WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Phạm Tuân hay Xuân Thiều hạ B52 Mỹ đầu tiên?

Cho tới hôm nay, dù cả khối XHCN đã sụp đổ gần như hoàn toàn, nhưng khó có thể phủ nhận những tài năng của những người cộng sản, một thời đã giúp đem tới bao chiến thắng huy hoàng trong thế như “trứng chọi đá”.

Một trong những tài năng đó là trình độ tuyên truyền, cổ võ tinh thần chiến đấu của dân chúng khiến họ dám lao vào cuộc chiến đánh nhau chí chết.

Phạm Tuân

Phạm Tuân

Trong chính trị, nhất là giữa lúc chiến tranh ác liệt, tuyên truyền theo kiểu phóng đại, bịa đặt, hay che đậy để phục vụ mục tiêu cuối cùng là giành chiến thắng thì thời nào, phe nào cũng có. Thế nhưng, những người cộng sản xem ra táo gan hơn cả. Một cái “hơn” nữa của họ là quyết giữ bí mật cho những thủ thuật tuyên truyền quá độ đó đến bao giờ họ còn giữ được, đến … chết hoặc sụp đổ cả hệ thống, bất chấp đã có được chính quyền, cần giáo dục thế hệ sau phải trung thực, tôn trọng sự chân xác của lịch sử.

Chiến dịch truyền thông rất rầm rộ kỷ niệm 40 năm “Điện Biên Phủ trên không” làm say mê kẻ viết bài này, quyết lần lại quá khứ để hòng góp phần tô điểm thêm cho tài năng của các tiền bối cộng sản trong vụ bắn hạ B52 đầu tiên của Mỹ.

Từ mấy năm trước đã nghe loáng thoáng những thông tin ngoài luồng không như chính thống, thế là phải lần tìm, trước hết lần tới một trong hai tác giả của một cuốn sách công phu có tên “Chúng tôi và Mig 17”. Cô cho biết:

Anh hùng liệt sĩ Vũ Xuân Thiều

Anh hùng liệt sĩ Vũ Xuân Thiều

“Anh hùng Vũ Xuân Thiều, ngày 28 tháng 12 năm 1972 đã lái Mig 21, cất cánh từ sân bay Cẩm Thủy – Thanh Hóa, được sở chỉ huy dẫn vòng phía sau đội hình máy bay địch đến vùng trời Sơn La, đã bắn trúng chiếc B52 của quân đội Mỹ bốc cháy. Trong cự ly quá gần, anh đã không kịp thoát ly và anh dũng hy sinh.”

Không thỏa mãn thông tin trên, liền thử tìm trên trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, mục Phạm Tuân, có đoạn:

“Vũ Xuân Thiều đã tiêu diệt máy bay B-52 của không quân Mỹ bằng cách đâm thẳng máy bay của mình vào đối phương.”

Vậy là đã có sự khác nhau rồi, một đằng là bất khả kháng, một đằng có vẻ như chủ động “cảm tử”.

Vụ này xảy ra ngay sau sự kiện Phạm Tuân được chính thức cho là người đầu tiên hạ B52 có một ngày, ngày 27-12-1972.

Thế rồi mới đây, trên trang FaceBook của mình, sau khi công bố cuốn “Bên thắng cuộc”, Nhà báo Huy Đức đã có những bình luận như sau:

“Những người chỉ huy cuộc chiến Giáng sinh 72’ tin rằng chỉ có phi công Vũ Xuân Thiều là hạ được B52 bằng cách đâm Mig vào B52 đêm 28-12-1972. Tài liệu phía Mỹ không ghi nhận mất B52 trong đêm 28-12. Có thể là do chênh lệch cách tính thời gian (đêm 27 VN bắn rơi 2 B52). Tuy nhiên, phi công Từ Để, người về sau là đại tá Cục phó Cục Tác chiến, nói ông trực tiếp tìm thấy mảnh Mig của ông Thiều dính vào mảnh B52 rơi ở Yên Bái. Quân đội còn tìm thấy đuôi của chiếc B52 được nói là do ông Thiều đâm vào. Sách của tôi không đề cập đến vụ Phạm Tuân (không bắn rơi B52). Nhưng trong hồi ký chưa xuất bản của một sỹ quan Không quân sẽ nói rõ chuyện Phạm Tuân có bắn rơi B52 hay không. Nhiều bạn trẻ shock, nhưng đó là chiến tranh, đó là thời mà ‘Máy bay đằng đông các cụ bắn đằng tây/ Ấy zô trên đất này có cụ già bắn rơi máy bay… hết xăng’.

