WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mỹ Dung và “Ngàn Giọt Lệ Rơi” đến San Jose

Sơ lược chuyện phim

Bây giờ xin mời khán giả trở lại Ðông Kinh của tháng 6-1976. Cánh cửa phòng họp riêng của đại sảnh Tokyo hé mở, một cán bộ ngoại giao của Hà Nội bước vào trình với thủ trưởng Ðặng Quang Minh: “Thưa đồng chí thủ trưởng, bà Việt kiều ở Mỹ và đứa con lai đã có hẹn xin vào gặp.” Ông Minh vẫn còn đang ngồi xem hồ sơ hội nghị, nói mà không nhìn lên: “Ðây là đại diện Hội Việt Kiều Yêu Nước đến để động viên và mừng đất nước thống nhất. Ðồng chí mời vào đi.” Ðặng Lệ Dung bước vào cùng con gái nhỏ nép một bên.

Hơn 20 năm qua, lúc thân phụ ra đi, cô là đứa bé con. Giờ đây, đứa cháu ngoại lai Mỹ xinh đẹp mắt mở to nhìn người đàn ông xa lạ mà e ngại. Cuộc gặp gỡ riêng tư nhưng hết sức khách sáo. Cả cha con đều phải đóng kịch dù rằng trong lòng như lửa đốt. Trước khi chia tay, ông Minh nói nhỏ với con gái là sẽ thu xếp để gặp lại người vợ cũ là bà Phàm đã hiện di tản qua Hoa Kỳ.

Sau cuộc gặp gỡ lần đầu tiên vào tháng 6-1975, cuộc đấu tranh chiến tranh chính trị, tình báo và ngoại giao giữa hai cha con bắt đầu. Một bên là Việt Nam cộng sản đã thống nhất và một bên là guồng máy tình báo Hoa Kỳ. Cả hai bên đều tìm cách mua chuộc lẫn nhau. Cuốn phim Ngàn Giọt Lệ Rơi thực sự sẽ có cả hàng trăm phân cảnh hết sức độc đáo để dàn dựng.

Quảng cáo sách của Yang Krull

Chiến tranh tình báo.

Thủ trưởng Ðặng Quang Minh về báo cáo lên bộ chính trị và được Lê Duẩn đồng ý cho phép qua Paris gặp lại vợ con. Ông dự trù sẽ thuyết phục để đưa vợ con trở về Hà Nội dưới hình thức chiến thắng ngoại giao sau khi tuyên bố là gia đình ông ở Sài Gòn đã bị Hoa Kỳ áp đảo bắt phải di tản. Hà Nội chắc chắn một lần nữa sẽ đạt được một thành tích đánh bại Hoa Kỳ trên diễn đàn dư luận quốc tế. Phía Hoa Kỳ, Hoa Thịnh Ðốn đã cho phép CIA giúp đỡ hai mẹ con bà Minh qua Pháp để bắt nhịp cầu làm việc trực tiếp với tòa đại sứ cộng sản Việt Nam tại Paris. Tình báo Mỹ chấp nhận nhập cuộc.

Tuy nhiên, cuộc đấu tranh chính trị giữa cộng sản và Hoa Kỳ đã trở thành một mối xung đột và mâu thuẫn trong nội bộ gia đình họ Ðặng, vượt ra khỏi tầm tay của những thế lực đằng sau từ cả hai bên. Ông Minh hết lòng thuyết phục bà vợ tao khang trở về với một đất nước nay đã thanh bình, độc lập, thống nhất và hoàn toàn chiến thắng. Ông thề thốt lấy cả cuộc đời ra để bảo đảm cho sự an toàn của bà và người con út cùng đi với bà.Nhưng bà Minh vẫn còn dè đặt và sau cùng quyết định ở lại Hoa Kỳ. Một quyết định sáng suốt mà sau này bà vẫn cho là hết sức may mắn.

