WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người Việt ở Ba Lan: Biểu tình cho thế hệ mai sau

Ngày hôm qua, 29/6, người Việt ở Ba Lan lại một lần nữa xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Lần này không đông đúc như hôm 18/5, nhưng không khí vẫn sôi động không kém. Khoảng 500-700 người đã tập trung trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc từ 12h ngày Chủ Nhật để phản đối hành động gây hấn của Trung Quốc, sau đó đoàn tiếp tục tuần hành trên con phố đông người đi bộ nhất Vacsava và tập kết trước cửa dinh tổng thống và biểu tình ở đây thêm gần 1 giờ nữa trước khi kết thúc.

Có nhiều đánh giá cho rằng, tuy không thành công về số lượng như lần đầu nhưng cuộc biểu tình đã đi vào chiều sâu, chất lượng hơn và gây được sự chú ý hơn của cư dân Vacsava. Đoàn tuần hành đã khiến du khách ngạc nhiên thích thú, cùng lúc những thông điệp được liên tiếp chuyển tới qua những khẩu hiệu vang dội bằng tiếng Anh, tiếng Ba Lan và những tờ rơi do các cháu thế hệ thứ 2 phân phát.

Cộng đồng cờ đỏ và chủ trương dung hòa

Trong khi đa số bà con Ba Lan hân hoan và hài lòng về kết quả của 2 lần xuống đường, thì những tấm hình biểu tình mà họ post lên các trang mạng và Facebook cá nhân lại gây nên những cuộc tranh cãi về mầu cờ sắc áo. Là một cộng đồng hầu hết ra đi từ miền Bắc, phần lớn chưa một lần trong đời nhìn thấy cờ vàng, nên đương nhiên lá cờ sử dụng trong các cuộc biểu tình là mầu cờ đỏ. Trong số những người biểu tình, có người mang cờ đơn giản như một biểu tượng quốc gia, có người giương nó với lòng tự hào dân tộc và cũng có những người né tránh bằng cách không cầm cờ gì hoặc cầm cờ Ba Lan hay EU.

Tranh cãi về cờ quạt đã diễn ra gần 40 năm nay và vẫn chưa tới hồi kết. Tranh luận về cờ ở Đông Âu sẽ càng bế tắc hơn, khi những người Việt ở đây, nếu không yêu cờ đỏ thì cũng không thể cầm cờ vàng và càng không thể biểu tình mà không có lá cờ nào đại diện.

Nhóm tổ chức với tiêu chí trung lập, đã tuyên bố chấp nhận mọi mầu cờ sắc áo, mọi quan điểm, nhưng trong cả 2 cuộc biểu tình đã không xuất hiện, dù chỉ 1 lá cờ vàng. Trái lại, lần biểu tình này có thêm loáng thoáng 1,2 lá cờ Philippines và Nhật Bản.

Có một vài ý kiến chê bai cuộc biểu tình ở Ba Lan dưới mầu cờ đỏ, nhưng nếu so sánh với các cuộc biểu tình của bà con ở Đức, của du sinh ở Pháp hay ở Anh thì có thể thấy, đây là cuộc biểu tình có nhiều sắc xanh, trắng nhất châu Âu.

Có được sắc mầu khá trung dung này là nhờ cố gắng của nhóm tổ chức. Qua cả 2 lần biểu tình, nhóm đã chủ trương phát hàng trăm quả bóng bay xanh, in tất cả các biểu ngữ bằng mầu xanh, trắng và các sắc mầu khác, trừ mầu đỏ. Cầm thêm cờ EU để dung hòa, cũng như in thêm áo phông trắng, mũ trắng. Nhưng tất nhiên, cờ quạt do bà con cầm đến đều được tôn trọng và sử dụng.

Quyết định hạn chế hay ít nhất không khuyến khích mầu đỏ, không chỉ vì chuyện lịch sử của một lá cờ “gốc Phúc Kiến” gây nhiều tranh cãi, mà còn xuất phát từ thực tế dị ứng cộng sản của quốc gia sở tại. Ba Lan là một trong số 2 quốc gia trên thế giới đã loại bỏ chủ nghĩa cộng sản bằng hiến pháp và có hình thức xử phạt với những người tuyên truyền hay sử dụng biểu tượng cộng sản. Mầu đỏ ít nhiều gợi nhớ đau thương ở đất nước này.

Tuy vậy, quyết định trung dung đó dường như không làm hài lòng cả phe chống cộng cực đoan lẫn phe yêu cộng cực đoan, và nó khiến những người tổ chức bị cả 2 phía dị nghị.

No- U và đoàn vận động dân sự

Điểm nhấn khác nữa của cuộc biểu tình lần nay là sự xuất hiện của hàng trăm chiếc áo No- U (nói không với đường lưỡi bò). Nếu lần trước chỉ duy nhất có chị cầm loa ‘phụ trách tiếng ồn’ mặc một chiếc No-U trắng, thì lần này nó đã được nhân bản lên vài trăm.

