Việt Nam thiếu lãnh đạo?
Ở Việt Nam gần đây có một quan niệm khá phổ biến là đất nước đang thiếu lãnh đạo,hẫng hụt lãnh tụ(!). Và quan niệm nàydường như được chia sẻ bởi cả dân chúng và chính quyền. Nếu đem so sánh với các thế hệ lãnh đạo trước như Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, CốThủ tướng Phạm Văn Đồng, Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn v.v… thì những thế hệ lãnh đạo sau này không thể sánh kịp về tài năng, đức độ, nhất là về uy tín trong nhân dân.
Đặc biệt trong quảng 10 năm trở lại đây cùng với những thất bại trong các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đã bộc lộ sự yếu kém của bộ máy công quyền đồng thời với tệ nạntham nhũng lan tràn như một căn bệnh hết phương cứu chữa. Đó không chỉ là nguyên nhân làm mất uy tín cá nhân những người lãnh đạo mà là nguyên nhân làm mất lòng tin của dân chúng vào sự lãnh đạo của Đảng đến mức “đe dọa sự tồn vong của chế độ” như đã được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng, trong khi dân gian bàn tán một cách bi quan về “vận nước đang suy vong…” với những lời đồn đại nhuốm màu mê tín dị đoan.
Thực ra, về số lượng lãnh đạo Việt Nam không hề thiếu, trái lại còn thừa; nếu thiếu là thiếu lãnh đạo có năng lực, và thiếu vai trò lãnh tụ, thì đúng hơn.
Tình trạng mất uy tín của đội ngũ lãnh đạo đất nước là có thực. Nhưng đó là do bản thân giới lãnh đạo (kể cả những người tuổi đời còn trẻ) tự thoái hóa, biến chất hoặc không còn thích ứng với tình hình nhiệm vụ mới. Số này là những cá nhân hoặc đại diện cho các nhóm lợiích, chứ không đại diện cho toàn bộ nguồn nhân lực của dân tộc.
Theo lẽ thường, một đất nước có 90 triệu dân (kể cả đang ở nước ngoài) không thể nào thiếu nhân tài. Sở dĩ có tình trạng thiếu lãnh đạo, hụt hẫng lãnh tụ là do cách thức tuyển chọn không bình thường, theo đó người ta khoanh vùng những nhân vật được coi là có tiềm năng lãnh đạo để bồi dưỡng và đề bạt thành lãnh đạo, thậm chí thành lãnh tụ của đất nước!
Sẽ là thiếu công bằng nếu phủ nhận hoàn toàn phương cách chọn lựa và đào tạo cán bộ. Đúng là nó có thể phát huy tác dụng nhất định như một giải pháp tình thế trong giai đoạn đầu của chính quyền. Nhưng cách làm này không thể kéo dài mãi mãi, và càng không thể coi đó là cách duy nhất đúng nhằm phục vụ những lý do chính trị mơ hồ. Sẽ là sai lầm nghiêm trọng nếu bỏ qua quy luật phát triển và lựa chọn tự nhiên đối với năng lực con người.
Cách làm này không khác nào “cắt gọt” con người cho vừa với một bộ quần áo may sẵn mà không tính đến tầm vóc con người và đất nước Việt Nam hiện đại hoặc giống như những chiếc phểu lọc ngăn chặn mọi nhân tố mới.Hết đại hội này sang đại hội khác, hết nhiệm kỳ này sang nhiệm kỳ khác, Đảng và Nhà nước đều đánh giá ”trình độ cán bộ còn yếu kém…, chưa đáp ứng nhu cầu”….để rồi cứ loay hoai tìm kiếm “người hiền tài” trong số ít ỏi những nhân vật đã từng năm lần bảy lượt được ”nâng lên đặt xuống”. Rốt cuộc không chọn được người này thì phải chọn người kia khi tuổi tác của họ đã quá cao nhưng trình độ vẫn như cũ.
Để bổ khuyết người ta đặt ra phương thức “luân chuyển cán bộ” như là một biện pháp đểrèn luyện đào tạo…, nhưng thực chất chỉ là sự hoán đổi vị trí để che dấu sự bất tài hay khuyết điểm của những người được chọn. Đó là chưa nói những hậu quảmà họ có thể gây ra khi chuyển sang làm những công việc không đúng với sở trường của họ. Quy chế “tập sự” cán bộ lãnh đạo các cấp không khác nào “bắt cóc bỏ đĩa”. Cách thức và quy trình lựa chọn, đào tạo như vậy là nguyên nhân “làm già hóa” đội ngũ cán bộ lãnh đạo của đất nước, trong khi tạo ra những kẻ hở cho những kẻ cơ hội với một nguyên tắc bất thành văn là cứ nhắm mắt phục tùng cấp trên thì sớm muộn cũng sẽđược đề bạt.
Nói tóm lại, cách chọn lọc, đào tạo cán bộ như trên thường không đưa lại kết quả tốt. Người ta có thể uốn nắn một cái cây để thành “cây cảnh”, nhưng không thể uốn nắn một con người để thành lãnh tụ. Ngoài một vài cái lợi trước mắt, cách tuyển dụng cán bộ này hạn chế, thậm chí làm thui chột nguồn nhân tài của đất nước. Trong suốt quá trình dài vừa qua, hầu hết các vị trí lãnh đạo từ thấp lên cao của Đảng và Nhà nước vẫn được đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm theo cùng một cách thức nên khó mà có những người lãnh đạo tốt, lại càng khó có những lãnh tụ xuất chúng với đầy đủ bản lĩnh, tư cách và tầm nhìn mới mẽ. Để lên được cấp cao nhất người lãnh đạo thường không còn là bản thân mình nữa, họ đã phải thỏa hiệp hoặc bị đồng hóa với tư tưởng và phong cách của thế hệ đi trước.
