WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Viện trợ khẩn cấp 722 triệu để cứu miền Nam

Sơ lược tình hình trước 1975

Năm 1964 miền Nam VN nhiều xáo trộn về chính trị, các tôn giáo, Tướng lãnh, đảng phái… tranh giành  quyền lực ảnh hưởng khiến cho CSBV lợi dụng gia tăng đưa quân xâm nhập hòng thôn tính vựa lúa miền Nam bằng mọi giá. Năm 1965 tình hình càng xấu hơn, năm 1969 khi đã thôi làm Tư lệnh, Tướng Wesmoreland nói nếu Mỹ không đổ quân vào giữa nam 1965 thì đã mất trong 6 tháng, Tướng Ngô quang Trưởng cũng cho biết năm 1965 trung bình một tuần VNCH mất một quận và một tiểu đoàn (Trận Chiến Trong Mùa Phục Sinh 1972), nếu Mỹ không đưa quân vào (khoảng 160 ngàn ngươi) thì đã mất từ hồi đó.

Miền Nam phồn thịnh năm 1964. Nguồn: photobucket

Người Mỹ đổ quân vào miền Nam vì quyền lợi của chính họ, nước Mỹ phải đẩy biên giới của họ càng xa càng tốt, thập niên 60 các Tổng thống Hoa Kỳ Kennedy, Johnson và cả Nixon  khi ấy chưa làm tổng thống đều ủng hộ việc can thiệp bằng quân sự vào Đông Dương Dương, họ tin  vào thuyết Domino có từ thời Tổng thống Eisenhower cho rằng nếu mất Đông Dương hoặc VN thì các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Miến Điện, Mã lai, Phi Luật Tân, Nam Dương …sẽ bị mất hết như trong ván cờ domino. Cả hai viện Quốc Hội đều ủng hộ hành pháp trong việc đưa quân vào miền Nam VN. Tháng 2 năm 1965 theo thăm dò của Viện Harris đại đa số hay 78% người Mỹ cho rằng nếu họ rút khởi VN thì CS sẽ chiếm hết Đông Nam Á, chỉ có 10% là không tin như vậy, thuyết Domino kêu gọi hành động và Johnson phải đưa  đại binh vào VNCH năm 1965. (theo answer.com, Domino theory).

Việc người Mỹ đưa quân vào Đông Dương 1965 là do sự đồng thuận của cả lập pháp, hành pháp, của đại đa số người dân trước nguy cơ CS quốc tế đang bành trướng thế lực nhất là tại Á châu, đó là một sự tất yếu lịch sử, hồi đó thuyết Domino là hoàn toàn đúng nhưng nay nhiều người Mỹ cho rằng đó là một quyết định sai lầm hoặc cuộc chiến VN là một sự sai lầm. Nhiều người  Mỹ giả bộ ngây thơ khéo lắm, nếu không ngăn chận quyết liệt sự xâm lấn như tầm ăn dâu của CS hồi ấy thì nước Mỹ đã không duy trì được ảnh hưởng của họ tại Á Châu như ngày nay. Năm 1965 Mỹ đổ quân vào VN trước sự thờ ơ của các nước đồng minh Tây phương Anh Pháp, họ không phụ giúp Mỹ tại Đông Dương vì cho rằng Mỹ can thiệp vào VN vì quyền lợi của nước Mỹ, ai cũng đều biết cả.

TT Johnson và tướng West Mooreland.

