nhất tề nổi dậy chống cả Pháp lẫn Hồ Chí Minh. Ông Tuyên đã ra Hà Nội rồi Huế, tiếp xúc với các giới và thay mặt cựu hoàng lên tiếng phủ nhận Cựu Hoàng không phải là cố vấn tối cao của chính phủ Hồ Chí Minh.

Lập trường Quốc Gia của cựu hoàng đã được một số đông trí thức và chính trị gia tại ba miền ủng hộ.

Phải nhìn nhận là cựu hoàng có “cái thế chính trị”, cái thế có thể triệu tập chung quanh ông mà không một lãnh tụ đảng phái nào có được:

Đó là cái thế có thể thương lượng với người Pháp và thế để đương đầu với Việt Minh cộng sản.

Vì thế trong năm 1947 đã có nhiều nỗ lực từ phía các đảng phái kết hợp lại thành lập một Mặt trận Quốc Gia Thống Nhất Toàn Quốc với các đảng Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng, Việt Nam Quốc Gia Độc Lập Đảng, Việt Nam Quốc Gia Thanh Niên Đoàn, Cao Đài, Đoàn Thể Dân Chúng và Liên Đoàn Công Giáo ..

Mục đích của Măt Trận này là thống nhất các đảng phái để đấu tranh dành độc lập. Những người như Nguyễn Tường Tam, Trần Trọng Kim, Hộ pháp Phạm Công Tắc của Cao Đài một lần nữa muốn lôi kéo Bảo Đại ra khỏi cảnh về hưu non ở tuổi 33.

Theo Nghiêm Kế Tổ, ngày 9 thàng 9 năm 1947, hàng đoàn đại biểu từ trong nước đã bay sang Hồng Kông yết kiến, tham khảo cựu hoàng.

Đại biểu miền Nam có Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Văn Săm Mặt trận Liên Hiệp Quốc Gia), Nguyễn Phan Long( viết báo), Trần Quang Vinh( Cao Đài) .

Đại diện miền Trung có có: Trần Thanh Đạt (nguyên thượng thư bộ giáo dục), Trần Văn Lý ( Chủ tịch Hội Đồng Chấp Chánh Huế), Cao Văn Chiểu Nguyễn Khoa Toàn, tỉnh trưởng tỉnh Thừa Thiên, dược sĩ Phan Văn Giáo ..

Đại diện miền Bắc có Lương Văn Phúc, Đỗ Văn Bình, Nguyễn Bá Chính, Đặng Vũ Lạc, Lê Thăng, Đỗ Văn Năng, Nhượng Tống,Ngô Thúc Định vv.

Ngoài ra thì có Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Tường Long vv.. thuộc thành phần Hải Ngoại….31

Nhận xét về sự quy tụ chung quanh cựu hoàng, người ta nhận thấy những trí thức thân tây có phần ảnh hưởng quyết định trên những chọn lựa chính trị của cựu hoàng. Bảo Đại xem ra không mặn mà với các đảng phái. Ý kiến của họ cũng ít được quan tâm.

Nếu cần chọn lựa một người lãnh đạo quốc gia thì là Ngô Đình Diệm.

Trong nước, tại miền Nam, thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân hoạt động tích cực hậu thuẫn cho Bảo Đại.

Trong khi đó, ông Ngô Đình Diệm chống đối kịch liệt giải pháp Bảo Đại cho đến khi nào một số thỏa thuận ngoại giao đạt được. Bảo Đại đã ghi lại như sau:

“Khi tôi trở về, tôi có nói chuyện lâu dài với Ngô Đình Diệm. Ông này chống đối mạnh mẽ tất cả mọi tiếp xúc với Cao Ủy Pháp cho đến khi nào vấn đề thủ tục ngoại giao chưa được giải quyết. Ông ta cho rằng việc tôi có mặt ở Pháp không đem lại được yếu tố gì mới mẻ .. Tôi yêu cầu ông về Sài Gòn và tìm hiểu ý kiến của Cao Ủy ..Ông ta đã tiếp kiến Bollaert ngày 22 tháng 3.

Ngay ngày 24,. ông trở lại Hồng Kông. Sự thất vọng của ông ta là hoàn toàn … Với Diệm, ông chủ trương nên chờ đợi …

Thái độ của Diệm không giống với đa số các chính khách đã có mặt tại Hông Kông .. nhiều người còn cho rằng phải để cho người Pháp có cơ hội hhành động…”32

Ba tháng sau, ngày 6 tháng 12 năm 1947 có cuộc gặp gỡ đầu tiên công khai Việt Pháp giữa cựu hoàng và cao ủy Bollaert trên chiến hạm Trouin tại vịnh Hạ Long.

Cuộc gặp gỡ thăm dò này mở đầu cho những thăm dò mở đường cho một ” Giải Pháp Bảo Đại” thành hình sau đó vào ngày 8 tháng ba, năm 1949 bất kể sự bất bình chống đối của một số người của đảng phái.

Bảo Đại sau đó dưới sự bảo trợ của Pháp đã rời Hông Kông sang ở Âu Châu. Các đảng phái phái nay chẳng còn vai trò gì nữa, chống Việt Minh không nổi, chống Pháp không có đường lối đều rút lui nằm chờ thời. Có lẽ đây là nỗ lực cuối cùng của các đảng phái quy tụ lại đã không đem lại kết quả mong muốn ..

Phần Nguyễn Tường Tam đã về VN và tuyên bố từ bỏ làm chính trị. Sau đó tháng tư năm 1951, ông bỏ Hà Nội vào sài Gòn cùng với gia đình người anh, ông Nguyễn Tường Thụy ..Cho đến nay, không ai biết lý do tại sao ông đã bỏ Hà Nội vào Sài Gòn? Khi cả gia đình di cư vào Nam năm 1954 thì ông lại sách gói lên ở Đà Lạt vào năm 1955.

* Cuộc binh biến lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm năm 1960 đã thất bại và sau đó cái chết của Nhất Linh năm 1963

Biến cố 11-11-1960 là một thử nghiệm đặt lại vai trò của TT, Ngô Đình Diệm trong chính quyền Quốc Gia miền Nam và vai trò của Mỹ khi tham gia trực tiếp vào chiến trường VN. Theo tướng Tôn Thất Đính nhận định:

Về bản chất của chính biến thì đến nay ai cũng đã rõ đó là sự dàn xếp của Hoa Thịnh Đốn để thu quyền hành ở miền Nam VN về trong tay của Mỹ. Mỹ dàn cuộc đảo chính này ra nhiều mặt, từ nội bộ gia đình Tổng thống, đến nội bộ của các tổ chức tham dự vào chính biến này, và phía quân sự thì kết hợp với phòng Nhì của Pháp để vận động các sĩ quan dưới quyền của đại tá Nguyễn Chánh Thi hành động theo Tình báo của Hoa Kỳ..(..)Các phe theo Pháp chạy gấp trước trong đó có Vương Văn Đông, các phe theo Mỹ được chính Mỹ trở lên máy bay chạy trốn trong đó có Hoàng Cơ Thụy”…33

Sự tham gia của các đảng phái trong cuộc binh biến này chỉ nắm vai trò hỗ trợ. Vai trò của Vương Văn Đông( quân sự) và Hoàng Cơ Thụy(dân sự,) là hai nhân vật chủ chốt với sự thỏa thuận ngấm ngầm của người Mỹ( Không có tính cách chính thức của tòa đại sứ Mỹ và đại sứ Durbrow).