Ở đây có một điều nghịch lý là, dù mang danh nghĩa một nhà nước dân chủ XHCN với khẩu hiệu “do dân, vì dân”, nhưng cách thức bổ nhiệm lãnh đạo không khác mấy so với thời phong kiến. Mọi quá trình chọn lọc và bổ nhiệm đều diễn ra trong hậu trường cho đến khi công bố thì dân mới được biết.Đặc biệt trong thời kỳ gần đây, khi nạn tham nhũng lộng trào khiến quyền lực gắn liền với đồng tiền, thì động cơ “làm quan” tái diễn rất mạnh mẽ với tình trạng con ông cháu cha “chen ngang” nắm các cương vị lãnh đạo trong bộ máy công quyền hoặc doanh nghiệp nhà nước. Trào lưu mua danh bán chức bằng nhiều thủ đoạn cũng đua nỡ,chưa có bằng cấp thì mua bằng cấp để được đề bạt, thậm chí đề bạt trước rồi “cho đi học” kiếm bằng cũng không sao!
Nên chăng cần đặt lại vấn đề một cách khách quan phù hợp với thực tiễn quốc tế và trào lưu của thời đại. Trước hết, nguồn lực con người, trong đó vai trò lãnh tụ và lãnh đạo của một quốc gia là bất biến đúng như câu nói bất hủ của tiền nhân Nguyễn Trãi:”Hào kiệt đời nào cũng có”. Nhiều nước trên thế giới không hề có chuyện lựa chọn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo như ở Việt Nam, nhưng họ không bao giờ thiếu người làm tổng thống, thủ tướng; nhiều người trong số họ ở độ tuổi trẻ hẳn so vớilãnh đạo Việt Nam như các Tổng thống Clinton, Obama của Mỹ, Tony Blair của Anh hay nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra của Thái Lan hoặc ông phó Thủ tướng Đức gốc Việt nọ, v.v… Hầu hết những cuộc cách mạng vĩ đại nhất thế giới đều được lãnh đạo bởi những con người mà trước đó không được lựa chọn để đào tạo .
Rất nhiều nhà lãnh đạo tài ba đều xuất thân từ một địa vị xã hội bình thường, có trường hợp tài năng được bộc lộ khi trẻ tuổi…, nhưng họ không hề được chọn lựa để đào tạo, bồi dưỡng nhằm mục đích làm lãnh tụ! Thực tế cũng cho thấy chính yếu tố mới mẽ, trẻ trung được chọn lựa tự nhiên hoặc qua bầu cử trực tiếp của công chúng là bí quyết để làm nên những kỳ tích biến đổi xã hội. Ngược lại, những nhà lãnh đạo do sự lựa chọn của thế hệ trước thường bị hạn chế trong việc canh tân thay đổi, vì ho thườngcó cảm giác hàm ơn những người đã bồi dưỡng cất nhắc họ, từ đó cảm thấy có nghĩa vụ phải tuân thủ và vệ chế độ cũ, thậm chí lo sợ cái mới. Đó là những kinh nghiệm mà Việt Nam không thể bỏ qua.
Trần Kinh Nghị
Nguồn: http://trankinhnghi.blogspot.fr/2012/11/viet-nam-thieu-lanh-ao.html
Tôi không tin là…”Việt Nam thiếu lãnh đạo!”
Hãy bình tĩnh, ngồi uống trà và nghe…. Tâm sự của Sinh viên Lê Trung Thành!…
… để hiểu được suy tư của người trẻ hôm nay và đó cũng là câu trả lời “Việt Nam không thiếu lãnh đạo“, mà chỉ vì lãnh đạo csvn cố tình vùi dập, không để cho họ có cơ hội thi thố tài năng mà thôi!
VN thiếu lãnh đạo “giỏi”,chứ còn lãnh đạo ngu thì từ thời HCM đến nay có đầy rẫy ra đó :đại loại như thiến heo,cạo mủ,gác rừng và nay là chích dạo.
1.
Hai từ ngữ “lãnh đạo” (leadership) và “lãnh tụ” (leader) rất giống nhau, nhưng vẫn không phải là một thứ. Từ “lãnh đạo” trước hết chỉ khả năng chỉ huy và điều hành, nhưng cũng để chỉ những người làm công việc lãnh đạo.
Từ “lãnh tụ” chỉ nói về vị trí đứng đầu của một người trong một tập thể (quốc gia, tổ chức chinh trị…), bất kể khả năng hay đạo đức của người đó.
2.
