WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Phạm Tuân hay Xuân Thiều hạ B52 Mỹ đầu tiên?

Cho tới hôm nay, dù cả khối XHCN đã sụp đổ gần như hoàn toàn, nhưng khó có thể phủ nhận những tài năng của những người cộng sản, một thời đã giúp đem tới bao chiến thắng huy hoàng trong thế như “trứng chọi đá”.

Một trong những tài năng đó là trình độ tuyên truyền, cổ võ tinh thần chiến đấu của dân chúng khiến họ dám lao vào cuộc chiến đánh nhau chí chết.

Phạm Tuân

Phạm Tuân

Trong chính trị, nhất là giữa lúc chiến tranh ác liệt, tuyên truyền theo kiểu phóng đại, bịa đặt, hay che đậy để phục vụ mục tiêu cuối cùng là giành chiến thắng thì thời nào, phe nào cũng có. Thế nhưng, những người cộng sản xem ra táo gan hơn cả. Một cái “hơn” nữa của họ là quyết giữ bí mật cho những thủ thuật tuyên truyền quá độ đó đến bao giờ họ còn giữ được, đến … chết hoặc sụp đổ cả hệ thống, bất chấp đã có được chính quyền, cần giáo dục thế hệ sau phải trung thực, tôn trọng sự chân xác của lịch sử.

Chiến dịch truyền thông rất rầm rộ kỷ niệm 40 năm “Điện Biên Phủ trên không” làm say mê kẻ viết bài này, quyết lần lại quá khứ để hòng góp phần tô điểm thêm cho tài năng của các tiền bối cộng sản trong vụ bắn hạ B52 đầu tiên của Mỹ.

Từ mấy năm trước đã nghe loáng thoáng những thông tin ngoài luồng không như chính thống, thế là phải lần tìm, trước hết lần tới một trong hai tác giả của một cuốn sách công phu có tên “Chúng tôi và Mig 17”. Cô cho biết:

Anh hùng liệt sĩ Vũ Xuân Thiều

Anh hùng liệt sĩ Vũ Xuân Thiều

“Anh hùng Vũ Xuân Thiều, ngày 28 tháng 12 năm 1972 đã lái Mig 21, cất cánh từ sân bay Cẩm Thủy – Thanh Hóa, được sở chỉ huy dẫn vòng phía sau đội hình máy bay địch đến vùng trời Sơn La, đã bắn trúng chiếc B52 của quân đội Mỹ bốc cháy. Trong cự ly quá gần, anh đã không kịp thoát ly và anh dũng hy sinh.”

Không thỏa mãn thông tin trên, liền thử tìm trên trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, mục Phạm Tuân, có đoạn:

“Vũ Xuân Thiều đã tiêu diệt máy bay B-52 của không quân Mỹ bằng cách đâm thẳng máy bay của mình vào đối phương.”

Vậy là đã có sự khác nhau rồi, một đằng là bất khả kháng, một đằng có vẻ như chủ động “cảm tử”.

Vụ này xảy ra ngay sau sự kiện Phạm Tuân được chính thức cho là người đầu tiên hạ B52 có một ngày, ngày 27-12-1972.

Thế rồi mới đây, trên trang FaceBook của mình, sau khi công bố cuốn “Bên thắng cuộc”, Nhà báo Huy Đức đã có những bình luận như sau:

“Những người chỉ huy cuộc chiến Giáng sinh 72’ tin rằng chỉ có phi công Vũ Xuân Thiều là hạ được B52 bằng cách đâm Mig vào B52 đêm 28-12-1972. Tài liệu phía Mỹ không ghi nhận mất B52 trong đêm 28-12. Có thể là do chênh lệch cách tính thời gian (đêm 27 VN bắn rơi 2 B52). Tuy nhiên, phi công Từ Để, người về sau là đại tá Cục phó Cục Tác chiến, nói ông trực tiếp tìm thấy mảnh Mig của ông Thiều dính vào mảnh B52 rơi ở Yên Bái. Quân đội còn tìm thấy đuôi của chiếc B52 được nói là do ông Thiều đâm vào. Sách của tôi không đề cập đến vụ Phạm Tuân (không bắn rơi B52). Nhưng trong hồi ký chưa xuất bản của một sỹ quan Không quân sẽ nói rõ chuyện Phạm Tuân có bắn rơi B52 hay không. Nhiều bạn trẻ shock, nhưng đó là chiến tranh, đó là thời mà ‘Máy bay đằng đông các cụ bắn đằng tây/ Ấy zô trên đất này có cụ già bắn rơi máy bay… hết xăng’.