Bằng chứng là người của các đảng phái không được thông báo chi tiết về kế hoạch đảo chánh sẽ xảy ra như thế nào. Đã thế, phía Hoàng Cơ Thụy, Vương Văn Đông đã có kế hoạch tẩu thoát do người Mỹ lo liệu một khi cuộc đảo chánh bất thành.

Thất bại, họ lo chạy thoát thân mặc kệ những vị nhân sĩ ở lại.

Không lạ gì sau đó 35 bị can dân sự đều bị bắt cầm tù, trừ Nguyễn Tường Tam đã chuẩn bị trước tìm đường chạy thoát vào tòa Đại sứ Trung Hoa Dân Quốc.

Mặc dầu đây là một biến cố chính trị mở đầu cho những rối loạn sau đó, nhiều sách vở tài liệu chỉ nhắc tới như một sự kiện mà không đi vào chi tiết . Tướng Trần Văn Đôn trong Les guerres du Viet Nam, không có đề cập đến biến cố chính trị này.

Việc Nguyễn Tường Tam có dính dáng vào cuộc đảo chính này như thế nào thì rất là lỏng lẻo và sơ sài.

Công việc đảo chính được giao phó giản dị chỉ là trách nhiệm viết truyền đơn và đề tên ai. Không biết kế hoạch trước đảo chính, không biết chương trình sau đảo chính!! Cứ như theo lời kể lại của ông Trương Bảo Sơn như sau:

Ở đây, tôi xin mở dấu ngoặc để nói về việc làm truyền đơn trong biến cố này . Khi thẻo truyền đơn, trong danh sách những người ký tên, chúng tôi đã để tên Nguyễn Tường Tam lên đầu, rồi mới tới tên các cụ Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Trần Văn Văn, Nguyễn Xuân Chữ vv..Ông Tam đã sửa lại để tên sau tên ông Chữ . Trước sự ngạc nhiên của tôi, ông giải thích:” Anh đừng quên người ta vẫn nói miền Nam của người miền Nam, mình là người Bắc di cư, phải lưu tâm và tôn trọng điều đó” .

Cuộc đảo chính thất bại, các đồng chí của ông Tam bị bắt gần hết .. Ngoài ra, ông Diệm còn cho bắt giam hết các nhân sĩ và lãnh tụ đảng phái và giáo phái khác và giáo phái khác, không trừ một ai, nhưng trừ… Nguyễn tường Tam “.

Sao có sự lạ lùng như vậy?

- Phải chăng vì Ngô Đình Diệm kính nể Nguyễn Tường Tam?

-Phải chăng Ngô Đình Diệm cho rằng đã chặt hết tay chân của ông Tam đi rồi thì ông Tam không còn làm gì được nữa?”34

Về những thành phần nhân sĩ tham dự thì theo ông Đỗ Mậu, “Ngoài những sĩ quan trẻ như Vương Văn Đông, Nguyễn Triệu Hồng, Phan Trọng Chinh, Phạm Văn Liễu, Nguyễn Huy Lợi còn có các tổ chức dân sự như Liên Minh Dân Chủ, Mặt trận Quốc Gia Đoàn Kết. Lực Lượng Nghiệp Đoàn của ông Bùi Lượng và nhiều nhân vật thuộc các đảng phái chính trị khác như các ông Lê Vinh( Duy Dân), Phan Bá Cầm, Nguyễn Bảo Toàn (Hòa Hảo), Vũ Hồng Khanh, Xuân Tùng ( Việt Quốc) cầm đầu, ” Mặt Trận Quốc Gia Đoàn Kết” do các ông Nguyễn Tường Tam và các ông Phan Khắc Sửu( Cao Đài), Nguyễn Thành Vinh, Trương Bảo Sơn (Việt Quốc) lãnh đạo .. Tất cả có hàng trăm nhân vật chính trị dân sự đại diện cho các đảng phái trực tiếp hay gián tiếp tham dự cuộc đảo chánh của Nhảy dù”35

Việc thiếu tá Phan Phụng Tiên dùng phi cơ C.47 đào thoát sang Campuchia, theo tướng Nguyễn Cao Kỳ trong Budddha ‘s Child là do sự đồng ý của ông NCK. Ông viết là đại tá Nguyễn Chánh Thi đã chạy vào sân bay Tân Sơn Nhứt cùng với khoảng 15 đồng đội của ông năn nỉ một cách sợ hãi xin cho một máy bay để sang Campuchia và nhờ đó thiếu tá Phan Phụng Tiên đã chở đám người của đại tá Thi một cách an toàn sang Campuchia.36

Trong việc binh biến này, chỉ nội việc đứng tên chung cho thấy không biết ai là nhân vật chủ chốt trong đám vài chục nhân sĩ như ông Đỗ Mậu viết? Giả dụ rằng cuộc binh biến thành công, ai sẽ là nhân vật chủ chốt? Về dân sự, nhóm Hoàng Cơ Thụy hay nhóm các ông Nguyễn Tường Tam, Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương ai sẽ là chủ chốt? Về nhóm quân sự thì Vương Văn Đông hay Nguyễn Chánh Thi? Người ta sắp xếp vị trị của các tướng lãnh như Dương Văn Minh, Trần văn Đôn, Tôn Thất Đính vv sao cho ổn và vừa lòng mọi người? Giữa Nguyễn Tường Tam và Hoàng Cơ Thuy, ai là người đủ tư cách lãnh đạo chính quyền?

Qua việc này cho thấy việc tổ chức đảo chánh lỏng lẻo như thế nào và giả dụ đảo chính thành công thì cuộc mặc giữa các phe nhóm cả sẽ đi đến đâu? Lúc đó sẽ có những cuộc chỉnh lý, đảo chánh chống đảo chánh và rất có thể Nhất Linh- Nguyễn Tương Tam lại rơi vào tình thế phải đối lập với những người đã từng chia xẻ trách nhiệm đảo chánh Ngô Đình Diệm?

Tình thế chính trị rối beng sẽ rút ngăn thời gian cộng sản Bắc Việt chiếm miền Nam sớm hơn là năm 1975!!

Cảnh xáo trộn, bát nháo chính trị vì không ai chịu ai sẽ xảy ra sớm hơn theo chủ nghĩa anh hùng cá nhân !!

