WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khủng hoảng biến con hổ VN thành mèo

Tác giả Janusz Brzozowski*- Tạp chí Quan sát Tài chính (Ba Lan)

Mạc Việt Hồng biên dịch

Hổ giấy Việt Nam?

Hổ giấy Việt Nam?

Có vẻ như, Việt Nam cũng đạt được thành công kinh tế tương tự như người hàng xóm khổng lồ phương Bắc của mình. Lấy cảm hứng từ cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình ở Trung Quốc, Việt Nam đã thử nghiệm những thay đổi. Đầu tiên, nhằm cứu vãn đất nước khỏi sự sụp đổ, rồi hiện đại hóa, mở cửa ra với thế giới và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.

Họ không có lựa chọn nào khác. Nền kinh tế Việt Nam khi đó ở vào trạng thái hoàn toàn hỗn loạn. Những năm tháng chiến tranh và chạy đua vũ trang khiến kinh tế đất nước kiệt quệ, lạm phát gần đạt tới 500% /năm, hơn một nửa dân số sống dưới mức nghèo khổ. Việc duy trì mô hình kinh tế kém hiệu quả khiến đất nước không thể thoát ra khỏi được cái vòng luẩn quẩn.

Năm 1986, gần 10 năm sau [cải cách] ở Trung Quốc, Việt Nam đưa ra chương trình “Đổi mới”. Chương trình này mở ra cái gọi là “Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”.

Rời bỏ nền kinh tế tập trung bao cấp, đảng Cộng sản quyết định thị trường hóa kinh tế, tự do hóa giá cả, cho phép phát triển kinh tế tư nhân, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và gia nhập thị trường lao động quốc tế.

Xây dựng một “Việt Nam thứ hai” trong 10 năm

Nhờ sự cải cách và ngày càng cởi mở với thế giới, như bình thường hóa quan hệ với Mỹ, tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã đạt được mức tăng tưởng kinh tế rất cao và trở thành một thị trường tài chính quốc tế được yêu thích. Đã có những đánh giá rằng, đây là một trong những đối tác kinh tế và thương mại đầy hứa hẹn không chỉ của khu vực [mà còn của thế giới].

Janusz Brzozowski- chuyên gia về thị trường quốc tế của Ba Lan

Janusz Brzozowski

Trong 10 năm đầu “Đổi mới”, nền kinh tế tăng trưởng trung bình mỗi năm từ 8 tới 9,5%. Tiếp sau đó, trong thời gian khủng hoảng kinh tế ở Á châu, tăng trưởng giảm xuống, còn 5%/ năm. Tám năm đầu của thế kỷ này, tăng trưởng đạt được mức 7 tới 8%/ năm.

Trong toàn khu vực, chỉ có Trung Quốc có mức phát triển nhanh hơn. Nếu so sánh, trong mối tương quan với sức mua, thì tổng thu nhập quốc dân của Việt Nam năm 2011 đạt 300 tỉ đô- la (thực tế con số này là 120 tỉ đô-la). Như vậy, bình quân đầu người ở Việt Nam [so sánh với sức mua] đạt gần 3.400 đô-la, cao gần 2 lần so với năm 1999.

Xuất khẩu và đầu tư nước ngoài

Thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam là xuất khẩu và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

Xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh từ năm này qua năm khác, kể từ khi mở cửa, nhưng đặc biệt tăng mạnh khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. Năm 2011, xuất khẩu của Việt Nam đạt gần tới con số 100 tỉ đô-la.

Xuất khẩu cũng thay đổi cả về cơ cấu hàng hóa và phạm vi địa lý. Bên cạnh các mặt hàng truyền thống về nông nghiệp như cafe (Việt Nam trở thành thị trường cung cấp cafe lớn nhất thế giới vào năm 2012), gạo (thứ 2 thế giới); đã xuất hiện thêm những loại hàng mới như dệt may (10 tỉ đô- la vào năm 2011), giày dép và các sản phẩm da (hơn 6 tỉ), và gần đây là các sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử và viễn thông.