Ông Phạm Tuân nên chọn thời điểm này để trút cái gánh vinh quang mà ông đã mang nặng trong suốt 40 năm qua bằng cách tuyên bố rằng, ông không hề bắn rơi B52. Nếu ông làm thế lịch sử sẽ công nhận ông thêm một lần anh hùng nữa.”

Tiếp tục tìm trên Wikipedia, mục Vũ Xuân Thiều, có đoạn: “… ông đã phóng cả 2 quả đạn tên lửa nhưng chưa hạ được nó. Ông liền tăng tốc đâm thẳng vào chiếc B-52 còn mang đầy bom chưa ném. Cũng có tài liệu khác cho rằng do tấn công từ cự ly quá gần nên ông đã thiệt mạng do máy bay va vào mảnh vỡ của chiếc B-52 đang cháy.”

Vậy là có 2 luồng thông tin khác nhau.

Đáng chú ý, hôm qua, trong bản Tin thứ Bảy 29-12-2012, một độc giả có nickname “Bản Làng” đã phản hồi trên trang Ba Sàm:

“Ngày chị Ngân, chị của anh hùng Vũ Xuân Thiều còn sống, có lần tôi đến chơi thăm gia đình và được nghe câu chuyện sau: Trong chuyến xuất kích trước, Vũ Xuân Thiều đã bắn B52, nhưng không kết quả. Thiều báo cáo lại và đề nghị cho phép dùng Mig lao thẳng vào B52 như một hành động cảm tử. Nhưng cấp trên không đồng ý, vì sợ các đồng đội khác sẽ theo gương.

Lần xuất kích sau, khi phát hiện được B52, Xuân Thiều xin phép được tấn công, nhưng chỉ huy mặt đất không trả lời vì sợ Thiều sẽ lao máy bay [vào B52 địch]. Mặc dù không được lệnh, nhưng với lòng căm thù địch sâu sắc, với hành động anh hùng, Xuân Thiều đã dùng Mig lao thẳng vào B52. Xuân Thiều hy sinh, B52 bị tiêu diệt. Cùng thời điểm đó phi công Phạm Tuân cũng xuất kích, nhưng không bắn được B52. Cho nên chiến công của Xuân Thiều được gán cho Phạm Tuân, vì:

Có một B52 bị tiêu diệt và cần phải bí mật hành động của Xuân Thiều, vì sợ các phi công khác sẽ dũng cảm học tập tấm gương anh hùng của Xuân Thiều, tiếp tục lao máy bay. Vì bí mật nên nhiều năm sau Xuân Thiều không được nhắc đến. Mãi sau này mới được phong anh hùng, nhưng không nói rõ chiến công cụ thể. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng từng đến gia đình anh, thông cảm về việc này.”

Tìm hiểu thêm qua báo chí thì anh hùng Vũ Xuân Thiều đúng là có người chị tên là Vũ Thị Kim Ngân.

Trên báo Quân đội ND, một bài viết của Đỗ Sâm có đoạn:

“Anh em trong Trung đoàn, Sư đoàn, Binh chủng, Quân chủng xác định, sau khi phóng tên lửa, Vũ Xuân Thiều đã lao thẳng MIG của mình vào chiếc B-52 vừa bốc cháy. Cả hai chiếc máy bay đều đã bị rơi tại chỗ.”

Như vậy, với từ “đã lao thẳng” trong bài trên, có thể xác định Vũ Xuân Thiều “chủ động” hoàn toàn để lao máy bay mình vào B52, chấp nhận hy sinh.

