WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Về cuộc hải chiến Hoàng Sa

Bia chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa trước năm 1974. Ảnh: hoangsa.org

Bia chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa trước năm 1974. Ảnh: hoangsa.org

Cuộc hải chiến Hoàng Sa giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và Hải quân Trung Quốc (TQ) ngày 19-1-1974 đã được viết nhiều rồi. Bài nầy chỉ xin trình bày vài khía cạnh về hoàn cảnh xảy ra cuộc hải chiến, nguyên nhân đưa đến cuộc hải chiến và phản ứng sau cuộc hải chiến.

1- HOÀN CẢNH XẢY RA CUỘC HẢI CHIẾN

Cuộc hải chiến Hoàng Sa xảy ra mgày 19-1-1974, gần tròn một năm sau hiệp định Paris ngày 27-1-1973. Hiệp định Paris là một hiệp định ngưng bắn da beo, theo đó Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam, lấy lại tù binh Hoa Kỳ từ phía cộng sản (CS), trong khi lực lượng Bắc Việt Nam (BVN) vẫn đóng quân tại chỗ ở Nam Việt Nam (NVN). Sau hiệp định Paris, nhiều biến chuyển dồn dập xảy ra:

Tuy đặt bút ký hiệp định Paris nhưng chính phủ VNCH vẫn giữ lập trường “bốn không” đã được tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đưa ra từ năm 1971, nghĩa là không liên hiệp, không cắt đất, không hòa giải, không chấp nhận CS. Trong khi chiến trường tiếp tục sôi động, tình hình chính trị nội bộ VNCH khá bất ổn, nhất là khi xảy ra hoạt động sôi nổi của phong trào chống tham nhũng, bắt nguồn từ hai văn thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Thứ nhất là “Thư chung của Hội đồng Giám mục” ngày 29-9-1973 và thứ hai là “Tuyên ngôn của Hội đồng Giám mục” ngày 10-1-1974, “nói về việc đất nước có thể mạt vong vì nạn tham nhũng và kêu gọi một cuộc cách mạng để cứu nước.” (Trần Đông Phong, Việt Nam Cộng Hòa, 10 ngày cuối cùng, Fountain Valley, CA: Nxb. Nam Việt, 2006, tr. 179.)

Về phía BVN, sau hiệp định Paris, bộ Chính trị đảng Lao Động (LĐ) triệu tập Quân ủy Trung ương cùng các tư lệnh chiến trường của CS ở miền Nam họp hội nghị tại Hà Nội vào cuối tháng 4-1973 và đưa ra nghị quyết 21 để chuẩn bị kế hoạch chiến tranh trong thời gian tiếp theo. (Trần Văn Trà, Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm, Tp. HCM: Nxb. Văn Nghệ, 1982, tr. 50.)

Theo nghị quyết nầy, bộ Chính trị đảng LĐ cho rằng hiệp định Paris quy định chấm dứt các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam tức Hoa Kỳ không còn sử dụng máy bay trở lại hoạt động, là cơ hội thuận tiện cho BVN gởi thêm bộ đội và tiếp liệu vào Nam, nhằm chuẩn bị những trận đánh sắp đến. Để thực hiện điều nầy, hội nghị trên đây quyết định xây dựng, phát triển và hoàn thiện các đường giao thông vận tải đông và tây Trường Sơn, nối dài thêm ống dẫn dầu, vào đến Bù Gia Mập, quận Bố Đức (Bù Đốp) tỉnh Phước Long. (Bộ Quốc Phòng CHXHCNVN, Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam (1944-1975), Hà Nội: Nxb. Quân Đội Nhân Dân, 2005, tr. 709.) Tính đến cuối tháng 10-1973, BVN đưa thêm vào miền Nam khoảng 70,000 quân, 400 xe tăng, 200 khẩu trọng pháo, 15 súng phòng không, xây dựng 12 phi đạo. (John S. Bowman, The Vietnam War, Day by Day, New York: Maillard Press, 1989, tr. 212.)

Bắc Việt Nam không ngừng tiếp tục tấn công Nam Việt Nam. Ngay sau hiệp định Paris, tại Quân khu I VNCH, CS liên tiếp tấn công các tiền đồn, các căn cứ quân đội VNCH từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi. Tại Quân khu II, CS tập trung tấn công vào các tỉnh duyên hải, nhất là kiếm cách cắt đứt các trục giao thông quan trọng: quốc lộ 1 (chạy dọc bờ biển), quốc lộ 19 (Quy Nhơn – Pleiku), quốc lộ 21 (Nha Trang – Ban Mê Thuột), quốc lộ 14 (chạy theo hướng bắc nam giữa các thành phố miền cao nguyên Kontum – Pleiku – Ban Mê Thuột). Tại Quân khu III, CS dự tính đánh chiếm Tây Ninh làm thủ đô của Chính phủ Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, nhưng không thực hiện được. Ngày 25-3-1973, CS đánh chiếm tiền đồn Tống Lê Chân, (đọc trại từ chữ Tonlé Chombé), giữa hai tỉnh Bình Long (bắc) và Bình Dương (nam), mở đường cho CS thông thương giữa hai tỉnh Tây Ninh và Bình Long, và kiểm soát hành lang vận chuyển dọc sông Sài Gòn xuống tới Dầu Tiếng. Tại Quân khu IV, ngày 23-1-1973, quân CS từ Cao Miên tràn qua tấn công các cứ điểm quân lực VNCH dọc biên giới, vùng Hồng Ngự, tỉnh Kiến Phong (Cao Lãnh). Tuy nhiên trung đoàn 14 và trung đoàn 15 Bộ binh VNCH càn quét vùng nầy và giữ vững an toàn thủy lộ Cửu Long, thông thương qua Nam Vang cho đến tháng 4-1975.

Về phía Hoa Kỳ, vào ngày 31-12-1972, Hoa Kỳ còn 24,200 quân ở Việt Nam. Số quân nầy rút đi hết vào ngày 29-3-1973. Sau đó, Hoa Kỳ chỉ còn một tùy viên quân sự và một toán nhỏ Thủy quân Lục chiến để bảo vệ sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn, và khoảng 8,500 nhân viên dân sự. (John S. Bowman, sđd. tr. 211.) Cũng từ ngày 29-3-1973, cơ quan MACV (Military Assistance Command, Vietnam) bị giải thể. Thay thế MACV là cơ quan DAO (Defense Attach Office) tức Phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ được thành lập ngày 28-1-1973, do thiếu tướng John E. Murray chỉ huy. Tháng 8-1974, thiếu tướng Homer D. Smith thay thế đến tháng 4-1975.

