WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trung Quốc đứng trước ngã ba

Đại hội DCS TQ

Bất kỳ học giả hay nhà bình luận nào, hoặc blogger nào quí vị hỏi chuyện tại đây đều nói rằng Trung Quốc đang ở ngã ba đường.

Dân thường tại cửa hàng hoặc văn phòng cũng nói như vậy. Mặc dù có thể tất nhiên là họ nói những gì mà giới bình luận hay bloggers nói.

Điều đó có nghĩa gì trên thực tế?

Về cơ bản, điều đó có nghĩa rằng không ai biết được những gì sẽ xảy ra – ngoại trừ rằng mọi chuyện nhiều khả năng sẽ không như những gì đã xảy ra tính cho đến nay.

Tất cả gì chúng ta biết là một dàn lãnh đạo mới sẽ tiếp quản.

Cũng giống như hai thế hệ lãnh đạo trước trong suốt 20 năm qua, chắc chắn là họ sẽ khởi đầu giống như những người tiền nhiệm của họ, nhưng sẽ sớm hình thành phong cách riêng.

“Giả sử nền kinh tế bắt đầu thực sự xấu đi, liệu dàn lãnh đạo mới sẽ có thể cưỡng lại sự cám dỗ theo đó đổ lỗi cho thế giới bên ngoài hay không?”

Chẳng hạn như sau lần thay lãnh đạo gần nhất vào năm 2002, mô hình thoạt đầu dường như không thay đổi. Trung Quốc được phương Tây xem là thân thiện.

Hai nhân vật cao nhất ra đi lúc đó, Chủ tịch Giang Trạch Dân và Thủ tướng Chu Dung Cơ có vẻ thoải mái và dễ chịu.
Khi họ ra nước ngoài, họ thể hiện tính hài hước, dễ gần với đám đông và tất cả đều sẵn sàng hát karaoke nếu có dịp.
Tuy nhiên kể từ đó, chúng ta chứng chiến 10 năm cứng nhắc và nghiêm trọng hơn khi Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo lên nắm quyền.

Nền kinh tế và sức mạnh của Trung Quốc đã gia tăng gấp bội và nhiều người ở phương Tây đã bắt đầu xem Trung Quốc là một mối đe dọa.

Người ta thấy có làn sóng giận dữ vào năm 1999 của những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc khi NATO ném bom đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade. Đây là một lực lượng mà giới lãnh thạo dưới thời Hồ Cẩm Đào ý thức được và khuyến khích kể từ đó.

Theo 'Mác- Lê' hay bỏ?

Và mặc dù vậy nhưng có một nhóm khác, và không kém phần quan trọng, mà triều đại Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã bồi đắp một cách gián tiếp.

Những năm tháng của giai đoạn đó đã hình thành tiến bộ phi thường về tự do cá nhân ở Trung Quốc.

Kết quả là nhiều người trẻ hơn ở các thành phố lớn cảm thấy họ hầu như các nhà lãnh đạo Cộng sản có tuổi và cứng nhắc và họ không trong cùng một nhà.

Đối với họ có những cái chẳng hề liên quan gì đến cuộc sống và tương lai của họ.

‘Một thế giới khác’

Chúng ta thấy sự tương đồng y hệt với giai đoạn thời Liên Xô cũ và Đông Âu vào cuối những năm 1980, khi các chính sách cải cách và đổi mới của Mikhail Gorbachev có hiệu lực.

Trung Quốc ngày nay chắc chắn là không giống như Nga, Hungary, Ba Lan, Tiệp Khắc 23 năm trước, nhưng có một số điểm tương đồng đáng ngạc nhiên.

Chẳng hạn như tại quận 798 ở Bắc Kinh, khu vực một thời là nơi có các nhà máy sản xuất vũ khí và được biến thành cơ sở cho các phòng tranh và nơi trưng bày sản phẩm của giới nghệ sĩ, kỷ niệm duy nhất của chủ nghĩa cộng sản là những bức tranh và tác phẩm điêu khắc bất kính chế nhạo Mao Trạch Đông và những người hầu cận cho ông.