Thế nhưng, cũng trên báo Quân đội ND, Trung tướng Trần Hanh kể, có đoạn:

…thật đau xót, lẫn trong xác B-52 là xác chiếc máy bay Mig-21 của Thiều.” Rồi khi được hỏi “Ta có phương án phi công quyết tử lao vào máy bay địch không? Thì ông trả lời: “Không có phương án ấy. Thiều biến máy bay của mình thành “quả tên lửa thứ 3″ tiêu diệt địch, theo chúng tôi là do hoàn cảnh khách quan không thể khác, ví dụ bám sát máy bay địch ở cự ly quá gần và không thể thoát ra được.”

Thật khó hiểu khi một vấn đề hệ trọng là Vũ Xuân Thiều có chủ động lao vào B52 hay chỉ là bị động mà ông Trần Hanh lại trả lời theo kiểu ỡm ờ, như thể cho qua chuyện như vậy?

Từ những khác biệt, mâu thuẫn trên, có thể tạm đặt ra vài dấu hỏi như sau:

1- Nếu như Vũ Xuân Thiều hạ B52 rồi hy sinh, sau chiến công của Phạm Tuân 1 ngày, tại sao người ta lại không loan báo, ngợi ca không những chiến công của anh, nhất là cả sự hy sinh dũng cảm nữa, mà lại “cất” bỏ đi phí như vậy, giữa lúc rất cần có nhiều chiến công diệt B52 để động viên quân dân?

2- Tại sao không làm rõ sự hy sinh đó là “chủ động” hay “bị động”, bởi nó vừa rất có ý nghĩa cho tuyên truyền, lại rất quan trọng trong kỹ chiến thuật cần rút kinh nghiệm và với kỷ luật quân đội cần được nêu cao?

3- Nếu như sự hy sinh đó được xác định là “chủ động” thì tại sao không biểu dương, tuyên truyền thật mạnh, làm gương cho mọi cán bộ chiến sĩ giữa lúc cuộc chiến đang tới hồi quá quyết liệt, rất cần những cú “lên giây cót tinh thần”?

4- Tại sao mãi đến năm 1994, nhà nước mới truy tặng anh danh hiệu Anh hùng?

5- Việc truy tặng muộn màng đó có liên quan tới việc anh đã vi phạm kỷ luật quân đội, có ý định cố tình lao máy bay vào B52 trong khi không được phép hay không, hay nó liên quan tới một kiểu chiến công của “Thạch Sanh” đã được gán cho “Lý Thông”?

Và xin đưa ra vài câu trả lời giả định:

1- Đúng là Phạm Tuân có bắn rơi B52 ngày 27. Còn với Vũ Xuân Thiều, cũng hạ B52 vào hôm sau, nhưng lại có 1 trong 3 khả năng khác nhau:

a. Cũng hạ được B52 rồi hy sinh do quá gần nên không tránh kịp.

b. Hạ B52 bằng cách cố tình lao máy bay của mình vào.

c. Không những cố tình, mà trước đó còn nung nấu ý định này, bất chấp lệnh cấm của cấp trên.

2- Không có chuyện Phạm Tuân bắn rơi B52. Trong khi đó, Vũ Xuân Thiều đã hạ B52, cũng với 1 trong 3 khả năng khác nhau như nêu ở trên. Rồi người ta đã gán chiến công của Vũ Xuân Thiều cho Phạm Tuân, để “nhất cử lưỡng tiện”, vừa giấu được vụ hy sinh không như mong muốn từ cấp trên của Vũ Xuân Thiều, vừa không để “phí” một vụ rơi B52, một hình tượng anh hùng, thứ đang quá cần lúc đó để củng cố tinh thần. Việc chọn thời điểm “bắn rơi” B52 cho Phạm Tuân là vào ngày 27, trước chỉ một ngày Vũ Xuân Thiều thực sự hạ B52 đầu tiên là thuận lợi để đánh lừa tình báo Mỹ, do chênh lệch múi giờ Việt Nam, Mỹ.

Cả 2 giả định trên kèm theo những giả định phụ, theo lẽ thông thường của lối tuyên truyền phục vụ chính trị, thì ngay trong lúc chiến tranh đang ác liệt sẽ đều không có lợi nếu nói lên sự thực Vũ Xuân Thiều đã phải “cảm tử”.

