Hạt Ươm Hư [2]
Chương 5.
Thời chiến tranh chết chóc, bất cứ ở ngóc ngách nào cũng lan tràn người trốn chạy chủ nghĩa CS. Mậu Thân là cuộc tháo chạy khủng khiếp nhất, sau đó, Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, ở miền Trung.
Lão Tôn là một trong số người dừng lại phố Thành, trên đường trốn chạy chiến tranh ấy. Ở Thành không nói đến lão Tôn, là một thiếu sót vô cùng to lớn.
Không biết bắt đầu từ bao giờ, người dân ở Thành, gọi y là lão Tôn, dù lúc đó, lão chưa tới 40 tuổi. Hay cái tướng loắt choắt, hoặc cái mặt già khằn với cái mũi diều hâu gãy gập, mà lão mang danh xưng này? Không một ai nhớ cả! Nghe người này gọi y là lão, người khác bắt chước
như một thói quen biếng nhác nghĩ suy. Lâu dần thành quen. Sau này, lão Tôn đương nhiên thành bậc trưởng thượng trong phố.
Dân tộc VN cũng quả là một dân tộc lạ! Khi đã được gọi là Ông, Bà, hoặc Lão… thì họ có cái nhìn xã hội dân sự, khác hơn những người bình thường; dường như đó là sự hợm hĩnh của thói đời? Tình trạng này rơi đúng vào lão Tôn, sau này.
“Lá lành đùm lá rách” là câu châm ngôn, ai ai cũng quý trọng.Lão Tôn được đùm bọc bởi người ở Thành. Gần 30 tuổi, vợ chết trong chiến tranh, với hai mặt con, gái và trai, cùng hai trái “lựu đạn và một cây súng” luôn luôn muốn nổ tung bất cứ lúc nào, lão nhập vào đời sống nhân sinh ở phố Thành. Chẳng ai còn muốn nhớ lão, đến đây từ đời kiếp nào.
Người ta chỉ nhớ: thoạt đầu vào đây, lão chiếm cái đường luồng (một con hẻm tương đối rộng) đi tắt ra mặt sau là con quốc lộ 1, dựng “cái chòi nhỏBa Vành tam giác” của bà Huyện Thanh Quan, chiếm đóng trái phép. Lão kiếm được tấm ván nhỏ mốc thít, treo trước… chòi, cái bảng:
“Tiệm may Bình dân”.
Nhà thì thông thống như một bàn tay khép lại, nhọn híp, nhìn từ trước ra sau chỉ ba thước, đầu voi, đuôi chuột, mà lão dám để bảng hiệu là Tiệm may!
Dân trong phố, thấy vậy, thương tình, góp mỗi người một chút vật chất, tạo dựng cơ ngơi đưa lão vào sinh hoạt đời sống cộng đồng nhân sinh.Ông Nha sĩ, sống kề bên cái chòi của lão Tôn, với một mảnh đất lớn, thấy tội nghiệp cho ba bố con mồ côi, vừa mới chân ướt chân ráo từ ngoài miền Trung vào.Ông đề nghị dân chúng trong Thành, lấp cái đường luồng, và cắt thêm hai mét chiều ngang đất của ông, cho lão Tôn. Cái đường luồng, rộng hai mét, cộng chiều ngang ông Nha sĩ cho; căn nhà của lão Tôn, ngang tầm vừa, nhưng sâu hun hút, có cả vườn cây trái xum xuê.
Khi cái nền cement vừa hoàn tất, dân trong phố mỗi người cho thêm một chút nữa: một tấm ván, một cánh cửa, những viên gạch, những mái ngói, những cây cột… thì căn nhà của lão Tôn đã hoàn thiện, chỉn chu.
Lão Tôn có cái tánh hơi dị kỳ. Lão thường hay ghi nhật ký. Ai tặng cái gì, lão ghi không sót một mảy may.
Ông xã trưởng cho một bộ ghế gỗ và cái bàn ăn, lão ghi vào sổ.
“Vào ngày… tháng… năm… ông xã trưởng, anh bà con ông Bảy Rắn có cho tôi, cái…, tôi muôn vàn biết ơn”.
