Ăn học & ăn nói
“Giá các ông ấy cứ ăn nhưng đừng giảng dậy đạo đức cho mình thì dễ chịu hơn.”
- Bùi Ngọc Tấn
Tôi không rành ngoại ngữ nên chỉ đoán non, đoán già rằng nhân loại (chắc) không mấy ai “đam mê” chuyện ăn uống như là dân Việt: ăn tết, ăn giỗ, ăn khao, ăn cưới, ăn đám, ăn mừng … Ngoài ăn trưa, ăn tối, ăn chiều và (thỉnh thoảng) ăn dặm, ăn chơi, ăn hàng – như đa phần thiên hạ – người Việt còn ăn chực, ăn ké, ăn quà, hay ăn vặt … suốt ngày.
Và cách ăn của chúng ta, xem ra, lại (thường) không được thanh nhã hay tử tế gì cho lắm: ăn bẩn, ăn vụng, ăn hớt, ăn bớt, ăn xén, ăn chận, ăn lường, ăn quỵt, ăn theo, ăn mảnh, ăn lẻ, ăn gian, ăn tham, ăn không, ăn vạ… Đó là chưa kể đến chuyện ăn mày, ăn xin, ăn nhặt … hoặc ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp, và tệ nhất là ăn tiền, ăn hối lộ hay còn gọi một cách bóng bẩy là tham nhũng!
Trong giới hạn cho phép của môt bài báo ngắn, câu chuyện hôm nay chỉ xin giới hạn vào hai chuyện (nhỏ) có liên quan đến miếng ăn: ăn học và ăn nói.
Vi nạn tham nhũng nên dù sống trong một quốc gia có con số xuất khẩu lúa gạo cao nhất thế giới, nhiều người dân Việt vẫn không đủ cơm ăn – theo như tường trình của báo Dân Trí , đọc được vào hôm 5 tháng 09 vừa qua:
“Ở Huổi Chát, ở Mường Tè, ở vùng cao, việc đầu tiên của những cô giáo trước ngày khai trường, không phải là nghĩ ra các khoản thu, nghĩ ra cách thu tiền mà là ‘dân vận’ để cha mẹ học sinh đồng ý đưa con đến trường. Không thể có giáo dục nếu như không có những ngôi trường. Nhưng cũng không thể có những ngôi trường nếu như không có học trò. Chỉ buồn là giáo dục ở vùng cao không thể tách rời chuyện miếng cơm manh áo. Huổi Chát tất nhiên không phải ngoại lệ. ..
Miếng cơm manh áo thúc vào sườn họ đau và bức bối đến mức ước mơ đôi khi chỉ là bát cơm có miếng thịt. Và cái chữ, vì thế cũng là thứ gì đó xa xỉ, thậm chí xa lạ. Chúng tôi đi từ Văn Chấn, Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái, ngược lên Phong Thổ, Mường Tè, qua 9 điểm bản và nhận ra một điều rằng, ở bất cứ trường học vùng cao nào cái khó nhất của thầy trò nơi đây chính là bữa ăn…”
Cái đói, tất nhiên, không chỉ giới hạn ở những vùng thượng du miền Bắc mà hiển hiện khắp mọi nơi. Tại một phiên chợ sớm, họp lúc nửa khuya và tan lúc trời vừa hừng sáng – tại thị trấn A Lưới, Thừa Thiên, Huế – phóng viên Như Ý và Văn Long đã ghi lại được nhiều hình ảnh mưu sinh (nhọc nhằn) của những bé thơ miền núi:
“Em Hồ Thị Nhơn, 5 tuổi (thôn Pơ Nghi 1, xã A Ngo) thức dậy từ 2h đêm với mớ rau má mang đi. Em Hồ Thị Hiền, học sinh THCS Hồng Quảng đang ngồi bên chậu hến. Hồ Thị Hiền tâm sự: ‘Buổi chiều, khi cô giáo cho lớp nghỉ là em lên cái suối xa để mò con hến, rồi chờ đến sáng sớm mai để đem xuống chợ.’ Mỗi lon hến tươi của Hiền có giá 1.000 đồng. Em vẫn đi mò thường xuyên, và sau mỗi buổi chợ em có được 10 đến 15 ngàn để giúp mẹ cải thiện bữa ăn gia đình và mua thêm sách vở.”