Ngày 4-6-1973, quốc hội Hoa Kỳ thông qua tu chính án Case-Church, cắt bỏ tất cả ngân khoản cho các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ tại Đông Dương. Tổng thống Richard Nixon vận động quốc hội triển hạn đến 15-8-1973 mới áp dụng, nhằm tiếp tục cuộc dội bom tại Cao Miên. Sau ngày nầy, mọi chi phí chiến tranh Đông Dương phải được sự đồng ý của quốc hội. (Marc Leepson, Helen Hannaford, Webster’s New World Dictionary of the Vietnam War, New York: Simon & Schuster Macmillan Company, 1999, tr. 57.)

Sau tu chính án Case-Church, quốc hội Hoa Kỳ đưa ra “Nghị quyết quyền lực chiến tranh” (War Powers Resolution), nhưng bị tổng thống Nixon phủ quyết ngày 24-10-1973. Dầu vậy, với đa số trên 2/3, quốc hội vượt quyền phủ quyết của Nixon và thông qua nghị quyết ngày 7-11-1973. Nghị quyết nầy giới hạn quyền hành của tổng thống kiêm tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ. Nếu gởi quân ra nước ngoài, tổng thống phải báo cho quốc hội biết trong vòng 48 giờ. Đạo quân nầy chỉ hoạt động ở nước ngoài trong 60 ngày rồi rút về. Nếu quá 60 ngày thì phải có phép của quốc hội. (Marc Leepson, sđd. tr. 437.)

Về phía các nước CS, sau hiệp định Paris, Liên Xô và Trung Quốc không ngừng bí mật viện trợ quân sự cho BVN để BVN tiếp tục chiến tranh. Theo số liệu do Viện Lịch Sử Quân Sự Hà Nội công bố ngày 14-4-2006, thì từ 1973 đến 1975, BVN nhận được tổng số quân viện là 724,513 tấn, gồm 649,246 tấn võ khí các loại và 75,267 tấn hàng hậu cần.(BBC Vietnamese ngày 10-5-2006.) Riêng Trung Quốc và riêng năm 1973 nghĩa là sau hiệp định Paris và trước trận Hoàng Sa, Trung Quốc viện trợ cho BVN 233,600 súng đủ loại, 40,000 viên đạn, 120 xe tăng, và các loại quân nhu, quân cụ khác. Từ tháng 6-1965, Trung Quốc đưa vào BVN một lực lượng lên đến 320,000 quân và chỉ rút hết vào tháng 8-1973. (Qiang Zhai, China & Vietnam Wars, 1950-1975, The University of North Carolina Press, 2000, tt 135- 136.)

Nói chung, sau hiệp định Paris và trước khi TQ tấn công Hoàng Sa, BVN gia tăng tấn công NVN, trong khi quốc hội Hoa Kỳ quyết định cắt giảm viện trợ cho VNCH và giới hạn quyền gởi quân ra nước ngoài của tổng thống Hoa Kỳ và phía CS không ngừng tiếp viện cho BVN. Đây là cơ hội thuận tiện cho TQ ra tay xâm lăng Việt Nam.

2- NGUYÊN NHÂN TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA

Trong lịch sử, nhiều tài liệu chứng tỏ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Qua thời VNCH, tổng thống Ngô Đình Diệm ban hành sắc lệnh số 174 NV ngày 13-7-1961 đặt tên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là xã Định Hải, trực thuộc quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam, do một phái viên hành chánh đứng đầu. Quyết định nhập vào tỉnh Quảng Nam có thể dựa vào vĩ độ của quần đảo Hoàng Sa tương đương với vĩ độ của tỉnh Quảng Nam và cũng có thể trạm khí tượng trên Hoàng Sa thuộc Sở Khí tượng Đà Nẵng. Trong khi đó từ Cù Lao Ré hay đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) ra tới đảo Tri Tôn (cực tây của Hoàng Sa) là 123 hải lý. Ngày 21-10-1969, thủ tướng Trần Thiện Khiêm ký nghị định số 709-BNV/HĐCP sáp nhập xã Định Hải vào xã Hòa Long, cũng thuộc quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam.

Về phía Trung Quốc, TQ tự cho rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc TQ. Tuy từ đảo Hải Nam (TQ) xuống tới Hoàng Sa là 140 hải lý, nhưng TQ nói rằng từ đảo Hải Nam xuống tới “bãi đá ngầm” (North Reef) của Hoàng Sa là 112 hải lý để chứng minh rằng Hoàng Sa gần TQ hơn Việt Nam. Tuy nhiên, bãi đá ngầm dưới mặt nước biển không phải là đảo nên cách lý luận nầy không được quốc tế chấp nhận. (Vũ Hữu San, Địa lý Biển Đông, Westminster: 2007, tt. 150-151.)

Ngày 4-9-1958, TQ đưa ra tuyên bố về lãnh hải gồm có 4 điểm, theo đó điểm 1 và điểm 4 mặc nhiên khẳng định rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về lãnh thổ TQ và gọi theo tên TQ là Xisha [Tây Sa tức Hoàng Sa] và Nansha [Nam Sa tức Trường Sa]. Điểm 1 và điểm 4 trong tuyên bố của Trung Quốc được dịch như sau: (1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Điều lệ nầy áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa [Xisha tức Hoàng Sa], quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa [Nansha tức Trường Sa], và các đảo khác thuộc Trung Quốc”. (4) Điều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Đài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc…(<http://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm>)

Đáp lại công hàm ngang ngược trên đây của TQ, Phạm Văn Đồng, thủ tướng BVN, với sự đồng ý của Hồ Chí Minh và bộ Chính trị đảng LĐ, ký công hàm ngày 14-9-1958, tán thành quyết định về lãnh hải của Trung Quốc. Phần chính của công hàm Phạm Văn Đồng như sau: “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc.Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trên mặt bể.” (Văn bản nầy ai cũng biết, không cần chú thích.)

