WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chuyện tổng tuyển cử thống nhất hai miền 1956

Sơ lược vấn đề

Chủ đề này tôi đã đề cập tới trong bài “Sáu mươi năm hiệp định Genève 1954 và cuộc Di cư vĩ đại” đăng năm ngoái 2014, nhưng gần đây có vài thân hữu đã thảo luận với tôi về vấn đề này. Có người cho rằng chính phủ Ngô Đình Diệm sau năm 1954 đã không thi hành Hiệp định Genève tổ chức Tổng tuyển cử dự trù tháng 7 năm 1956 nên CS Hà Nội có cớ xâm chiếm miền nam bằng vũ lực. Tôi nghĩ chuyện này tuy xưa cũ nhưng vẫn còn được nhiều người quan tâm nên sẽ đóng góp thêm ý kiến, dữ kiện liên quan để vấn đề được sáng tỏ hơn. Tôi chỉ chú trọng riêng về đề tài này.

Hiệp định Geneve. Ảnh Internet

Hiệp định Geneve. Ảnh Internet

Để tìm hiểu về Hiệp định Genève và Tổng tuyển cử thống nhất quí độc giả có thể coi trong cuốn Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập của Nguyễn Đức Phương, phần Phụ Lục trang 930-943. Quí vị cũng có thể tìm trên Wikipedia (Yahoo, Google), đề tái này được nói rất rõ và chi tiết, ngoài các tác giả Pháp, Mỹ như Jean Lacouture, Fredrik Logevall (1) cũng viết về vấn đề này trong sách của họ.

Xin nói sơ lược về Hiệp định Genève

Ngày 26-4-1954 Hội nghị Genève khai mạc để giải quyết các vấn đề Triều Tiên và Đông Dương. Cuộc họp thảo luận về Đông Dương thực sự bắt đầu ngày 8-5-1954 (sau ngày Điện Biên Phủ thất thủ). Các nước tham dự và đại diện gồm Anh, ngoại trưởng Eden; Pháp, Bidault, sau ngày 19-6 là Chauvel; Mỹ, Thứ trưởng ngoại giao Smith; Nga, ngoại trưởng Molotov; Trung cộng, Thủ tướng Chu ân Lai; Quốc gia Việt Nam, Nguyễn Quốc Định, đầu tháng 7 là Trần Văn Đỗ; Việt Minh Thủ tướng Phạm văn Đồng.

Hiệp định được ký kết ngày 20-7-1954 gồm 4 văn kiện

1- Hiệp định đình chiến tại Việt Nam
2- Hiệp định đình chiến tại Lào
3- Hiệp định đình chiến tại Cao Mên
4- Tuyên bố cuối cùng, không có chữ ký

Tôi xin đi ngay vào đề tài, Hiệp định Genève được ký ngày 20-7-1954, nội dung chính nói về đình chiến, đất nước chia đôi tại vĩ tuyến thứ 17, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Việt Minh) đóng ở trên chính phủ Quốc Gia Việt Nam và quân Pháp rút vào nam dưới vĩ tuyến 17.

Ngày hôm sau 21-7-1954 Hội nghị nhóm họp trở lại và cùng nhau thảo bản Bản tuyên bố cuối cùng ngày 21-7-1954 gồm 13 điểm (2)

Bản tuyên bố cuối cùng về tái lập hòa bình Đông Dương không mang chữ ký của bất cứ phái đoàn nào tham dự hội nghị, trong đó điều 7 nói nguyên văn:

“Hội nghị tuyên bố, giải pháp cho những vấn đề chính trị ở Việt Nam dựa trên cơ sở tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ sẽ cho phép người dân Việt Nam được hưởng nền tự do cơ bản thông qua kết quả tổng tuyển cử tự do sẽ được tổ chức tháng 7-1956”

Ta nên chú ý, trước nhất vấn đề Tổng tuyển cử dự trù năm 1956 chỉ là nói miệng với nhau (oral statements) và không có chữ ký (unsigned document) của bất cứ phái đoàn nào, nó không có nhiều giá trị về mặt pháp lý. Trên thực tế cuộc tổng tuyển cử tại VN năm 1956 không được các cường quốc quan tâm kể cả Nga, Trung Cộng, người ta chỉ muốn một hiệp định chấm dứt chiến tranh.