Trong thời gian đó, phe cộng sản hết lòng chiều chuộng móc nối với Ðặng Mỹ Dung với hy vọng cô sẽ thuyết phục bà mẹ. Và hơn nữa, dù bà Minh chưa muốn về Hà Nội nhưng Mỹ Dung với ảnh hưởng sẵn có trong quân đội Mỹ, có thể dễ dàng trở thành một nguồn tin đáng giá và tốt nhất là cô chuyển hộ các tài liệu trên đường hàng không từ Hoa Thịnh Ðốn qua Paris. Con Chim Xanh của Ngàn Giọt Lệ Rơi luôn luôn sẵn sàng hợp tác như là một người cảm tình với phe chiến thắng mà thân phụ của cô cũng góp phần.

Dần dân Mỹ Dung gián tiếp trở thành một phụ nữ Việt Nam yêu nước kết hôn với người Mỹ những vẫn hồn nhiên đóng góp công tác cho chính phủ Hà Nội và các tổ chức thân Cộng. Cũng vào thời điểm đó, sinh viên thân cộng Trương Ðình Hùng là con của luật sư Trương Ðình Dzu đang hoạt động cho tình báo cộng sản. Hùng du học Mỹ trước 1975 và tiếp tục ở lại Hoa Kỳ móc nối lấy tin tức từ bộ ngoại giao. Hùng rất tin tưởng ở sự thân hữu chặt chẽ của Mỹ Dung với Hà Nội và tòa đại sứ cộng sản Việt Nam tại Pháp.

Ronald Humphrey là nhân viên cao cấp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ được phép đọc tài liệu tối mật. Lúc còn ở Việt Nam, Humphrey lấy cháu gái Võ Thị Ðịnh, một nữ cán bộ quân sự của Giải Phóng Miền Nam. Hà Nội đưa điều kiện nếu Ronald muốn cho phép đem vợ qua Mỹ phải lấy hồ sơ mật của bộ ngoại giao Mỹ trao cho Trương Ðình Hùng. Hùng nhờ Ðặng Mỹ Dung chuyển tài liệu cho cộng sản qua tòa đại sứ Việt Nam tại Paris Tài liệu Humphrey đưa ra qua tay Hùng đến Mỹ Dung thì CIA đổi thành tài liệu giả để chuyển qua Pháp.

Khi chính phủ Hoa Kỳ quyết định truy tố Trương Ðình Hùng và Humphrey thì cần có Mỹ Dung ra làm nhân chứng. Nếu như thế là cuộc đời gián điệp sẽ chấm dứt và đồng thời bà Dung phải chấp nhận mọi rủi ro thách đố về sau. Ðây là một quyết định khó khăn đối với một phụ nữ. Lần đưa mẹ ra khỏi Việt Nam, Mỹ Dung đã phải trả giá bằng cách bước vào con đường chông gai của nữ điệp viên. Lần này lại thêm một thử thách mới.

Sau cùng Mỹ Dung yêu cầu chính phủ Mỹ phải cam kết đưa cha và anh bà được vào Mỹ, trước khi phiên tòa bắt đầu. Việc này sẽ được thu xếp trước khi vụ gián điệp tại bộ ngoại giao được chuyển qua tòa án. Hồ sơ cam kết mật đưa lên tổng thống Carter xin chấp thuận. Guồng máy tình báo Hoa Kỳ lại mở chiến dịch mới.

Bà Mỹ Dung viết thư cho Lê Duẩn, tổng bí thư của dảng Cộng sản Việt Nam và Nguyễn Duy Trinh bộ trưởng ngoại giao Hà Nội xin cho cha là Ðăng Quang Minh qua London gặp gia đình vợ con vì bà Minh bị bệnh nan y có thể chết. Giáng Sinh năm 1977, Hà Nội chấp thuận cho ông Minh xuất ngoại. Trong hai tuần lễ sống bên cha, cả hai chị em bà Mỹ Dung thuyết phục ông Minh đi Mỹ nhưng không thành công. Cuộc tranh luận, phân giải trong gia tộc với nghĩa phu thê, và tình cha con của một gia đình Quốc Cộng đã kéo dài suốt mùa Giáng Sinh tại thủ đô sương mù London năm 1977. Ông Minh đã dành cả cuộc đời đi theo con đường của ông, đêm nằm trằn trọc cùng phòng với đứa cháu ngoại thân yêu.