Một chiếc áo với thông điệp rõ rệt như vậy về chủ quyền vài năm trước đây đã từng bị coi là ‘nhạy cảm’ khi những người yêu nước mặc nó xuống đường phản đối Trung Quốc, nhưng hiện đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới với những phiên bản khác nhau và bữa nay trở nên không còn xa lạ với kiều bào ở Ba Lan nữa.

Một bất ngờ với đoàn biểu tình là sự có mặt của phái đoàn vận động dân sự gồm tiến sĩ Nguyễn Quang A, luật sư Trịnh Hữu Long, luật sư Nguyễn Vy Hạnh và blogger Cùi Các. Phái đoàn sau khi tham gia phiên kiểm định nhân quyền tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva và làm việc với Quốc hội châu Âu tại Brussels đã qua thăm Ba lan, tiếp xúc với một số chính khách Ba Lan. Sự trùng lặp ngẫu nhiên về thời gian tổ chức đã khiến cho các nhà hoạt động được chứng kiến một cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở một đất nước mà người Việt chỉ là dân ngụ cư, nhưng họ có những quyền mà họ đã không thể tìm thấy ở chính quê hương mình. Một chiếc xe cảnh sát nhấp nháy đèn đi chầm chậm dẫn đầu đoàn biểu tình diễu hành dưới lòng đường và bên cạnh là những người mặc sắc phục thân thiện làm nhiệm vụ bảo vệ.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã có lời phát biểu với đoàn biểu tình và nhận được sự nồng nhiệt cổ vũ. Ông cũng được mời lên dẫn đầu đoàn biểu tình trên chặng đường từ sứ quán Trung Quốc tới dinh Tổng thống. Luật sư Trịnh Hữu Long từ hơn một năm nay làm việc tại Philippines đã chuyển tới lá thư cựu nghị sĩ Philippines, bức thư viết:

“Tôi là Roilo Golez từ Philippines. Từ lâu, tôi đã luôn kiên quyết phản đối các hành động bạo lực và bất hợp pháp của Trung Quốc trên Biển Đông trong việc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và chủ quyền của Philippines và Việt Nam.

Tôi đã làm vậy với tư cách nghị sỹ Quốc hội Philippines, và giờ đây với tư cách người sáng lập phong trào DI KA PASISIIL, có nghĩa là KHÔNG THOÁI LUI, KHÔNG ĐẦU HÀNG.

Tôi đồng lòng cùng các bạn lên án việc Trung Quốc sử dụng vũ lực mà không dùng luật pháp và các quy định của Công Ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Chúng tôi đoàn kết với nhân dân Việt Nam khi các bạn lên án việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan khổng lồ cùng hơn 80 tàu thuyền yểm trợ, lên án việc họ sử dụng vũ lực tấn công các tàu thuyền Việt Nam đang kiên cường bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình. Các hành động của Trung Quốc vi phạm Tuyên bố về ứng xử giữa các bên được ký kết năm 2002, cũng như những gì Trung Quốc đang làm trên biển Tây Phi, thực hiện dự án khai hoang các đảo đá nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và cấm ngư dân của chúng tôi đánh bắt cá để sinh sống.

Chúng ta hãy không ngừng kiên định giữ vững lập trường của mình trong việc biểu tình mạnh mẽ nhưng ôn hòa để thế giới biết Trung Quốc đang uy hiếp các quốc gia nhỏ như thế nào khi họ thực hiện các hành động bất chấp luật pháp”.

Lòng yêu nước cho thế hệ mai sau

Trong đoàn biểu tình, nếu để ý chút, có rất nhiều các bé thuộc thế hệ thứ 2 thậm chí thứ 3 ở Ba Lan. Có cháu bé mặc chiếc áo phông biểu tình dài gần chấm đất, vừa mút kẹo vừa cầm cờ. Nhiều cháu không nói sõi tiếng Việt, ngập ngọng hô những câu khẩu hiệu, để rồi nhiều ngày sau đó còn văng vẳng bên mình những tiếng hô “Hoàng Sa- Trường Sa- Việt Nam”. Nhiều bậc cha mẹ đã coi đây như một dịp để giáo dục con cái hướng về cội nguồn, quan tâm tới vận mệnh đất nước.

Một số bé sau khi tham gia biểu tình đã xin những tờ rơi để đem tới trường cho bạn bè và thầy cô giáo xem. Có bậc phụ huynh ghi nhận, con họ bỗng quan tâm tới Việt Nam hơn và thích nói tiếng Việt hơn.

Những tiếng hô hôm nay có thể theo gió bay đi, nhưng lòng yêu nước còn đọng lại với giới trẻ là hy vọng của nhiều người có mặt trong cuộc biểu tình này.

 

Một số hình ảnh:

10481582_809842335693947_2255461145590508322_n

10501666_681064555305543_1903799570273922172_n

10511072_564700356972512_8977761382944996896_n

Tiến sĩ Nguyễn Quang A phát biểu, và góc phải là 2 bạn Ba Lan mặc áo No-U

Tiến sĩ Nguyễn Quang A phát biểu, và góc phải là 2 bạn Ba Lan mặc áo No-U

Đoàn dân sự tham gia biểu tình chụp hình lưu niệm trước dinh Tổng thống.