Không cần phải là thầy bói, người ta cũng đoán được rằng trên bàn tay của các em Hồ Thị Nhơn và Hồ Thị Hiền không có đường học vấn; hoặc, lỡ có, chắc cũng ngắn thôi. Không đứa bé nào có thể tiếp tục thức dậy lúc hai giờ sáng để em hến đem rau ra chợ bán, xong vội vã đến trường, rồi tan trường lại lật đật đi hái rau mò hến …. cho buổi chợ hôm sau mãi mãi.
Đời sống có những nhu cầu ưu tiên sắp sẵn: ăn – học. Cơm chưa có đủ ăn, áo chưa có đủ mặc. Nói chi đến chuyện học hành làm chi cho nó thêm phiền.
Miếng ăn ở miền xuôi, về cơ bản, coi như tạm ổn. Chuyện ăn/học không còn là một vấn nạn lớn cho phần đông dân chúng. Tuy nhiên, người dân lại phải đôi diện với một vấn nạn khác: ăn/nói.
“Sếp ăn dữ quá…Một chuyến đi Hồng Kông về được là bao. Sếp xuống gặp thuyền trưởng nói thẳng: Chuyến này lo cho hai trăm triệu nhé… Hai trăm trịệu chứ ba ba trăm triệu cũng phải nôn ra. Thế là anh em lại phải đóng góp. Đây chỉ là khoản đóng góp đột xuất thôi. Các chuyến khác thấp hơn nhưng vẫn phải bảo đảm chỉ tiêu…những buổi họp cán bộ chủ chốt, đến hội nghị công nhân viên chức, sếp lên nói chuyện. Sếp toàn nói về những điều to lớn hệ trọng, về toàn tâm toàn ý xây dựng xí nghiệp, xây dựng chủ nghĩa xã hội, về năng động sáng tạo, và chống lãng phí tham ô, về vấn đề phát huy tinh thần làm chủ, đấu tranh xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Nói mà không hề ngượng nghịu, không hề vấp váp.
- Giá các ông ấy cứ ăn nhưng đừng giảng đạo đức cho mình thì dễ chịu hơn.
- Cái tài của các sếp chính là ở chỗ ấy. Có thế mới làm sếp được…”
(Bùi Ngọc Tấn. Biển Và Chim Bói Cá. Hội Nhà Văn. Hà Nội: 2008,197).
Theo Khánh Phương tác phẩm Biển Và Chim Bói Cá “nói bằng ngôn ngữ trực quan của mồ hôi, nước mắt, máu, và cả tiếng thở dài” về “những góc khuất của đời sống và con người” trong một công ty đánh cá quốc doanh, khi Việt Nam vừa bước vào Thời Kỳ Đổi Mới.
Một phần tư thế kỷ đã trôi qua, “các sếp” mỗi lúc một “ăn dữ” hơn và “nói” cũng nhiều hơn mà chả hề “ngượng nghịu” hay vấp váp” gì ráo trọi. Về chuyện ăn, gần đây, blogger Đào Tuấn ghi nhận:
“Ngày 5-6-2006, tại kỳ họp thứ 8, QH khóa XI, Báo cáo kiến nghị cử tri của Mặt trận đã đề cập tới nhiều vấn đề ‘chưa được giải quyết’, ‘chưa chuyển biến rõ’, thậm chí ‘ngày càng nghiêm trọng hơn trước. Điểm tên cụ thể một số vụ án tham
nhũng điển hình: vụ xây dựng khu du lịch ở Khánh Hoà; dự án nâng cấp Cảng Hải Phòng giai đoạn 2; mua sắm thiết bị ở 38 bưu điện các tỉnh; vụ Cảng Thị Vải trong ngành dầu khí và tất nhiên, vụ tham nhũng, tiêu cực tại Ban quản lý các dự án PMU 18, báo cáo đánh giá: Tham nhũng lãng phí ‘ngày càng nghiêm trọng hơn trước’… Điều này không khó hiểu khi mức độ thiệt hại chỉ của riêng một tập đoàn đã gây lãng phí bằng tất cả các vụ từ năm 2006 đến nay cộng lại.”