Ông Thôn trưởng Thái, tặng bộ ván ngựa cũ, lão ghi vào sổ.
“Ông Thôn trưởng Thái, tặng gia đình tôi bộ ván ngựa tuy cũ, nhưng rất chắc chắn. Mặc dù, tôi chưa biết ông nhiều, nhưng nhờ thằng Tuấn cháu ông Năm tiệm hình “Bóng Tối” chở về qua cái xe ba-gát của lão A Ùi. Tôi mang ơn ông Thái không bao giờ thiếu sót. Cũng mang ơn ông A Ùi cho mượn cái xe ba-gác”.
Ông Năm tiệm hình, tặng vô số đồ dùng, mà ông thường trao đổi với người lính Triều Tiên, qua những phi vụ chụp ảnh hàng loạt – họ không trả bằng tiền, mà trả qua những món hàng quân tiếp vụ của người Mỹ cung cấp trong chiến tranh.
Lão cũng ghi… Nhưng mà ghi tường tận hơn.
“Ông Năm chủ tiệm hình “Bóng Tối”, là một người “đặc biệt” nhất trong phố Thành.Ông có tiệm chụp ảnh duy nhất ở đây.Ông thường quan hệ tốt với chính quyền đương tại, ra vào Chi khu mỗi tuần, để chụp ảnh những gì quân đội muốn. Tuy nhiên, ông cũng có những liên hệ với những người Triều Tiên, qua tham chiến tại chiến trường VN, đóng ở đèo Lương Sơn. Binh lính Triều Tiên, lúc bấy giờ cũng nghèo. Thằng đàn ông nào xa quê hương, đất nước, sống xứ lạ, ngoài chiến đấu dành sự sống, thì gái ghiếc, là tiêu chỉ số hai. Bọn Triều Tiên, gọi những gái điếm từ Nha Trang vào nơi chúng ở, làm tình tập thể, rồi chúng chụp hình, đem đến tiệm “Bóng Tối” của ông Năm in ra hình. Chúng không đủ tiền thanh toán, chúng trả bằng những món hàng quân tiếp vụ mà người Mỹ cung cấp.”
Ai cho gì, lão cũng ghi ráo! Người ta đồ rằng: lão Tôn phải là người hay chữ nên thường ghi chép mọi sự việc xảy ra hàng ngày trong phố, nên họ… phục y, gọi là lão Tôn!
À. Thì ra thế!
Dựng xong căn nhà bề ngang bốn thước, với vườn cây trái xum xuê sau nhà, lão Tôn bắt đầu phô trương bảng hiệu bề thế hơn: “Tiệm may Tôn Tẩn. Chuyên may veston ngoại hạng – xuất phát từ Paris”!
Ai cũng ngỡ ngàng. Mấy ông hiểu chuyện than thở:
“Mẹ kiếp. Paris! Dân giá áo túi cơm, cùi cụi làm ăn, biết Paris ở đâu, mà may với mặc”!?
Tuấn cũng chưa bao giờ thấy bất cứ một nhân vật nào trong phố, mặc veston!
Hôm khánh thành tiệm may, lão Tôn “chơi” cái áo “vét” dài tới gối, hai gót chân bùng nhùng những nếp thừa (vì quá lùn, nhưng lão không chịu cắt gọn lên. Có lẽ lão tiếc hoặc có lẽ lão làm vậy, để gạ bán cho ai đó trong phố học đòi làm sang. Trời biết!). Lão trịnh trọng treo một phong pháo đỏ lòe, ngắn ngủn đốt khai trương cửa tiệm. Lão bái tay, vung tứ hướng cũng nói lời trịnh trọng cám ơn dân trong phố Thành, đã cưu mang ba cha con lão.
- Tôi và hai con từ miền Trung chạy vào đây sinh sống trốn họa Cộng sản, đã nhờ bà con lối xóm, nương vai mà giúp những ngày đầu khốn đốn, bơ vơ nơi xứ người. Tôi vô cùng trân trọng những tấm lòng hỉ sả, thịnh tình giúp đỡ của bà con.Xin cám ơn.Xin cám ơn lần nữa của Tôn này.