Trong 10 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu các mặt hàng điện tử của Việt Nam tăng so với cùng kỳ năm ngoái hơn 90%, đạt gần 16 tỉ đô- la và trở thành loại hàng hóa xuất khẩu lớn nhất của đất nước.

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, xuất hiện những công ty nước ngoài hàng đầu trong lĩnh vực điện tử như Intel, Jobil Circuit Inc, Samsung Electronics. Họ bị thu hút không chỉ bởi nguồn nhân công rẻ, lao động kỹ thuật cao mà còn bởi mong muốn đa dạng hóa sự có mặt của các công ty trong khu vực, chống lại sự tập trung quá lớn vào Trung Quốc. Kết quả là, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài thường xuyên vượt quá 11 tỉ đô-la/ năm.

Không phải mầu hồng

Nhưng không phải khoản đầu tư nào cũng chuẩn xác. Các vấn đề lớn xuất hiện dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mấy năm lại đây, khi nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng từ Việt Nam giảm xuống. Sự tăng trưởng xuất khẩu của hàng điện tử là một ngoại lệ. Đối với nền kinh tế dựa chủ yếu vào xuất khẩu như Việt Nam, suy thoái kinh tế thế giới là một thách thức nghiêm trọng.

Vấn đề lớn hơn nữa là sự phân bổ của dòng vốn nước ngoài so với thời kỳ trước khủng hoảng. Nhiều dự án đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà cửa (nhất là chung cư cao cấp, dinh thự), khu công nghiệp hay thương mại không được giải ngân.

Việt Nam trở thành một thí dụ điển hình cho trường hợp một quốc gia tương đối nhỏ, mà ở đó, các nhà đầu tư, tới một thời điểm nhất định, chợt nhận ra rằng, khả năng tăng trưởng lớn khó thành hiện thực.

Thời điểm này cho thấy, đất nước không có khả năng hấp thụ một nguồn vốn lớn như vậy. Nguyên nhân không hẳn vì suy thoái kinh tế [thế giới], mà thực tế còn tồi tệ hơn, khi nguồn vốn phần lớn được đổ vào các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả. Các doanh nghiệp này được điều hành bởi những người trong bộ máy hoặc có quan hệ tốt [với chính quyền] và họ chưa được chuẩn bị đầy đủ để đối phó với các khoản đầu tư lớn.

Hơn thế, các công ty này vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ lực trong nền kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 40% sản lượng kinh tế quốc dân.

Nợ nần bỗng dưng tăng cao

Ảnh hưởng của nhà nước, nói đúng ra là đảng Cộng sản tới kinh tế đất nước càng trở nên rõ rệt khi dòng vốn nước ngoài giảm đi, kể từ lúc bùng nổ khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008.

Chính quyền đã ép buộc các ngân hàng gia tăng tín dụng. Ước tính, trong khoảng 6 năm cuối, dư nợ tín dụng tăng lên 4 lần! Không trông chờ gì nhiều ở sự trả nợ của các doanh nghiệp quốc doanh. Một trăm doanh nghiệp nhà nước lớn nhất hiện đang mắc món nợ trên trời là 50 tỉ đô- la.

Điều này gây rắc rối lớn cho toàn bộ hệ thống ngân hàng. Theo con số chính thức do ngân hàng nhà nước công bố, nợ khó đòi là 10%. Nhưng thực tế, lớn gấp 2-3 lần.

Đây là kết quả của sự yếu kém trong quản lý và tham nhũng tràn lan. Cả 2 [tội danh] bắt đầu được ‘nghiêm trị’. Vài tháng trở lại đây, có những người mất việc, bị bắt hoặc phạt tù. Giám đốc doanh nghiệp tầu thủy hàng đầu đã bị án nhiều năm tù.

Nhưng đỉnh cao là việc bắt giữ một trong những người giầu nhất, có quan hệ rộng rãi nhất trong giới ngân hàng.

Sau sự việc này, trong một diễn biến ít ai ngờ tới và chưa từng có tiền lệ, thủ tướng Việt Nam đã xin lỗi trước quốc hội về quản lý yếu kém.