Những năm 1965, 66, 67.. chiến sự ngày một mở rộng, Quốc hội Mỹ chấp thuận cho Johnson tăng quân từ 184,300 người năm 1965 lên 385,300 người năm 1966, 485,600 người 1967 và 530,100 người năm 1968. Được nhân dân và quốc hội ủng hộ từ đầu nhưng sau gần 4 năm điều khiển cuộc chiến tranh Đông Dương, cặp Johnson-McNamara chẳng làm lên cơm cháo gì, số tổn thất nhân mạng đã lên  cao, tổng cộng có 35,751 người chết trong số này khoảng 31,000 người chết tại trận địa (Killed in action, Battle dead), số còn lại chết vì những lý do khác như tai nạn, rủi ro, chết đuối, tai nạn xe cộ, cố sát, chán đời tự sát, bệnh tật, sốt rét…

Số người ủng hộ chính phủ tụt thang nhanh chóng nhất là sau trận Mậu Thân 1968.  Từ cuối 1965 tới cuối 1966 số người ủng hộ giảm từ 61% xuống còn 51%, từ đầu 1967 tới cuối 1967 giảm từ 52% xuống còn 45%, từ  đầu 1968 tới tháng 10-1968 giảm từ 42% xuống còn 37%, từ đầu 1969 tới tháng 10-1969 giảm từ 39% xuống 32%, từ đầu 1970 tới giữa 1971 giảm từ 33% xuống còn 28%. (nguồn Wikipedia)

Năm 1969 Nixon lên nhậm chức Tổng thống, trước áp lực mạnh của cử tri và quốc hội hứa bằng mọi giá đem quân về nước, tìm hoà bình trong danh dự, khác với Johnson trước đây được cử tri, Quốc hội  ủng hộ cho tăng quân hàng năm nhưng Nixon bị áp lực phải rút quân về nước. Mặc dù hứa đem quân về nước nhưng ông vẫn không chịu bỏ Đông Dương như cử tri và quốc hội đòi hỏi, sự thực không phải vì tình nghĩa với đồng minh mà vì danh dự một siêu cường hay gọi là giữ thể diện quốc gia.

Từ cuối thập niên 60 và đầu 70 Tiễn sĩ  Kissinger được Nixon giao nhiệm vụ móc nối đi đêm với Trung Cộng mà họ đã âm thầm thực hiện khi mà cả hai phe Mỹ và CS quốc tế nhất là Trung Cộng đã quá mệt mỏi vì cuộc chiến tranh Đông Dương quá tốn kém cho cả hai bên. Trước những đòn chống trả CS quyết liệt của Mỹ tại VN, Trung Cộng cũng như CS quốc tế phải chùn bước đi tới hoà giải chấm dứt chiến tranh. Ngày 9-7-1971 Kissinger bí mật gặp Chu Ân Lai tại Bắc Kinh,  nửa năm sau ngày 21-2-1972 Nixon sang Tầu, cái bắt tay giữa TT Nixon và Mao Trạch Đông thay đổi cả một kỷ nguyên. Người Mỹ đã giải quyết tận gốc thuyết Domino, giải quyết tận gốc cuộc chiến Đông Dương bằng ngoại giao chứ không bằng quân sự như trước nũa. Sau đó dù Mỹ bỏ VN cũng sẽ không ảnh hưởng gì tới an ninh của Đông Nam Á như họ đã lo lắng trước đây. Từ 20 tới 29-5-1972 Nixon đi Nga để giải quyết toàn bộ cuộc chiến Đông Dương với CS quốc tế.

Tình hình 1975

Trước hết xin nói sơ về viện trợ quân sự của Mỹ và CS quốc tế cho hai miền Nam Bắc.

Quân viện tại miền Bắc

Theo bản tin của BBC.com ngày 10-5-2006 , Viện Lịch sử Quân sự CSVN đã công bố những số liệu  về nguồn chi viện của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa dành cho miền Bắc trong cuộc chiến.