Những thứ y như vậy từng bắt đầu được bày bán tại chợ Ismailova ở Moscow vào cuối những năm 1980, và cũng những thứ đó xuất hiện tại Prague, Warsaw và Budapest – chỉ để nhạo báng Stalin.

Điều quan trọng hơn, những cuộc hội thoại trong các quán cà phê tại quận 798 bây giờ gợi lại cảm giác về những ngày tháng Liên Xô bị sụp đổ.

“Tôi không cảm thấy chính phủ có bất cứ điều gì liên hệ với tôi cả”, một người phụ nữ trẻ ăn mặc đồ khá chỉnh chu nói với tôi, trên tay nâng một ly cà phê sữa. “Theo tôi thì đó là một thế giới khác”

Và quả thực, những hàng ghế đại biểu dự Đại hội Đảng mặt mũi cứng nhắc, vụng về và đều vận comple đen, áo sơ mi trắng và cà vạt đỏ, chỉ mặc vào những dịp lễ lớn như thế này, vỗ tay lãnh đạo của họ vào những thời điểm quy định trong bài phát biểu của lãnh đạo của mình, hầu như không có cái gì thuộc cùng một hành tinh với phong thái thư giãn của các nghệ sĩ được phương Tây hóa đang dạo quanh Quận 798.

Khả năng là nhóm đảng viên dự đại hội cũng như nhóm nghệ sỹ có thể nghĩ rằng chỉ có nhóm của chính họ đại diện cho một nước Trung Quốc thật sự, và tất nhiên, thực tế là có khoảng một tỷ người hoặc nhiều hơn thế sống ở ngoài Bắc Kinh, những người chẳng liên quan gì đến hai nhóm vừa kể.

Thay đổi lịch sử

Tượng Lenin bị kéo đổ tại Valmiera ở Cộng hòa Latvia thuộc Liên Xô cũ vào ngày 1/10/1990 khi Latvia tuyên bố độc lập.
Nhưng người ta thấy kể như có sự tách biệt, giữa một Đảng bị lão hóa và giới trí thức trẻ tại Moscow và Leningrad (ít lâu sau được trả lại tên St Petersburg) mà thực trạng chia rẽ đó đã gây ra sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác-Lênin, lúc đầu xảy ra ở Đông Âu và sau đó ở ngay chính nước Nga.

Vậy là chúng ta trở lại với ý tưởng của ngã ba đường.

Tân Chủ tịch, Tập Cận Bình, biết về phương Tây một cách không ai trong số những người tiền nhiệm của họ biết. Con gái của ông đang du học tại Hoa Kỳ vào lúc này, và ông đã từng có thời gian ở đó.

Đúng là ông sẽ không thể tự hành động: ông sẽ phải thuyết phục phần còn lại của giới lãnh đạo của Đảng để đi cùng với ông. Tuy nhiên, ông có thể đại diện cho một sự thay đổi để quay lại những năm tháng dường như thân thiện hơn của Giang Trạch Dân và Chu Dung Cơ.

Nhưng giả sử nền kinh tế bắt đầu thực sự xấu đi, liệu dàn lãnh đạo mới sẽ có thể cưỡng lại sự cám dỗ theo đó đổ lỗi cho thế giới bên ngoài hay không?

Tất cả các công cụ để trang bị cho một chủ nghĩa dân tộc cứng rắn của Trung Quốc đã đâu vào đó.

Chúng ta thấy điều đó được tung ra chống lại Nhật gần đây như thế nào.

Rốt cùng thì điều này sẽ là một cách dễ dàng qui tụ lại tất cả những người trí thức và nghệ sĩ cảm thấy xa lạ với hệ thống.
Hoặc có thể Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển, ngay cả khi có mức tăng trưởng thấp hơn và Đảng Cộng sản sẽ kiểm soát tình hình một cách ôn hòa, duy trì cho cho ai cũng được vui vẻ. Có thể lắm chứ.