Lão khum tay vái tứ hướng lần nữa, khi kết thúc lời tường trình.
&
An cư, lạc nghiệp, có cuộc sống thoải mái, lão Tôn bắt đầu giở quẻ.
Quen thói mấy mó cây bút, lão Tôn lại bắt đầu ghi nhật ký phố Thành. Ai làm gì, nói sao… trên trời, lão ghi tất!
Chiều chiều, trời buông xuống chút bóng mát, lão Tôn tà tà, tay chấp sau đít thong thả đi từ đầu phố đến cuối phố. Cái phố nhỏ như lòng bàn tay, dài 500 mét, với hai con đường mang tên hai nhà Cách mạng đầu thế kỷ 20, chống thực dân Pháp. Lão đi như nhàn tản, nhưng đôi mắt như cú vọ của lão, không bỏ sót một chỗ nào.Cái mũi “ó đâm” (mà bọn thằng Đại, Tuấn thường gọi) của lão đánh hơi liên tục. Lão biết tất tần tật mọi sinh hoạt dân chúng trong phố, như nhìn vào lòng bàn tay.
Này nhé, lão bắt đầu ghi tanh tách:
“Thằng Cu dài, là một thằng bình thường, không điên như thiên hạ thường nghĩ! Đôi mắt người điên, không tinh anh đến ranh mãnh như nó. Nếu nó điên, tại sao biết Bảy Rắn “chiếm lĩnh thị trường… gánh cá”, rồi cứ đi lên, xuống khu phố Thành dò xét. Thứ nữa. Nó điên, khoe cu, đi ngoài đường khơi khơi, sao lại mặc áo, khi gánh những thúng cá.Xong việc, nó lại cởi áo, xách cu lại đi khơi khơi ngoài đường? Một thằng điên không bao giờ nhớ, một bài hát quân hành, cứ lập đi, lập lại không sai trật một mảy may. Tại sao không là một bài hát khác? Điên mà cũng biết nốt nhạc đồ, pha, la, sol?
Cu dài giả vờ điên?Hay Cu dài điên?”
…
“Gã Bảy Rắn cũng không điên nốt. Điên mà biết ăn ngon chưa hẳn là điên! Tất nhiên, khứu giác Bảy Rắn còn lành mạnh. Khứu giác qua hệ thống thần kinh tuần hoàn, có lành mạnh mới biết thưởng thức những cái ngon nhất trên đời! Một người điên có thể nào, bào tấm ván, cưa cây gỗ, chạm những hình Long, Phụng thật sắc sảo… trên những cái tủ thờ”? Rồi lão tự trả lời và lại ghi tiếp.
“Nhưng mà lạ! Tại sao thằng Cu dài mình bảo nó không điên, nhưng nó lại thích ăn bông vạn thọ?! Mấy sư nữ trong Chùa, thấy Cu dài đớp bông vạn thọ, bèn mua thêm xếp hàng dài làm phước. Còn thằng cha Bảy Rắn không điên, mà sao khi xe nhà binh chạy trên quốc lộ 1, hắn lại chạy ù ra, nằm thẳng cẳng dưới lòng đường? Thật nhức đầu!”
Rồi tiếp.
“Bà quả phụ Bốn Cao, chồng vắn số vì thượng mã phong.Mụ này có đôi mắt thật lẳng lơ.Mụ nhìn đàn ông thèm khát như thiếu thốn lâu đời. Con mụ này tất nhiên phải dâm! Tôn ta cũng thích mụ.”
“Ông Thái An, người Tàu, là kẻ hút á phiện chính cống! Hằng đêm, cứ 9 giờ, ta đứng ngoài cửa sổ nhà ông ta, một mùi hương thơm thoang thoảng bay ra ngào ngạt. – Lão Chệt này đúng là kẻ hủy hoại văn hóa và giống nòi Việt Nam!”
“Ông Thuận Thanh, chủ hiệu bán và sửa xe máy có 4 cô con gái, đều học trường tư ở Nha Trang, mà không thích học ở Thành, cũng có trường Tư, Công. – Ông này ỷ giàu có, khinh mạn nền giáo dục địa phương!”