Thật ra, từ “lãnh tụ” ngày nay đã lỗi thời, chỉ còn được dùng ở những nước chậm tiến về mặt xã hội, chính trị – như Bắc Hàn, VN,TQ hay một số nước Phi Châu. Đăc biệt, ở VN người ta không những vẫn còn dùng nhiều không kém “lãnh đạo”
Sở dĩ, thời xưa “lãnh tụ” quan trọng vì chưa có nền giáo dục phổ thông, số có đầy đủ kiến thức để có tể lãnh đạo một nước thường chỉ đếm tròng đầu ngón tay. Thêm vào đó, phương tiện truyền tin
chưa phát triển. Thông tin chỉ có thể truyền theo mô hình kim tự tháp, khiến chỉ một người – “lãnh tụ” – là có đủ thông tin để có quyết định đúng đắn…
Do đó, lãnh tụ tư nhiên là quan trọng nhất đối với quốc gia. Ngay cả những người có khả năng lãnh đạo, kiến thức trùm đời – như Khổng Minh, Nguyễn Trãi – cũng chỉ đảm nhiệm vai trò cố vấn, quân sư cho lãnh tụ. Vì họ thiếu thông tin, chú không phải vì vĩ lãnh tụ (Lưu Bị, Lê Lợi…) giỏi hơn, thông minh hơn…
3.
Trong một chế đô độc tài chuyên chế – chế độ Quân chủ hay CS – vấn đề lãnh đạo không đặt ra, hoặc chỉ là thứ yếu, bởi vì nhà vua, tổng bí thư đảng CS v.v. đương nhiên lãnh đạo, dù có đủ tài đức hay không.
Ngược lại, những kẻ thực sự tài đức nếu được lãnh tụ sủng ái thì chỉ là quân sư là “hết đất”, còn ngược lại – có tài mà không được lãnh tụ thương – thì khôn những không làm được gì mà thường có đời sống bấp bênh, vào tù dễ như chơi, có khi còn mất mạng.
Đó là lý do tai sao, trong thực tế, khi một chế độ độc tài xụp đổ, người lãnh đạo mới thường ở trong tù ra hay, đôi khi, từ trong thành phần lưu vong…
4.
Tạm kết luận. Cần phải đánh tan huyền thoại “lãnh tụ”. Thật sự, VN ngày nay không cần “lãnh tụ”, mà cần những người có khả năng lãnh đạo và đạo đức. Không chỉ cần vài người hay vài trăm người, mà cả ngàn thậm chí cả trăm ngàn, để điều hành công việc của cả xã hội, trong nhiều vị trí khác nhau.
Điều quan trọng không kém là, mọi người dân cần phải được giáo dục để hiểu khả năng lãnh đạo là gì. Để khi có quyền tự do bầu cử thì chọn đúng người để giao phó trọng trách, cũng như ủng hộ những quyết định đúng đắn…
LV
VIỆT NAM NGÀY NAY THẬT SỰ CÓ THẬT THIẾU LÃNH ĐẠO HAY KHÔNG ?
Thật sự lãnh đạo chỉ là một người vượt lên những người khác một cái đầu về phương diện nào đó, hay mức độ nào đó, và điều khiển, hướng dẫn được người khác. Bởi vậy, bất kỳ cơ quan nào cũng có thể có người lãnh đạo, ngành nào cũng có thể có người lãnh đạo nếu nói theo đơn vị, theo ngành. Thế nhưng đó là nói về phương diện vi mô, về ý nghĩa bộ phận, cục bộ. Như vậy lãnh đạo được đặt ra là ai giao quyền, người lãnh đạo tự mình có quyền đó không. Bởi vì bất kỳ ai được giao quyền đều có thể trở thành ngưởi lãnh đạo trong đơn vị, cho dù người đó chưa chắc đã giỏi. Trong lãnh vực tư nhân cũng vậy. Người nào bỏ vốn, người nào có tỷ lệ vốn lớn trong công ty, người nào được cha mẹ, chủ công ty giao quyền đều có quyền lãnh đạo. Như vậy, ý nghĩa của lãnh đạo trong lãnh vực tư chỉ là sự sở hữu, là quyền làm chu, tính tự chịu trách nhiệm. Ngược lại, trong lãnh vực công phải có sự sàng lọc trong thử thách khả năng, năng lực trong tiến trình lịch sử phát triển của công tác, trách nhiệm, nhiệm vụ. Rõ ràng, trong ý hướng đó, ý nghĩa lãnh đạo trong các cơ quan công quyền, nhất thiết phải có sự tự do, dân chủ, nhất thiết phải qua sự lựa chọn, đề bạt của người lãnh đạo liên quan trong tinh thần xã hội, tự do, dân chủ thật sự, không phải theo óc bè phái, riêng tư, quyền lợi phe nhóm, vị kỷ cá nhân. Bởi ý nghĩa của con ông cháu cha, của gởi gắm, đó đều là tính phản xã hội, phản lợi ích chung của công chúng.
Nhưng cao nhất, sự lãnh đạo đất nước, phải là người được toàn dân lựa chọn, theo tài năng, theo uy tín, theo quá trình đóng góp cụ thể, không thể ai áp đặt được cho dân chúng. Quyền ứng cử tự do, quyền bầu phiếu tự do, quyền chọn lựa tự do, sáng suốt, công bằng, đó là ý nghĩa của tự do dân chủ. Trái lại, nếu chỉ do một đảng nào đó đưa người ra, là người của mình, làm theo ý mình, vì mình mà không phải vì toàn dân hay mọi người nói chung, kiểu đảng cử dân bầu, đó không phải là người lãnh đạo mà chỉ là người thừa hành thuần túy, là người của mỗi phe nhóm có lợi điểm, không phải là người của xã hội tổng quát, của toàn dân thật sự.