Lúc đó, trên biển Đông, TQ chưa manh động vì Hải quân Hoa Kỳ còn hiện diện. Tình hình bắt đầu thay đổi năm 1972. Khi qua thăm TQ vào tháng 2-1972, tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon cho các nhà lãnh đạo TQ biết Hoa Kỳ sẽ rút quân ra khỏi Việt Nam. Có tài liệu cho rằng trong cuộc thương lượng giữa hai bên, Hoa Kỳ “ra điều kiện nếu Trung Quốc để cho Mỹ ném bom B 52 ra miền Bắc thì Mỹ sẽ nhường hòn đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc.” Sau đó, “ngày 4-4-1972, khi quân đội miền Bắc đang tấn công dữ đội vào Quảng Trị, người Mỹ cần một áp lực từ phía Bắc Kinh với Hà Nội, Kissinger đã phái Winston Lord tới New York gặp Hoàng Hoa, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, để trao đổi một “bức điện miệng” nhắn Trung Quốc: “Hải quân Mỹ sẽ được lệnh ở lại tại khoảng cách 12 dặm kể từ quần đảo Hoàng Sa.” (Huy Đức, Bên thắng cuộc, tập I: Giải phóng, Saigon: Osin Book, 2012 (bản điện tử): Chương IV: Nạn kiều, mục: Chổi ngắn không quét xa, tt. 102-103.)

Sau hiệp định Paris (27-1-9173), tu chính án Case-Church ngày 4-6-1973 cắt bỏ tất cả ngân khoản cho các hoạt động quân sự Hoa Kỳ tại Đông Dương, rồi tiếp theo là “Nghị quyết quyền lực chiến tranh” ngày 7-11-1973, giới hạn quyền hành của tổng thống kiêm tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ rút hết quân ra khỏi Việt Nam vào ngày 29-3-1973, VNCH một mình chống đỡ VNDCCH, là cơ hội thuận tiện cho TQ thực hiện mưu tính từ bấy lâu nay, bất ngờ xâm lăng Hoàng Sa, dầu TQ đã ký tên trong bản “Định ước của Hội nghị Quốc tế về Việt Nam” ngày 2-3-1973, tôn trọng nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Theo điều 2 của định ước nầy, các nước tham dự “ghi nhận Hiệp định [Paris] đáp ứng các nguyện vọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam và đáp ứng nguyện vọng tha thiết về hòa bình của tất cả các nước trên thế giới.” (Trong số các nước ký kết định ước ngày 2-3-1973, có TQ do ngoại trưởng Cơ Bằng Phi đại diện.)

Trung Quốc tấn công Hoàng Sa có thể vì các lẽ: 1) Trung Quốc muốn làm chủ vị trí chiến lược Hoàng Sa trên Biển Đông để làm bàn đạp tiến xuống Đông Nam Á. 2) Lúc đó, Hoàng Sa thuộc VNCH, hoàn toàn đối địch với TQ. Giả thiết ngượïc lại, nếu VNCDCH làm chủ Hoàng Sa, thì VNDCCH có thể sẽ giao Hoàng Sa cho Liên Xô, cũng là điều hoàn toàn bất lợi cho TQ. 3) Trung Quốc muốn tìm kiếm tài nguyên dưới lòng Biển Đông ở khu vực nầy. Đó là khí đốt và dầu hỏa.

Nguyên vào ngày 1-12-1970, chính phủ VNCH ban hành luật số 11/70 về việc tìm kiếm, khai thác dầu hỏa cùng những điều kiện về thuế khóa, lệ phí và hối đoái liên hệ. (Công báo VNCH 1970, tr. 8573). Sau đó, chính phủ ban hành sắc lệnh số 3-SL/KT ngày 7-1-1971 thiết lập tại Bộ Kinh tế một ủy ban mệnh danh là “Ủy ban quốc gia dầu hỏa”. (Công báo VNCH 1971, tr. 642). Ủy ban QGDH phụ trách việc nghiên cứu vấn đề thềm lục địa (nghị định số 571-NĐ/KT ngày 2-6-1971). (Công báo VNCH 1971, tr. 3848). Cuối cùng nghị định số 249-BKT/VP/UBQGDH/NĐ ngày 9-6-1971 công bố ý định cấp quyền đặc nhượng tìm kiếm và khai thác dầu hỏa.(Công báo VNCH 1971, tr. 3857).

Năm 1972, công ty Geological Service Inc (GSI) nghiên cứu khu vực trung và nam Hoàng Sa. Tháng 6-1973, hai tổ hợp Anh Pháp là Roberto Research International Limited và Bureau d’Études Insdustrielles et de Coopération de l’Institut Français du Pétrole (BEICPIP) phối hợp làm bản báo cáo Địa chất và Khai thác hydrocarbon ở ngoài khơi Nam Việt Nam. Lúc đó, VNCH bắt đầu tổ chức cho các công ty ngoại quốc đấu thầu. Những công ty trúng thầu đã khoan nhiều giếng, và vào tháng 10-1973 cho biết tại thềm lục địa Việt Nam, tiềm năng dầu hỏa là có thật. (Trịnh Quốc Thiên, Những biến cố mất lãnh thổ – lãnh hải Việt Nam từ năm 939 đến 2002, VA: Nam Quan Ấn Quán, 2002, tt. 163-167.)

Công việc chuẩn bị khai thác dầu hỏa trong Biển Đông của VNCH không qua mắt được TQ. Trung Quốc liền ra tuyên bố tái xác nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là Nam Sa và Tây Sa của TQ. Phản ứng lại, ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc chính thức bác bỏ luận điệu gây hấn và lên án ý đồ xâm lăng của TQ. Nhân Quốc khánh 1-11-1973, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu làm lễ đốt đuốc dầu tượng trưng để báo tin Việt Nam có mỏ dầu và xác định lại Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Đáp lại, ngày 11-1-1974, ngoại trưởng TQ một lần nữa lên tiếng rằng hai quần đảo trên đây thuộc chủ quyền TQ; đồng thời TQ gởi hai chiến hạm đến đảo Cam Tuyền (hay Hữu Nhật tức Robert Island).

Ngày 16-1-1974, khi tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ 16) do trung tá hạm trưởng Lê Văn Thự chỉ huy, đưa Địa phương quân tỉnh Quảng Nam và nhân viên khí tượng ra Hoàng Sa để thay thế toán ở ngoài đó hết hạn kỳ, đến đảo Quang Hòa (Duncan), thì phát hiện đảo đã bị chiếm, có nhiều lính TQ, có chòi canh cắm cờ TQ. Quan sát tiếp, HQ 16 nhận thấy các đảo Duy Mộng (Drummond), Cam Tuyền không có người nhưng có cắm cờ TQ.