Ông Phạm Tuân nên chọn thời điểm này để trút cái gánh vinh quang mà ông đã mang nặng trong suốt 40 năm qua bằng cách tuyên bố rằng, ông không hề bắn rơi B52. Nếu ông làm thế lịch sử sẽ công nhận ông thêm một lần anh hùng nữa.”

Tiếp tục tìm trên Wikipedia, mục Vũ Xuân Thiều, có đoạn: “… ông đã phóng cả 2 quả đạn tên lửa nhưng chưa hạ được nó. Ông liền tăng tốc đâm thẳng vào chiếc B-52 còn mang đầy bom chưa ném. Cũng có tài liệu khác cho rằng do tấn công từ cự ly quá gần nên ông đã thiệt mạng do máy bay va vào mảnh vỡ của chiếc B-52 đang cháy.”

Vậy là có 2 luồng thông tin khác nhau.

Đáng chú ý, hôm qua, trong bản Tin thứ Bảy 29-12-2012, một độc giả có nickname “Bản Làng” đã phản hồi trên trang Ba Sàm:

“Ngày chị Ngân, chị của anh hùng Vũ Xuân Thiều còn sống, có lần tôi đến chơi thăm gia đình và được nghe câu chuyện sau: Trong chuyến xuất kích trước, Vũ Xuân Thiều đã bắn B52, nhưng không kết quả. Thiều báo cáo lại và đề nghị cho phép dùng Mig lao thẳng vào B52 như một hành động cảm tử. Nhưng cấp trên không đồng ý, vì sợ các đồng đội khác sẽ theo gương.

Lần xuất kích sau, khi phát hiện được B52, Xuân Thiều xin phép được tấn công, nhưng chỉ huy mặt đất không trả lời vì sợ Thiều sẽ lao máy bay [vào B52 địch]. Mặc dù không được lệnh, nhưng với lòng căm thù địch sâu sắc, với hành động anh hùng, Xuân Thiều đã dùng Mig lao thẳng vào B52. Xuân Thiều hy sinh, B52 bị tiêu diệt. Cùng thời điểm đó phi công Phạm Tuân cũng xuất kích, nhưng không bắn được B52. Cho nên chiến công của Xuân Thiều được gán cho Phạm Tuân, vì:

Có một B52 bị tiêu diệt và cần phải bí mật hành động của Xuân Thiều, vì sợ các phi công khác sẽ dũng cảm học tập tấm gương anh hùng của Xuân Thiều, tiếp tục lao máy bay. Vì bí mật nên nhiều năm sau Xuân Thiều không được nhắc đến. Mãi sau này mới được phong anh hùng, nhưng không nói rõ chiến công cụ thể. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng từng đến gia đình anh, thông cảm về việc này.”

Tìm hiểu thêm qua báo chí thì anh hùng Vũ Xuân Thiều đúng là có người chị tên là Vũ Thị Kim Ngân.

Trên báo Quân đội ND, một bài viết của Đỗ Sâm có đoạn:

“Anh em trong Trung đoàn, Sư đoàn, Binh chủng, Quân chủng xác định, sau khi phóng tên lửa, Vũ Xuân Thiều đã lao thẳng MIG của mình vào chiếc B-52 vừa bốc cháy. Cả hai chiếc máy bay đều đã bị rơi tại chỗ.”

Như vậy, với từ “đã lao thẳng” trong bài trên, có thể xác định Vũ Xuân Thiều “chủ động” hoàn toàn để lao máy bay mình vào B52, chấp nhận hy sinh.