Kể từ khi Mác đưa ra thuyết giai cấp đấu tranh, mệnh danh chỉ giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo, và Lênin đưa lên đỉnh cao nguyên tắc thực tế này, ở những nước cộng sản, chỉ có người của đảng điều hành xã hội, điều hành một đất nước như một kiểu cán bộ cao cấp, một người thừa hành lệnh của đảng cộng sản, không phải người lãnh đạo toàn dân và được dân bầu như những nước tư sản. Tư tưởng nguy hiểm và u mê của Mác vốn coi giai cấp công nhân như là đầu tàu, có sứ mệnh lịch sử để thực hiện chủ nghĩa xã hội cộng sản. Đây là điều hoàn toàn mê tín, không có cơ sở thực tế, không mang ý nghĩa khoa học khách quan, không có gì chứng minh xác thực cả. Đó chỉ là quan niệm mị dân, phản khoa học mà tội ác của Mác chính là gây ra quan niệm này. Bởi vậy trong các nước cộng sản, mọi tài năng đều bị tiêu diệt, chỉ có người của đảng, của “giai cấp” là điều hành cả xã hội, cả đất nước giống như một tổ hợp hành chánh, một xí nghiệp mang tính toàn xã hội của đảng cs thế thôi. Nhưng vì là nền tảng chuyên chính của Mác, Lênin đã xây dựng, nên không bất kỳ ai làm ngược, nói ngược lại được, bởi vì bất kỳ người nào cũng vì sự an toàn của mình, quyền lợi cá nhân mình, mà thủ tiêu mọi quyền lợi của xã hội, mọi quyền lợi chính đáng của mọi người khác. Tính cách tội lỗi, tính cách tội ác của Các Mác cho tới ngày nay chính là như thế. Sự nhân danh nhảm xã hội để đi ngược lại xã hội không chính đáng, đó chính là tính cách phản động có một không hai trong lịch sử nhân loại của Mác. Bởi vì nguyên tắc của Mác là, ai không theo ý ta đều là bọn tư sản, bọn phản động cả. Tính cách triệt hạ, thủ tiêu tự do của con người, của xã hội, của nhân loại mà Mác đã mang đến cho tới hiện nay vẫn còn hệ lụy. Nghĩa là không còn tinh hoa của toàn thể dân tộc, của đất nước, của toàn xã hội, vì nó thuộc nhiều giai cấp khác nhau, vì trong thực tế chỉ còn tinh hoa trong đảng cs. Nhưng đảng cs cũng chỉ là một thành phần, một tập hợp nhỏ, một nhóm nhỏ trong xã hội, làm sao đại diện bao quát cho toàn xã hội. Có nghĩa mọi tinh hoa của xã hội đều bị khống chế, bị tiêu diệt, bị mai một. Tính cách phản động, phản cách mạng, phản con người, phản xã hội, phản lịch sử nhưng lại nhân danh dân chủ tự do (gấp cả triệu lần), nhân danh con người, nhân danh xã hội, nhân danh giai cấp, nhân danh lịch sử của Các Mác chính là như thế. Đây thật sự là một học thuyết đại phản động trong lịch sử nhân loại mà còn rất nhiều người chưa thấy. Bởi lãnh đạo chung toàn xã hội không bao giờ theo công thức, không thể có công thức trước, vì không bất kỳ cá nhân nào lại có thể đưa ra được công thức chung cho toàn xã hội. Sự ngu dốt của Mác là quá tin vào học thuyết biện chứng của Hegel một cách mù quáng, và nghĩ răng mình là người đúc kết và sáng tạo ra quy luật phát triển của lịch sử khiến toàn nhân loại phải đi theo. Sự hợm mình, ngu ngốc, phản khách quan, phản khoa học của Mác chính là như thế. Nhưng ở VN từ trước đến nay chỉ có loại trí thức gà mờ, đầu óc nô lệ, thụ động như Trần Đức Thảo, Trần Văn Giàu mới ngu muội, mờ tối, xu nịnh, vô ý thức, vô trách nhiệm đối với xã hội, với đất nước mới tin như vậy.
Cho nên từ sau khi ông Hồ Chí Minh, là người lãnh đạo cộng sản đúng nghĩa duy nhất qua đời, những ông như Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng … chẳng qua cũng chỉ là cán bộ, là học trò, là đồ đệ dưới cơ của ông Hồ, làm gì còn ý nghĩa là người lãnh đạo chung của một dân tộc, một đất nước được nữa. Huống gì là sau khi thế hệ Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng chết đi, lại chỉ là những lớp tế bào thứ cấp phụ thuộc hơn nữa, thì làm gì còn thế hệ lãnh đạo như có người vẫn mơ tưởng được.
Cho nên tóm lại, đất nước VN hoặc tiếp tục đi theo chủ nghĩa Mác Lê, đi theo cơ cấu cầm quyền của Đảng cs, thì chỉ là sự vận hành nội bộ một cách thông thường, chẳng thể nào có gì ngoạn mục, xuất sắc đối với toàn xã hội được. Chẳng qua chỉ theo nguyên tắc lâu năm lên lão, hay cha truyền con nối qua nhiều thế hệ, qua nhiều nước, kiểu con ông cháu cha riêng tư vậy thôi.