Bà Minh suốt thời gian nghe con gái và chồng tranh luận mệt nhoài nên đã nói những lời sau cùng trước khi chia tay đôi ngả. Bà yêu cầu chồng và các con chấm dứt tranh luận, cãi cọ qua lại về chính trị, về chủ thuyết, và tương lai. Hãy ngồi với nhau lần cuối trong tình huyết tộc rồi đường ai nấy đi.Cuộc chia tay của hai phe đấu tranh chiến tranh chính trị trong một gia đình bây giờ chỉ còn toàn nước mắt của “Ngàn giọt lệ rơi.”

Sau cuộc họp mặt Giáng Sinh lịch sử 1977 của gia đình họ Ðặng, Hoa Kỳ quyết định đưa vụ án ra ánh sáng. Chính phủ Mỹ truy tố Trương Ðình Hùng và Ronald Humphrey mỗi người bị tù 15 năm. Cả hệ thống ngoại giao của cộng sản Hà Nội bị lung lay, rung động từ đại sứ Ðinh Bá Thi tại Liên Hiệp Quốc cho đến đại sứ Ðặng Văn Sung tại Paris.

Câu chuyện gián điệp nữ Ðặng Mỹ Dung được viết lại thành ký sự bằng Anh ngữ nhưng CIA đã yêu cầu bỏ đi gần 200 trang trước khi in

Về sau ông Ðặng Quang Minh sống độc thân tại Hà Nội, thỉnh thoảng đi thăm mộ con trai là thiếu úy Ðặng Hải Vân của KQVNCH tại miền Nam. Ông mất năm 1986, hưởng thọ được 77 tuổi. Ðặng Văn Khôi, người con trai lớn theo ông tập kết ra Bắc có đến chào cha trước khi vượt biên, Ðoàn tụ với mẹ và các em ở miền Ðông Hoa Kỳ. Từ một sĩ quan của đơn vị phòng không quân đội nhân dân đã du học bên Nga, nay ông trở thành người tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Ông sống độc thân, cho đến khi bà mẹ mất, rồi ông cũng qua đời mấy năm sau. Dù theo cha đi tập kết 1954, đi học bên Nga, sĩ quan của đơn vị phòng không tên lửa, nhưng ông không chịu vô đảng. Sau cùng ông chết theo mẹ trên miền dất tự do. Bà Minh sống với vợ chồng con gái là Ðặng Mỹ Dung. Khi được tin chồng chết, bà không muốn về chịu tang dưới nghi lễ của đảng cộng sản. Một lòng kiên quyết, bà muốn để cho chồng đi trọn con đường ông lựa chọn. Ông chết trong lòng đất quê hương, nơi có mộ phần con trai út của ông là sĩ quan miền Nam. Bà Minh qua đời khi nước Mỹ bước vào thế kỷ thứ 21. Có thể ngày nay ông bà đã cùng những người con trai phục vụ cho hai miền đất nước đang đoàn tụ ở một nơi không còn khác biệt về ý thức hệ.

Cuốn sách A Thousand Tears Falling hiện được một số giáo sư Hoa Kỳ dùng để dạy cho các trường trung học. Tác phẩm Ngàn Giọt Lệ Rơi sẽ được đến tay độc giả Bắc California cùng với chương trình 35 năm nhìn lại tại San Jose vào tháng 5-2010. Còn cuốn phim A Thousand Tears Falling của Giao Chỉ thì đang dự thảo. Cũng mới chỉ là một ý kiến mà thôi. Chỉ sợ rằng để lâu quá thời gian sẽ làm cho nước mắt đã khô hết cả mất rồi. Nhưng dù lâu hay mau, câu chuyện Ngàn Giọt Lệ Rơi sẽ rất xứng đáng để quay thành phim. Và hàng triệu giọt nước mắt sẽ chan hòa rạp hát. Vì vậy chúng tôi xin kể lại chuyện này nhân dịp tháng 4-2010, ba mươi lăm năm sau.