Thế nhưng, cũng trên báo Quân đội ND, Trung tướng Trần Hanh kể, có đoạn:

…thật đau xót, lẫn trong xác B-52 là xác chiếc máy bay Mig-21 của Thiều.” Rồi khi được hỏi “Ta có phương án phi công quyết tử lao vào máy bay địch không? Thì ông trả lời: “Không có phương án ấy. Thiều biến máy bay của mình thành “quả tên lửa thứ 3″ tiêu diệt địch, theo chúng tôi là do hoàn cảnh khách quan không thể khác, ví dụ bám sát máy bay địch ở cự ly quá gần và không thể thoát ra được.”

Thật khó hiểu khi một vấn đề hệ trọng là Vũ Xuân Thiều có chủ động lao vào B52 hay chỉ là bị động mà ông Trần Hanh lại trả lời theo kiểu ỡm ờ, như thể cho qua chuyện như vậy?

Từ những khác biệt, mâu thuẫn trên, có thể tạm đặt ra vài dấu hỏi như sau:

1- Nếu như Vũ Xuân Thiều hạ B52 rồi hy sinh, sau chiến công của Phạm Tuân 1 ngày, tại sao người ta lại không loan báo, ngợi ca không những chiến công của anh, nhất là cả sự hy sinh dũng cảm nữa, mà lại “cất” bỏ đi phí như vậy, giữa lúc rất cần có nhiều chiến công diệt B52 để động viên quân dân?

2- Tại sao không làm rõ sự hy sinh đó là “chủ động” hay “bị động”, bởi nó vừa rất có ý nghĩa cho tuyên truyền, lại rất quan trọng trong kỹ chiến thuật cần rút kinh nghiệm và với kỷ luật quân đội cần được nêu cao?

3- Nếu như sự hy sinh đó được xác định là “chủ động” thì tại sao không biểu dương, tuyên truyền thật mạnh, làm gương cho mọi cán bộ chiến sĩ giữa lúc cuộc chiến đang tới hồi quá quyết liệt, rất cần những cú “lên giây cót tinh thần”?

4- Tại sao mãi đến năm 1994, nhà nước mới truy tặng anh danh hiệu Anh hùng?

5- Việc truy tặng muộn màng đó có liên quan tới việc anh đã vi phạm kỷ luật quân đội, có ý định cố tình lao máy bay vào B52 trong khi không được phép hay không, hay nó liên quan tới một kiểu chiến công của “Thạch Sanh” đã được gán cho “Lý Thông”?

Và xin đưa ra vài câu trả lời giả định:

1- Đúng là Phạm Tuân có bắn rơi B52 ngày 27. Còn với Vũ Xuân Thiều, cũng hạ B52 vào hôm sau, nhưng lại có 1 trong 3 khả năng khác nhau:

a. Cũng hạ được B52 rồi hy sinh do quá gần nên không tránh kịp.

b. Hạ B52 bằng cách cố tình lao máy bay của mình vào.

c. Không những cố tình, mà trước đó còn nung nấu ý định này, bất chấp lệnh cấm của cấp trên.

2- Không có chuyện Phạm Tuân bắn rơi B52. Trong khi đó, Vũ Xuân Thiều đã hạ B52, cũng với 1 trong 3 khả năng khác nhau như nêu ở trên. Rồi người ta đã gán chiến công của Vũ Xuân Thiều cho Phạm Tuân, để “nhất cử lưỡng tiện”, vừa giấu được vụ hy sinh không như mong muốn từ cấp trên của Vũ Xuân Thiều, vừa không để “phí” một vụ rơi B52, một hình tượng anh hùng, thứ đang quá cần lúc đó để củng cố tinh thần. Việc chọn thời điểm “bắn rơi” B52 cho Phạm Tuân là vào ngày 27, trước chỉ một ngày Vũ Xuân Thiều thực sự hạ B52 đầu tiên là thuận lợi để đánh lừa tình báo Mỹ, do chênh lệch múi giờ Việt Nam, Mỹ.