Khối lượng hàng quân sự Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN viện trợ từ năm 1955 đến 1975 qua từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1955-1960: Tổng số 49,585 tấn gồm: 4,105 tấn hàng hậu cần, 45,480 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật

Giai đoạn 1965-1968: Tổng số 517,393 tấn, gồm 105,614 tấn hàng hậu cần và 411,779 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật

Giai đoạn 1969-1972: Tổng số 1,000,796 tấn gồm 316,130 tấn hàng hậu cần, 684,666 tấn hàng vũ khí, trang bị kỹ thuật

Giai đoạn 1973-1975: Tổng số 724,512 tấn gồm 75,267 tấn hàng hậu cần, 649,246 tấn vũ khí trang bị kỹ thuật

Về chủng loại vũ khí, đạn dược và phương tiện chiến đấu, các tác giả ở Viện lịch sử quân sự cho biết số liệu như sau:

Về súng bộ binh tổng số là 3,609,863 khẩu (Liên Xô, Trung, các nước XHCN khác)

Về súng chống tăng tổng cộng 65,590 khẩu,

Về súng cối tổng cộng có 27,969 khẩu,

Máy bay chiến đấu tổng cộng 458 chiếc

Đạn tên lửa (quả): Liên Xô 10,169.

Ngoài ra trong cuốn “5 Đường Mòn Hồ Chí Minh” của Đặng Phong trang 120 dựa theo Đại Tá CSBV Trần Tiến Hoạt trong bài “Nguồn viện trợ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và Các nước XHCN” có nói rõ thêm nhiều chi tiết, chúng  tôi xin sơ lược  như sau:

Pháo hoả tiễn: 2,430 khẩu (Liên Xô1,877, Trung     Quốc 290, các nước khác 263)

Pháo mặt đất: 2,770 khẩu (Liên Xô 789, Trung Quốc 1,367, các nước XHVN khác 614)

Pháo cao xạ: 3,229 khẩu (Trung Quốc)

Tên Lửa SA 75M: 23 quả (Liên Xô)

Tên lửa VT 50v: 8,686 quả (Liên Xô)

Tên lửa Hồng Kỳ: 1 trung đoàn (Trung Quốc)

Tên lửa S125: Hai trung đoàn (Liên Xô)

Đạn tên lửa K681: 960 quả (Liên Xô 480, Trung Quốc 480).

Tầu chiến hải quân: 82 chiếc (Liên Xô 52, Trung Quốc 30).

Tầu vận tải hải quân: 148 chiếc (Liên Xô 21, Trung Quốc 127)

Xe tăng các loại: 1,249 (Liên Xô 687, Trung Quốc 552, các nước XHCN khác 10)

Xe bọc thép: 970 chiếc (Liên Xô 610, Trung Quốc 360).

Xe xích kéo pháo: 2,412 (Liên Xô 1,332, Trung Quốc 322, các nước XHCN khác 758).

Sau khi ký Hiệp định Paris, Hà Nội cho khởi công xây tuyến đường xa lộ Đông Trường Sơn hay hành lang 613, song song với đường mòn Hồ Chí Minh nhưng nằm trong địa phận Việt Nam Cộng Hòa từ Đồng Hới cho tới Lộc Ninh, đến đầu 1975 thì công trình hoàn thành dài 1,200 km. Dọc theo Đông Trường Sơn là hệ thống dẫn dầu từ Quảng Trị qua Tây Nguyên tới Lộc Ninh. Chiều dài toàn bộ hệ thống chiến lược Trường Sơn tới 1975 là 16 ngàn km gồm 5 hệ thống đường trục dài 5,500 km, 21 đường trục ngang dài 1,020 km, một đường hệ thống dẫn dầu dài 5,000 km. CSBV đã xử dụng 16,000 xe vận tải chuyên chở vũ khí đạn dược thoải mái vào Nam từ sau hiệp định Paris 1973, đường Trường Sơn không bị Mỹ oanh tạc như trước (Chúng tôi dựa theo Nguyễn Đức Phương trong Chiến Tranh VN toàn tập và Đặng Phong trong 5 Đường Mòn HCM)

Năm 1976 tại miền Nam báo Sài Gòn Giải Phóng tiết lộ số lượng vũ khí đạn dược năm 1975 của CSBV nhiều gấp ba lần năm 1972. Sở dĩ súng đạn  của BV năm 1975 gấp bội năm 1972 vì họ mang vào Nam được nhiều hơn vì đường Trường Sơn không bị oanh kích như xưa, khối lượng hàng viện trợ vũ khí như ta đã thấy trong hai giai đoạn này (1969-1972 và 1973-1975) không thay đổi mấy, coi như tương đương.