Dù khả năng nào xảy ra thì người ta cảm thấy Đại hội Đảng này sẽ thay đổi tiến trình lịch sử. Và lần cuối cùng tôi cảm thấy điều này mạnh mẽ đến thế là vào lúc nào? Đó là năm 1988 tại Moscow.

Nguồn: BBC

————————————–

Ghi chú: 

Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền từ năm 1949:

Hiện có:

83 triệu đảng viên vào năm 2011
77% đảng viên là nam giới
Nông dân chiếm tới 1/3
6.8 triệu đảng viên làm việc cho các cơ quan của đảng và nhà nước
Kinh phí hoạt động từ trợ cấp của chính phủ và lệ phí đảng mà đảng viên đóng.
Doanh nhân được cho phép vào đảng năm 2001
Bảy người giàu có nhất đất nước tham dự Đại hội lần này.

6 Phản hồi cho “Trung Quốc đứng trước ngã ba”

  1. ĐẠI NGÀN says:

    KINH TẾ VÀ KHOA HỌC

    Kinh tế vẫn là nỗi ám ảnh chung của nhân loại và mỗi nước. Nói đến kinh tế người ta nghĩ đến bất công và sự giàu nghèo. Nhưng mọi sự nhận thức theo cảm tính, phê phán theo thị hiếu, mong muốn theo ý thích đều không dẫn tới đâu cả. Ý nghĩa của kinh tế là ý nghĩa lý tính, ý nghĩa khoa học. Bởi kinh tế tự nó là một khoa học, có nghĩa là kinh tế học. Các biện pháp kinh tế cũng phải là khoa học,có nghĩa là một kỹ thuật khoa học.
    Thế thì sự giàu nghèo hay sự chênh lệch giàu nghèo do đâu mà có ? Một xã hội không thể mọi người đều giàu cả, cũng không thể mọi người đều nghèo cả. Như vậy tỷ lệ giàu nghèo, đó là một kết quả kinh tế. Tỷ lệ giữa mức giàu nghèo đó là ý nghĩa của biện pháp kinh tế. Có nghĩa kinh tế không những là ý nghĩa khoa học, mà còn là ý nghĩa của nhận thức, của quan niệm đạo đức, lẫn cả ý nghĩa của luật pháp.
    Kinh tế như vậy không phải chỉ phó mặc cho giai cấp tư bản, bởi ý nghĩa của tư bản chỉ nhằm lợi nhuận. Mặc dầu lợi nhuận tự nó không xấu, có nghĩa nó có khía cạnh chính đáng là bảo tồn phát triển và nuôi dưỡng nền kinh tế.
    Nhưng kinh tế cũng không thể chỉ giao cho giai cấp vô sản kiểu ý thức hệ Mác xít. Bởi vì nó sẽ trở nên tiêu cực, phá hoại, không phát triển, tiêu phí và đình đốn.
    Có nghĩa kinh tế phải chủ yếu nhờ sự chỉ đạo của nhà luật học, nhà đạo đức học, nhà kỹ trị học. Nói cho cùng, kinh tế là ý nghĩa khoa học, ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa khách quan. Kinh tế không thể kiểu ý thức hệ không tưởng, như kiểu Các Mác lẫn Lênin đã quan niệm.
    Có người cứ nhìn vào sự chênh lệch giàu nghèo để kết án nền kinh tế, điều đó hoàn toàn mang tính đạo đức, nhưng điều đó thật sự chưa mang tính khoa học. Bởi khoa học là dùng biện pháp kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề, không chỉ ngồi để ca thán suông, không phải chỉ làm theo kinh nghiệm ngắn hạn hoặc cảm tính thị hiếu.
    Nên nói cho cùng lại, ý nghĩa của một nền kinh tế là bản chất của nó, cơ sở của nó, tức bản thân lâu dài của nó, không phải chỉ là các hiện tượng nhất thời hay những khía cạnh đặc thù. cục bộ nào đó.
    Nhiều người cứ nhìn vào nền kinh tế Mỹ là chưởi rũa. Nhưng trước đây có nền kinh tế Liên Xô, rồi nay là nền kinh tế Trung Quốc, họ đã thấy gì ? Tức khả năng, tiềm lực, bản thân thường xuyên của nền kinh tế mới quan trọng, không phải chỉ là những bề nổi nhất thời hay những trang hoàng giả tạo nào cho nó mới là then chốt. Nói khác đi, nền kinh tế của Mỹ bảo đảm được phần lớn các yêu cầu cần thiết, tự nhiên, quan trọng của cá nhân và xã hội. Đó là điểm tích cực quan trong hàng đầu của nó, Nhưng tiêu cực của nó là vẫn còn những lổ hổng, những sai biệt về phân bố quyền lợi nhất định giữa các giai cấp kinh tế mà có người gọi là sự bất công hay sự xấu xa. Sự khác nhau về nhận xét lý tính và nhận xét cảm tính về nền kinh tế Mỹ chính là ở đây. Sự hiểu biết chuyên môn của một người có hay không về kinh tế cũng là ở đây. Sự sâu sắc, sự hời hợt, thị hiếu hay cái nhìn nghiêm túc về kinh tế cũng là ở đây. Nói tóm lại, kinh tế là bài toán phải thường xuyên giải quyết, cải thiện, hoàn chỉnh hơn, không phải việc xóa bài làm lại, không phải chỉ nhìn hay chấp nhận một cách thụ động, cũng không phải đả phá một cách vô lối hoặc vô ý thức, vô trách nhiệm. Nền kinh tế Mỹ không phải chỉ của toàn dân Mỹ, của chính phủ Mỹ, mà nền kinh tế Mỹ còn là sản phẩm của các ngành khoa học nói chung mà đặc biệt nhất trong đó chính là kinh tế học như một khoa học khách quan, đầy đủ, toàn diện thật sự.