Cái “tập đoàn” mà Đào Tuấn vừa đề cập đến đã được tác giả Nguyễn Trung chỉ tên và mô tả như sau:
“Ngày 15 tháng 5 năm 2006, Vinashin khởi hành chuyến đi đầu tiên từ Văn phòng của Thủ tướng với quyết định 103/QĐ- TTg và cái đích đến là 10% thị phần đóng tàu biển của thế giới… Sau bốn năm hành trình và chưa rời bến được bao xa thì Vinashin đã chìm xuống biển sâu... dù vụ đắm tàu Vinashin không cướp đi những mạng người, nhưng cơn ác mộng của nó gây ra không phải là nhỏ. Hàng chục ngàn người mất việc. Nhiều công ty bị đẩy đến bờ vực phá sản hay chìm ngập trong nợ nần vì hùn hạp làm ăn với Vinashin, vì nhận thầu của Vinashin. Nhiều gia đình, mà trong có nhiều người về hưu, thương bệnh binh lâm vào sự khó khăn túng quẫn vì đã lỡ cho Vinashin vay mà không đòi được tiền.”
Dư luận, trong cũng như ngoài nước – xem ra – đều có vẻ đồng thuận với nhận xét khắt khe, thượng dẫn. Theo phân tích của blogger Đào Tuấn, Vinashin chỉ là một cái bánh vẽ. Còn theo tuần báo Trẻ – phát hành từ Dallas, Texas – cái gọi là Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, thiệt ra, đúng là một “cái máy rửa tiền.”
Nó rửa đâu cỡ chừng … vài tỉ Mỹ Kim!
Xong, ông Phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng nói tỉnh queo:” Quyết tâm năm 2015 sẽ có một Vinashin mới.”
Trong khi chờ đợi “cái mới” này thì nhà báo Ngô Nhân Dụng khám phá ra một “cái mới” khác:
“Hết cái lỗ hổng Vinashin lại đến cái lỗ ALC II! (Ban kiểm toán công ty ALC cuối tháng 10, 2010 cho biết, năm 2009 ALC II lỗ tới 3,004 tỷ đồng bạc Việt Nam (gấp 8.5 lần vốn điều lệ chỉ có 350 tỷ). Công ty ALC II làm thất thoát số tiền của Nhà nước tới 4,617 tỷ đồng. Trong số các món nợ có đến 60% là nợ xấu, tức là người vay không trả được đúng hạn! Trong ba tháng cuối năm 2009, ALC II thiếu 1,763 tỷ đồng không có tiền để trả ai hết; và đến cuối năm 2010 đã thất thoát 4,000 tỷ.)
Rồi ổng than trời: “Đã bao năm khai thác tài sản của nước Việt Nam, sức lực của người Việt Nam, không biết bao giờ đến lượt cái tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng mới về hưu?”
Bác Ngô Nhân Dụng nói chuyện về hưu khiến tôi nhớ đến một bài báo cũ (Công Chức Bị Buộc Thôi Việc Nếu Hai Năm Liền Làm Việc Kém) đọc được trên tờ Dân Trí vào ngày hai tháng 7 năm 2009:
“Có hai trường hợp công chức được hưởng chế độ thôi việc, gồm: có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản; bị cơ quan, tổ chức, đơn vị cho thôi việc do 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ… Nghị định sẽ có hiệu lực kể từ ngày một tháng giêng năm 2010.”
Bây giờ là tháng cuối năm 2012, tuyệt nhiên không có dấu hiệu nào cho thấy “tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng sắp hay sẽ về hưu” hết trơn hết trọi. Đã thế, theo BBC: “tại một buổi nói chuyện tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hôm Chủ nhật ngày 21/10 vừa qua Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu công chức nhà nước phải có lòng tự trọng để khỏi rơi vào tình trạng tham nhũng.”