Vào lúc cao điểm, từng có tới hơn 500.000 lính Mỹ đóng tại Việt Nam. Thế nhưng tới năm 1973 Mỹ phải ngừng hoạt động quân sự và rút hoàn toàn quân đội khỏi Việt Nam.

Quân viện tại miền Nam

Trong cuốn “1969 Việc Từng Ngày” của ông Đoàn Thêm trang 338 có ghi.

“Ngày 4-11-1969.

Quân phí của Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Năm 1962: 287 triệu Mỹ kim

Năm 1963: 384,1 triệu MK

Năm 1964: 403 triệu MK

Năm 1965: 646,1 triệu MK

Năm 1966: 5,8 tỷ MK

Năm 1967: 20,1 tỷ MK

Năm 1968: 26,5  tỷ MK.

Năm 1969: 28,8 tỷ MK”

Trong cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng nói về quân phí và quân viện như sau.

“Để dễ so sánh, ta nên coi lại những chi tiêu và sự viện trợ quân sự những năm trước đó:

- Trong thời gian 1966-1970: Mỹ tiêu 25 tỷ đô la một năm.

- Trong hai năm 1970-1971: tiêu 12 tỷ một năm (vì đang rút quân).

- Sau khi Mỹ rút, viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa:

- Tài khóa 1973: hai tỷ mốt (2,1 tỷ)

- Tài khóa 1974: một tỷ tư (1,4 tỷ)

- Tài khóa 1975: bẩy trăm triệu (0,7 tỷ).

(Trang 223)

Về chi tiết số quân viện bị cắt giảm còn 700 triệu, cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy kể trên có nói.

“Tình hình viện trợ từ 1967 đến 1970, lúc Hoa Kỳ còn đang dấn thân sâu đậm ở chiến trường Việt nam, mỗi năm cuộc chiến đã tốn tới 25 tỷ đô la. Trong hai năm 1970 và 1971, chi phí mỗi năm giảm xuống còn 12 tỷ. Giờ đây, sau khi quân đội Mỹ triệt thoái, Việt nam Cộng Hòa phải một mình đảm nhiệm cuộc chiến, và với ngân khoản 700 triệu viện trợ, trong khi đó thì cuộc khủng hoảng dầu lửa đã làm giá săng nhớt tăng gấp bốn. Bởi vậy mãi lực thật của ngân khoản ấy chỉ là trên dưới 350 triệu, bằng 3% của mức chi tiêu 1970-71.

Tình hình viện trợ quân sự tài khóa 1975 rất rối ren, nhưng có thể tóm tắt như sau:

- Mức ban đầu do chính phủ Nixon đề nghị là 1,4 tỷ, tức bằng tài khóa 1974;

- Ủy Ban Quốc Phòng Thượng nghị viện do Nghị sĩ John Stennis (Mississipi) làm chủ tịch giảm còn một tỷ 126 triệu cho cả Đông Dương, phần chia cho miền Nam là một tỷ;

- Trước khi từ chức, Tổng thống Nixon ký thành luật một mức tối đa cho Việt Nam Cộng Hòa là một tỷ;

- Sau khi Ford nhậm chức, Ủy Ban Chuẩn Chi Thượng Viện do Nghị sĩ John McClellan (Arkansas) làm chủ tịch, cắt xuống còn 700 triệu.”