Tình hình càng lúc càng căn thẳng. Cả VNCH lẫn TQ đều tăng cường nhiều chiến hạm đối đầu nhau. Cuối cùng cuộc hải chiến bùng nổ ngày 19-1-1974. Hạm đội Trung Quốc mạnh hơn, đã thắng thế.

3- PHẢN ỨNG SAU TRẬN HOÀNG SA

VỀ PHÍA VIỆT NAM CỘNG HÒA: Sau khi xảy ra trận hải chiến ngày 19-1-1974, bộ Ngoại giao VNCH ra tuyên cáo lên án TQ xâm lăng và báo động thế giới rằng làm ngơ trước hành vi của TQ là khuyến khích kẻ gây hấn. Phần cuối bản tuyên cáo viết:

“Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm lăng trắng trợn vào lãnh thổ Việt-Nam Cộng Hòa, và một lần nữa vạch trần chính sách bành trướng đế quốc mà Trung Cộng liên tục theo đuổi, đã được biểu lộ qua cuộc thôn tính Tây Tạng, cuộc xâm lăng Đại Hàn và Ấn Độ trước kia.

Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền an ninh của Việt Nam Cộng Hòa mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới.

Với tư cách một nước nhỏ bị một cường quốc vô cớ tấn công, Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi toàn thể các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình trên thế giới hãy cương quyết lên án các hành vi chiến tranh thô bạo của Trung Cộng nhằm vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền để buộc Trung Cộng phải tức khắc chấm dứt các hành động nguy hiểm đó.

Làm ngơ để cho Trung Cộng tự do tiến hành cuộc xâm lấn trắng trợn nầy là khuyến khích kẻ gây hấn tiếp tục theo đuổi chính sách bành trướng của chúng và sự kiện nầy đe dọa sự sống còn của những nước nhỏ, đặc biệt là những nước Á Châu.

Trong suốt lịch sử, dân tộc Việt Nam đã đánh bại nhiều cuộc ngoại xâm. Ngày nay, Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa cũng nhất định bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia.” (Tài liệu ronéo của Bộ Ngoại giao VNCH, Sài Gòn, số 015/BNG/TTBC/TT.)

Sau đó, ngày 14-2-1974, chính phủ VNCH ra tuyên cáo xác định chủ quyền trên những hải đảo ngoài khơi VNCH. Sau khi tố cáo hành vi xâm lăng trắng trợn của TQ, bản tuyên cáo viết:

“Trong dịp nầy, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những hải đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển Trung Phần và bờ biển Nam Phần Việt Nam từ trước tới nay vẫn được coi là một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa căn cứ trên những dữ kiện địa lý, lịch sử, pháp lý và thực tại không chối cãi được.

Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những đảo ấy bằng mọi cách.

Trung thành với chánh sách hòa bình cố hữu của mình, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng giải quyết bằng đường lối thương lượng những vụ tranh chấp quốc tế có thể xảy ra về những hải đảo ấy, nhưng nhất định không vì thế mà từ bỏ chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những phần đất nầy.” (Tập san Sử Địa , Sài Gòn: số 29, tháng 1, 2 và 3-1975.)

VỀ PHÍA VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA: Khi xảy ra trận hải chiến Hoàng Sa, VNDCCH tức BVN “nói rằng nó [Hoàng Sa] nằm dưới vĩ tuyêán 17 và vì thế không ảnh hưởng đến họ. Nói chung, họ không đưa ra lập trường, không theo bên nào.” (Báo cáo của William Colby, giám đốc CIA trong cuộc họp ngày 25-1-1974 do ngoại trưởng Henry Kissinger chủ tọa.) (BBC Vietnamese, cập nhật 12:24 GMT – Thứ hai, 3 tháng 10, 2011.)

Bắc Việt Nam không dám lên tiếng phản đối TQ vì BVN đang nhận viện trợ của TQ để tiến hành chiến tranh xâm lăng miền NVN. Nhà cầm quyền Hà Nội chỉ tuyên bố rằng những tranh chấp lãnh thổ giữa các nước cần được giải quyết bằng thương thuyết trong tinh thần tôn trọng sự công bình, tương kính và láng giềng tốt. (Qiang Zhai, sđd. tr. 210.)

Mãi cho đến năm 1979, khi xảy ra chiến tranh biên giới giữa Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Trung Quốc, nhà cầm quyền CS Hà Nội mới lên án hành động Bắc Kinh xâm lăng quần đảo Hoàng Sa. (Nxb. Sự Thật, Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua, Hà Nội: Nxb Sự Thật, 1979, tt. 68-69.)

VỀ PHÍA HOA KỲ: Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại cho biết rằng ông “gọi điện thoại về bộ Tư Lệnh Hải Quân xin can thiệp với cố vấn Mỹ yêu cầu Đệ Thất Hạm Đội của Hoa Kỳ vớt các thủy thủ Việt Nam, nhưng dường như họ có được chỉ thị nên không một chiến hạm Mỹ nào đến gần nơi xảy ra cuộc hải chiến.” (Hồ Văn Kỳ Thoại, Can trường trong chiến bại, Falls Church, VA: 2007, tr 171.) Điều nầy đúng như giao ước miệng ngày 4-4-1972 giữa đại diện Hoa Kỳ là Winston Lord với đại sứ TQ tại Liên Hiệp Quốc là Hoàng Hoa là “Hải quân Mỹ sẽ được lệnh ở lại tại khoảng cách 12 dặm kể từ quần đảo Hoàng Sa.” (Huy Đức, sđd. tr. 103.)

Sau cuộc hải chiến ngày 19-1-1974 giữa Hải quân VNCH và Hải quân TQ, khi gặp Han Hsu, quyền trưởng phái đoàn liên lạc TQ tại Washington ngày 23-1-1974, ngoại trtưởng Hoa Kỳ Kissinger nói: “Hoa Kỳ không có lập trường trong việc ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Nam Việt Nam tại các đảo nầy.” Trong cuộc họp tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 25-1-1974, do ngoại trưởng Henry Kissinger chủ tọa, đô đốc Thomas H. Moorer, tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, báo cáo với Kissinger: “Chúng ta đã tránh xa vấn đề… Chỉ thị của tôi là tránh xa khỏi toàn bộ khu vực [Hoàng Sa].” (BBC Vietnamese, cập nhật 12:24 GMT – Thứ hai, 3 tháng 10, 2011.)