Cả 2 giả định trên kèm theo những giả định phụ, theo lẽ thông thường của lối tuyên truyền phục vụ chính trị, thì ngay trong lúc chiến tranh đang ác liệt sẽ đều không có lợi nếu nói lên sự thực Vũ Xuân Thiều đã phải “cảm tử”.

Nếu gán cho Phạm Tuân chiến công không có thật của mình, trước tiên sẽ chứng tỏ không quân VN tài giỏi, sau là không thể để cho dư luận thấy phía ta bị thiệt hại nặng nề, lại trong tình huống bi thảm như vậy, sẽ làm nhụt ý chí chiến đấu.

Nếu Phạm Tuân có chiến công thật, thì nó sẽ bị lu mờ đi nếu như công bố thêm chiến công và sự hy sinh của Xuân Thiều không theo mệnh lệnh chỉ huy.

Vương vấn những dấu hỏi trên, dù sao cũng làm cho bữa tiệc “Điện Biên Phủ trên không” kém đi phần thịnh soạn.

Tại sao những người cộng sản thời nay không tiếp bước nổi cha ông về tài tuyên truyền “biến không thành có, biến khó thành dễ”, bằng cách cho công luận biết rõ hết, rằng ngày đó các bậc tiền bối đã chọn lựa một giải pháp hết sức tinh quái, cho liệt sĩ Vũ Xuân Thiều được “hy sinh” một lần nữa cái sinh mạng chính trị của anh, mới góp phần động viên tinh thần chiến đấu hơn, làm nên chiến thắng huy hoàng? Để rồi nhiều năm sau, khi mọi sự đã yên rồi, mới cho anh “phục sinh”. Thế có phải là vẹn toàn không?!

Thử tưởng tượng trong buổi truyền hình trực tiếp lễ kỷ niệm 40 năm “Điện Biên Phủ trên không” sáng qua, sau diễn văn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tướng Phạm Tuân sẽ bước lên tuyên bố một sự thực đã phải giấu kín suốt 40 năm qua … Cả nước sẽ nức nở về tài tuyên truyền khôn khéo của đảng, về tinh thần hy sinh dũng cảm của Vũ Xuân Thiều và cả người thân của anh đã nén đau thương, cay đắng cho lợi ích chung, về tinh thần minh bạch, hướng tới một tương lai văn minh tươi sáng hơn. Nức nở, ngợi khen, bàn luận … để rồi sẽ quên đi những khố khó trong đời sống hàng ngày, khi năm hết Tết đến, vợi đi nỗi bức xúc vì lũ bành trướng bá quyền Bắc Kinh đang xâm lăng ngoài biển đảo. Còn gì tuyệt hơn?!

Nguồn: Basam

24 Phản hồi cho “Phạm Tuân hay Xuân Thiều hạ B52 Mỹ đầu tiên?”

  1. nguenha says:

    Báo DÂn Trí on line 20/3/2012 có đăng Đại tá Doãn mậu Hòe,hiệu trưởng trường Bổ-túc văn-hóa QK5
    (vùng Quang nam-Quảng-ngải) vào năm 1949,trình độ của DMH cở lớp 9,dạy Bổ-túc Văn-Hóa trong Rừng(chống nạn mù chủ) cho mấy Ông Tướng VC: Nguyển-chí Thanh,Song-Hào,Lê-công Dạo,Phạm ngọc Mậu,Phạm Kiệt,Chu v Tấn.Thế nhưng, vừa rồi báo Danang nhân ngày “nhà giáo” có nhắc đến “Thầy” DMH tốt nghiệp Dai học Sư-Phạm Hanoi, dạy cho 6 Ông Tướng cả về Toán,Lý Hóa!! ngay tại Hanoi,thế mới
    chết!! Doan mậu Hoe,thầy giáo VC vẩn còn sống” nhăn răng” ở Danang, có biết chăng một DMH,thật hay giả?? Nói cho cùng, sợ thiên-ha chê Tướng “dốt”,nên nâng cấp trình-độ thầy giáo,biến trường trong Rừng(Rú) thành trường Hanoi!! Giống như “bốc thơm’ HCM!! Nói đến VC ,tôi tâm đắc với LNĐồng Dối-trá =Sự thật>

  2. Dao Cong Khai says:

    “vì sợ các phi công khác sẽ dũng cảm học tập tấm gương anh hùng của Xuân Thiều, tiếp tục lao máy bay…”

    Gia đình của đồng chí Vũ Xuân Thiều giải thích kiểu đó quả là thiếu logic. Nhà nước rất cần những đồng chí cảm tử để diệt B52 theo kiểu Nhật Bổn như thế.