    VÕ HƯNG THANH
    (18/11/12)

  2. Trung Hoàng says:

    TÍNH NƯỚC ĐÔI.

    Nếu bên trong nội tình cuả Trung Quốc đang đứng trước ngã ba đường, thì khách quan bên ngoài Trung Quốc cũng phải đối mặt với thực trạng tiến thoái lưỡng nan hiện nay; về Đường Lưỡi Bò Chín Đoạn và cả Điếu Ngư Đài (Senkaku) với nhiều mối nguy đang bắt buộc phải gặp. Cả hai xem như là một mũi tên lưả đã được bắn ra, mà hầu như các lảnh đạo Bắc Kinh hiện nay khó có thể thu hồi lại một cách dể dàng, đồng thời không thể nào dập tắt được ngọn lưả đã bùng cháy khá mãnh liệt nầy. Ngọn lưả đó vẫn có thể đốt cháy cả chính lục điạ Trung Quốc, khi mà căn bệnh mãn tính Tạng Hồi Mông Mãn lúc nào cũng tiềm phục trong chính thân thể họ.

    Đối với Việt Nam, ý thức và tình tự dân tộc tương đối hài hoà hơn là Trung Quốc, nó là chất keo xúc tác kết dính khá bền chặt hơn, so với một “Thiên Triều” Trung Hoa luôn ngạo mạn và hung hãn, bởi vì Việt Nam có chính nghiã dựng nước và giử nước. Trong khi Trung Quốc ở mặt nào đó, vẫn phải lo sợ khi muốn khơi dậy ý thức và tình tự dân tộc bên trong lục điạ, bởi vì do từ cướp đoạt thâu tóm lảnh thổ cuả Tây Tạng, Mông Cổ và Tân Cương đã vốn là chuyện bất nghiã. Trung Quốc càng khơi dậy ý thức và tình tự dân tộc, trước hay sau thì tất phải gặp cảnh Tam Phân Tứ Liệt như lịch sử cuả Trung Quốc đã từng phải nếm qua. Điều đó cũng là mối lo sợ hàng đầu cuả các nhà lảnh đạo CSBK hiện nay. Chính sự bất nghiã đó, sẽ đẩy Trung Quốc trượt dài trên con đường đi đến tan rã khó tránh khỏi.