Nhiều nhà quan sát cho rằng, đó là dấu hiệu cuộc đấu đá cấp cao trong nội bộ đảng. Nhưng cũng có người tin, bắt đầu một giai đoạn cải cách tiếp theo nhằm giảm bớt vai trò của nhà nước trong nền kinh tế.

Ngày càng có nhiều nhận định, việc tăng trưởng kém (năm 2012 là 5%, thấp nhất trong 13 năm) sẽ không dừng lại, nếu không tự do hóa kinh tế, giải quyết những thất thoát của các doanh nghiệp nhà nước và tăng năng suất lao động.

Cạnh tranh trong khu vực ngày càng gia tăng. Những con hổ mới của châu Á xuất hiện và đánh bại Việt Nam trong một số lĩnh vực, như chí phí lao động, chẳng hạn.

© Đàn Chim Việt

——————————
* Tác giả là chuyên gia kinh tế đối ngoại của Ba Lan. Ông đã nhiều năm nghiên cứu kinh tế vĩ mô ở các nước khác nhau. Janusz Brzozowski từng là phó Tổng biên tập tạp chí “Thị trường Quốc tế”, cộng tác viên của báo “Pháp Luật”. Hiện ông đang điều hành bộ phận nghiên cứu thị trường quốc tế của Ba Lan.

5 Phản hồi cho “Khủng hoảng biến con hổ VN thành mèo”

  1. Lý Chính Luận says:

    Bài này có hơi loạn ngôn chăng ? VN chưa bao giờ là một con hổ kinh tế như Hàn Quốc, Singapore, Malaysia vv… Đối với đại đa số những người hiểu biết, VN trước sau chỉ là một con mèo đói, không hơn không kém! Mèo đói quá nên múa may kêu gào loạn xạ, người từ xa nom thấy, chưa biết ất giáp gì thì vội tưởng là “hổ”.

    Nay thì ai cũng có thể đến gần để phát hiện một sự thật không hề thay đổi, đó là nền “kinh tế” VN không những không là hổ mà chỉ là mèo, mèo đói mới là đúng nghĩa!

    • doctin says:

      Việt nam nhục , nhục , nhục !

      Nam Vang: Cam Bốt vừa cho trình làng chiếc xe hơi đầu tiên do nước này chế tạo.

      Chiếc xe hơi chạy điện này do Công ty Heng Development Ltd của Cambodia sản xuất. Công ty này có vốn 20 triệu đô la, hùn chung với một công ty chế tạo xe hơi của Đức. Nhà máy chiếm một phần đất rộng 20 mẫu nằm tại tỉnh Kandai, gần thủ đô Nam Vang.

      Chiếc xe thuộc series có tên Angkor do kỹ sư Nhean Phaloek thiết kế lấy được ra mắt ngay sau khi việc xây dựng nhà máy vừa hoàn tất.Trong ngày khởi công xây dựng nhà máy, bà tổng giám đốc Sieng Chan Heng cho biết, nhà máy sẽ mướn khoảng 300 nhân công và có khả năng sản xuất từ 500 đến 1,000 chiếc trong năm đầu tiên. Angkor là kiểu xe chạy điện gồm loại hai chỗ ngồi và bốn chỗ ngồi. Xe nặng từ 700 đến 800 kg, trang bị với hệ thống computer và có thu sẵn giọng nói của ba thứ tiếng Khmer, tiếng Anh và Tiếng Hoa.

      Trị giá mỗi xe sẽ không quá 10,000 đô la. Loại xe hai chỗ ngồi có thể chạy với tốc độ 60 đến 80 km/h và bình điện có thể xài hết đoạn đường 500 km. Trong khi dòng bốn chỗ lại có thể chạy nhanh từ 120 đến 160 km/h.

  2. Johnny To says:

    KINH TẾ & TÀI CHÁNH ?

    W. Somerset Maugham once wrote:

    “Money is like a sixth sense and without which
    you cannot make a complete use of the other five.”