Còn nhiều lắm! Nói chung, đó chỉ là thứ người thích soi mói đời tư kẻ khác. Soi mói là thú tính thường tình của một số người nhỏ nhen, đố kỵ. Nhưng soi mói, ghi thành sách quả là điều bất thường!
Cuốn sổ này, thằng Đại lấy được, trong vườn nhà lão Tôn, khi rình hái trộm những trái khế. Lúc đó buổi trưa, thằng Đại vừa bám tường trèo lên đôi vai của Tuấn, nó chợt thụt đầu xuống, đưa tay ngang miệng. Hai đứa vào nhà lấy cái thang gổ, trèo lên ló đầu quan sát. Tuấn thấy lão Tôn đang ghi ghi, chép chép, cái gì đó ra điều khoái trá lắm.Viết một lúc, lão bỏ cây viết xuống bàn, tự thưởng cho mình, bằng cách rít ống thuốc lào kêu sòng sọc, rồi chiêu ngụm trà, mắt lim dim ra điều khoái cảm.
Thằng Đại nói.
- Lão Tôn, dường như là nhà văn mày ạ!
- Sao mày nghĩ thế? – Tuấn hỏi.
- Chỉ có nhà văn, mới có những nếp tư duy, suy nghĩ kiểu đó! Thằng Đại nói bừa.
- Mày có bao giờ, thấy một ông nhà văn nào, ngồi viết chưa, mà nói vậy?
- Chứ mày không nghe dân trong phố nói: lão Tôn là người hay chữ à! – Thằng Đại phân trần.
- Cứ cầm cây bút ghi ghi, chép chép, là mày cho là nhà văn?
- Ừm… ừ!
- Vậy, mày hãy minh chứng điều này nhé.
Hai thằng lén lút ngồi đợi những buổi trưa hè. Một hôm đang ngồi rình lão Tôn hí hoáy viết, chợt thấy anh Tẩn, con trai lớn lão Tôn, đang là sinh viên năm thứ ba Sư Phạm ra gọi.
- Cha. Có khách lại may đồ.
Lão Tôn buông cây bút, bỏ dỡ trang sách, hấp tấp vào nhà.Thằng Đại liền nhảy tót xuống, chạy vội đến cái bàn, lấy cuốn sách, bỏ vào túi quần, bám cành cây khế đu vội trở về nhà.
Hai đứa ngồi đọc từng trang, rồi cười khe khé như hai thằng điên.
Đêm xuống, thằng Đại rủ Tuấn cùng đi.Hai đứa xé từng trang của những nhân vật bi ai, thảm thương, đút vào kẽ hở nhà các nạn nhân.
Rồi cả phố Thành bắt đầu biết!
Người ta bắt đầu sợ… sự thông thái của lão Tôn! Dân phố Thành muốn cô lập lão Tôn, nhưng đã muộn. Khách may mặc áo quần là từ những vùng quê, chứ không ở phố Thành.
&
Mụ Bốn Cao từ khi đọc được những lời “bình” của lão Tôn viết về mình như thế, dĩ nhiên, mụ không cho một ai biết. Nhưng cây kim, bọc trong vải lâu ngày cũng phải ló ra. Tuy nhiên, những nạn nhân, ai ai cũng ra điều: Ta đây không có trong danh sách bệnh hoạn của lão Tôn!
Tự thân mụ Bốn Cao, vừa tức lão Tôn, vừa khoái những gì lão “bình” về mình.
Mụ Bốn Cao là nhân vật ở Thành mà ai cũng biết: Mụ giầu lắm!
Xuất thân từ kẻ nghèo hèn, mua trái xây (sây, say?), một loại trái nhỏ như ngón tay, màu đen, vỏ mềm như nhung, giá rất rẻ, mà bọn đàn bà thường thích. Loại này thường mọc trên núi, vì thế người Dân tộc thiểu số vùng cao thường hay hái bán cho dân đồng bằng. Mụ Bốn Cao, vì nghèo, thường đón xe Lam đi lên tuốt Thanh Minh, rồi cuốc bộ cả ngày đường, mua về bán độ nhật qua ngày. Rồi dần dần, như một phép lạ, mụ mua nhiều thứ từ rừng núi Khánh Vĩnh, đem về dưới phố bán. Mụ phất lên!