    Ngay khi ra mắt tân lãnh đạo cuả ĐCSTQ, sự tự thiêu cuả người Tây Tạng vẫn luôn tiếp diễn, mà hầu như nó khó có thể dừng lại, cho đến khi người Tây Tạng sẽ phải giử lại được những gì là cuả người dân họ. Chính quyền CSTQ càng xử dụng bạo lực để trấn áp các hành động tự thiêu nầy, sẽ chẳng khác nào đổ thêm dầu vào ngọn lưả đã và đang bùng cháy mạnh mẻ. Trong khi lương tâm nhơn loại trên thế giới, luôn đứng về phiá những người dân Tây Tạng đáng thương hại nầy; ngược lại, sự lên án chính quyền Bắc Kinh một cách không khoan nhượng, là những kẻ đang thực hiện chính sách diệt chủng Tây Tạng với một đường lối khá tinh vi hiểm độc cuả kẻ bạo quyền đó. Không ai không hiểu bản tính vưà cướp vưà la làng cuả bạo Tần, khi mà chính quyền Bắc Kinh luôn đổ lổi ra rã là do Đạt Lại Đạt Ma xúi giục dân cuả Ngài tự thiêu. Luận điệu gắp lưả bỏ tay người, thường thấy cuả Bắc Kinh trên mặt thông tin tuyên truyền, đúng theo lề thói từ trước đến nay cuả các đảng CS.

    Ai ai cũng đều cho rằng cả Hoa Kỳ và Trung Quốc lúc nào cũng có đường lối ngoại giao theo kiểu cách nước đôi, mà thực tế thì tất cả các nước trên thế giới hiện nay, hoặc ít hoặc nhiều, cũng đều phải đi theo kiểu cách ngoại giao nước đôi mà không thể nào khác hơn, trước thế giới giao lưu mở rộng như ngày nay. Chữ tín và việc nhơn nghiã, chỉ còn lại không hơn gì là giọt nước bọt đọng trên ngọn lưỡi; mà cả về mặt tôn giáo thì cũng vẫn phải thực hiện hai mặt để tồn tại, thực trạng đó nói lên nhơn loại đang trong thời kỳ MẠT PHÁP vốn thật không sai.

    Việt Nam luôn luôn phải giử một đường lối ngoại giao hiếu hoà đối với tất cả các nước trên thế giới, Trung Quốc cũng không có ngoại lệ, mà còn phải được đặc biệt cân nhắc kỹ lưỡng thận trọng hơn, không thể có một sai lầm trong từng giai đoạn một. “Nhất Nhung Đại Định” là một khuôn mẫu cuả ông cha ta, hành xử rất chính chắn trong linh hoạt đối với Trung Hoa từ xưa đến nay; mãi mãi về sau nầy cũng phải thế, không thể nào có cách hành động khác, khã dĩ tốt đẹp để có thể chu toàn và gọn gàng hơn.

    Xin trân trọng.

  3. Thầy bói Sáng says:

    Không phải ngẫu nhiên mà TT Mỹ đắc cử nhiệm kỳ 2, không phải ngẫu nhiên mà Tập cận Bình được lên nắm quyền, hai sự kiện thoạt thấy thì tuy là như hai nhưng lại là một : một Obama dĩ hòa vi quí ( TT diều hâu out ! ), một Tập cận Bình tri thiên mệnh ” xác tại Trung Nam Hải hồn tại ” Ha-Va ” nơi có cô gái rượu học đang chờ Bố .
    Xưa có cặp bài trùng ” Gò-ba-Chóp già-Gân ” giờ thì lại ” Ô-ba-Má Kem cẩm Bình ” rồi thì cũng lại như thế thôi ?