Nhưng chẳng may việc đảo chính thất bại, theo ông Đỗ Mậu thì tình hình trong dinh Độc Lập lúc bấy giờ như sau:

Độ 3 giờ chiều ngày 12-11-1960, tôi vào dinh Độc Lập để trấn an tổng thống Diệm. Tôi thấy chung quanh ông có ông Nhu, Phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ, tướng Dương Văn Minh, và một số bộ trưởng như Trần Lê Quang, Nguyễn Đình Thuần, Huỳnh Hữu Nghĩa, Ngô Trọng Hiếu .. ngoài ra còn có bác sĩ Trần Văn Thơ. (…)

Trong lúc những nhà lãnh đạo quốc gia vui cười trước những cơn đắc thắng thì nhóm lãnh đạo đảo chánh đã lên phi cơ Dakota do Đại Úy Phan Phụng Tiên lái trực chỉ Phnom Penh xin tỵ nạn chính trị, bắt theo cả tướng Thái Quang Hoàng làm con tin”37

© Nguyễn Văn Lục

© Đàn Chim Việt

——————————-

Chú thích: 

1 Trich Nhất Linh, Người nghệ sĩ- Người chiến sĩ, trang 129

2 Trich Văn Học miền Nam, tập 2, Võ Phiến, trang 1243

3 Trích Chân dung Nhất Linh, Nhật Thịnh, trang 17.

4 Trích Chân dung Nhất Linh, Nhật Thịnh, trang 160

5 Nhất Linh, người nghệ sĩ- người chiến sĩ, Trương Bảo Sơn, trang 81

6 Trích Đoàn Thêm, Ibid, trang 31-35

7 Trích Đoàn Thêm, Ibid, trang 53-54

8 Trích tóm lược trong Viet Nam 1945 ca David G. Marr, t trang 207-210

9 Xem The communist road to power, J. Duiker viết: “The appearance of famine in the countryside- a factor so familiar to students of revolutionnary process- provided the sense of desperation that gave the communists access to the villages and fueled the rural insurgency. Ibid, trang 100

10 Trích Khái Hưng, Trần Khánh Giư, Nguyên Vũ, trong tập san Hợp Lưu số 104, tháng 3&4, 2004, trang 8 .

11 Trần Phước An du học Nhật nằm trong phong trào Đông Độ. Tháng 10/1940 Trần Phước An cùng Koike giúp Nguyễn Tường Tam qua Quảng Châu 6/10/1941, Bộ trưởng thuộc địa Charles Platon yêu cầu Bộ Ngoại Giao phản đối Nhật về những hành động của An. 22/7/1943 An bị ám sát ở Quảng Châu. Nguyễn Tường Tam tự nhận sai người giết An. CAOM (Aix, GGI, 7F29, tr 1

12 Xem thêm Đảng cộng sản Việt Nam, Cao Thế Dung, trang 489

13 Xem Hồi Ký 1925-1964, Nguyễn Kỳ Nam, các trang 181-183

14 Theo Đoàn Thêm, Ibid, trang 66-68.

15 Vit Nam máu la, Nghiêm Kế T, trang 51-52

16 Trích Le Dragon D’annam, S.M. Bao Dai, trang 138

17 Trích Những năm tháng không thể nào quên, Võ Nguyên Giáp, trang 31

18 Trích Vo Nguyên Giáp, Ibid, các trang 175, 216

19 Vo Nguyen Giap, Ibid, trang 255-258

20 Trích Rễ Bèo Chân Sóng, Vũ Bảo, chương 14

21 Trích Bác Hồ về nước, Lê Quảng Ba, trang 202.

22 Trích The communist road to power, William J. Duiker, trang 87

23 Trích Việt Nam máu lửa, Nghiêm Kế Tổ, trang 65-66

24 Trích Trân Trọng Kim Một cơn gió bụi, Ibid

25 Trích lại Hồi ký Hoàng Xuân Hãn đăng trên Tân Văn số 10, tháng 5/2008

26 Trích Phùng Thế Tài, Bác H, nhng k niêm không quên, trang 22 và 67

27 Trích Đoàn Thêm, Ibid, trang 72

28 Trich Bao Đai, IBid, trang 156

29 Trích Hồi ký Một cơn gió bụi, Trần Trọng Kim, trên Talawas.net

30 Trích Việt nam máu lửa, Nghiêm Kế Tổ, trang 110

31 Trích Việt Nam máu lửa, Nghiêm Kế Tổ, trang 111

32 Trich sơ lược Le Dragon d’Annam, Ibid, trang 197-198

33 Trích Hồi ký của Tôn Thất Đính, 20 năm binh nghiệp, trang 204-205

34 Trích Nhất Linh, Người Nghệ sĩ- Người chiến sĩ, trang 76

35 Trích Hồi Ký Hoành Linh Đỗ Mậu, trang 357-358

36 Trích tóm lược trong Buddha ‘s Child, Nguyen Cao Ky, trang 73-75

37 Trích Hoành Linh Đỗ Mậu Ibid, trang 357-358

21 Phản hồi cho “Nguyễn Tường Tam Nhà chính trị- và sự thất bại của các đảng phái Quốc Gia[1]”

  1. dat nguyen says:

    Theo tôi nghĩ làm thì khó chê thì ai cũng chê được cả
    Làm chuyện lớn Quốc gia đại sự đâu có dễ , dù thất bại nhưng họ cũng là những người can đảm dam làm, họ còn hơn nhiều người, họ hơn mình là cái chắc.
    Đảng phái Quốc gia dù có thất bại nhưng cũng không bị dân chửi rủa thậm tệ cả năm cả đời như nhiều chế độ chính trị sau này, u mê cuồng tín, con người mà đã u mê cuồng tín thì dù làm vua làm dân cũng không làm được cái trò trống gì
    DN

  2. Minh Đức says:

    Trích: Nhưng vừa ló ra lập Đảng chống thực dân Pháp, rồi sợ Pháp lùng bắt, ông trốn sang Tầu. Làm chính trị như Nguyễn Tương Tam chỉ thấy ông ” bôn ba hải ngoại”, vắng mặt những lúc cần có mặt.

    Đem chuyện ông Nguyễn Tường Tam trốn sang Tàu để chê trách như vậy có xác đáng hay không? Những người làm chính trị muốn lật đổ chế độ của Pháp nếu bị Pháp bắt là vì họ không trốn được chứ nào phải là vì họ là người can đảm, biết là Pháp sẽ bắt nhưng vẫn không bỏ trốn. Ông Nguyễn Thái Học nổi dậy thất bại rồi cũng định trốn sang Tàu nhưng bị bắt trên đường đi trốn rồi bị đem chém đầu. Như thế ông Nguyễn Thái Học lẽ ra không nên bỏ trốn sang Tàu mà cứ ở trong nước trong khi biết Pháp đang lùng bắt mình để rồi chịu để Pháp bắt hay sao? Ông Hồ Chí Minh ngồi ở bên Tàu huấn luyện cán bộ rồi gửi về nước hay ông Phan Bội Châu cũng đem thanh niên sang Tàu huấn luyện rồi gửi về nước thì có khác gì ông Nguyễn Tường Tam trốn qua Tàu vì sợ Pháp bắt. Như thế ông Hồ và ông Phan Bội Châu cũng không can đảm, phải về nước ngồi chỉ huy để cho Pháp bắt mới là can đảm hay sao?