Hoặc là nền kinh tế thị trường, tự do đúng nghĩa cũng phải có một nền pháp chế dân chủ, tự do đúng nghĩa. Có nghĩa tinh hoa của toàn xã hội là tinh hoa của mọi giai cấp hợp lại, tất nhiên trong đó có giai cấp công nhân, nông dân v.v… không phải kiểu mị dân, mị giai cấp, chỉ nhân danh giai cấp mà thật sự chỉ là những thành phần cơ hội, tư lợi, núp sẳn trong đảng từ khi gia nhập có tính toán lợi ích riêng ban đầu, để cốt biến xã hội thành cái sân sau hữu ích của chính mình. Như vậy khi nào có sự ứng cử tự do, bầu cử tự do chân thực, khách quan, như vậy mới thật sự đúng nghĩa có người lãnh đạo. Còn không cũng chỉ là kiểu cán bộ thừa hành, làm theo chỉ thị của đảng được đảng phong đứng đầu toàn dân thế thôi.
Đấy sự góp ý kiến thêm về mặt khách quan khoa học và xã hội cho ý kiến trên là như thế. Mong được mọi vị cao kiến hơn tranh luận hay chỉ giáo.
ĐẠI NGÀN
(19/11/12)
(Trích) “Như vậy khi nào có sự ứng cử tự do, bầu cử tự do chân thực, khách quan, như vậy mới thật sự đúng nghĩa có người lãnh đạo. Còn không cũng chỉ là kiểu cán bộ thừa hành, làm theo chỉ thị của đảng được đảng phong đứng đầu toàn dân thế thôi” (Hết trích)
——————-
Bác Đại Ngàn phân tích hay lắm. Tôi xin góp thêm một tí.
Lãnh đạo hiểu theo thời nay là phải do dân bầu, chọn, và ủy thác.
Người dân có thể bầu chọn lãnh đạo của một xã, một ấp, một quận, một tỉnh, hay lãnh đạo một quốc gia; và một lãnh đạo được dân bầu chọn thì hiển nhiên phải hiểu người dân nước đó có tự do và dân chủ.
kbc
Hoàn toàn đúng. Cám ơn kbc
MÂY NGÀN
Chào bác Lâm Vũ,
Tôi có ý kiến nhỏ xin phép muốn chia xẻ thêm.
Lãnh tụ có thể trở thành độc tài vì không do dân bầu nên có thể sẽ là lãnh tụ muôn năm, nhưng lãnh đạo vì do dân bầu nên không thể độc tài và cũng không thể là lãnh đạo muôn năm mà phải theo hiến pháp quy định.
Hồ Chí Minh chỉ là một lãnh tụ.
Ngô Đình Diệm là một nhà lãnh đạo.
Nguyễn Văn Thiệu cũng là một nhà lãnh đạo.
kbc
CÂU NÓI ĐÚNG LÀ : VIỆT NAM THIẾU LÃNH TỤ DÂN CHỦ
Trích: ” Nếu đem so sánh với các thế hệ lãnh đạo trước như Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, CốThủ tướng Phạm Văn Đồng, Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn v.v… thì những thế hệ lãnh đạo sau này không thể sánh kịp về tài năng, đức độ, nhất là về uy tín trong nhân dân.”
Thế hệ của Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp là những người giỏi . Nhưng họ giỏi về bắt chước Liên Xô, Trung Quốc. Họ có khuôn mẫu sẵn để học và lập lại y hệt tại Việt Nam.
Bây giờ kinh tế thị trường, chế độ chính trị thì theo khuôn mẫu cũ nhưng kiến thức của các đảng viên nói chung thì thiếu các kiến thức về kinh tế, luật pháp, xã hội.
Thế hệ Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp họ cũng thiếu kiến thức về kinh tế, luật pháp, xã hội nhưng họ chỉ cóp py mẫu của Liên Xô, một khuôn mẫu đã thành công vào thời đó nên mọi người tưởng là họ “nắm vững các qui luật xã hội” như họ từng khoe khoang.
Thế hệ của Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp giống như những người thợ tháo một bộ máy có sẵn ra rồi xem xét bắt chước, đúc khuôn làm giống y hệt như vậy để làm một bộ máy khác. Họ không phải là kỹ sư biết các nguyên tắc về cơ khí, về động nhiệt học mà thiết kế một bộ máy hoàn toàn mới rồi theo bản thiết kế đó mà thực hiện.
Ngày nay, Việt Nam không đi theo khuôn mẫu của Liên Xô nữa thì đám đảng viên đi theo khuôn mẫu của Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc thì vừa đi vừa mò mẫm thì Việt Nam cũng thế. Bắt chước một anh đã thành công rồi thì dễ còn bắt chước một anh đang mò mẫm thì biết gì để mà bắt chước? Họ giống như những anh thợ máy bắt chước một kiểu máy cũ, nay kiểu này có khuyết điểm nhiều quá nên phải thay đổi nhưng họ không có đủ kiến thức để thiết kế một máy mới nên không dám vứt bộ máy cũ đi, nhưng cũng không đủ kiến thức để sửa đổi bộ máy cũ.
Tại các nước thành công về chính trị, có những chính trị gia có kiến thức về kinh tế, luật pháp, xã hội. Họ hiểu các nguyên tắc về các ngành này nên có thể hoạt động bình đẳng với nhau, tranh cãi với nhau và có kiến thức để đánh giá ý kiến nào là hay, ý kiến nào là dở. Vì thế họ không cần chủ nghĩa, không cần lãnh tụ, không cần phải chịu một sự chỉ đạo duy nhất nhưng họ vẫn hình thành được đường lối cho đất nước. Họ là các kỹ sư, họ hiểu các nguyên tắc vận hành của máy móc nên khi họ thấy bộ máy này dở thì họ có thể thiết kế ra một bộ máy khác tốt hơn.