  4. ĐẠI NGÀN says:

    TƯƠNG LAI CỦA TRUNG QUỐC

    Trung Quốc trong quá khứ từ thời Mao Trạch Đông đến nay chỉ giống như con tàu lửa chuôi vào một đường hầm dài. Đường hầm đó là chủ nghĩa cộng sản mác xít. Tất nhiên không phải đường hầm làm cho con tàu tiến lên, mà con tàu tiến lên lại phải chui qua đường hầm. Nói như vậy có nghĩa không có con tàu nào ở hoài trong đường hầm mà tất yếu sau cùng cũng phải chui ra. Bởi vì đường hầm và con tàu là hai thực chất hoàn tòa khác nhau. Đó chỉ là căn duyên nào đó trên đường đi hay một định mệnh lịch sử mà không có gì gắn bó cùng nhau bắt buộc suốt đời cả. Chúng ta biết trường hợp nước Nga trước đây cũng vậy, toàn khối Đông Âu cũng vậy, và cuối cùng bốn nước cộng sản ngày nay cũng vậy, bởi vì đó là việc không chóng thì chày, vì chính quy luật khách quan, tất yếu buộc phải như thế.
    Có nghĩa chủ nghĩa Mác hoàn toàn chỉ là chủ nghĩa chủ quan. Nó không phải quy luật khách yếu khách quan như những người trí thức cộng sản gà mờ vẫn tâng bốc. Và các mọi thế hệ lãnh đạo cộng sản từ Mác trở về sau, tức từ Lênin trở đi cũng chỉ dựng hình chủ nghĩa theo tính chủ quan. Cả hai cái chủ quan gặp nhau, tất không thể cho ra khách quan mà chỉ hoàn toàn chủ quan. Đó chính là quá khứ của Liên Xô đã có, và cũng là tương lai của TQ sẽ có.
    Bởi vì khi chủ thuyết Mác ra đời, tức gần đúng 250 năm rồi, lúc đó tri thức triết học và tri thức khoa học nói chung mọi loại của nhân loại còn hoàn toàn yếu kém. Mác vì còn mù quáng vào học thuyết “biện chứng” của Hegel ở Đức lúc đó, nên kiến lập chủ thuyết của mình theo kiểu gọt chân cho vừa giày,. cuối cùng cũng hư chân mà giầy cũng rách là vì thế.
    Nói cho cùng, ba cái sai sơ bản của học thuyết Mác là : 1/ Ý niệm biện chứng là ý niệm cương đại, huyễn hoặc, không đúng khách quan thực tế, phi khoa học cụ thể; 2/ Quan niệm đấu tranh giai cấp dựa vào cơ sở biện chứng và quan niệm chuyên chính vô sản rõ ràng là sự kéo theo về mặt sai lầm một cách tất yếu; 3/ Xã hội cộng sản khoa học chỉ là sự ngụy biện, ảo tưởng của Mác. Nó phản kinh tế, phản xã hội, phản tâm lý con người, phi khoa học khách quan, và hoàn toàn mù quáng, mê hoặc. Nói chung nó đi ngược lại mọi tâm lý, ý thức chung của con người, nên từ đầu tới cuối học thuyết Mác chỉ mang tính cách cưỡng chế, áp đặt, ảo vọng và bị lợi dung cho các tham vọng, quyền lực cá nhân nhưng lại nhân danh giai cấp, nhân danh lịch sử, nhân danh những điều lý tưởng, chân lý và sự tốt đẹp toàn diện của xã hội. Ý thức của Mác nếu ai nhận thức sâu xa nó đầy tính quỷ biện, cả vú lấp miệng em, một mình một chợ, tức là tâm lý duy ngã độc tôn, quan niệm độc tài phi tự do, phi dân chủ. Bởi nguyên tắc của Mác quy định là ai không giống ông ta là tư tưởng tư sản, là phản động. Ý thức hệ nghiệt ngã, phi lý do Mác đưa ra chính là như thế. Chính khuynh hướng chuyên chính vô sản của ông ta cũng phát sinh từ đó. Các lập luận của Mác phần lớn là giả tạo, ngụy tạo, nhưng nó lại rất tinh vi nên người nào yếu năng lực nhận thức khoa học, kém năng lực tri thức triết học đều rất dễ bị sụp bẫy, không thoát ra khỏi được tính ngụy biện trong các lý luận của Mác. Ngay