(Trang 222, 223)

Tổng thống Nixon từ chức ngày 9-8-1974, phó Tổng thống Ford lên thay, hạ tuần tháng 9-1974 Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu cử bộ trưởng ngoại giao Vương Văn Bắc đi Mỹ để vận động xin thêm 300 triệu quân viện để phục hồi một tỷ như  cựu Tổng thống Nixon đã ký trước đây. Ông Vương Văn Bắc mang bức thư đề ngày 19-9-1974 của Tổng thống Thiệu sang trình Tổng thống Mỹ Gerald R. Ford.

Đồng Minh Hoa Kỳ đã vội vã tháo chạy sau khi áp lực chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ký Hiệp Định Hòa Bình Ba Lê năm 1973. Tổng Thống Nixon đã không thể xoay trở tình hình khi ông bị dính vào vụ Watergate, buộc phải từ chức Tổng Thống vào năm 1974.

Tại Hoa Thịnh Đốn, bộ trưởng ngoại giao Kissinger đưa ông Vương Văn Bắc và đại sứ Phượng vào gặp Tổng thống Ford. Ngày 24-10-1974 sau khi ông Bắc đã về VN hơn một tháng, Tổng thống Ford gửi thư phúc đáp TT Thiệu nói vẫn ủng hộ chính phủ VNCH. Ngày 2-1-1975 hành pháp đưa ra Quốc hội ngân khoản phụ trội 300 triệu.

Đầu tháng 3-1975 một phái đoàn quốc hội Mỹ được cử tới Việt Nam để thẩm định tình hình trước khi quyết định viện trợ thêm, thành viên đa số có lập trường chống đối viện trợ cho VN. Phái đoàn Mỹ vừa rời Sài Gòn thì CSBV tấn công Ban Mê Thuột ngày 10-3-1975. Mấy ngày sau 13-3-1975, khi ấy mất Ban Mê Thuột, Quốc Hội Mỹ bỏ phiếu với đại đa số chống bất cứ viện trợ nào thêm cho VNCH. Ngày 10-3-1975 Chủ tịch Thượng viện Trần văn Lắm trở về Sài Gòn sau chuyến đi Mỹ vận động, ông nói không hy vọng gì đối với khoản 300 triệu mà sẽ không bao giờ còn viện trợ quân sự nữa.

Ngoài ra một đề nghị khác xin viện trợ khẩn cấp vào giờ chót cũng đã bị Quốc hội bác. Ngày 25-3-1975 Tướng Weyand và Đại sứ Martin họp với Tổng thống Ford tại tòa Bạch Ốc, sau đó Tổng thống Ford cử Weyand đi Việt Nam. Bộ trưởng quốc phòng Schlesinger đã dặn dò Weyand đừng hứa hẹn nhiều, đừng để cho VNCH hy vọng Mỹ sẽ đảo ngược tình thế, họ cho rằng không thể đảo ngược được. Weyand tới Sài Gòn ngày 28-3-1975 để quan sát tình hình rồi trở về Mỹ ngày 4-4-1975. Ngày 5-4-1975 Kissinger họp báo về chuyến đi công tác của Tướng Weyand biện hộ cho việc cứu xét 722 triệu Mỹ kim tiền viện trợ khẩn cấp cho Việt Nam mà Weyand đề nghị.

Kissinger cũng muốn “bán cái” cho Quốc hội vì thực ra ông cũng không ủng hộ đề nghị trên. Ngày 9-4-1975, một ngày trước khi Ford ra Quốc hội Kissinger khuyên Tổng thống Ford hãy đưa nước Mỹ ra khỏi VN, các thầy dùi cố vấn của Ford đều khuyên ông bỏ Đông Dương và VN.