Còn các đảng viên ngày nay kiến thức thì thiếu, bàn luận thì chỉ nói lời rỗng theo kiểu hợp với đường lối của đảng nhưng chẳng ăn nhập gì đến thực tế, không đủ kiến thức để đánh giá ý kiến nào là hay, ý kiến nào là dở, chỉ thấy ai nói khác với đảng mình thì bảo là phản động. Làm sao vạch ra được đường lối đúng đắn cho đất nước?
THÔNG MINH
Việt Nam quả thật thông minh
Thấy người “cách mạng” cũng mong theo người
Người sao mình phải vậy thôi
Người là sư phụ mình thời giỏi chi
Theo người học cách tuyên truyền
Theo người tổ chức cũng chuyên môn rồi
Bao nhiêu khẩu hiệu người đề
Mình đi nhặt lấy để về làm ni
Giờ thì còn có được gì
Thị trường tái lập, còn chi ngày nào
Ông Đồng, ông Giáp hay sao
Ông Chinh, ông Duẩn lẽ nào hơn chi
Tưởng hay, mình có được gì
Chỉ là sao chép, có gì khác đâu
Liên Xô, Trung Quốc làm đầu
Việt Nam quả thật quá hầu thông minh
Ngàn năm, ôi giống Tiên Rồng
Học người hơn cả học ông cha mình
Đúng là hết sức thông minh
Lại từng vỗ ngực, xưng mình thuyết gia
Thuyết gia theo cách người ta
Một thời thôi, cũng thật là quang vinh
Cả toàn đất nước lặng thinh
Đố ai hó hé không tin thử nào
Các ông giờ đã chết rồi
Hỏi người tính vốn tính lời sau đây
Thôi thì gió cuốn mây bay
Hồng trần cũng chỉ tháng ngày đong đưa
Việt Nam nói mấy cho vừa
Phải chăng dân tộc vẫn thừa thông minh
NGÀN KHƠI
(19/11/12)
-Tôi có hỏi những người Mễ thường hay về thăm quê,họ nói biên giới do Mỹ quản lý rất khắc khe,của Mễ thì y như dân Việt,bất kỳ xe nào trên đường về đều phải hối lộ quan thuế,biên phòng Mễ,lưu thông trên đường phố bị cảnh sát chặn lại cũng đưa tiền là xong,CP tham nhũng,phối hợp băng đảng buôn ma túy,như vậy khác VN ở chỗ nào?bầu ai lên TT cũng không thể khiến bộ mặt dân tộc Mễ sáng hơn,trong khi biên giới Mỹ-Canada không có hiện tượng này,người Mỹ cũng không thích can thiệp vì thừa phương tiện nhưng vì nhiều lý do nhạy cảm và về ngoại giao,khiển được anh nào dám ăn bẩn coi như mình ở cửa trên.
-Bây giờ dân tộc VN nếu có thì đem ngay tên ai đã ngu dại khom lưng cõng đảng CS vào nhà,bắt hệ thống chính trị do tập thể lãnh đạo ra đấu tố cho đến khi nào đảng sập,đồng đô la đã khiến bây giờ VN chỉ còn loại cọp giấy,anh hùng thứ thiệt đã qua đời,bị trù dập 3 đời hay hiện tại cũng phải câm mồm vì những thứ chôm được do lòng tham,không nỡ vì sĩ diện để con cháu đang có tất cả trở nên tàn lụi,bên cạnh lại có tên láng giềng bất nhân,thử hỏi 1 CP như trò hề,quan quân trong nước báo chí thế giới biết rõ tòng tong kỳ này bộ sậu có những ai trong khi truyền thông lề phải hàng ngày r..ặ..n ra từng tên 1,mị dân đến thế thì anh Tầu chỉ việc “chúng mày phải chọn tên nào đã cắn câu,ăn tục như cá trê phi,không thì chết 1 đám” thằng nào bày đặt thanh liêm chụp mũ nhốt sạch,tự do độc lập cái quái gì từ vua chúa .v.v….đều do ngoại bang chuẩn ngôi,tôi nghe ba tôi nói lại hồi thời cố TT Ngô Đình Diệm,chức vụ từ quận trưởng trở lên,trước khi nhậm chức đều phải về dinh tổng thống cho ông xem mặt,thử thách….thời kỳ dân chủ còn ban sơ,nội chiến mà TT còn cóc sợ ai? không ngon hơn thời Iphone đổ xăng chạy đây đường,cà rem ăn không hết đem phơi khô mà ông Tổng bí thư dám làm đếch gì vị TT thối nát,chủ tịch nước không dám nói thẳng tên,trong đảng cá mè 1 lứa,tinh hoa ngoài đảng bất đắc dĩ trở nên công dân hạng 2..
-Nói như TT lì lợm nhất lịch sử VN thì chính đảng CSVN đã kết nạp những con người biết mình sẽ làm sai mà không sợ bị chế tài,dân tộc quá thừa người tài mà thiếu lãnh đạo là như vậy.