Nếu gán cho Phạm Tuân chiến công không có thật của mình, trước tiên sẽ chứng tỏ không quân VN tài giỏi, sau là không thể để cho dư luận thấy phía ta bị thiệt hại nặng nề, lại trong tình huống bi thảm như vậy, sẽ làm nhụt ý chí chiến đấu.

Nếu Phạm Tuân có chiến công thật, thì nó sẽ bị lu mờ đi nếu như công bố thêm chiến công và sự hy sinh của Xuân Thiều không theo mệnh lệnh chỉ huy.

Vương vấn những dấu hỏi trên, dù sao cũng làm cho bữa tiệc “Điện Biên Phủ trên không” kém đi phần thịnh soạn.

Tại sao những người cộng sản thời nay không tiếp bước nổi cha ông về tài tuyên truyền “biến không thành có, biến khó thành dễ”, bằng cách cho công luận biết rõ hết, rằng ngày đó các bậc tiền bối đã chọn lựa một giải pháp hết sức tinh quái, cho liệt sĩ Vũ Xuân Thiều được “hy sinh” một lần nữa cái sinh mạng chính trị của anh, mới góp phần động viên tinh thần chiến đấu hơn, làm nên chiến thắng huy hoàng? Để rồi nhiều năm sau, khi mọi sự đã yên rồi, mới cho anh “phục sinh”. Thế có phải là vẹn toàn không?!

Thử tưởng tượng trong buổi truyền hình trực tiếp lễ kỷ niệm 40 năm “Điện Biên Phủ trên không” sáng qua, sau diễn văn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tướng Phạm Tuân sẽ bước lên tuyên bố một sự thực đã phải giấu kín suốt 40 năm qua … Cả nước sẽ nức nở về tài tuyên truyền khôn khéo của đảng, về tinh thần hy sinh dũng cảm của Vũ Xuân Thiều và cả người thân của anh đã nén đau thương, cay đắng cho lợi ích chung, về tinh thần minh bạch, hướng tới một tương lai văn minh tươi sáng hơn. Nức nở, ngợi khen, bàn luận … để rồi sẽ quên đi những khố khó trong đời sống hàng ngày, khi năm hết Tết đến, vợi đi nỗi bức xúc vì lũ bành trướng bá quyền Bắc Kinh đang xâm lăng ngoài biển đảo. Còn gì tuyệt hơn?!

Nguồn: Basam

24 Phản hồi cho “Phạm Tuân hay Xuân Thiều hạ B52 Mỹ đầu tiên?”

  1. UncleFox says:

    _“Anh em trong Trung đoàn, Sư đoàn, Binh chủng, Quân chủng xác định, sau khi phóng tên lửa, Vũ Xuân Thiều đã lao thẳng MIG của mình vào chiếc B-52 vừa bốc chạy Cả hai chiếc máy bay đều đã bị rơi tại chộ” …

    Tiên sư bố thằng Thiều, chú mày anh dũng liều mạng chó thì OK . Nhưng cái Mig 21 là tài sản XHCN , phải móc họng gàng chục vạn nhân dân lấy thóc đem đổi mới có được mà chú mày nỡ lòng nào đem nướng vào cái B52 … đã bị bắn cháy !

    Các Cụ thấy đấy, đâu phải đảng ta hẹp lượng không muốn phong thưởng Thiều và đem cái chiến công ngu xuẩn ấy gán cho đồng chí khác . Mặc dù Phạm Tuân không bắn được B52 nhưng công lao ngồi nấp trong mây suốt 12 ngày đêm chiến rịch Điện Biên Phủ Hư Không mà vẫn đem được cái Mig21 về còn nguyên một miếng thì đáng được thay đồng chí Thiều để nhận danh hiệu anh hùng ấy lắm chứ .
    Thế rồi hơn hai mươi năm sau, khi gia đình đồng chí Thiều hàng ngày phải cung cấp rau muống cho binh chủng Không Quân để bồi thường đầy đủ chi chiếc Mig 21 bị đồng chí Thiều nướng, Vũ Xuân Thiều đã được truy phong liệt sĩ cảm tử . Xét về mặt lý hay tình thì đảng ta vẫn nên được cảm thông sâu sắc (!)
    Mong các Cụ quán triệt … sâu sắc luôn !