Mụ Bốn Cao mua nhà ngay phố, bỏ xóm Lò Heo bẩn thỉu ngoài phố, bắt đầu cuộc trường chinh làm giàu. Mụ đi ngược lại tính làm người! Càng giàu, mụ càng ác và bủn xỉn hơn.Người Dân Tộc thiểu số vốn thật thà chất phát, họ ở núi rừng, nên tánh tình cũng hoang dã nơi sinh ra họ, không giống bọn người Kinh vốn ma mãnh và dối trá để sống còn.Đồng tiền ở trên núi là vô dụng đối với họ, vì thế, họ buôn bán với mụ Bốn Cao bằng những trao đổi vật chất.Thời đó một ký muối, đường chả là bao, nhưng đối với người Dân tộc thiểu số nó lớn lắm.Muối để chấm măng
luộc, đó là khoái khẩu và đường lại càng quý hiếm của người miền cao.
Mụ Bốn Cao đã từng chứng kiến: muối nó quý hiếm đến dường nào, đối với người Dân tộc thiểu số vùng cao.
Mấy tháng đầu đi buôn, mụ phải nhờ người Dân tộc dẫn đường.Đi cả ngày trời, mỏi cả chân, khô cả miệng, Mụ than van, hỏi gã Dân tộc.
- Chừng nào tới bản làng?
- Ngắn lắm nhé. Còn hai cái con rựa nữa, mới tới nhé!
Gã Dân tộc chỉ vào cây rựa đang vác trên vai, trả lời. Sau này, mụ Bốn Cao mới biết: mỗi một cây rựa khi nào đi mỏi cả chân tay, khát cả cổ họng, thở muốn đứt hơi, thì gã Dân tộc mới sang cây rựa qua vai kia. Đó chỉ mới hết một cây rựa. Nghĩa là mới nữa chặng đường đi!
Có một lần, mụ chứng kiến cảnh đám ma của người Dân tộc thiểu số, làm mụ sửng sờ sự quý hiếm của muối và đường ở vùng cao.
Ở Khánh Vĩnh, giáp giới Lâm Đồng và Bảo Lộc, người Dân tộc thiểu số phần lớn là người Bana và Thái Trắng. Thân thể họ cao lớn hơn dân thiểu số khác. Đặc biệt là dân Thái Trắng. Họ trắng và đẹp hơn cả người Kinh, – cũng giống như dân Ấn Độ – cũng có những người da trắng, mà khi ta nhìn vào tưởng họ là người phương Tây.
Người Dân tộc thiểu số, thường chia của cải cho người thân, khi quá vãng. Họ chia đều như khi còn sống. Hồi ấy, mụ Bốn Cao thấy một gia đình có của ăn, của để chia như thế này: Nơi ngôi mộ, gia đình chia sẻ từng cái nồi đất, cái chén, đôi đủa… và ngay cả một con trâu còn sống, được cột trong một cây tre cắm chặt xuống đất cạnh ngôi mộ. Con trâu sau này đi đâu, ra sao đó là điều… của Thượng Đế.
Ngày đầu tiên lấp mộ, họ đóng một cọc tre, đã được đục thủng và thông những mắt tre bên trong lòng ống. Họ đổ vào đó: gạo, thức ăn và những hạt muối. Nhìn họ, tay run run bỏ vào ống những hạt muối, như tiếc rẽ – không như, họ thản nhiên cột con trâu vào cọc! Mụ Bốn Cao không biết bao lâu, họ sẽ ngưng tiếp tế thức ăn cho người đã khuất. Điều đó, mụ bất cần!
Mụ chỉ cần biết: muối, đường, là một sự quý hiếm nhất ở những vùng cao, vùng sâu, của Dân tộc thiểu số thật thà, mà mụ cần khai thác triệt đễ, để: “Sống chết mặc bây, tiền tao bỏ túi!”