© Giao Chỉ

Pages: 1 2

6 Phản hồi cho “Mỹ Dung và “Ngàn Giọt Lệ Rơi” đến San Jose”

  1. Tho-Tuong says:

    Dặng thị Mỹ Dung còn may mắn !., nghề làm tình báo gián diệp nhị trùng cái chết trong tầm
    tay giữa dôi phe. Kề ra chị Mỹ Dung dã phá vỡ dược dường dây tình báo của cs,như thế cũng chưa hết tình báo cs trên nước Mỹ này nhé!. Mạn lưới của NTTT và HVL dả dang họat dộng lồng trong CDNVQG.Giả như chị MD chưa lộ dạng,tiếp tục làm lại con ma trơi di bên bờ vực thẩm ,hầu tóm gọn
    băng nhóm này, Chờ dợi thành phim góp phần trong thư viện HN và SG hay hơn nhiều.

  2. Trần Tíến says:

    Tình tiết câu chuyện không thể phủ nhận là rất phim gián điệp ! Vì đây là một câu chuyện có thật ! nó cần thiết lưu trữ cho văn học Việt Nam ! Chuyện Cải cách ruộng đất , chuyện người tù cải tạo ! đó là những chuyện có thật hòan tòan, mà dân tộc Việt Nam phải trải qua và lãnh nhận ! nếu không thành sách hay thành phim ảnh thì thế hệ sau coi những chuyện đó chỉ là chuyện những thế hệ đối kháng với chế độ cộng sản là tuyên truyền đặt chuyện.
    Nếu Campuchia có được cuốn phim ” The Killing Field ” thì tôi thiết nghĩ chúng ta cũng nên có một cuốn phim nói về cuộc chiến của người Việt Nam trên mặt ý thức hệ như cuốn tiểu thuyết này ! tôi nhớ không lầm thì Việt Nam hiện nay cũng có nhiều đạo diễn đang làm việc tại các nước như Mỹ Úc V.V……… Nếu cuốn Phim này được thực hiện do tất cả các Đạo Diễn người Việt Nam cộng Tác thì rất tuyệtốn Phim này được thực hiện do tất cả các Đạo Diễn người Việt Nam cộng Tác thì rất tuyệt và nhớ đừng cho bà Đỗ Ngọc Bích đóng vai chính trong cuốn phim này nhá. kakaka

  3. Van Thanh says:

    Who is the translator for the Viet version?

  4. Trần-Huỳnh says:

    Dựng thành phim,tại sao không?.Thãm-kịch nầy,hàng trăm ngàn gia-đình người Việt “bị”,”phải” trãi qua do kế-hoạch “Tuyên-hôn” của Ô.Hồ đưa ra một cách vội-vả nhằm tạo phân-ly giữa kẻ ở,người đi trước những ngaỳ miền Nam rầm-rộ tập-hết ra Bắc.Nhà-văn Võ-Phiến đã tỏ-rỏ vấn-đề (ác-độc,mà) đau lòng nầy trong quyển Tạp-luận/Bắt trẻ đồng-xanh.
    Xin cám ơn Ô.Giao-Chỉ trong cố-gắng giải-trình một đề tài lớn nầy mà rất tiếc chưa được khai-thác đúng mức vào thời hâu cuộc chiến nồi-da xáo thịt đó.

  5. trinh bich lien says:

    Kinh gui ong Giao Chi,
    Chi la mot y tuong gop voi ong va ba Dang My Dung vi da doc qua sach nay va dong y voi ong la cau chuyen la mot de tai hay cho mot cuon phim. Oliver Stone rat u la VietNam tinh neu ong va ba Dang My Dung co the lien lac voi ong ta.

    • John Pham says:

      Rat cam on chi Trinh Bich Lien y tuong cua chi rat hay la nen lien lac voi nhung dao dien Gao Coi My, Nhung Oliver Stone co tai nhung tu tuong lech lac vi han la mot dao dien co loi nhin khong khach quan voi cuoc chien VN va moi day han van lam phim co loi cho CS. Va theo toi thi han cung het thoi khi lam cuon “Dung tuong Alexander”. Dua len nhung khia canh chang thich hop gi voi dung tuong.
      Chung ta nen hop tac voi dao dien va dien vien My va chung phai co duoc tac pham nghe thuat cao hop tinh hop y voi y thuc he va khach quan hau de lai cho tuoi tre mot tac pham dang luu tru gia tri. Vi the ta can nguoi dao dien co du tai va duc.

Leave a Reply to Trần-Huỳnh