Những trao đổi trong cuộc họp trên đây cho thấy có thể người Mỹ đã được phía Trung Quốc báo tin sẽ tấn công Hoàng Sa, nên mới có lệnh tránh xa khu vực Hoàng Sa. Phải chăng Trung Quốc đáp lễ cho Hoa Kỳ, như Hoa Kỳ đã từng báo trước cho Trung Quốc cuộc oanh kích mùa Giáng sinh năm 1972 (đã viết ở trên); và sau nầy phó thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình báo trước cho tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter biết sẽ tấn công Việt Nam để dạy cho Việt Nam một bài học năm 1979. (Bùi Xuân Quang, La troisième guerre d’Indochine 1975-1999, Paris: L’Harmattan, 2000, tr. 421.)

4- KẾT LUẬN

Trận hải chiến Hoàng Sa tuy chỉ diễn ra trong một ngày (19-1-1974), nhưng đã phản ảnh rõ lập trường của các bên tham chiến trong suốt 30 năm chiến tranh (1946-1975) vừa qua tại Việt Nam.

Việt Nam Cộng Hòa hay Nam Việt Nam (NVN) quyết tâm tự vệ, chống lại cuộc xâm lăng của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hay Bắc Việt Nam (BVN), bảo vệ nền độc lập của NVN nói riêng và bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam nói chung.

Vì tham vọng bành trướng và xâm lăng NVN, BVN cầu viện khối CS quốc tế, nhất là cầu viện Trung Quốc, đành chấp nhận làm tay sai cho ngoại bang, ký công hàm ngày 14-9-1958 tán thành quyết định về lãnh hải của Trung Quốc ngày 4-9-1958, nghĩa là nhượng đứt hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Chính vì BVN mải mê tấn công NVN, tạo thời cơ thuận tiện cho Trung Quốc xâm lăng Hoàng Sa.

Vì nhu cầu ngăn chận sự phát triển của chủ nghĩa CS, nhất là sự bành trướng của Trung Quốc xuống Đông Nam Á, Hoa Kỳ giúp NVN chống BVN. Qua cuộc chiến Việt Nam, Hoa Kỳ liên lạc được với Trung Quốc, nên Hoa Kỳ thay đổi chiến lược toàn cầu và bỏ rơi VNCH.

Trung Quốc giúp CSVN từ năm 1950 vừa vì sự cầu viện của Hồ Chí Minh, vừa vì chính an ninh bản địa Trung Quốc. Mao Trạch Đông đã từng nói: “Không thể chỉ nói Trung Quốc giúp Việt Nam, phải nói rằng Việt Nam cũng giúp Trung Quốc là sự giúp đỡ lẫn nhau.” (La Quý Ba, “Mẫu mực sáng ngời của chủ nghĩa quốc tế vô sản”, trong Ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp, Montreal: Nxb. Tạp chí Truyền Thông (in lại), số 32 & 33, 2009, tr. 27.) Đồng thời Trung Quốc còn tính chuyện đầu tư tương lai lâu dài, chờ đợi thời cơ thuận tiện ra tay cướp đất. Trung Quốc là đại họa thường trực của dân tộc Việt Nam từ thời cổ sử cho đến ngày nay, luôn luôn tìm cách xâm lăng Việt Nam, mở đường xuống Đông Nam Á.

Cuối cùng, Hoàng Sa bị tạm chiếm năm 1974, nhưng Hoàng Sa, hải đảo thân yêu do tổ tiên để lại, không bao giờ ra khỏi trái tim Việt Nam.

(Toronto, 6-1-2013)

© Trần Gia Phụng

© Đàn Chim Việt

4 Phản hồi cho “Về cuộc hải chiến Hoàng Sa”

  1. LÃO NGOAN ĐỒNG says:

    BLOGGER TRƯƠNG DUY NHẤT

    Hèn hạ khiếp nhược

    Hôm nay 6/1/2013, các báo đồng loạt đưa tin cải táng hài cốt Lê Đình Chinh, người anh hùng liệt sĩ đầu tiên trong cuộc chiến biên giới Việt- Trung 1979. Điều kỳ lạ là hầu hết các báo đều không dám nhắc đến cái tên kẻ thù của cuộc chiến tàn khốc bi thương đó. Duy nhất một tờ Thanh Niên (có lẽ do lọt sàng) đã nêu được đích danh tên kẻ thù- đó là “quân xâm lược Trung Quốc”.

    Chưa có thời nào bi hề và nhục nhã thế. Thủ tướng thì phải gọi trại ra là “đồng chí X”. Tàu của bọn cướp biển thì phải gọi là “tàu lạ”. Kẻ thù xâm lược tàn phá quê hương, sát hại Lê Đình Chinh và hàng vạn đồng đội của anh trong cuộc chiến Việt- Trung 35 năm trước thì không dám gọi thẳng tên mà phải bóng gió xa xôi ám chỉ bằng những cách chung chung khôi hài như: “quân xâm lược từ bên kia biên giới”, “những tên côn đồ từ bên kia biên giới”…

    Đến mức mấy chữ “quân Trung Quốc” khắc trên tấm bia ghi chiến tích của quân đội Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 cũng bị đục nát như bằng chứng cho sự khiếp nhược đã tới mức không thể diễn tả bằng lời:
    Xin đừng ngụy biện bằng những “mười sáu chữ vàng” với “bốn tốt”. Hà Nội, Điện Biên, Sài Gòn, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên… trên khắp nước Việt này vẫn còn nhiều chứng tích của các cuộc chiến tranh Việt- Pháp, Việt- Mỹ, những dòng chữ khắc ghi “tội ác thực dân Pháp, đế quốc Mỹ”… vẫn còn đầy ra đấy. Có ai đục bỏ đâu, có “mười sáu chữ vàng” với “bốn tốt” đâu mà tình hữu nghị Việt- Pháp, Việt- Mỹ vẫn nồng thắm. Thậm chí bao thế hệ người Pháp người Mỹ còn thích tìm đến những nơi chốn đó, thắp hương quỳ lạy và cảm thấy yêu cái nước Việt này hơn.