Gerald Ford ra trước Quốc Hội ngày 10-4-1975, ông nói Mỹ đã cắt giảm viện trợ VNCH để cho CSBV lộng hành mà chưa có biện pháp trừng phạt. Tổng thống yêu cầu Quốc hội chấp nhận ngân khoản 722 triệu và ấn định thời hạn 10 ngày, hạn chót để Quốc hội biểu quyết là ngày 19-4-1975. Sự thực Ford chỉ  đưa ra Quốc hội cho có lệ, ông đoán biết trước không đi tới đâu, ngân khoản viện trợ khẩn cấp 722 triệu đã bị bác bỏ ngày 18-4-1975 cùng ngày với cuộc rút quân của Sư đoàn 18 ra khỏi Long Khánh.

Gerald Ford tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 38 của nước Mỹ năm 1974.

Báo Times số ngày 21-4 nói ông Ford yêu cầu Quốc hội viện trợ nhưng chính ông lại chẳng hy vọng gì, họ cho rằng ông đã “bán cái” cho Quốc hội. Mười năm sau Brent Scowsroft, phụ tá của tổng thống Ford đã trả lời rõ ràng trong một cuộc phỏng vấn của GS Nguyễn Tiến Hưng như sau:

“Thực ra, không một ai trong chúng tôi tin rằng sẽ xin Quốc hội được khoản tiền ấy (722 triệu đô la). Việc xin như vậy chỉ là một cách làm cho chúng tôi trông có vẻ như vẫn còn thật lòng về tất cả những cố gắng ấy. Chúng tôi chỉ quan tâm đến cách rút đi và giải kết mà thôi”

Khi Đồng Minh Tháo Chạy trang 293.

Pages: 1 2

2 Phản hồi cho “Viện trợ khẩn cấp 722 triệu để cứu miền Nam”

  1. dien van vu says:

    Sau khi giet cu Diem roi, tui lanh dao mien nam khong mot thang nao du dao duc , thong minh , nhin xa , an choi phe phon , hoi lo v.v. mien nam phai sup do la di nhien , bay gio dung khoc nua ,

  2. Lâm Vũ says:

    Đúng là chuyện… đau đớn, nhưng thôi tác giả đã mở vết thương.. lòng ra thì cũng nên… làm cái gì đó… hơn chỉ là để “hưởng thú đau thương”!

    Ở đây tôi muốn đặt câu hỏi vẫn canh cánh trong lòng thời lâu: qua mọi phân tích nhận định, thì thời Đệ nhị CH, hay ít nhất là là từ nhiệm kỳ Hai của TT Thiệu, ai cũng nhận định là lãnh đạo (tức TT Thiệu) lầm lỗi hơi nhiều, còn lại không ai làm gì được!

    Thật là một điều thậm vô lý! Một mình ông Thiệu, thì dù là Tổng Thồng có làm gì được nếu không có Nội các, Quốc Hội, bao nhiêu tướng lãnh hét ra lửa… chưa kể giới trí thức đông đảo, nhà văn nhà báo, đại thương gia… Tất cả đều “không làm gì được” hết sao? Tại sao thế? (Ông Thiệu “không biết” Mỷ sẽ bỏ Việt Nam, vì thế miền Nam sẽ mất vào tay CS quốc tế… thế bộ những người khác không biết sao? Sao không có ai tranh luận, phản đối, tuyệt thực, tự thiệu… để thức tỉnh TT Thiệu?!!!…).

    Ấy… bây giơ cũng giống hệt thôi. Ai cũng biết CS Hà Nội đang bán nước (cụ thể) để vinh thân phì ra.. chẳng màng gì đến việc đất nước mất hẳng về tay Bắc Kinh, dân Việt ai không chạy được để thành đám dân vô tổ quốc thì trở thành nô lệ giặc Tàu như đúng 1000 năm trước.. Thế nhưng có mấy ai làm gì?!!!

    Nghịch lý? Không thể gọi như thế, mà phải nói là: hiện tượng mất nước! Nếu dân tộc Việt bị xóa tên trên bản đồ thế giới thì cũng không phải là cái gì lạ lắm. Trong lịch sử nhân loại đã từng có nhiều dân tộc hùng mạnh biết mất rồi!

Phản hồi