WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sách của NXB Giáo dục dạy nghề… xẻ thịt thú rừng?

Tôi từng đi với nhiều chuyên gia bảo tồn động vật, giữa lố nhố hàng quán miền sơn cước, thấy ai đó uống rượu với đĩa thịt chim sẻ rán, cả mâm, không ai bảo ai, tất cả cùng lặng lẽ đứng dậy. “Văn hoá” bảo tồn đã đi vào máu của nhiều người, trong khi, NXB Giáo dục vẫn vô tư dạy con cháu chúng tôi cách ăn thịt cầy, cáo, gấu, sơn dương…?!

Một buổi sáng, đứa cháu tôi ngỏ ý muốn chú đưa đi siêu thị mua các món: mật gấu, cao sơn dương rồi nước hoa bằng “tuyến xạ con cầy giông”!

Toàn những món “quái đản”, tôi còn chưa biết cầy giông là con gì, cháu tôi cũng chửa bao giờ trông thấy… gấu, và kể cả con sơn dương có sống trong phòng khách nhà tôi, cháu cũng không tài nào biết nó là sơn dương hay con chó lai. Nó mới chỉ 8 tuổi đầu.

Đại gia đình tôi quyết định truy tìm nguồn cơn đáng… choáng váng này.

Cháu bé trịnh trọng bê ra một cuốn sách, sách do chính ông nội cháu mua tặng dịp sinh nhật, mang tên “Từ điển tranh về các con vật” (do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành, tác giả là Lê Quang Long).

Quyển sách dậy trẻ cách làm thịt thú rừng?

Tôi đọc, ngay từ phần “Lời nói đầu”, ông Long đã “thay mặt nhóm tác giả” giới thiệu cuốn sách của họ là cuốn từ điển tranh đầu tiên về loài vật, đề cập đến hơn 500 con vật khác nhau nhằm “giúp bạn đọc tìm hiểu, tra cứu về chúng để có thêm những kiến thức cơ bản nhất, cập nhật nhất về thế giới động vật. Cuốn sách còn là tài liệu quý phục vụ cho việc nghiên cứu về động vật Việt Nam và thế giới”.

Phải nói là sách trình bày rất “Tây”, ảnh in đẹp, súc tích, dễ hiểu, chỉ tiếc rằng, xuyên suốt nội dung giới thiệu về các con vật, rất nhiều khi các tác giả viết “tài liệu quý” đã cơ bản biến đám trẻ thơ ngây của chúng ta thành những “thực khách” hay những trọc phú “chọc tiết” thiên nhiên hoang dã đích thực.

Khi đọc sách, ở nhiều trang, tôi có cảm giác như đang gặp một người nào đó vừa xem phim “thế giới động vật”, vừa liếm mép, tay cầm dao dĩa và hai cánh mũi phập phồng hà hít mùi thịt quay thịt nướng. Đến mỗi đoạn, nghe tác giả giới thiệu “công dụng” của con vật khi “làm thịt” phục vụ đời sống phi bảo tồn của ai đó, cái người ngồi cạnh tôi kia lại hào hển, thèm thuồng: con nai này mà quay lên thì béo lắm đây, con hổ này mà lọc xương nấu cao thì tốt cho gân cốt phải biết!

Vì sao vậy? Xin trích “ba mặt một nhời”, như sau: “Thịt cầy giông ngon. Mật dùng để chữa bệnh phụ nữ khi sinh đẻ. Da, lông là những mặt hàng có giá trị kinh tế. Tuyến xạ được dùng trong công nghệ sản xuất nước hoa” (trang 108, sdd); ngay trang 109 tiếp theo: “Thịt cầy hương thơm ngon”. Đặc biệt, phần giới thiệu về loài sơn dương – giống vật hiền lành và như là biểu tượng may mắn trong tâm thức của không ít cộng đồng người vùng cao Việt Nam – các tác giả hạ bút, tiếp: “Sơn dương là loài rất có giá trị kinh tế, thịt rất ngon, mật có tác dụng như mật gấu, xương dùng để nấu cao”.

Ngại dài lời, tôi sẽ không trích thêm các đoạn dạy nghề mổ thịt thú rừng nữa. Chỉ muốn nhấn mạnh rằng: nếu đứng ở góc độ bảo vệ động vật hoang dã, các trang sách kia đã “vẽ đường cho hươu chạy”, chẳng khác nào dạy trẻ em và người lớn nước ta ăn thịt sơn dương rồi nấu cao toàn tính, giết gấu lấy mật hỉ hả tưng bừng.

Bảo vệ các loài động thực vật trước nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu là vấn đề luật pháp, nhưng hơn nữa, nó còn là chuyện về văn hoá làm người của nhân loại tiến bộ. Công ước quốc tế về vấn đề này (CITES) đã được thượng tôn, Việt Nam là nước thành viên tích cực.

Người Việt Nam, đã có những cá nhân tích cực đi bộ xuyên Việt để kêu gọi cộng đồng không sử dụng các sản phẩm, săn bắn, giết chóc động vật hoang dã. Hàng trăm chuyên gia quốc tế đã dành cả cuộc đời mình để bảo vệ hoang thú Việt Nam, với khẩu hiệu, như ông Tilo Nadler (người Đức) đã gương cao: các loài linh trưởng là di sản của thiên nhiên Việt Nam, chứ không phải là thực phẩm, càng không phải là dược liệu.

Qua các diễn đàn, qua báo chí, Trưởng đại diện tại Việt Nam của Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã thế giới (WCS), TS. Scott Roberton cũng nhiều lần thống thiết kêu gọi Bộ Y tế và các trường đào tạo y dược của Việt Nam khẩn trương xoá bỏ việc tuyên truyền về “ích lợi” của việc sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã nguy cấp trong các dược thư, giáo trình đào tạo, sách báo văn chương.

Chưa bao giờ các chương trình, vận động ứng xử “chan hoà” với các loài động vật hoang dã lại cấp tập, quyết liệt như hiện nay. Cái gốc của vấn đề nằm ở một góc nhìn nhân bản và có văn hoá với thiên nhiên hoang dã, bầu sữa – tay nôi của cuộc sống này. Con sơn dương, con nai con hoẵng có thể chưa là động vật hoang dã quý hiếm lắm, nhưng nó cũng là thức ăn quan trọng với hổ báo và nhiều loài thú ăn thịt khác. Việc bảo vệ chúng, là hoạt động sống còn nhằm giữ gìn cho hệ – chuỗi đa dạng sinh học Việt Nam và thế giới.

Vậy mà, NXB Giáo dục vẫn vô tư dạy con cháu chúng tôi cách ăn thịt cầy, cáo, gấu, sơn dương… Như thế mà được ư?

Nguồn: Báo Pháp Luật

Phản hồi