    Chúng ta có thể viết:
    1) Cốt tủy (The gist) của Đời sống là Kinh tế.
    2) Cốt tủy của Kinh tế là Tài chánh.
    (còn tiếp)

    Hwy Tse, S&FR, Boston, USA.

  3. Thằng Bờm says:

    Nợ công của Việt Nam năm 2011.

    Nợ của chính phủ : 1.085.353 Tỷ VN đồng , 52,1 Tỷ $ ; So với GDP : 42,8%
    Nợ chính phủ bảo lãnh : 292.210 Tỷ VN đồng ; 14 Tỷ $ ; So với GDP : 11, 6%Nợ chính quyền địa phương : 13.915 Tỷ VN đồng ; 0,7 Tỷ $ ; So với GDP : 0,6%Tổng cọng : Nợ công theo định nghĩa Việt Nam : 1.391.478 Tỷ VN đồng ; 66,8 Tỷ $ ; So với GDP : 55%Nợ công theo định nghĩa Việt Nam : 1.391.478 Tỷ VN đồng ; 66,8 Tỷ $ ; So với GDP : 55%
    Nợ của DNNN (trong và ngoài nước) : 1.292.400 Tỷ VN đồng ; 62,1 Tỷ $ ; So với GDP : 51%
    Nợ công theo định nghĩa quốc tế : 2.683.878 Tỷ VN đồng ; 128,9 Tỷ $ ; So với GDP : 106%
    Nguồn Trích dẫn
    Làm phép chia đơn giản số nợ công ( theo định nghĩa quốc tế) cho số dân VN ( #90 triệu ). Dân VN vừa oe oe chào đời cho đến cụ già chuẩn bị tắt thở, mỗi người mang lấy số nợ 30 triệu VN đồng, hay 1.432 $.

  4. doctin says:

    ***Việt Nam ‘thiếu tự do kinh tế’
    10/1/2013

    Chỉ số tự do kinh tế, một nghiên cứu thường niên của báo Wall Street Journal và Quỹ Heritage, đã ra báo cáo mới nhất. Việt Nam năm nay xếp thứ 140 trên tổng số 177 quốc gia.

    Điểm tự do kinh tế của Việt Nam năm 2013 là 51, đưa nước này xếp hạng thứ 140 trên tổng số 177 nước trong bản xếp hạng của Heritage.
    Đây là mức thấp hơn so với chỉ số trung bình 59,6 của thế giới, mức trung bình 57,4 của khu vực và thua xa mức 84,5 của một nền kinh tế được cho là tự do.
    Trong 19 năm liên tiếp, Hong Kong đứng hạng nhất, theo sau là Singapore, Úc và New Zealand. Hoa Kỳ xếp hạng 10 còn Trung Quốc đứng thứ 136.

    ***Thống kê của viện nghiên cứu Brookings trụ sở chính tại Washington DC cho thấy tỷ lệ người lao động thu nhập thấp (dưới 2 đôla/ngày) tại Việt Nam chiếm 18,2% dân số ( hay 16,1 triệu người) trong năm 2011. Thái Lan, với chỉ số người lao động thu nhập thấp ở mức 2 đôla/ngày chiếm dưới 1% dân số.

    ***Trong năm 2007, lợi tức đầu người của Việt Nam là US$ 555 ( chỉ hơn Lào và Cam Bốt chút đỉnh). So với các nước láng giềng: Thái Lan US$ 2550, Phi Luật Tân US$1040, Nam Dương US$1160, Tân Gia Ba US$ 24840 . (The Economist World năm 2007 ).

    ***Theo bài viết “Hơn 9000 giáo sư sao không có bằng sáng chế ?” của tiến sĩ Lê Văn Út và tiến sĩ Thái Lâm Toàn thì trong 5 năm qua Việt nam chỉ đăng ký được có 5 bằng sáng chế; năm 2011 lại không có bằng sáng chế nào. Trong khi đó Phi Luật Tân có 27 bằng sáng chế, Thái Lan có 53, Mã Lai 161, và Singapore 647. Chúng ta chỉ hơn mấy nước như Lào, Campuchea, và Brunei.

Phản hồi