Mụ bất cần biết:
- Người Dân tộc thiểu số, phải băng núi rừng, vừa chống, vừa trốn mọi loài thú dữ, xuống đồng bằng: mua, bán, trao đổi hàng hóa đôi bên. Ấy là: cọp, beo, rắn, rít… Đó là loài động vật vô tri, vô thức, thích ăn tươi, nuốt sống mọi loài. Loài thứ hai: Việt Cộng. Trên bạt ngàn rừng Khánh Vĩnh, kéo dài tới địa phận giáp giới thành phố Buôn Mê Thuột, chúng trú ẩn trong rừng sâu, dọc dãy Trường Sơn, đầy rẫy. Chúng cấm người Dân tộc thiểu số, xuống đồng bằng trao đổi mua, bán, để chúng dễ khống chế họ, và bắt họ – một số – theo CS chống chính quyền VNCH.
Để từ đó, mụ Bốn Cao khai thác tối đa, bóc lột họ, làm giàu. Và mụ, ngày càng giàu nhanh hơn, qua những đổi chác, bớt từng cân muối, đường…
Thằng chồng của mụ – Hai Heo – từ lúc ngóc đầu, ngoi lên cái xã hội thượng lưu, gã quên đi cái lò heo, mỗi ngày, giết hàng chục con heo, đít phọt ra hàng đóng phân, mà gã phải bụm đôi tay làm người, để nâng niu, đem bán làm phân bón. Gã bắt đầu ăn chơi vung vít! Bào ngư, vi cá mập xuất xứ từ thằng Chệt Đại Hán… thật tầm thường. Phải bàn tay, chân gấu, óc khỉ, rượu X.O… mới đúng điệu giựt… cặc, của xã hội thượng lưu. Gái điếm thời bấy giờ, tràn lan như một cơn bệnh dịch, khi người Mỹ, Triều Tiên và nhiều nước Đồng minh tràn vào. Những cái bars, từ bar số 1 đến bar số 9, dọc đại lộ Duy Tân ở bãi biển Nha Trang đầy nhóc các “nường” giang hồ. Gã tha hồ hưởng sái. Hai Heo chết vì thượng mã phong ở tuổi 40, để lại mụ vợ với đôi vú còn săn cứng!
Là một kẻ tham và ác, mụ Bốn Cao không bao giờ muốn đi thêm bước nữa! Chả ai dại gì, đi chia sẻ những gì mình cướp giật và lật lọng. Nhưng con người, không bao giờ thoát ra cái dục vọng bản năng làm người: ăn, ngủ, đụ, ỉa là trên hết!
Mụ Bốn Cao bắt đầu thử thời vận!
Một hôm, mụ đem cái vấy ngắn mua đâu đó nhờ lão Tôn “ráp” cho xuống quá đầu gối.Sở dĩ, mụ nhờ lão “ráp” cho dài xuống thêm chút nữa, vì cái vấy quá ngắn so với thân hình quá cao của mụ – như cái tên Bốn Cao.Mụ cao cả thước bẩy.
Vì ngang hàng tuổi tác nhau, mụ nói.
- Nhờ anh Tôn “ráp” cho… em, xuống quá đầu gối một chút!
Lão Tôn săm soi cái vấy, đoạn khen.
- Vải thật tốt. Chị Bốn ướm thử vào người cho tôi xem!
Mụ Bốn Cao đưa cái vấy, ướm thử trước ngực, ưởn ẹo nói.
- Anh thấy sao?
- Ừ… ừ, hơi ngắn đấy. Chị vén cái quần lên, để tôi đo cho chính xác!
Thế là lão Tôn đo. Thật ra, lão cần quái gì phải đo, khi sửa cái vấy cho dài hơn! Lão đo từ rún (lưng quần) kéo xuống, rồi quặt ngược về sau. Nhìn hai cái mông đít tròn ủm, săn chắc, vì thời nghèo khó thường đi bộ, leo núi, của mụ Bốn Cao, mắt lão bắt đầu lờ đờ, lẫn thống khoái. Lão Tôn cứ kéo tới, kéo lui, kéo lên, kéo xuống mấy bận mà chưa… đo xong.