    Thế nhưng tại sao cái chữ “quân Trung Quốc xâm lược” lại phải đục bỏ. Đến mức người dân biểu tình phản đối Trung Quốc xâm chiếm biển đảo cũng bị đàn áp, bắt giam. Đến cái tên kẻ thù xâm lược bắn giết đồng bào mình cũng không dám gọi tên. Húy kỵ đến hèn hạ, tránh né đến khiếp nhược như thế nhưng tại sao quan hệ Việt- Trung vẫn chẳng lúc nào yên.

    35 năm nằm im trong lòng đất, liệt sĩ anh hùng Lê Đình Chinh và hàng vạn đồng đội của anh đã ngã xuống, thấm máu vùng biên cương kia, có ngờ được rằng hôm nay tổ quốc của các anh lại không dám gọi thẳng cái tên kẻ thù đã xâm phạm bờ cõi, sát hại các anh ngày ấy.

    Đọc những dòng tin trên báo hôm nay, có ai nhận ra mình đã khóc, nước mắt xót cay? Có ai phải nghiến răng bóp chặt tay thành nắm đấm căm giận…

    Không có sự hèn hạ nào hèn hạ bằng. Không có sự khiếp nhược nào khiếp nhược đến thế.

    – Mời bấm nghe lại bài hát hào hùng một thời: Chúng tôi là đồng đội của Lê Đình Chinh, nhạc Phạm Tuyên, trình bày: tốp ca Đài tiếng nói Việt Nam.

    Chúng tôi là đồng đội của Lê Đình Chinh
    http://www.youtube.com/watch?v=_JV-UsuZ2Fo&feature=player_embedded

    Uploaded on Feb 8, 2012
    Sáng tác: Phạm Tuyên
    Trình bày: Tốp nam và tốp nữ vocal Đài tiếng nói Việt Nam
    Tư liệu: VOV tháng 2/1979 vov@tmhcollection.vn

    ====

    Lão Ngoan Đồng còm

    Những đôi mắt mang hình viên đạn
    [Trần Tiến, Khánh Duy]
    http://www.youtube.com/watch?v=WRBl2zGH8E0

    Đoàn quân vội đi, đi về biên giới cũng từ biên giới về những bầy trẻ nhỏ. Đoàn quân lặng im nhìn đàn em bé, từng đôi mắt đen xoe tròn, từng đôi mắt mang hình viên đạn. Từng đôi mắt sáng lên cháy lên như ngàn viên đạn,

    Vết chân tròn trên cát – Trần Tiến
    http://www.youtube.com/watch?v=Lff6fkvMbuA

    Chuyện 5 người

    http://www.youtube.com/watch?v=BLpHTblO5Tk&playnext=1&list=PL20B46836AD4EC532

    Có khu rừng thanh niên
    xung phong thiếu đàn ông,
    toàn con gái chưa chồng
    Họ cứ cười như điên như điên,
    chiến tranh thì liên miên, liên miên,
    họ không cười thì chết mất

    Có một nàng tiểu thư con quan,
    sống giàu sang, đời sung sướng vô vàn…
    Cô suốt ngày soi gương, soi gương,
    tìm nỗi buồn trong thi ca văn chương,
    cô không buồn thì chết mất,

    Có một chàng nhạc sĩ lơ mơ, suốt đời yêu,
    suốt đời nhớ, nhớ, nhớ

    Có một gã chán đời lang thang,
    suốt đời say, suốt đời quên, quên, quên,
    không quên thì chết mất

    Có một người không quên, không say,
    không buồn vui,
    chẳng thương nhớ ai bao giờ,
    Sớm lại chiều đi lên cơ quan,
    chiếc xe cà tàng một lon cơm khô,
    Họ chẳng chết bao giờ…
    Vì có sống bao giờ đâu,
    Họ chẳng sống bao giờ ….
    Thì có chết bao giờ đâu

    Ngẫu hứng phố – Trần Tiến (Hà Nội tình yêu & nỗi nhớ)
    http://www.youtube.com/watch?v=qqXgHjYTy6g

    Hà Nội cái gì cũng rẻ
    Chỉ có đắt nhất bạn bè thôi

    Hà Nội cái gì cũng rẻ
    Chỉ có qúi nhất tình người thôi

    Version cải biên

    Hà Nội cái gì cũng có
    Có lăng Bác Hồ
    Có phủ Chủ tịch
    Có văn phòng thủ tướng
    Có đầy công an
    Đàn áp dân oan !

    Hà Nội cái gì cũng có
    Đủ mặt quan viên
    Tổng bí thư đảng
    Chủ tịch nước,
    Chủ tịch quốc hội
    Đồng chí X
    với các bộ trưởng
    Hà Nội chỉ thiếu
    Thủ trưởng lương thiện thôi !

    Hà Nội dư thừa tham nhũng
    Hà Nội chỉ thiếu minh bạch thôi

    Xin vui lòng hoạ tiếp

    Lão Ngoan Đồng

  2. Trung Kiên says:

    Trích bài chủ:…”Từ tháng 6-1965, Trung Quốc đưa vào BVN một lực lượng lên đến 320,000 quân và chỉ rút hết vào tháng 8-1973. (Qiang Zhai, China & Vietnam Wars, 1950-1975, The University of North Carolina Press, 2000, tt 135- 136.)

    À ra thế!

    Ở miền Nam thì csvn hô hào chống Mỹ cứu nước, còn ở miền Bác thì rước TQ vào dày mả tổ?
    Blogger Huy Đức nên bổ sung thêm điều này vào “Bên Thắng Cuộc” nhá!

  3. HUy says:

    Nói chung là mấy thằng đế quốc là không chơi được với thằng nào hết ! “Không tin bất cứ thằng nào cả!” Bọn chúng ngồi bàn bạc,chia chác ngay trên đầu mình. Đúng là bản chất của bọn đế quốc côn đồ.Chúng ta phải tự lực cánh sinh vì sự tồn vong của đất nước.