    Theo tớ nghĩ thì đồng chí Vũ Xuân Thiều này có nhiệm vụ phải “bảo quản tốt” chiếc máy bay Mig 17 của mình khi bay lên, và nhà nước đã xích đồng chí vào máy bay để khi bị bắn phải cố lái máy bay hạ cánh an toàn. Nhưng đồng chí này rất thông minh, khi máy bay của đồng chí bị thương và biết rằng không hạ cánh an toàn được thì đã ép chiếc máy bay B52 của Mỹ bắt nó (cột giây thép) kéo chiếc Mig này cùng hạ cánh an toàn xuống sân bay Bạch Mai ở Hà Nội. Nhưng tiếc thay đang khi kè chiếc B52 Mỹ xuống gần tới phi trường Bạch Mai thì máy bay Mig 17 của đồng chí Thiều bốc cháy, làm cháy luôn máy bay B52 của Mỹ luôn. Phi công máy bay B52 thì nhảy dù thoát chết, nhưng đồng chí Thiều thì bị chết cháy là vì bị xích vào máy bay Mig 17 rồi. Xích vào máy bay là để đảm bảo cho bộ đội lái được an toàn không bị rơi rớt ra ngoài khi máy bay lạng để tránh đạn của máy bay địch. Trên xe tăng T54 của ta cũng thế, khi chiến đấu thì phải xích đồng chí lái tăng vào xe tăng để lỡ xe tăng bị trúng pháo của địch thì bộ đội lái không bị tung ra ngoài.

    Tớ chả tin nhà nước cũng như gia đình mấy ông Bắc Việt nói gì cả. Tớ chỉ suy luận theo như báo đài của Bắc Việt và chiến thuật bắn máy bay Mỹ của đảng ta thôi. Còn đồng chí Phạm Tuân thì bị B52 nó bắn trúng đạn vào ngực rồi chứ; nhưng đồng chí lấy tay đỡ được, chộp lấy viên đạn đó ném ngược lại vào máy bay B52 nàm cho nó bốc cháy và bị rơi, bảo quản được máy bay của ta. Dũng cảm như thế nên mới được nhà nước tuyên dương. Gia đình đồng chí Thiều đừng có so bì, đàng này đồng chí thiều đốt cháy được một máy bay B52 nhưng lại làm nước ta thiệt hại một máy bay Mig 17. Rõ ràng là lỗ. Các đồng chí thử tính coi. Nước Mỹ nó cháy vài chục cái B52 có ăn thua gì đâu, nước ta nghèo phải nhận viện trợ máy bay Mig 17 của Liên Sô mà đồng chí Thiều chơi kiểu một đổi một như bọn Nhật Bổn ở Ha-Oai hồi đó thì dại chết.

    Cũng giống như đồng chí Đặng Thái Sơn, đồng chí Phạm Tuân chả thèm nhà nước tuyên dương thế mà nhà nước vẫn cứ tuyên dương.

    “Chân dép lốp mà lên tàu vũ trụ” (Tố Hữu). Cái đó còn anh hùng hơn nữa đấy.