  3. D.Nhật Lệ says:

    Bàn về chính trị trong đó có nhân vật lịch sử,người VN.chúng ta thường hay suy diễn theo tình cảm hơn lý luận.Đó là lý do thứ nhất và lý do thứ hai là chúng ta thiếu chứng cứ bí mật đàng sau hậu trường nên suy diễn một cách chủ quan,phiến diện bởi vì chỉ căn cứ vào những gì thấy được bên ngoài.Do đó,ai cũng có quyền
    bình luận theo ý mình,miễn là đừng độc quyền chân lý.
    Theo tôi,ông NVLục viết một số bài khá hay,nhiều chi tiết không phải ai cũng biết,thế nhưng bài viết này xử dụng tài liệu của phe CS.là hoàn toàn khó thuyết phục vì CS.chỉ tuyên truyền một chiều.Ai không theo chúng
    là chúng dìm xuống tận đáy bùn đen bằng những vu cáo bá láp,tầm bậy.Đối với Nhất Linh thì chúng đặt điều
    láo lếu là NL.ôm một số tiền rất lớn khi rời bỏ chức vụ Ngoại trưởng trong chính phủ VM.của họ Hồ.Rồi vụ
    án Ôn Như Hầu,chúng cũng đổ tội cho Quốc Dân đảng ám sát người “yêu nước” nhưng sự thực hoàn toàn
    ngược lại là chính chúng chủ trương tàn sát đảng viên và tiêu diệt QDĐ.
    Sở dĩ chế độ NĐD.bị lật đổ vì có đến 4 thế lực chống lại ông,chứ không chỉ một mình QDĐ.Thế lực mạnh
    nhất là Mỹ,thế lực gian manh nhất là Cộng Việt và 2 thế lực còn lại gồm PG.và đảng phái bị 2 thế lực lớn
    kể trên thò tay lũng đoạn.
    Việc nhà văn NL.tự tử có nguyên nhân xa là bệnh trầm cảm.Bệnh này phát xuất từ sự bất đắc ý về tinh thần
    và vật chất của NL,một tài năng nổi bật trong thời đại ông sống.Từ một tài năng xuất sắc,nhà văn lớn,nhà
    báo thành công,chính khách nổi tiếng,tất cả phút chốc thay đổi sau khi miền Nam thành VNCH.đã làm ông
    càng bất mãn,muốn tiếp tục làm cách mạng như trước 1955.Chính sự thất bại trong việc tham gia cuộc
    đảo chính là nguyên nhân gần đã dẫn đến việc ông tự tay kết liễu đời mình.Một cái chết ‘đẹp’ nhưng ông
    càng được ca tụng bao nhiêu thì vận mệnh đất nước VNCH.càng đi đến gần chổ bị tiêu diệt,khó tồn tại
    nổi mà chỉ cầm cự cho đến 1975 là bị xoá sổ hoàn toàn !
    Sau 1963,đảng phái tham gia đủ mặt từ chính phủ này qua chính phủ khác nhưng cũng chẳng làm nên trò
    trống gì vì cán bộ Cộng Việt đã tràn ngập khắp mọi lãnh vực nhưng núp dưới nhiều chiêu bài hợp pháp
    mà Tình Báo thời Đệ Nhị CH.không biết gì cả vì tổ chức tình báo,phản gián thời Đệ Nhất CH.đã bị giải tán
    khi D.V.Minh lên thay,ngay cả cán bộ tình báo tài giỏi nhất cũng bị tử hình như Phan Quang Đông,trù dập
    như Dương Văn Hiếu v.v.đến mức ông này về sau phải làm nghề dịch sách để mưu sinh !
    Nếu cách đây hơn 1/2 thế kỷ VN.cần chế độ độc tài,chắc chắn nước ta đã trở thành Nam Hàn,nhưng nền
    độc tài độc đảng CV.hiện nay còn tàn ác gấp ngàn lần chế độ NĐD.thì vận mệnh VN.rõ ràng càng ngày
    càng lệ thuộc Tàu như chúng ta đã thấy.Mọi cái gì liên quan đến lòng yêu nước,bảo vệ giang sơn,chống
    Tàu xâm lấn đều bị CV.cấm chỉ hoàn toàn.Chỉ hô khẩu hiệu TS-HS là của VN.cũng bị bỏ tù như bà BMH.,
    liệt sĩ Trần Văn Phương chống Tàu ở đảo Gạc Ma nhưng phải xoá tên anh hùng trên mộ bia v.v.
    Điều quan trọng nhất bây giờ là mỗi người VN hãy tự hỏi tổ quốc VN.sẽ ở đâu trên bản đồ thế giới trong vòng 5,10 năm tới đây,chứ không nên cứ đay nghiến xỉa xói nhau như thế này ! Mong thay !

  4. thùy says:

    Thất bại của các đảng phái quốc gia là có thật,nhưng mạt sát như nvlục thì quá đáng .Đọc bài này vớicác dẩn chứng của nhửng tên CS viết ra ở miến Bắc,vốn dỉ bọn nó là CS thì mấy ưa gì qg,kể gì dân tộc ,biết gì về đất nước.VỏNG củng “hàm” tướng do tuị nhà báo pháp ban cho Han ghét đảng phái ,QDĐ thì củng đúng thôi .Mà bọn CS có ưagì QG,mà bọn CS có ưa gì QDĐ vì đảng phái này củng hoạt động khá mạnh ,làm VMCS tiêu hao khá nhiều.Lạilà Đảng trong đảng củaTGT mà bọn CS Tàu củng “Sợ”. Thầy hét thì rò củng ghét.mà đến tên dầy tớ khuển mả như Vỏ ta củng phải ghét thôi.
    Ông VVL trích nhiều bài viếtcủa CS,vậy có thể nóibài viết này của một tên CS viết củng được.ó có có tính cách gomlại nhửng biến cố lịch sử để cho biết QG bất tàivô tướng ,dựa dẩm Tàu,Nhật và Pháp,Mỷ thế nào .Có dẩn chứng khách quan để che mắt cái màu đỏ ở trong bài viết. “Thì ra CS/HCM giỏigiử hé !”
    Mà tại sao cứ nhất định phải hạ bệ NTT như khi Ông làm BTBNG trốn đi,không hợp tác với VC ,vì thấy được cái xảo trá,lươn lẹo ,đểu giả cuả HCM và VNG,lại bị VC vu không là NTT ăn cắp tiền ? NH.trong bài viết về NTT trên tờ TựDo là trong buổi văn nghệ ở liên khu năm,một tên lân đọc vè nói xấu NTT,sau đó khi ra về,NH hỏi:thế đồng chí có biết NTT là ai không ? Đó là Nhất Linh.Và anh tađỏ mặt.,và trốn biệt không dự nhửng buổi liên hoan sau. NVL không gióng tên CB VC vì có học ,nhưng hành xử thì củng xem- xem. Mà tại sao cứ NTT ,trong mát NVL lại là cái gailớn như vậy . Câu hỏi này để diển đàn trả lới….
    Một lời cuối làThếUyên hiện ở VN,ít nhiều chấp nhận CS (con và cháu khác chính kiến với cha ông mình là thường). Cho nên NVL trích dẩn hắn thì củng như Tr1ich d3n các tên bối bút của đảng CS như Lêquảngba,vủbảo mà thôi.
    Thế nào tui CS không trích lại NVLục…
    Thật chẳng ra gì…
    Hình như NVLục đầu quân viết cho SGN của ĐN,một tờ báo củng CS không kém.