Đoàn dân sự tham gia biểu tình chụp hình lưu niệm trước dinh Tổng thống.

Trịnh Hữu Long đọc thư

Trịnh Hữu Long đọc thư

 

Xem thêm ảnh tại đây

 

91 Phản hồi cho “Người Việt ở Ba Lan: Biểu tình cho thế hệ mai sau”

  1. ybmyljjroww says:

    gE1zfl etoxpzwzrfkl, [url=http://ubxsuaxqafzj.com/]ubxsuaxqafzj[/url], [link=http://ayfrkvlxdbnt.com/]ayfrkvlxdbnt[/link], http://twpteknxzqkx.com/

  2. prgynyos says:

    oNc6GT xtcftfejbmtf, [url=http://usvvnyndxnws.com/]usvvnyndxnws[/url], [link=http://kleaawbvbhky.com/]kleaawbvbhky[/link], http://ipwghnaatruw.com/

  3. TƠ NGÀN says:

    CỜ VÀ CỜ !

    Trung Quốc nó cờ đỏ
    Cờ nó có năm sao
    Mình cũng màu cờ đỏ
    Mình chỉ có một sao !

    Đỏ với đỏ như một
    Sao với sao như nhau
    Đều anh em đồng chí
    Bây giờ lại chống nhau !

    Cớ chi mà ra vậy
    Là bởi Mác nhiệm mầu
    Hô vang lừng biện chứng
    Khiến mâu thuẫn đi đầu !

    Nó mang giàn khoan đến
    Đâu dễ chịu rút nào
    Anh em là thế đấy
    Đồng chí ai bảo sao !

    Hoàng Sa mình nó chiếm
    Mặc cứ mình xôn xao
    Lưỡi bò nó lại liếm
    Thật lý tưởng giương cao !

    Trong nước biểu tình cấm
    Mình đành mang ra ngoài
    Cầm cờ sao giống nó
    Ôi quả tếu làm sao !

    MÂY NGÀN
    (09/7/14)

  4. UncleFox says:

    Mời quý ông bà, cô cậu “biểu tình cho thế hệ mai sau” sang bài “nhiều khả năng Việt Nam sẽ không kiện China” xem lại bức hình “ngài” Tổng Bí Việt Cộng cung nghinh đồng chí Tập Cận Bình bằng cờ “Lục Tinh Kỳ” của nước Trung Hoa (với hàm ý bao gồm cả Việt Nam) .
    Làm người phải nhận thức được cái đúng, cái sai . Đã đến lúc đừng đem cái SAI trao tay cho THẾ HỆ MAI SAU nữa quý vị ạ !

  5. DâM TiêN says:

    Trong những tấm hình mà cô MV Hồng đưa lên, DâM Tôi rung động cùng mình,

    khi thương nhìn một em bé ngây ngô chưa biết một tí tẹo gì về cờ hay quạt.

    Mà nay có ai dúi vô tay em lá cờ máu, mặc cho em màu máu, đội cái nón cho
    em màu máu, và tuyên bố… ước hẹn ngày mai ,– giết ! giết ! giết ?

    Ôi ! chỉ thấy mưa sa trên màu cớ đò, suốt trường sơn một kỷ nguyên tội đồ..

    • tonydo says:

      Ngài quan Sáu phán:
      Ôi ! chỉ thấy mưa sa trên màu cớ đò, suốt trường sơn một kỷ nguyên tội đồ.
      (hết trích).

      Đã vô tới Trường Sơn thì làm đếch gì còn cờ với quạt… Sốt rét run bần bật cầm cái gậy Trường Sơn còn không nổi, sức đâu mà cầm cờ. Ba người còn ngồi được trên một cành đu đủ thì gió nó thổi một cái là bay mẹ nó cả người lẫn cờ.
      Lâu lâu nhìn xuống đồng bằng thì có mưa sa thật nhưng không phải trên màu cờ đỏ mà mưa sa trên màu cờ Huê và cờ Vàng.
      Kính xin đàn anh quan Sáu viết lại cho chuẩn.
      Thank you so, so much.
      Kính.

  6. nvtncs says:

    Xin được phân biệt giữa “chỉ trích”, “phân tích” và cấm”.
    Quý vị người gốc Việt ở BaLan muốn cầm cờ gì cứ việc cầm, không ai cấm.
    Nhưng tôi cần vạch rõ cái ngang trái, nghịch lý, cái tính cách lưu manh của chính phủ đưa đến với quý vị cái cờ đỏ, lịch sử của cờ đỏ, việc làm của chính phủ đem cờ đỏ vào nước Việt Nam và hiện nay đang cai trị nước VN.
    Nếu biết đằng sau cái cờ đỏ là một lũ ăn cướp, giết người, mà quý vị vẫn dùng nó, thì giữa quý vị và tôi, không còn gì để nói chuyện.

Leave a Reply to nvtncs