Ông Dũng lại khiến tôi nhớ đến đoạn văn thượng dẫn (trong cuốn Biển Và chim Bói Cá) của Bùi Ngọc Tấn:
“Sếp toàn nói về những điều to lớn hệ trọng, về … xây dựng chủ nghĩa xã hội, về năng động sáng tạo, và chống lãng phí tham ô, về vấn đề phát huy tinh thần làm chủ, đấu tranh xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Nói mà không hề ngượng nghịu, không hề vấp váp.
- Giá các ông ấy cứ ăn nhưng đừng giảng đạo đức cho mình thì dễ chịu hơn.
- Cái tài của các sếp chính là ở chỗ ấy. Có thế mới làm sếp được…”
© Tưởng Năng Tiến
tôi
khóc cho bản thân tôi
tôi
khóc cho gia đình tôi
tôi
khóc cho dân tộc tôi
*
cả đời tôi
chỉ biết khóc
*
chưa bao giờ
dám cầm cây gậy
và
đứng lên chống lại bọn vượn người
*
tôi
có nhiều nước mắt
nhưng
có rất ít lòng can đảm
*
nổi sợ hải
như
con rắn lớn
quấn lấy tôi và siết chặt tôi
*
ai
sẻ cho tôi lòng can đảm
để
tôi dám đấu tranh
mà tự bảo vệ mình
*
chẳng có một ai
ngoài chính tôi
*
tôi
phải tự cho tôi lòng can đảm
tôi
phải tự cho phép tôi đứng thẳng làm người
*
không thể
chờ đợi lòng thương xót
của
bọn tham tàn mặt người dạ thú
*
tôi
đả làm nô lệ
cho
nổi sợ hải của chính mình
*
tôi phải thoát ra
tôi phải làm mới lại
chính tôi
*
đến bao giờ
việc ấy sẻ xẩy ra
*
đến bao giờ
tôi ơi
cho đến bao giờ*
Quý vi AI ĐANG BUỒN
Làm ăn thất bại
Bệnh tật hành hạ – Đau khỗ vì bệnh trĩ chẳng hạn
Thất thất tình- thất tinh- thất sách ……
Hãy đọc đoạn trich dẫn dưới đây ! CƯỜI lên sẽ thấy “đời đáng sống”
“Có hai trường hợp công chức được hưởng chế độ thôi việc, gồm: có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản; bị cơ quan, tổ chức, đơn vị cho thôi việc do 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ… Nghị định sẽ có hiệu lực kể từ ngày một tháng giêng năm 2010.”
Bây giờ là tháng cuối năm 2012, tuyệt nhiên không có dấu hiệu nào cho thấy “tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng sắp hay sẽ về hưu” hết trơn hết trọi. Đã thế, theo BBC: “tại một buổi nói chuyện tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hôm Chủ nhật ngày 21/10 vừa qua Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu công chức nhà nước phải có lòng tự trọng để khỏi rơi vào tình trạng tham nhũng.”
Ông Dũng lại khiến tôi nhớ đến đoạn văn thượng dẫn (trong cuốn Biển Và chim Bói Cá) của Bùi Ngọc Tấn:
“Sếp toàn nói về những điều to lớn hệ trọng, về … xây dựng chủ nghĩa xã hội, về năng động sáng tạo, và chống lãng phí tham ô, về vấn đề phát huy tinh thần làm chủ, đấu tranh xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Nói mà không hề ngượng nghịu, không hề vấp váp.
- Giá các ông ấy cứ ăn nhưng đừng giảng đạo đức cho mình thì dễ chịu hơn.
- Cái tài của các sếp chính là ở chỗ ấy. Có thế mới làm sếp được…” © Tưởng Năng Tiến
Các quan ăn nhiếu thế mà chẳng ai bị sao cả. Còn ba nông dân ở Lâm Đồng chỉ vì ăn cắp hai con vịt mà phải chịu mỗi người hơn 4 năm tù (tổng cộng 13 năm) do TAND huyện Đức Trọng phán xử.