  5. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thưa ông Nguyễn Văn Lục và bà con,

    Xin cám ơn tác giả bài khảo luận trên. Nhờ nó mà tôi có dịp nghiên cứu kỹ hơn nữa về Nhất Linh.

    Tôi rất tâm đắc với nhận xét trong bài này, ở phần nhìn lại lúc làm báo vào thời “tiến chiến” của Nhất Linh nói riêng và nhóm Tự Lực văn đoàn nói chung, mà ông Lục gọi đó KHOẢNG TỐI :”Bài viết này muốn bổ túc thêm cái mặt bị bỏ quên cũng có thể là một góc tối của TLVĐ” (sic)

    Ông Lục đã kết án thật ác (liệt):

    - Nhưng sự thành công ấy nay nhìn lại một phần do sự chế diễu, hạ bệ những nhà văn khác ngoài nhóm trên Phong Hóa và Ngày Nay. (sic)

    - Ông Nhất Linh làm báo với Hoàng Đạo, Khái Hưng ngay cả Thạch Lam và nhất là Thế Lữ, bút hiệu khác là Lê Ta đã đồng loạt có chủ trương phải ” bề hội đồng” các nhà văn ngoài nhóm và báo chí ngoài nhóm bằng trào phúng. Có nhiều mức độ trào phúng. Có mực độ có thể chấp nhận được và có mức độ trào phúng không thể chấp nhận được. Một số lớn sự trào phúng của nhóm TLVĐ vượt ranh giới được phép và không được phép. Cái không được phép khi nó xúc phạm đến nhân cách nhà văn và với một chủ đích hiểm độc. (sic)

    - Nhưng nói cho cùng những nhà văn bị nhóm TLVĐ đả kích thì không phải vì thế mà họ “nhỏ đi”, chẳng những thế họ càng được “lớn lên” về tầm vóc văn học như Nam Cao, như Vũ Trong Phụng và cũng một lẽ ngược lại không phải vì thế mà TLVĐ được nhìn nhận ” lớn hơn”. (sic)

    Và ông có ngay một kết luận nhớ đời:

    - Tác phẩm lớn thì nhà văn lớn. Không ai dìm, kiểm duyệt, “bỏ tù” một tác phẩm bắt nó nhỏ được (sic)

    Tôi có ý nghĩ ngộ nghĩnh, ông Lục có ý thức được hết điều trên chăng, khi ông cố tình DÌM CHẾT cá nhân Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, bằng thủ thuật “gậy ông đập lưng ông”, như khi nhóm Tự Lực văn đoàn ma giáo bội nhọ kẻ ngoài đạo trong thời kỳ làm báo tiền chiến như ông dẫn chứng.

    Rồi tôi mỉm cười mà thưa với ông rằng (răng ông thừa nên ăn nói linh tinh quá mạng):

    CHÂN MÌNH DẪM CỨT MỘT DỀ
    CỨ CẦM BÓ ĐUỐC MÀ SOI CHÂN NGƯỜI !

    Lại Mạnh Cường

    • NL làm báo với một tinh thần mới,một phong cách mới,một văn phong mới,nghỉa là qui tụ toàn nhửng nhà tân học,có ý muốn cách mạng văn hóa xả hội , “đổi mới” xả hội,con người theo dà tiến bộ của nước Âu Mỷ,chớ không lệ thuôc vào Tàu hay nói được là thoát ra khỏi,ảnh hưởng hủ lậu,phong kiến của Tàu. Và cái đi vào lòng người,thay đổi con người nhanh nhát là chọn một lối hàihước,vui vẻ mà có lẻ như vậy mới thấm vào người đọc và người “bị” hài hước hoá.Nếu không chọc cái búi tó của PDTốn .cái khệnh khạng của PQuỳnh và nhiều nhân vật ,sự việc khác thì đả không làm nên một tờ Phong Hoá,và không hình thành nhóm TLVĐ và sẻ chẳng ai biết đến NL,KH và người triển khai phong phú phong trào thơmới:ThếLử.Vàcố nhiên chảng ai biết Nguyển Vỷ,AnhThơ (được TLVĐ tặng giải thơ mới) và nhửng thi sỉ khác hay cả nhửng văn sỉ khác.TLVĐ đả là chất xúc tác cho văn thơ đi lên…với lối văn trong sáng ,giản dịmà hầu như học sinh miền Nam học hỏi rất nhiều.(Miền Bắc dạy văn XDiệu ,Tốhửu và nhiều nhà văn khác,nó trúc trắc khó đọc ,khó bắt chước(như học Ntuân chẳng hạn),nói chung là khó nuốt ) .
      Vây đây là một mảng (khoảng)sáng chói (chớ không phải mảng tối như Ông nvl viết )Vì có cười cợt khich bác nhau,chọc nhau mới có tiến bộ.Và đó là điều mà có nhiều nhà văn ,nhà thờ gời tác pẩm tới dự gỉải như Anh Thơ,NguyểnVỷ,NguyểnTuân…Nghỉa là trăm hoa đua nở và VNP mới có thể viết về nhà văn hiện đại,HT&HC mới có TNVN và TC,có lẻ không đống ý với VNP đả viết cuốn “Dưới mắt Tôi:”
      Còn về nhà văn “nhỏ đi” hay “lớn hơn” thì không phải do TLVĐ mà do các nhà văn ,nhà thơ đó.với tác phẩm của họ được công chúng đón nhận như thế nào. Viết như Ông Lục là có tính cách ” đạp đổ ” cho bằng được nhóm TLVĐ và người đứng đầu là NhấtLinh.mà có lẻ vì nhà văn còn gắn liền với chính trị ,CM ,đảng phái mà Ông Lục không “thích”,gióng như CS không đội trời chung với QD Đ vậy (đó là sự thực)
      Nói tóm lại Ông Lục.qua việc phê bình NL nhà văn ,NTT nhà CM ông đều “sổ toẹt” và nhân cơ hội dó ông đẩy luôn các đảng phái QG khác xuống hố,các cá nhân như các cụ PCT,PBC,KNHCĐ,HTK vv vàvv…kể ccả cụ NĐDiêm ủncg đều là (như CS nói) là theo Tàu,theo Nhật ,theo Tây ,theo Mỷ (thực dân củ,thực dân mới…),làm tay sai cho các đế quốc hết…
      Như vậy HCM theo Nga là có vẻ mới vớilại CS củng là một chủ thuyếtmới là hay hơn hết chăng. ?(có phải “đây là mảng “bímật”sẻ viết khi có cơ hội” Mới”khác không ?/Hay để dành viết cho HN xem ?)
      thđ.

      • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

        Thưa bạn thiênhàđặng và bà con,

        Lúc tôi còn là học sinh trung học đệ nhất cấp trong Nam thời cụ Diệm (1959 -1963), học môn Kim Văn (Việt văn lúc đó gồm Kim văn và Cổ văn), nên biết được thời kỳ Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh và Trương Vĩnh Ký với lối văn xuôi biến ngẫu, nghĩa là viết câu kệ cân đối, chả khác gì khi viết văn vần bao nhiêu. Cho nên đọc không hấp dẫn, gây hứng khởi. Chưa kể quá đạo mạo, qúa chú trọng lễ nghĩa, khiến không hợp thời ….

        Tài liệu từ Internet:
        Biền ngẫu
        Biền: hai con ngựa chạy sóng đôi;
        Ngẫu: có hai nghĩa: tình cờ, hoặc từng cặp

        Văn Biền ngẫu
        Dạng thức câu văn (chữ Hán hoặc chữ Nôm) được tổ chức theo một số quy tắc tương đối chặt chẽ về số lượng từ (chữ), về nhịp, về tính cân đối trong ngữ nghĩa.

        “Biền văn”, trong văn học chữ Hán ở Trung Hoa có từ thời Lục Triều với lối cổ thể, theo đó, chỉ cần những cặp câu đối nhau, không cần có sự hiệp vần, cũng không hạn chế số lượng từ (chữ) và cách đặt câu. Ví dụ: Hịch tướng sĩ văn (chữ Hán) của Trần Quốc Tuấn (Việt Nam) là được viết theo lối này.

        Biền văn ở văn học chữ Hán đến thời nhà Đường (Trung Quốc) đi dần đến ổn định thành từng cặp câu 10 từ, mỗi câu ngắt làm hai nhịp 4/6 gọi là lối cận thể (thời Đường gọi là cận thể để phân biệt với lối cổ thể nói trên), lại cũng gọi thể biền lệ (biền: nghĩa như trên, lệ: từng đôi một). Thể biền lệ đời Đường chưa bắt buộc phải có niêm, đến đời Tống mới đặt thêm yêu cầu niêm và đưa vào trường ốc, gọi là thể tứ lục. Ví dụ: “Bình Ngô đại cáo” do Nguyễn Trãi soạn, là được viết theo thể tứ lục này: “Thừa thắng trường khu, Tây kinh kí vi ngã hữu – Tuyển phong tiến thủ, Đông đô tận phục cựu phong” (nghĩa: thừa thắng ruổi dài, Tây kinh quân ta chiếm lại – Tuyển binh tiến đánh, Đông đo đất cũ thu về).

        Văn biền ngẫu được tiếp nhận ở văn học Việt Nam, cả trong những sáng tác viết bằng chữ Hán lẫn những sáng tác bằng chữ Nôm. Ngay ở câu văn xuôi hiện đại Việt Nam cũng còn những dấu vết của lối tổ chức câu văn theo kiểu biền ngẫu.
        [hết trích]

        Chính Tự Lực Văn Đoàn đã thổi một luồng gió mới vào nền cổ học thời đó (tuy cũng là giòng tân học theo phương Tây, viết chữ quốc ngữ, nhưng vẫn đượm nặng mùi Nho học do các nhà trí thức viết văn, làm báo, làm chính trị, văn nghệ … vẫn còn bị cái quán tính cũ lôi theo).
        Chủ soái của TLVĐ chính là ông cử nhân vật lý Nguyễn Tường Tam bút hiệu Nhất Linh, mới du học từ bên Pháp hồi hương.
        Với hoài bão to lớn, dùng văn học để làm một cuộc cải lương xã hội cổ hủ Nho giáo, nặng về nông nghiệp, thành một xã hội tân tiến theo phương Tây, nên TLVĐ qui tụ những nhà tân học trẻ tuổi mạnh dạn lên đường làm cách mạng. Đường hướng canh tân này, riêng tôi thấy rất phù hợp với chủ trương Duy Tân của cụ Phan Chu Trinh, người đã từng lưu vong ở Pháp, và nhận ra rõ rằng nên “lấy mỡ nó rán nó” ! Tức dùng dân chủ phương Tây để đập tan ách thực dân nô lệ, cũng như phong kiến do thực dân cố giữ để lợi dụng; rồi dùng đó làm phương tiện xây dựng lại đất nước.

        Nếu để ý ta thấy vào cuối thập niên 20 và đầu thập niên 30, giới trẻ theo tây học đã trưởng thành, lên đường đi làm nhiệm vụ lịch sử thay cho lớp đàn anh thủ cựu chịu hoàn toàn hay ít nhiều Nho học.
        Chính trị ta thấy điển hình có nhóm trẻ Nguyễn Thái Học, ban đầu lập nên Nam Đồng thư xã, rồi tiến lên thành Việt Nam Quốc dân đảng. (Cũng phải kể đến những manh nha của phong trào Cộng Sản vào thời đó với đỉnh điểm là Phong trào Sô viết Nghệ Tĩnh vào năm 1930)
        Ý thức quốc gia dân tộc dân chủ độc lập tự do … theo phương Tây (từ tinh thần của Cách mạng Tư sản 1789 bên Pháp) đã hiện diện có phần thắng thế, để thay thế hoàn toàn cho các phong trào với quan niệm cũ “trung quân ái quốc”, tức thay thế cho phong trào Cần Vương rồi Văn Thân đã phá sản hoàn toàn, cũng như lối cách mạng “nửa vời” của Phan Bội Châu, bắt chước theo Nhật, vẫn dùng một hoàng thân quốc thích làm minh chủ để cải tiến thành một quốc gia quân chủ lập hiến như Nhật.