  2. Trương Minh Tịnh says:

    Cái dối trá tuyên truyền của CS thì có khối.Cái nầy chưa bằng “từ dưới hố nhào lên rị càng máy bay trực thăng lại cho nó hết bay luôn” hahaha !!!! Hay là “lái Mig vào trong mây và tắt máy nằm chờ….. B-52 bay ngang thì nhảy qua mở cabin bắt sống phi công Mỹ”.

    • Trực Ngôn says:

      Chuyện tuyên truyền dối trá bịp bợm của CSVN vừa tiếu lâm, vừa khôi hài đến ngớ ngẩn lắm lúc cười muốn vãi đái luôn.

      Hết chuyện “núp trong mây chờ máy bay địch”, đến “đâm thẳng vào máy bay Mỹ diệt địch”, rồi “Huyền thoại tay không “quật ngã” trực thăng UH1 của Mỹ” ……..đến chuyện bom rơi trúng chân mà không chết!

      Trích bên bài “Kẻ ám sát TT Diệm: (Phan Văn Điền – Hà Minh Trí): “Đầu năm 1967, theo phân công của tổ chức, trên đường từ Tây Ninh ra Ban an ninh Sài Gòn – Gia Định đến địa phận Củ Chi thì Điền gặp máy bay thả bom. Một quả bom không nổ, đè nát phần ống chân trái ông buộc phải cưa bỏ từ đầu gối xuống“. (hết trích)

      Hết sức ba xạo, bịa đặt như chuyện cá tháng tư?

      “Quả bom” này chắc là bằng giấy carton nặng không quá 5 kg do máy bay ném ở độ cao cả ngàn mét rơi trúng chân Phan Văn Điền nên chỉ bị dập nát?

      Còn nếu gặp quả bom thường, nặng ít nhất cũng 50 kg, và với độ cao từ máy bay rớt xuống trúng chân, cho dù không nổ nhưng với sức ép và độ nặng thì Phan Văn Điền chắc chắn đã bị ngủm tỏi rồi!

  3. Stevent says:

    Giết bọn xâm lược còn chưa song lại có thời gian ngồi Hỏi mấy câu hỏi đó

  4. thị mẹt says:

    trông cái thân xẹp lép của nhà anh Phạm Tuân rất hợp với danh-hiệu ANH HÙNG KHÔNG-GI-AN !
    thấy thương quá trời quá đất !! hi hi hi. .

  5. Trung Kiên says:

    Trích bài chủ:…”Cho tới hôm nay, dù cả khối XHCN đã sụp đổ gần như hoàn toàn, nhưng khó có thể phủ nhận những tài năng của những người cộng sản, một thời đã giúp đem tới bao chiến thắng huy hoàng trong thế như “trứng chọi đá”…/…Một trong những tài năng đó là trình độ tuyên truyền, cổ võ tinh thần chiến đấu của dân chúng khiến họ dám lao vào cuộc chiến đánh nhau chí chết“.

    Hình như từ ngữ “tài năng” trên đây bị hiếp dâm nặng nề?

    Tuyên truyền dối trá không thể coi là “tài năng”, mà là thủ đoạn bịp bợm, gian xảo….mới đúng!

    Cái chết của “liệt sĩ” Vũ Xuân Thiều không thể châm biếm với…”đâm thẳng vào B52 của Mỹ”! Vì rằng khi B52 Mỹ xuất trận, nó không bay một mình, mà còn có phản lực (con ma) hộ tống, như vậy thì Vũ Xuân Thiều không thể như “anh hùng” Lê Văn Tám, tự do hành động, đâm xô thẳng vào B52 của Mỹ được!

    Có thể…”có thể” (giả định) Vũ Xuân Thiều đã dùng tên lửa hạ B52, nhưng anh lại bị ăn đạn từ phản lực “con ma” của Mỹ mà tiêu xác?