Hoá ra Pháp luật VN chỉ hướng đến giáo dục để cảm hóa, răn dạy nhân dân, còn quan lớn muốn ăn cắp, ăn cướp thế nào cũng được?
các qua csvn ngồi xổm trên luật pháp rồi,thì làm sao lôi các quan ra xử được,chính vì vậy mà
người dân cũng bắt chước quan nên ,xã hội vn bây giờ bát nháo,thấy tai nạn xe khg vào giúp
đở,lở cọ quẹt thì nhào vô đánh trước ,sau đó mới tính,ai sống chết mặc ai,học sinh thì chỉ vì copy khg được cũng đánh người,đám bạn học chung thì khg can còn thâu hình đưa lên mạng
đó là các quan csvn làm gương cho dâng chúng,vì các quan học tập theo đạo đức của cáo Hồ
Đọc bài báo và nhìn hình ảnh hai em bé bán rau mà lòng quặn đau!
Hỡi các ông lãnh đạo nhà nước đâu cả rồi, sao không cúi xuống ngó xem bần dân VN, nhất là những người tại thị trấn A Lưới, Thừa Thiên, Huế, khổ sở nhọc nhằn đến thế nào để kiếm được miếng ăn?
Lẽ ra với tình hình đất nước hiện nay đời sống của người dân đã phải được nâng cao, ít ra thì cũng phải được ăn no mặc ấm chứ…
Nhưng vì các tham quan, cán bộ đã quá tham, miệng hả quá to và bao tử thì không đáy…cho nên hết ăn cắp của công, rút ruột công trình, nuốt luôn cả sắt, thép xi măng…mà vẫn chưa đủ!
Tửng luôn cả ruộng đất của nông dân qua các qui hoặch một cách hết sức tự tiện và coi thường luật pháp, bất chấp hậu quả mà nhân dân phải chịu đựng!
Những sự kiện xảy ra ở Cống Rộc Tiên lãng, ở Văn Giang Hưng Yên. Cán bộ làm sai rồi “xin lỗi” cười trừ, dân phải gánh chịu hậu quả! Xin hỏi trách nhiệm và lương tri của các Vị để đâu???
Vụ ông Võ gặp dân: Bộ ‘không quan tâm’
Trích…
“Phát biểu với VnExpress, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển nói ông “không quan tâm” tới cuộc gặp và nói thêm: “Ông Võ đã về hưu, đối thoại là việc của ông chứ không liên quan gì tới Bộ.”
Thật ngao ngán với những kẻ vô cảm, vô lương tâm và vô trách nhiệm!
Vi nạn tham nhũng nên dù sống trong một quốc gia có con số xuất khẩu lúa gạo cao nhất thế giới, nhiều người dân Việt vẫn không đủ cơm ăn ………… cái gọi là Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, thiệt ra, đúng là một “cái máy rửa tiền.”. Nó rửa đâu cỡ chừng … vài tỉ Mỹ Kim! ( Trích)
Các quan chức Việt cộng tham nhũng , thâm lạm ngân quỹ quốc gia hàng tỷ tỷ bạc thì bình chân như vại , còn dân nghèo chỉ phạm tội ăn cướp sơ sơ- như trường hợp cậu bé 18 tuổi dưới đây -cũng bị nằm tù 2190 ngày .
Vài trích đoạn từ báo trong nướcngày 10 tháng sáu năm 2012
Ngoan hiền lắm, nhưng đói nghèo thành đi cướp
Hình ảnh người mẹ gầy còm ngồi ngoài hành lang phòng xét xử nhìn đứa con đứng sau vành móng ngựa tại tòa án quận Liên Chiểu, Đà Nẵng vừa qua khiến không ít người cảm thấy xót xa. Như lời bà tâm sự cũng chỉ bởi cái tội quá nghèo.
Tôi nghe bà buông tiếng thở dài và bảo: “Nó phạm tội tày trời ni cũng chỉ vì tui quá nghèo mới ra nông nổi này”.
Bà bắt đầu kể cho tôi nghe về hoàn cảnh của mình: “Vợ chồng tui sinh được 4 đứa con. Nó (bà đưa tay chỉ bị cáo Lê Văn Huynh, sinh 1992) là con thứ hai. Tui kỳ vọng vô nó nhiều lắm.