        Nói tóm tắt, công lao của Tự Lực Văn Đoàn cực kỳ to lớn, không thể chỉ khoanh vùng ở địa hạt văn học nghệ thuật như Nguyễn Văn Lục cố tình bóp méo sự thật.
        Nhất Linh Nguyễn Tường Tam là một nhân vật kiệt xuất, ngôi sao Bắc đẩu một thời trên vòm trời văn học, chẳng những tài giỏi lại can trường. Ông là người làm chủ xướng cải lương hương chính ở một xã hội cổ hủ nặng mùi Nho giáo thời đó.
        Các truyện của ông đều mang thông điệp đó, cho nên không hay bằng các đồng nghiệp như Khái Hưng là điều dễ hiểu. Ông tạo ra một mẫu người hùng mới, như Dũng của Loan; còn Loan cũng làm cách mạng trong cái thế giới nhỏ bé của mình bằng sự vùng lên đòi hỏi nữ quyền (khi về nhà chồng là Thân, ko chịu bước qua cái bếp lò để ngay lối đi theo tục cũ, mà đá văng nó sang một bên, khiến bà mẹ chồng là bà Phán … giận đến tím mặt).
        Dĩ nhiên không phải chỉ tài với can đảm là sẽ thành công trên đường đời. Ông gặt hái được cả thành công lẫn thất bại. Nhưng phải nói KHÔNG THỂ LẤY THÀNH CÔNG HAY THẤT BẠI MÀ LUẬN ANH HÙNG !

        Còn chuyện Sáng Tạo với Mai Thảo (được coi như chủ soái, nhưng lại không có đóng góp cụ thể bằng Thanh Tâm Tuyền và Tô Thùy Yên, tên thật là Đinh Thành Tiên, nổi tiếng ở hải ngoại với bài trường thi TA VỀ) nổi lên trong Nam vào thập niên 60, để bứt phá khỏi khuôn mẫu và ảnh hưởng của Tự Lực văn đoàn là chuyện dễ hiểu.
        Đó là những nhà văn và trí thức trẻ, chưa nổi tiếng hay mới tạo được chút tiếng tăm, muốn có một chố đứng riêng, cộng thêm hoài bão làm cái mới (do chịu ảnh hưởng của các phong trào quốc tế thời đó, cụ thể là phong trào hiện sinh), nên đã rung chuông gõ trống gõ phách ầm ĩ lên đường đi làm một cuộc cách mạng văn học . (Theo tôi ông Lục nên tìm đọc BỐN MƯƠI NĂM THƠ VIỆT NAM 1945-1985 của Thi Vũ Võ Văn Ái, nhà xuất bản Quê Mẹ tại Paris, ở phần viết về Thanh Tâm Tuyền (trg 205-257) để hiểu rõ hơn về quan niệm văn nghệ của nhóm Sáng Tạo).

        Trong sinh hoạt văn học nghệ thuật thì luôn luôn có chuyện HƯNG PHẾ, lớp sóng sau đè và phủ trùm lên lớp sóng trước, khiến cho sóng biển ngày càng thêm to và mạnh hơn. Cụ thể thơ Mới phủ lên loại thơ cũ, có vần có điệu theo luật lệ nghiêm khắc ! Rồi thơ Tự do lại phá bỏ tất cả. Lòng vòng tranh cãi cho nhiều cho dữ, lại quành lại thơ lục bát theo thể điệu như cao dao (Nguyễn Duy là thí dụ điển hình) !

        Cứ khư khư một khuôn mẫu, giữ mãi trong lòng một minh chủ một thần tượng, theo tôi đó là sự thoái bộ, nếu không muốn kết án là PHẢN TIẾN BỘ ! Cuộc đời chả khác gì lái xe, phải luôn luôn nhìn về phía trước và thỉnh thoảng nhìn vào kính chiếu hậu hay kính hai bên bên ngoài xe đang lao với tốc độ chóng mặt trong dòng chính nhân loại.
        Nói tóm tắt, phải biết khéo léo chôn thần tượng, không chịu sống mãi trong bóng râm của thần tượng, mới khá được !

        Nguyễn Văn Lục mang bệnh tôn sùng lãnh tụ (Ngô Đình Diệm đã quá cố), cho nên đả phá lung tung, vô tổ chức, vô hình chung trở nên một tay gây rối.
        Lại thêm tính thích “nổi loạn” mong để lại chút danh gì với đời (như qua loạt bài viết di cư, về tranh đấu Phật giáo miền Trung thời cụ Diệm, về ảnh hưởng của Pháp trong giáo dục Việt Nam chẳng hạn), nhưng rất đáng thương là ko đủ tài lực để thuyết phục bạn đọc (ngoài trừ một số kẻ không thông thạo lịch sử, chỉ quen thói bắc nồi chõ nghe hơi, nên tin vào Lục là một tay nghiên cứu thứ thiệt.) NVL còn lâu lắm mới theo kịp nổi ông anh ruột là Nguyễn Văn Trung, một người tôi ít nhiều ngưỡng mộ về tài năng.

        Kính cáo,
        Lại Mạnh Cường

  6. Minh Đức says:

    Chính sách của ông Ngô Đình Diệm có một số điểm giống như chính sách của ông Putin tại Nga ngày nay. Ông Putin lên cầm quyền rồi mới phát triển đảng của mình, ông Diệm cũng lên cầm quyền rồi mới phát triển đảng Cần Lao. Ông Putin ăn gian trong bầu cử, ông Diệm cũng ăn gian trong các cuộc bầu cử quốc hội và bầu cử tổng thống. Những sự ăn gian đó gây ra bất bình với các tổ chức chính trị quốc gia khác. Chính người Mỹ cũng thấy chính sách ăn gian này và họ dần dần bớt ủng hộ chế độ ông Diệm. Tuy rằng chế độ ông Diệm có nhiều chính sách phát triển kinh tế hay nhưng cũng có những khuyết điểm trong cách cư xử với quần chúng, các đảng phái khác. Mặc dù, miền Nam có những người ngây thơ, tin rằng bắt tay hợp tác với CS là sẽ tốt đẹp hơn nhưng cũng có những người chống Cộng. Đó là hoàn cảnh phức tạp đòi hỏi cách xử sự khôn ngoan, khéo léo để có thể triệt hạ những kẻ đáng phải triệt hạ, tránh làm mích lòng những kẻ có thể hợp tác, nhưng theo tôi chế độ ông Diệm đã không khôn khéo, tế nhị để tồn tại được trong tình hình phức tạp như thế. Ông Hồ đã tồn tại được trong tình hình phức tạp sau 1945 với những thủ đoạn quanh co và tàn bạo thì dù khen hay chê thì ông Hồ và phe của ông cũng đã tồn tại và thắng. Chính ông Nguyễn Văn Lục đã từng viết bài nói rằng một số chính sách của ông Diệm chẳng hạn như Ấp Chiến Lược đến thời ông Thiệu lại được dùng lại lấy tên là Ấp Dân Sinh. Thế thì cũng phải thấy là cùng chính sách đó mà ông Thiệu đem áp dụng không gây bất bình trong dư luận còn chính sách Ấp Chiến Lược thì bị chỉ trích, ở đây nói về sự chỉ trích của những người chống cộng và dân chứ không nói về sự chỉ trích của CS. Như vậy ông Thiệu tế nhị và khôn khéo hơn ông Diệm. Một số trí thức đã từng bất mãn với ông Diệm được ông Thiệu mời ra hợp tác. Có người chẳng có nhiệm vụ gì cụ thể thì được phong chức Quốc Vụ Khanh, tức là ngang với bộ trưởng, nhưng không có quân ở dưới và có vai trò cố vấn cho tổng thống. Như thế làm đẹp lòng họ và lại còn được họ giúp ý kiến. Nếu ông Diệm biết xử sự khôn khéo như thế thì sự chống đối từ phía người quốc gia sẽ giảm bớt đi.