PHẢI CHI
Phải chi Mác lại tái sinh
Đặng xem thế giới hiện tình ra sao
Để thôi hết thuyết tào lao
Hay đem đốt quách cái nào đã in
Đúng là ngủ gục mơ tiên
Mơ thiên đàng giả để phiền nhân gian
Trăm năm giờ cũng muộn màng
Dễ gì chỉnh được vài trang thật là
Thôi cầm như chiếc lá đa
Gió thu hiu hắt đưa ra đưa vào
Tại mình lập luận tầm phào
Mà thành lưu mãi chuyện cười thế gian
TRĂNG NGÀN
(16/11/12)
NÓI VỀ Ý NGHĨA VẤN ĐỀ “LÃNH ĐẠO” HAY “LÃNH TỤ”
TRONG THỜI ĐẠI XÃ HỘI PHÁT TRIỂN, TIẾN HÓA NGÀY NAY TRÊN THẾ GIỚI
Lãnh đạo có nghĩa là dẫn dắt, đưa đường chỉ lối. Khi đất nước bị ngoại xâm, hay trong thời kỳ hổn loạn, nhân dân mờ mịt, vậy là cần người có năng lực, uy tín vượt lên trên dân đứng ra làm lãnh đạo, lãnh tụ nhằm quy tụ toàn dân để đi đến độc lộc, ổn định cho đất nước. Chẳng hạn, Lê Lợi, Quang Trung … là những nhà lãnh đạo danh tiếng của VN. Tôn Văn đối với TQ, hay nước Mỹ trong thời kỳ lập quốc và thời kỳ giải phóng nô lệ, tức nội chiến Bắc Nam, cũng vậy. Thế nhưng, ngày nay, khi nền dân chủ tự do hiện đại phát triển, không cần có ý niệm “lãnh đạo” theo kiểu xưa cũ nữa, mà là sự bầu phiếu và sự ứng cử tự do là điều hợp lý nhất. Thời đại mới, phải có quan điểm tiến bộ, phát triển mới, không thể có kiểu nô lệ, ngu dân, lúc nào cũng phải có “lãnh tụ”, đó chỉ là quan điểm lạc hậu, phong kiến, độc tài độc đoán hoàn toàn phi lý và hoàn toàn vô lối. Bởi vì nguyên tắc xã hội tự do, không thể còn quan điểm “lãnh tụ” hay “lãnh đạo” theo kiểu mị dân, giả dối, nô lệ hóa xã hội và con người một cách lạc hậu, thấp kém như vậy được.
Một điều cũng cần nói là trong các xã hội cộng sản mác xít, kiểu quan niệm đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội theo ý nghĩa học thuyết Mác, lúc nào cũng giương cao ý nghĩa “lãnh đạo”, “lãnh tụ”, bởi vì kiểu thần thánh hóa lãnh tụ, thần thánh hóa học thuyết một cách cuồng tín kiểu ngu dân mà trong thế kỷ trước đã hoàn toàn phổ biến ở một số nước cộng sản. Nói chung lại quan niệm thần thánh hóa lý thuyết là điều hoàn toàn phản khoa học, phản thực tế, bởi chưa chắc ý nghĩa học thuyết Mác đã là chân lý khách quan (vì thực tế đã hoàn toàn không thành công, thế giới đã quay lưng lại), và ý nghĩa “lãnh tụ” hay “lãnh đạo” là hoàn toàn phong kiến, phản tiến hóa, phản tự do dân chủ đích thực, tiến bộ và phát triển mà toàn thể nhân loại cũng như mỗi nước đều vẫn luôn mong đợi.
Thực bụng mà nói, ý nghĩa của ông Hồ Chí Minh chính là lãnh đạo, lãnh tụ theo kiểu của mục tiêu chủ nghĩa cộng sản mác xít, không phải kiểu dân tộc thuần túy như ở những quốc gia cùng thời khác. Bởi vậy nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản là nguyên tắc dân chủ tập trung hay lãnh đạo tập thể, thế nên ý nghĩa của lãnh tụ hay lãnh đạo cũng chỉ là sự dựng hình về mặt hình thức, còn trong đó chính tập thể quyết định tất cả. Bởi vậy một điều cũng nên nói, ở những nước bình thường, người lãnh đạo luôn luôn phải quan tâm đào tạo tầng lớp hậu bối thay thế. Điều này khách quan mà nói, trong cuộc đời sự nghiệp của ông Hồ, thực tế đó đã hoàn toàn không xảy ra. Cho nên khi ông Hồ chết, có sự hụt hẫng, có khoảng trống vắng về lãnh tụ hay lãnh đạo chính là thế. Các người như Lê Duẩn, Trường Chinh, cả Võ Nguyên Giáp hay Phạm Văn Đồng, luôn luôn tự xưng một cách công khai và nhiệt tình theo kiểu thuần thành mình là học trò của Hồ Chủ tịch vĩ đại. Như vậy chỉ có Hồ Chủ tịch mới là lãnh tụ hay lãnh đạo thật sự, còn các ông như Duẩn, Chinh, Đồng, Giáp chẳng qua cũng chỉ là các cán bộ lâu năm dưới quyền, được “bác Hồ” lãnh đạo, mà không bao giờ có tính cách đúng nghĩa là người lãnh đạo cả. Điều đó hoàn toàn chứng minh được là mọi bài bản chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội v.v… các ông Chinh Duẩn nhiều lắm cũng lấy các bài học từ nước ngoài, tức từ Liên Xô, Trung Quốc đưa về, chẳng bao giờ sắm đúng vai như người lãnh đạo dân tộc, đất nước một cách hoàn toàn tự do hay độc lập cả.