như Trần Đức Thảo nổi tiếng của VN cũng ở cùng trong chính thân phận như vậy. Cái ảo tưởng về năng lực triết học của ông Thảo phù hợp với cái ảo tưởng về đỉnh cao tư tường triết học của ông Mác cũng chính là như thế. Nói đúng hơn, cái ngụy tạo của Mác là sự triết lý kinh tế học, sự chính trị hóa xã hội học, sự ý hệ hóa tư duy nhận loại, đó là những điều hết sức vô lý, ngụy tạo, phản thực tế, tức là phản động. Kiểu học thuyết Mác đối với thực tại khách quan của lịch sử chẳng khác việc lấy thúng úp voi, gọt chân cho vừa giầy, nên nói chung sớm muộn khi nhân loại tiến bộ, khi xã hội phát triển đi lên, nó tất yếu phải hoàn toàn bị đào thải.
    Đúng lý ra, khi Mác đưa ra lý thuyết, chẳng ai chịu in thành sách cho ông ta cả. Chính ông ta than phiền là bị mối một gậm nhấm trong một thời gian quá dài. Đúng ra học thuyết của ông chỉ để tham khảo, không thể đem thực hiện, vì nó có quá nhiều nghịch lý, quá nhiều lổ hổng. Nhưng Lênin cũng là trường hợp đặc thù đã làm điều đó. Và ngay từ đầu sự thất bại trong kinh tế xã hội của Lênin đã khiến ông ta phải cải biến nhiều lần theo kiểu đổi mới kinh tế. Ngay như đến Đặng Tiểu Bình rồi VN cũng phải đổi mới là như thế. Có nghĩa học thuyết Mác như một thứ xe có bánh vuông, buộc người ta phải bỡ hơi tai vừa khiêng vừa chạy trên con đường dùng nó để nhằm phát triển lịch sử và xã hội. Nhưng một trong những điều lố bịch nhất và quan trọng nhất trong lý thuyết Mác là ý tưởng hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc mà bất kỳ ai nói đến Mác xít đều cũng biết. Tuy nhiên rất ít người thấy đó là điều hoàn toàn huyễn hoặc về mặt luận cứ khoa học, đặc biệt nó gây ra sự ức chế về tự do tư duy của loài người một cách nguy hại và phi lý nhất. Tính cách phản tự do dân chủ khách quan của xã hội trong học thuyết Mác là cái bẫy tự giương ra của chính học thuyết đó, mặc dầu những kẻ điếu đóm về sau này hô lên một cách vô thưởng vô phạt là nền dân chủ gấp cả triệu lần và là đỉnh cao của trí tuệ loài người.
    Nên nói chung lại, qua đường hầm tăm tối thì con tàu cần phải tự bật đèn. Nhưng tới khi ra khỏi đường hầm thì đường hầm cứ còn đó và con tàu vẫn chạy, nhưng nếu ban ngày rồi cũng không cân bật đèn nữa. Tương lai của Trung Quốc ngày nay chắc chắn cũng sẽ phải như thế. Cho dù đường hầm có kìm hãm phần nào sự vượt hầm của con tàu vì những lý do tự nhiên nào đó, thì cũng không phải cái hầm làm con tàu tiến lên hay khiến con tàu phải dừng lại. Hầm là hầm, tàu là tàu, đồng hóa lịch sử một nước với CNXH tức là học thuyết Mác là lý luận lếu láo của những anh trí thức gà mờ và cà quèn. Những gì nhân loại ngày nay chưa thấy thì vẫn có thể tiên đoán được sự phát triển khách quan qua các dữ kiện liên quan của nó. Đó chính là tương lai tất yếu phải xảy đến cho Trung Quốc như trên kia đã nói.

    VÕ HƯNG THANH
    (19/11/12)

  5. BTT-Thanh Long says:

    Quả thật trung quốc đứng trước ngõ ba: 1-Theo Liên xô vào bãi rác, 2-Theo ác quỉ xuống địa ngục, 3-Theo nguyện vọng người TQ từ bỏ cộng sản lạc hậu.

  6. quandannambo says:

    có lẻ
    tác giả viết bài này
    trong lúc
    bị cảm cúm

Leave a Reply to quandannambo