  7. Trung Kiên says:

    Bài viết khá dài, tôi chưa đọc hết bài nhưng với cái tựa đề;…”Nguyễn Tường Tam Nhà chính trị- và sự thất bại của các đảng phái Quốc Gia…đã cảm thấy chua chát và đắng ở cổ họng, đọc đến câu này;

    Họ không thể xử dụng những phương tiện dân chủ như trên nên đại đa số dân chúng không biết đến tên tuổi của họ, việc họ làm…/…Họ đành xử dụng những phương tiện bạo động như trong thời kỳ kháng chiến như quân đội đảo chánh, âm mưu ám sát, âm mưu lật đổ“…rồi nghiệm lại cuộc sống, thì rõ ràng…Tôi không thể trách tác giả khi nói lên sự thật này!

    Thuốc đắng giã tật, sự thật dễ mất lòng… nên mấy ai dám lên tiếng nói thẳng, nói thật, phải không ông Nguyễn Văn Lục?

    Cám ơn tác giả Nguyễn Văn Lục và DCV.Info

  8. Thai Duong says:

    Ông Lục ơi, ông phân tích về Nhất Linh Nguyễn tường Tam đủ rồi.
    Ông càng viết thì càng lòi cái đuôi “cần lao” của ông ra .
    Ông không thấy ông Nguyễn tường Thiết trong bài báo trả lời ông đã đưa tấm hình 5 con chuột trên báo năm xưa là có ngụ ý gì à.

  9. Kêu gọi, chờ đợi, chửi mãi đã mấy chục năm rồi! Có thay đổi gì đâu? Sao không tự mình thay đổi? Những ai cứ ngồi chờ đợi người khác đem đến thay đổi cho mình sẽ không bao giờ được toại nguyện. Phải nhận ra vấn đề gốc rễ là: Đảng Cộng Sản Việt Nam là một Đảng Ký Sinh, sống bám và dân tộc Việt Nam. Bạn hãy suy nghĩ xem: làm sao để diệt một con ký sinh trùng? Cách duy nhất là giữ mình sạch sẽ, từ bỏ, xa lánh nó, và một ngày nào đó nó sẽ không còn đất sống nữa và tự hủy diệt. Đảng Cộng Sản là Đảng của Nhơ Nhuốc, Tham Lam, Tàn Ác, Tráo Trở, Gian Dối, Mỗi người dân Việt Nam hãy tự rèn luyện mình để trở thành một biểu tượng của Trong Sạch, Liêm Chính, Nhân Đạo, Thẳng Thắn, Ngay Thật. Từ đó người Việt Nam mới có thể tạo thành một “thế lực” chặt chẽ để đối phó với thế lực cầm quyền vô nhân đạo hiện nay. Việc làm này, tuy dễ nhưng mà khó. Dễ là vì khi thực hành không cần phải dấn thân vào chốn nguy hiểm, bị trù dập hay bắt bớ. Khó là vì mỗi người dân Việt Nam phải tự tranh đấu với bản thân (và gia đình) để có một cuộc sống mới, tách biệt với những nhơ nhuốc của xã hội hiện tại cũng như tách biệt với Đảng Cộng Sản Ký Sinh. Vấn đề là mỗi người Việt Nam có đủ can đảm và trí tuệ để “hy sinh” vì tự do bản thân và cho con cháu mình mai sau hay không.

    Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tạo được một thế lực tàn ác, bẩn thỉu, ngu dốt, để cầm quyền từ bấy lâu nay. Giờ chỉ có một “thế lực” của lòng nhân đạo, trong sạch và trí tuệ, xuất phát từ hàng triệu người dân Việt Nam, mới có thể hóa giải được gông cùm này.

    Mời các bạn ghé thăm phavongnole.wordpress.com và đóng góp ý kiến. Cũng xin các bạn thứ lỗi vì thời giờ hạn hẹp nên trang web không được hoàn chình như ý muốn. Tôi chỉ mong đóng góp một ý kiến “đột phá” để mong sớm đưa đất nước ra khỏi cảnh tăm tối như hiện nay. Rất mong sự ủng hộ và đóng góp của các bạn.

    Mời mọi người vào: thoatvongnole.wordpress.com

  10. Lâm Vũ says:

    Tác giả NVT vẫn tiếp tục hạ bệ Nguyễn Tường Tam. Tại sao?

    Bài viết này chỉ trích dẫn toàn những lời thật tiêu cực về Nguyễn Tường Tam. Chả lẽ không có bất cứ một ai từng nói điều gì tốt về (nhà cách mạng) NTT hay sao?

    Lơ thơ đâu đó vài “lời đồn” vô căn cứ, như: “Nhưng hình ảnh quân đội “Tàu ô” đến Hà Nội để lại những ấn tượng rất xấu đối với dân chúng lúc bấy giờ. Những người nào đã sống ở Hà Nội năm 1945 sẽ chỉ thấy một đoàn quân ô hợp, áo len bông xù-xù, sà cạp lỏng lẻo, đi đứng khệnh khạng mệt mỏi, ốm đói .. [...]
    Rồi từ đó dân chúng “ghét lây” các ông lãnh tụ đảng phái Quốc Gia thân Tàu như Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh .. Dân chúng cho rằng dựa vào ai chứ dựa vào mấy Ông Vân Nam, Quảng Đông phát phù hay sâu quảng thì quả là dại dột

    Đó là lời đồn qua của miệng dân chúng vào hồi 1945-1946″.

    Đúng là, muốn tung ra lời nói xấu ai thì cứ bảo là… lời của dân chúng là xong! (Năm 45 tác giả lên mấy nhỉ?)

    Tác giả gai còn khiêng nguyên một đoạn văn dài thòng sặc mùi tuyên truyền của tay bồi bút của CS, Vũ Bão, vào nữa chứ… Thiệt (là) tình!

Leave a Reply to Trung Kiên