Lão Tôn cứ lộn số đo hoài! Lão vờ gắt gõng.
- Chị đứng yên cho tôi đo chớ. Cứ dựng ngược như ngựa: đạp, đá, trước, sau, làm sao tôi đo chính xác. Chị lại cao, tôi thấp!
- Đo gì đo hoài vậy? Cứ kéo lên, kéo xuống, kéo xuôi, kéo ngược, làm tôi thấy… ngứa muốn chết!
- Sao kỳ vậy! Chị ngứa chỗ nào?
Thế là từ chỗ đo và ngứa, lão Tôn và mụ Bốn Cao… đo và ngữa rất khít khao! Họ “ráp” vào nhau khít rịt. Da liền da!
Chuyện này cũng chỉ thằng Đại biết trước nhất! Nó nói với Tuấn.
- Lúc đó, lão Tôn, y chang như… con thằn lằn ôm cột đình!
- Hé héé… – Hai thằng ôm bụng cười.
&
Còn lão Tôn thì sao?
Đi xa hơn chút nữa, lão Tôn thường dạo quanh xóm, rồi đi lần ra xa hơn, ngoài ngoại ô có cuộc sống nông thôn, tìm hiểu dân tình. Cái tệ nhất, là lão thường hay xin những gì người ta có. Cái quần, cái áo, cánh cửa, thậm chí vài trái ớt, trái cà, trái ổi, trái chanh… lão cũng xin nốt!
“Ăn cho bớt nhạt miệng!”
Người ta càng không ưa, lão Tôn càng dấn tới như một khiêu khích.Thấy lão từ xa bước vào cổng nhà mình, chủ nhà quay lưng định đi, nhưng lão gọi ngay.
- Ông ơi, anh ơi, bà ơi! Cho xin trái chanh nhá!
Tuấn lại càng không ưa lão Tôn!
“Nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ sún…”.
Anh thường nghiên cứu trong bộ tử vi, hàng năm. Lão Tôn rình khắp mọi ngã đường, thì Tuấn rình lão tại gia.
Bên kia đường nhà Tuấn, là nhà thằng Đại, bạn thân học cùng lớp, từ Tiểu, đến Trung học. Nhà Đại cùng vách nhà lão Tôn. Nói “rình” thì không đúng! Nơi sau vườn của lão Tôn, như đã kể ở đoạn trên, nhà lão có mấy cây khế ngọt đến… trần đời! Trái bé tí bằng rẻo tay con nít, tẻo teo, đến khi thành hình cánh 5 sao, từ dưới nhìn lên thấy mà thèm. Chúng ngọt rót!
Chỉ là tình cờ.Một hôm, cây khế vượt cao lên hồi nào thằng Đại mới thấy. Nó cao vượt phủ cái bức tường gạch ba mét, trái lúc lắc chỉu nặng, đong đưa qua bên này nhà thằng Đại. Khế, chỗ nào mà chả có.Nhưng thường là chua. Khế nhà lão Tôn, ngọt ơi là ngọt! Bằng ngón tay cái nó đã ngọt, không chát ngắc như những cây khế khác. Thế là bọn Tuấn, mỗi mùa khế vừa ra hoa tím ngắt cả khoảng trời, cả bọn háo hức chờ.Mùa khế năm sau, trái vừa to bằng ngón chân cái, thằng Đại gọi Tuấn qua hái khế đầu mùa.
Thằng Đại vác cái thang gỗ ra, trèo lên.Tuấn trèo lên sau nó. Hai cái đầu vừa ngóc lên bức tường, nhìn sang, Tuấn ngượng ngùng.
Ui chao. Lão Tôn đang làm tình! Cái mông teo tóp, nhỏ như hai bàn tay chụm lại, đang “dập nhịp” liên tục, trồi lên, thụp xuống, trên thân mụ Bốn Cao. Chưa tới hai phút, lão rên “hừ hừ”, đôi chân cong ngược lên trời, trẹo vào nhau, run phừng phực!