    • LÃO NGOAN ĐỒNG says:

      BLOGGER TRƯƠNG DUY NHẤT

      Thứ ba, ngày 08 tháng một năm 2013

      TÀU CỘNG VỪA CƯỚP BÓC VỪA CHỬI MẮNG KHINH MIỆT VIỆT NAM

      Đọc bài báo dưới đây của bọn Trung cộng mà uất ức đến nghẹn lòng. Chúng nó được cướp, được ăn rồi còn được thỏa sức mắng nhiếc khinh miệt chúng ta. Trong khi các loại tàu cướp của chúng đang hoành hành trên biển Đông, báo chí của chúng chửi bới hăm dọa chúng ta thì tàu chiến của chúng lại được trải thảm đỏ rước vào tận cảng Sài Gòn. Nhân dân Việt Nam muôn đời sẽ không bao giờ quên được tội ác của những kẻ mở đường cho giặc Tàu cộng vào xâm chiếm biển Đông như thế này.

      junshi.xilu.com
      BÁO CHÍ VIỆT NAM NÓI MỘT LƯỢNG LỚN TÀU CÁ TRUNG QUỐC XÔNG VÀO NAM HẢI [i]:
      QUÂN VIỆT NAM KHÔNG HỀ DÁM RA TAY
      12.12.2012
      Người dịch: XYZ
      Trong bối cảnh rắc rối xảy ra liên tiếp ở Nam Hải, tâm lý cảnh giác của Việt Nam đối với những hành động của Trung Quốc ở Nam Hải luôn căng thẳng. Theo tin từ báo chí Việt Nam, thiếu tướng Lê Văn Cương[ii] , nguyên Viện trưởng “Viện nghiên cứu chiến lược” Bộ Công an Việt Nam ngày hôm trước đã rêu rao rằng, để kiểm soát Nam Hải, Trung Quốc nay mai sẽ dựa vào lực lượng tàu cá nhiều hơn để hành động ở Nam Hải, điều này sẽ “gây trở ngại thêm cho chủ quyền lãnh hải của Việt Nam”.
      Theo “Vietnamnet” ngày 10.12, Lê Văn Cương khi trả lời phỏng vấn gần đây đã nói, ông ta không cảm thấy ngạc nhiên trước việc tàu cá Trung Quốc cắt đứt cáp tàu thăm dò của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, cùng việc cho phép các cơ quan biên phòng công an khám xét tàu nước ngoài đi vào vùng biển Nam Hải bất hợp pháp mà tỉnh Hải Nam Trung Quốc vừa ban bố mới đây.   
      Ông ta cho rằng, để có thể vừa “làm chủ” được Nam Hải, lại vừa không làm rách mất chiếc “mặt nạ hòa bình”, Trung Quốc sẽ dựa vào lực lượng tàu cá nhiều hơn để hành động ở Nam Hải, nay mai sẽ huy động hàng vạn tàu cá đến Nam Hải, đặc biệt là vùng thềm lục địa Nam Hải cùng “vùng đặc quyền kinh tế” của các nước khác.  
      Đây là một cách làm mà Trung Quốc dựa vào lực lượng tự thân để “uy hiếp” người khác. Trung Quốc có thể dựa vào đó để vẫn “độc quyền” các vùng đặc quyền kinh tế mà không cần sử dụng vũ lực, đồng thời đoạt được “tài nguyên của các nước khác trong đó có Việt Nam”.   
      “Trong mấy năm tới đây, Trung Quốc còn sẽ phát triển theo hướng này”. Lê Văn Cương nói.

      Bài báo nói, tàu cá Trung Quốc thường xuyên tiến vào Nam Hải với quy mô lớn, còn những chiếc tàu cá bé nhỏ của Việt Nam thì không thể đối chọi được, ngay cả trên “vùng biển Việt Nam” cũng không ngoại lệ. 
      Lê Văn Cương còn cho biết, gần đây có chuyên gia Nhật Bản nói với ông ta, ngay đến một nước lớn như Nhật Bản mà cũng còn phải lo về tàu cá Trung Quốc. Nhật Bản không dám huy động tàu quân sự, bởi vì lo ngại điều đó sẽ khiến cho Trung Quốc cáo buộc Nhật Bản sử dụng tàu quân sự để tấn công tàu cá dân dụng.
      Về điều này, Việt Nam cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Lực lượng cảnh sát biển hiện nay của Việt Nam vẫn còn rất yếu, lực lượng kiểm soát nghề cá còn chưa được thành lập. 
      Ở Việt Nam, kiểu buộc tội vô căn cứ và thái độ cứng rắn đối với những hoạt động của Trung Quốc trong vùng biển thuộc chủ quyền của mình giống như Lê Văn Cương không hề hiếm gặp. Một vài thành phố tại Việt Nam mấy hôm trước còn xảy ra hoạt động biểu tình chống Trung Quốc, phản đối Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đã có với Nam Hải.  
      Trong thực tế, Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa[iii] cùng vùng biển phụ cận, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã nhiều lần phản hồi lại trước cái gọi là sự phản đối của Việt Nam.