Bởi nó là đứa ngoan nhất nhà, lại học khá. Dù nghèo khó nhưng tui vẫn quyết cho nó ăn học đến nơi đến chốn… Nhưng nhà nghèo quá. Để có tiền lo cho mấy đứa ăn học, tui quyết định giao ruộng vườn cho ổng ra Đà Nẵng rửa chén bát ở nhà hàng nuôi các con.
Mỗi tháng cũng được 1,5 triệu đồng. Khổ nỗi là ổng ở nhà không lo con cái chỉ biết ăn nhậu say xỉn tối ngày.
Thấy mẹ khổ cực nên thằng Huynh bỏ học ra Đà Nẵng phụ hồ giúp mẹ lo cho mấy đứa em. Khi hay tin đứa con phạm tội tày trời, bà không tin. Bởi như lời bà kể là nó hiền như cục đất, lại ốm yếu làm sao đi cướp được”.
……………….
Đúng như lời bà kể, suốt phiên xét xử, lời khai của bị cáo Lê Văn Huynh khi phạm tội khiến tôi giật mình.
“Nhà nghèo quá, không có tiền để tiếp tục đi học, thấy mẹ quá khổ lo cho cả nhà. Ba thì suốt ngày say xỉn nên bị cáo nghỉ học đi phụ hồ kiếm tiền giúp mẹ…” – Bị cáo Huynh trả lời trước tòa.
Ra Đà Nẵng phụ hồ chưa đầy hai tháng, tiền kiếm được không đủ để Huynh đắp đổi qua ngày. Hết tiền, đói vàng mắt, không dám về nhà, Huynh lẻn vào nhà chị Lê Thị Kim Anh trộm đồ ăn.
Bị cáo khai: “Khi vô nhà, thứ mà bị cáo cần lấy là 3 lon gạo và một ít cá khô. Lấy xong gạo và cá khô, chuẩn bị thoát ra cửa sau thì chị Anh mở cửa phòng, vì quá hoảng sợ nên bị cáo chạy trốn vô nhà tắm…”.
Thấy người lạ chạy trốn vào nhà tắm, chị Anh mở cửa nhà tắm thì phát hiện Huynh đang ẩn nấp. Cùng đường, Huynh xô cửa chạy vào nhà bếp nhặt con dao và quay trở lại khống chế chị Anh.
Sợ chị Anh hô hoán nên sẵn có dây điện trong bếp, Huynh trói lại rồi lấy áo nhét vào miệng chị Anh và tìm đường tẩu thoát.
Nhưng khi nghe chị Anh nói: “Chị đang mang thai, em lấy gì thì lấy đi đừng giết chị”, Huynh nhìn thấy sợi dây chuyền trên cổ chị Anh nên giật luôn cùng với một chiếc hoa tai…
Hôi đồng xét xử (HDXX)hỏi: Tại sao bị cáo đi trộm rồi cướp tài sản? “Lúc đó bị cáo quá đói nên vào trộm gạo và cá khô”. Nghe vậy, nhiều tiếng cười chua xót bật ra thương cho bị cáo, vô tình làm người mẹ càng thêm thắt lòng.
Suốt cả phiên xét xử, tôi nhìn thấy bị cáo Huynh luôn nhìn phía dưới tìm kiếm người thân. Nhìn thấy mẹ ngồi khóc nơi hành lang phòng xử,Huynh đã bật khóc. Giọt nước mắt ân hận của cậu bé vừa tròn 18 tuổi nhận ra cái nhục của đói nghèo mà phạm tội.
Khi HĐXX hỏi người bị hại có yêu cầu? Chị Anh – người bị hại – nhạt nhòa nước mắt và khẩn thiết xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Huynh.
HĐXX quận Liên Chiểu đã tuyên phạt bị cáo Lê Văn Huynh 6 năm tù giam cho 2 tội danh trộm cắp và cướp tài sản.
Phiên tòa kết thúc, Huynh bị giải ra xe, người mẹ lại vội vãchạy theo… Nhìn chiếc xe chở con đã khuất khi mấy ổ bánh mỳ vẫn nằm nguyên trên tay…, bà giơ tay áo quệt hàng nước mắt giữa sân tòa… (Trích)