  3. datnguyen says:

    Lão ngoan đồng nói có lý lắm
    DN

  4. Austin Pham says:

    Vâng, Phim của anh Thiều cảm tử nao máy bay vào giặc nái Mỹ nà hoàn toàn sai phương hướng, phí phạm tài sản XHCH của Niên Xô, nàm dân ta dể hoang mang khó hiểu về kỷ thuật của võ…dân tộc. Đúng ní nà vợ của đồng chí Thiều đã nhanh trí kêu gọi chị em nàng ta tập trung giữa đồng trống chỏng khu vạch váy để dụ phi công Mỹ mãi mê phóng ống ..nhòm vào hang Pắc Pó có chòm “dâu” dzất nà…xum xuê của cụ cho chồng diệt địch. Không may, anh Thiều đã lóng nòng muốn phóng ngay “tên lửa” vào mồm của Bác nên đã nỏng chân ga nàm hư mọi sự. Việc này thì noa của nhân dân đã phát sóng trong các quán cà phề nâu dzồi. Thằng Mỹ tự động “nhảy dù” ra khỏi máy bay để chung vui với các em chứ nàm đíu gì bị bắn rớt. Nghe đâu lúc nó về Mỹ còn kể chuyện kinh nghiệm bản thân của các…hỏa..nò.

  5. Thaophuong says:

    Hết chổ nói , hết chuyện , hết ý kiến

  6. XYZ says:

    Hình Phạm Tuân ngồi khoe 2 mu bàn tay lành lặn !
    Được biết,sau khi được cỡi phi thuyền cùng đàn anh Liên Xô vào quỹ đạo về,trong một thời gian dài,2 mu bàn tay ông sưng tím,ai hỏi cũng không nói !
    Người ta thầm thì là ông bị…

    • XYZ says:

      …cứ mỗi lần toan sờ vào cái gì,là cứ như rằng,một cái bốp vào mu bàn tay kèm theo câu:”mày biết chó gì mà mó vào !”

  7. ABC says:

    Các bác xem lại các phim cũ đi,có bao giờ phi công miền bắc được mang dù chạy ra phi cơ không?
    Một là đáp an toàn,hai là chết,còn bỏ 1 chiếc máy bay trị giá hàng tỷ để nhảy dù ư ? you’re kidding !

    • Hi Hi! says:

      Xe tăng các đồng chí còn bị xích vào,máy bay mắc hơn hàng trăm lần,các đồng chí lái không bị cột bằng dây chảo là may,ở đó mà ô với dù !

  8. Lão Ngoan Đồng says:

    Tuân với Thiều tuy hai mà một
    Thiều với Tuân tuy một mà hai

    Mjạ chả khác gì chuyện lúc tiếp quản ở dinh Độc Lập
    Lúc này là đại tá Bùi Tín; lúc khác lại có mặt anh khác !

    Với Cộng Sản ư ?
    SỰ THẬT = DỐI TRÁ !

    Lão Ngoan Đồng

  9. Lão Ngoan Đồng says:

    Riêng về Phạm Tuân chẳng những là anh hùng bắn máy bay B-52,
    sau này còn vinh danh là nhà vũ trụ (astronaut) đầu tiên châu Á đấy ạ !

    Ảnh bay vào “vũ tru”
    để nghiên cứu … BÈO HOA DÂU, :-) !

    Đúng là chuyện phong thần.
    Xuân Sách mới ngạo rằng :

    CHÂN DÉP LỐP BAY VÀO VŨ TRỤ
    KHI TRỞ VỀ TA LẠI LÀ TA !

  10. Lão Ngoan Đồng says:

    Mjạ các ông Cộng Sản nói chỉ có chó nó tin là thật !
    Thật giả pha trộn tùm lum. Rồi làm tin giả y như thật !
    Cứ xem chuyện ông Hồ thật giả nằm đầy ở trong là biết !

    Chuyện cha già toàn đảng toàn quân CS còn bị mạo hóa nữa là !
    Rồi di chúc ông già này cũng íu được đàn em tôn trọng một ly nào cả !

    Thôi thôi nên dẹp bỏ chuyện Cộng Sản cho được việc dân việc nước các cụ ơi !
    Sắp sang năm mới mà cứ đem ba cái vụ đánh B-52 với máy bay Mỹ làm gì cho mệt !
    Có giỏi cứ đánh rớt những thằng tham nhũng gộc trong đảng và nhà nước CS xem nào !

    Lão Ngoan Đồng

Leave a Reply to Lâm Vũ