    Nhưng dù gì chăng nữa, cái chết của anh (Thiều) đã bị nhà nước quên lãng, dấu nhẹm…chắc chắn phải có vấn đề, và cái “chiến công” của anh chỉ là bịa đặt, tô vẽ!

    • Trúc Bạch says:

      Đồng ý với Trung Kiên là tác giả đã lẫn lộn giữa Tài Năng và Thủ Đoạn

      Chữ tài năng mang tích “tích cực”, tốt đẹp không thể dùng cho các hành vi “tiêu cực”, xấu xa, tồi tệ như trong bài .

      trong trường hợp này, nếu chữ “tài năng” mà tác giả đóng trong ngoặc kép thì lại khác .

    • Bùi lễ says:

      Đọc bài mấy anh hùng việt cộng thấy mà tội nghiệp cho các ông anh hùng đó!
      Việt cộng thi đua nói dzóc cho dân miền Bắc nghe ! Tụi Mỹ nó mà đọc được
      chữ Việt trong group này chắc là cười vỡ bụng , như tớ … khaaaaaaaa:-))))))))))))))))
      Thông thường dân trí càng thấp, càng dốt thì càng dễ bị lường gạt cho dù mấy thằng
      lường gạt dốt như bò . Đó là lý do tại sao việt cộng chỉ giáo dục người dân theo kiểu
      đào luyện (ngu dân) chỉ bie6′t vâng lời !

      Rảnh rãnh ghé vào đọc thấ’y cũng vui vui .” … Có một B52 bị tiêu diệt và cần phải bí mật hành động của Xuân Thiều, vì sợ các phi công khác sẽ dũng cảm học tập tấm gương anh hùng của Xuân Thiều, tiếp tục lao máy bay. Vì bí mật nên nhiều năm sau Xuân Thiều không được nhắc đến. Mãi sau này mới được phong anh hùng, nhưng không nói rõ chiến công cụ thể….” Nói như the6′ mà cũng lắm kẻ tin :-))))))))) Các quan việt cộng thi nhau nói
      dzóc xùi bọt mép để được thăng thức . Tội nghiệp đám dân ngu khu đen chỉ có bổn phận nghe và tin .
      B52 trốn bay đi kiếm rủ “bác” Hồ chơi gái :-)) ))))))))) nên đi một mình để Mig21 đâm vào ? Man, hết ý !

      • McKeno says:

        Cũng may cho đế quốc Mỹ là hồi đó anh Đoàn Văn Vươn của miền đất Hoa Phượng Đỏ còn bé tí.
        Nếu KQ nhân rân học chế súng kíp như của anh Vươn rồi trang bị cho Mig-21, thì các chiến sĩ lái Mig ta chỉ cần bắn một phát rụng mất 6 máy bay địch, B-52 Mỹ ắt phải tuyệt chủng…

  6. LONG says:

    Tui noái thiệt nghen. Vũ Xuân Thiều nhờ chết trẻ mà nhìn tấm hình thấy có cảm tình, zễ thương he ?
    Đồng chí Phạm Tuân, danh thì như cồn ( thơ ca tụng nỗ như bom bi ) thế mà tấm hình về zà nhìn ẹ quá ! Nản !

  7. VIỆT ANH says:

    P.Tuân bay lên vũ trụ ….. để nghiên cứu bèo hoa dâu. Dầu có bị các đồng chí Liên Xô khẻ đỏ tay, thì đồng chí Tuân vẫn an ổn hạ cánh an toàn. Đi vũ trụ xong rồi ..dìa, đâu có gặp thằng Mỹ nào mà nổ súng . Thế nên PT toàn mạng.
    Vũ xuân Thiều kè máy bay B52 của địch mà cứ suy nghĩ đến công trình “hố xí … hai ngăn để nàm phân sống cho nông rân vụ đông xuân ” bởi vì đồng chí bị phân tâm nên mới tử nạn là vậy. Khổ 1 điều cấp chỉ huy quá ưu ái, sợ đồng chí nhào lộn rơi khỏi máy bay, nên đã cùm chân đồng chí vào máy bay cho chắc ăn. Cái sự chết của đồng chí nó nằm ở chổ đó đó.

Leave a Reply to Trung Kiên