Mụ Bốn Cao, đang ngất ngay, bỗng xụi lơ, khi đôi chân lão Tôn rớt xuống, còn giẫy giẫy mất cái như đàn sai nhịp.Lão nằm im.Cái thân hình ngắn ngủn, nên cái đầu lão đặt nơi đôi vú thây lẩy của mụ Bốn Cao.Mụ nằm im, hậm hực liếc xéo lão Tôn.Hoa khế đầu mùa, tím tái, rụng nhanh khi cơn gió gọi, rớt xuống hai thân thể trần truồng.
- Nỡm. Chả bỏ bèn gì. Đồ gà chết!
Lão Tôn nhặt cụm hoa khế màu tím, rớt trên đôi vú của mụ Bốn Cao, lãng tránh.
- Anh yêu màu tím hoa… khế! Bốn, thông cảm cho anh. Bao nhiêu năm dài… Cho anh hẹn kỳ sau!
- Hứứ. Tức bắt chết. Lần sau, mà còn gà chết nữa, bà cho nhịn luôn nhé!
Thằng Đại kết thúc cảnh làm tình, bằng cái hích cùi chõ vào hông Tuấn, nói khẽ.
- Đó, mày thấy chưa. Lão Tôn bây giờ chẳng khác con thằn lằn nằm trên cột đình!
Thằng Đại đứng trên đầu thang. Tuấn bên dưới, tay bụm quần, lò dò trèo xuống trước. Anh nhìn lên, thấy thân hình thằng Đại, có cáì gì như biến đổi, hơi lạ kỳ… như mình. Tuấn bụm miệng cười.
- Đại. Sao con chim của mày, nó chỉa ngang, coi hơi kỳ kỳ!
Thằng Đại mắc cở, tuột xuống kêu một cái “rột”. Con chim của nó đã trở lại như bình thường.
Có lẽ mấy nấc thang, dập cho cu cậu mấy nhát, tởn đời!?
&
Một hôm khác, thằng Đại trèo lên vai Tuấn, chợt khựng ngang, thụt đầu xuống.
- Gì vậy, mày?
Thằng Đại đưa tay ngang môi “suỵt” một tiếng nhỏ. Hai đứa ngồi thụp xuống chờ.
- Cha. Thiên hạ đồn ầm lên kìa. Cha “chơi” bà Bốn Cao thế nào, mà bả nói cha chơi bả “không đã”, trên rừng hoa khế tím. Trời ơi.Nhục ơi, là nhục. Nhục quá cha ơi! – Anh Tẩn, rên rỉ.
- Tao không vợ, tao chơi đàn bà, có gì mà lạ!
- Con biết chớ. Nhưng cha chơi, cha cũng phải nhớ tới cái mặt con và con Nhị chớ. Tụi con là dân Sư Phạm mà cha! Sau này, biết ăn nói làm sao với bọn học trò.
- Cái mặt tụi mày, không bằng con cặc của tao. Bỏ quên nó bao năm đến mốc thếch để nuôi tụi mày ăn học nên người. Bây giờ, mày bày đặt dạy đời tao hả. Bố khỉ!
- Cha. Cha ơi! Sao cha nói vậy?Lễ nghĩa còn mà. Cha dạy chúng con như thế! – Anh Tẩn khóc hù hụ như một đứa con nít.
- Tao dạy chúng mày, chứ tao không dám dạy thiên hạ. Dạy thiên hạ như thế, chúng đạp vào mồm tao không còn cái răng nói điều đạo đức giả!
Hai cha con cãi nhau chí chóe. Anh Tẩn giận cha, bỏ học, và đi đâu biệt tích xứ Thành!
Lão Tôn hậm hực bỏ đi vào nhà, lấy cuốn sổ nhỏ trong túi áo ra, ghi.
- Con mụ Bốn Cao thật đáng gờm. Mụ thổi gió, đưa đèn!
Một người cạy hàm răng cắn chặt lại bằng cái đũa bếp dẹp rồi người kia vắt nước vào miệng người bị cắm, vắt cho cạn nước thuốc rồi lấy xác đắp vào chỗ bị rắn cắn. Thuốc chạy đều chuyển động làm cho tim đập mạnh có hơi thở mạnh một lát độ từ 15 phút đến nửa giờ thì người bệnh sẽ khỏi ngay.