      Ngày 6.12, trước việc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam mới đây cáo buộc tàu cá Trung Quốc cắt đứt cáp tàu thăm dò của mình, Hồng Lỗi nói, cách nói của Việt Nam không đúng với sự thật, vùng biển mà Việt Nam nói là nằm ở vùng biển chồng lấn do hai nước chủ trương, nằm giữa đảo Hải Nam Trung Quốc với phần đất liền Việt Nam ở phía ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, còn tàu cá Trung Quốc thì đang tiến hành hoạt động sản xuất đánh bắt ngư nghiệp bình thường trong vùng biển này, đồng thời đã bị tàu phía Việt Nam đuổi đi vô cớ.
      Trong phản hồi về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam, Hồng Lỗi nêu rõ, bất cứ hành động nào làm loang rộng và phức tạp thêm sự tranh chấp Nam Hải cũng đều không nên khuyến khích và hỗ trợ. Phía Trung Quốc yêu cầu phía Việt Nam áp dụng các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ một cách thiết thực sự an toàn và quyền lợi hợp pháp của các công dân và cơ quan Trung Quốc ở Trung Quốc.
      Tàu cá Trung Quốc đến quần đảo Nam Sa: Thu hoạch cá lớn ở đất cực nam Trung Quốc thật tuyệt vời
      Vào 17 giờ ngày 11.5, chúng tôi bắt đầu lên tàu. Chuyến đi Nam Hải lần thứ 3 của chúng tôi bắt đầu. Trong chuyến đi đến quần đảo Nam Sa lần này, chúng tôi phải mất 3 ngày 3 đêm mới tới.  
      Chúng tôi ngồi trên chiếc tàu vỏ sắt loại 150 tấn, tàu 150 tấn trên đất liền được xem là một vật khổng lồ, nhưng khi ở trên biển lại chẳng khác gì một chiếc lá liễu. Và rồi, cuộc sống rung lắc đã bắt đầu. 17 ngày sau khi trở lại bờ, tôi ngủ trên giường vẫn còn cứ cảm thấy lắc lư.
      Trong khoảng thời gian 3 ngày, tàu chúng tôi đi ra hướng bãi Vạn An, cách xa bờ biển Việt Nam khoảng 70 hải lý, ở đó là bãi cá tây nam ở cực nam của Trung Quốc. Vào ngày thứ hai đi ra Tam Á, các container vận chuyển hàng hóa trên biển nhiều dần lên, lớn nhất ước tính khoảng 10 tấn. Theo hướng đông-tây ở 11 vĩ độ bắc hẳn là đường thủy quốc tế, các tàu du lịch, tàu khí tự nhiên, tàu chở khách lớn, tàu container thường xuất hiện ở hai bên tàu chúng tôi.
      Vào buổi tối ngày thứ ba, chúng tôi đã đến phạm vi khoảng 8 độ vĩ độ Bắc và 108 độ kinh độ Tây. Lưới cá đầu tiên của chúng tôi bắt đầu thả lưới tại đây. Thật thú vị là, ánh đèn của tàu đánh bắt đã hút cá heo đển. Cá heo là loài cá không được ngư dân chào đón nhất, bởi chúng đến để ăn cá, cho nên cá heo mà kéo tới thì có nghĩa là thu hoạch cá sẽ không lớn.  
      Vào khoảng 3 giờ đêm, nhiếp ảnh gia dưới nước Ngô Lập Tân của chúng tôi đánh thức tôi dậy khi đang say sưa, khẽ bảo tôi chạy ra đuôi tàu để xem. Tôi liền dậy chạy tới nhìn, có đến mười mấy con cá heo đang bắt cá trên mặt biển dưới ánh sáng đèn. Cá heo bơi đến hầu như không có tiếng động. Tôi và Ngô Lập Tân, còn có cả mấy trợ thủ lặn, ngồi ở phía đuôi tàu nhìn những con vật dễ thương nô đùa trước mặt mình. Tất cả chúng tôi đều im lặng, chỉ sợ các thuyền viên bị đánh thức, chỉ sợ họ thả lưới đánh bắt những con vật đáng yêu ấy mất. Thực ra cá heo là loài động vật rất thông minh, sau đó tôi còn một lần nữa được nhìn thấy chú cá heo bị mắc lưới đã nhảy qua mép lưới để trở lại biển khi các thuyền viên cất lưới.

      Không phải tàu cá nào cũng thả lưới. Ở độ sâu khoảng 150 m dưới biển, ngư dân thả câu để câu cá, và thường là câu được cá lớn, lớn nhất có trọng lượng tới hơn 200 kg, loại này rất thường gặp. Chú cá đầu tiên của chúng tôi là do cậu con trai của trưởng tàu câu được, đó là một con cá ngừ răng chó nặng 85 kg. Đêm đó, chúng tôi ngồi trên tàu chốc chốc lại nghe vọng lại những tiếng reo mừng hết cỡ, bởi liên tục có những chú cá lớn được câu lên, lần nào mọi người cũng hoan hô.
      Khi đến Vĩnh Thự Tiêu[iv], trưởng tàu Lương cứ nhất định tặng cho các binh lính sĩ quan đóng quân trên đảo những con cá ngừ, mực ống … mà tàu chúng tôi đánh được, tặng tất cả những con to nhất ngon nhất. Trưởng tàu nói: “Ngư dân chúng tôi đánh bắt cá ở Nam Hải, quân đội là sự bảo đảm an toàn lớn nhất cho ngư dân chúng tôi. Mỗi khi nhìn thấy quân hạm của chúng ta, chúng tôi đều rất vững lòng. Cho nên, lần nào đánh cá ở đây cũng đều tặng cá cho binh lính sĩ quan trên đảo”. 
      Các binh lính sĩ quan đóng quân trên Vĩnh Thự Tiêu lần nào cũng tặng lại một vài món quà cho ngư dân đã cho cá, lần này là đồ hộp các màu, cánh gà rán đóng hộp, cá rán đóng hộp, còn có cả rau xanh đóng hộp các màu. 
       Nước ở Nam Hải có thể nhìn sâu tới trên 30m, cá, tàu chìm thỉnh thoảng lại xuất hiện trước mắt chúng tôi. Độ sâu lặn của chúng tôi phần lớn là không chế ở khoảng 30m, có cảm giác mình chẳng khác gì một chú cá bơi trong cung điện thủy tinh vậy. Nước ở Nam Hải lóng lánh, trong suốt giống như thủy tinh. 
       Ở Nam Hải của chúng ta, thực tế binh lính sĩ quan đại lục chúng ta chỉ đóng quân trên có 7 rạn san hô, lần lượt là Vĩnh Thự Tiêu, Hoa Dương Tiêu[v], Xích Qua Tiêu[vi], Đông Môn Tiêu[vii], Nam Huân Tiêu[viii], Mỹ Tế Tiêu[ix], Chư Bích Tiêu[x], cộng thêm đảo Thái Bình[xi] do Đài Loan đóng quân tổng cộng là 8.
      Cuộc hành trình 17 ngày đã cho chúng tôi biết được rằng, trong thời gian hơn nửa tháng, Việt Nam đã nổ súng vào tàu cá, ngư dân của chúng ta ở Việt Nam, tàu chiến Philippines đã nổ súng vào tàu cá, ngư dân của chúng ta, tàu chiến Indonesia đã bắt giữ tàu cá, ngư dân của chúng ta. Tàu ngư chính của chúng ta đã tới vùng biển xảy ra sự việc để đón đầu ngăn chặn những hành vi này, buộc họ phải phóng thích những tàu thuyền và ngư dân đã bị bắt giữ.  
      Nam Hải đã là lãnh thổ của chúng ta, thì chúng ta khỏi cần phải sợ ai!

Leave a Reply to Trung Kiên