Tất nhiên, sự thật luôn luôn mất lòng. Nhưng các ý kiến như trên là tính cách tâm huyết vì đất nước, vì con người, vì xã hội, không phải vì bất kỳ cá nhân, đảng phái hay vì bất cứ nhân vật “lãnh đạo” hoặc lãnh tụ nào cả. Bởi vì chỉ có những người có ý thức dân tộc, vì đất nước thật sự thì chỉ coi dân tộc, đất nước mới là trên hết, coi ý nghĩa khoa học và giá trị của chân lý khách quan là trên hết. Ngược lại bất kỳ cá nhân nào, thời nào mà chỉ biết tôn thờ có đảng, có lãnh tụ của mình, cũng đều chỉ là vì quyền lợi cá nhân, phe phái, quan thầy mà thật chẳng khi nào là những con người yêu nước, yêu dân thật sự được. Bởi vì ngày nay trong chế độ tự do dân chủ đích thực của toàn thế giới, mọi người đều tự do, bình đẳng, đều có quyền công dân trong bầu cử, ứng cử tự do, nên chỉ có các thể chế độc tài độc đoán một cách phi lý, vô lối, không có bất kỳ lý do nào mới đặt ra ý niệm “lãnh đạo”, “lãnh tụ” theo kiểu mị dân, giả dối, ngu dân, bởi vì xã hội loài người tiến bộ, phát triển ngày nay chỉ có thể có chế độ ủy quyền cần thiết và chính đáng, minh bạch của người dân, người làm chủ xã hội, đất nước, không phải là một dám ô hợp, nô lệ, tăm tối ngu khờ, bất lực mà lúc nào cũng chỉ ngóng cổ chờ “lãnh tụ” hay “lãnh đạo” do người khác áp đặt một cách phi lý, giả tạo lên cho chính họ. Chỉ có những dân tộc lạc hậu, đất nước yếu kém, nhân dân lờ khờ mới còn kiểu cách mong chờ “lãnh đạo”, mong chờ “lãnh tụ” kiểu giống như thế.
Đấy những lời bộc bạch và thẳng như ruột ngựa như thế. Nếu bất kỳ ai thấy phật lòng hay phản bác, đều có quyền phản biện một cách thẳng thắn, trung thực, khách quan để mọi người cũng đều được tường lãm.
THƯỢNG NGÀN
(15/11/12)
Trước tiên phải nói rõ Việt Nam không thiếu lãnh đạo mà thiếu tự do dân chủ, và vì thiếu tự do dân chủ nên người dân không được quyền chọn lựa người tài. Và chính vì vậy nên không thể so sánh lãnh đạo cộng sản do đảng chọn với lãnh đạo các nước tự do do dân bầu.
Tiêu chuẩn chọn lựa lãnh đạo trong chế độ cộng sản từ xưa tới nay không căn cứ vào tài năng đạo đức mà chọn theo lập trường chính trị và quyền lực phe nhóm. Cộng sản Tàu hay cộng sản VN cũng đều giống nhau; xưa sao, nay cũng vậy, cũng bí mật, cũng phe nhóm, cũng tranh giành và thanh trừng lẫn nhau. Con người cộng sản thì chẳng bao giờ có đạo đức vì đứng trên luật, ngay cả ông Hồ cũng vậy, nếu nói có uy tín cũng là mị dân, tuyên truyền, khéo che đậy mà vì thiếu thông tin nên người dân không biết. Ngày nay, mọi xấu xa của lãnh đạo người dân đều biết, không che đậy được như xưa. Trước thời đổi mới, nghèo đói và lạc hậu vì chủ trương con người vô sản, cán bộ muốn tham nhũng cũng không có của để tham nhũng, chỉ khi đổi mới làm ăn với tư bản đất nước mới thoát cảnh đói nghèo, và tham nhũng cũng bắt đầu nở rộ theo đà phát triển kinh tế.
Nếu không có phương tiện truyền thông hiện đại, các lãnh đạo dốt nát ngày nay cũng sẽ được tuyên truyền đánh bóng như ông Hồ mà người dân không bao giờ biết được cái xấu xa.
kbc
Nhận xét của kbc rất chính xác.Cám ơn !
CHUYỆN ĐỜI
Chuyện đời nói ít hiểu nhiều
Anh bàn như thế nhiều người khen anh
Dĩ nhiên người ghét cũng nhiều
Nhưng mà sự thật chẳng thiu trên đời
Có chi mà giấu được trời
Từ trên nhìn xuống sự đời bày ra
Nên thôi trong cõi người ta
Con cò màu trắng con nga màu hồng
Con bò màu đỏ hung hung
Con trâu, con sáo vẫn cùng màu đen
Chỉ mong sao thảy con người
Cách nào để trắng được trong tâm hồn
Nghĩ suy, ăn nói thật lòng
Nước nhà như vậy, mới mong thái bình
Còn như dối gạt, mị người
Bao giờ tốt được cuộc đời nhân gian
Nói chơi chút đỉnh không oan
Nhiều người càng hiểu, mới càng nên hay
Chỉ mong sao cả đêm ngày
Thế gian toàn đẻ toàn người chính chuyên
MÂY NGÀN
(16/11/12)
Nói cho cùng VN ta chưa bao giờ có “tầng lớp lãnh đạo” mà chỉ có “tầng lớp quan lại”. Học để làm quan và “làm quan để làm giàu” – như Phạm Quỳnh “phê” trong bút ký “Một tháng ở Nam Kỳ” (Nam Phong Tạp Chí).
Bây giờ, gần một thế kỷ trôi qua cũng chẳng thay đổi gì, hoặc có chăng “quan” được thay bằng “cán bộ”. Làm cán bộ để làm giàu!
LV