Thứ hai nó không ấn định rõ ràng hai bên phải tổ chức bầu cử ra sao? không có những điều khoản chi tiết về Tổng tuyển cử. Nó ngụ ý hai bên Bắc và Nam tự giải quyết lấy vấn đề, tùy theo thiên chí của hai bên, hoàn toàn không mang tính mệnh lệnh, quy định phải thực hiện, nói chung mơ hồ.

Nó không ấn định bầu theo thể thức như thế nào, ai thắng sẽ được quyền lợi gì? thua sẽ ra sao? có thể hai bên sẽ đưa ra những thể thức thí dụ như dưới đây:

Nếu miền Bắc thắng cử thì ông Hồ Chí Minh sẽ làm Chủ tịch đứng đầu cả nước, ông Ngô Đình Diệm thất cử sẽ xuống làm thường dân. Ngược lại nếu ông Diệm thắng cử sẽ làm Tổng thống cả hai miền, ông Hồ sẽ xuống làm phó thường dân.

Hoặc theo thể thức khác như nếu miền Bắc thắng, ông Hồ Chí Minh sẽ làm Chủ tịch đảng kiêm chủ tịch nước, ông Ngô Đình Diệm sẽ làm phó chủ tịch đảng và phó chủ tịch nhà nước và dĩ nhiên ông Diệm phải vào đảng. Trường hợp ông Ngô Đình Diệm thắng cử thì sẽ làm Tổng thống cả hai miền, ông Hồ Chí Minh sẽ làm Phó Tổng thống và phải bỏ đảng
Chuyện này thật không tưởng và mơ hồ

Lật tẩy

Năm 1956, Việt Nam Cộng Hòa từ chối Tổng tuyển cử vì cho rằng miền Bắc không bảo đảm có bầu cử tự do, dân chủ. Hà Nội vận động quốc tế kêu gọi các đồng chủ tịch Hội nghị Genève (Anh, Nga) để thực hiện Tổng tuyển cử. Tháng 6 năm 1955 Hà Nội tuyên bố sẵn sàng mở hội nghị hiệp thương với Sài Gòn nhưng không được đáp ứng. Trong khi tiến trình yêu cầu và từ chối đàm phán vẫn tiếp diễn, Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa (Hà Nội) còn cố tái lập quan hệ thương mại giữa hai miền, để giúp “nhân dân hai vùng trao đổi kinh tế, văn hóa và xã hội, nhằm tạo thuận lợi cho việc khôi phục cuộc sống bình thường của người dân”. Hà Nội đã gửi văn thư cho miền nam VN đề cập Tổng tuyển cử những năm 1955, 1956, 1957… và thậm chí sau khi đã phát động chiến tranh du kích tại miền nam 1958, 1959, 1960 nhưng họ vẫn yêu cầu miền Nam đàm phán.

Về mặt ngoại giao, tuy Hà Nội vận động kêu gọi thực hiện tổng tuyển cử nhưng chính Trường Chinh khi sang Mạc Tư Khoa họp Đại hội đảng CS Liên Xô năm 1956 đã tiết lộ với thứ trưởng ngoại giao Liên Xô Vasilii Kuznetzov rằng Miền Bắc không hội đủ điều kiện để tổ chức bầu cử thống nhất. Việc vận động quốc tế chỉ là phương thức tuyên truyền, cũng là cách giải thích thất bại với quần chúng trong nước (3).

Các cường quốc kể cả Nga, Trung Cộng đã không ủng hộ lời kêu gọi tổ chức tuyển cử của miền Bắc mà muốn hai miền Nam- Bắc được giữ nguyên như thế (ở đâu ở đó). Trung Cộng cho rằng việc tổ chức bầu cử tự do và thống nhất Việt Nam, không thể được thực hiện trong thời gian này

Sau khi ký Hiệp định Genève một năm Thủ tướng Ngô Đình Diệm nói không từ chối Tổng tuyển cử thống nhất hai miền nhưng thống nhất trong tự do chứ không phải trong nô lệ, ngoài ra ông không tin tưởng miền Bắc có thể bảo đảm bầu cử tự do.

Thực ra những năm 1955, 1956 tại miền Bắc cuộc cải cách ruộng đất dẫn tới nông dân nổi dậy ở vùng lân cận Vinh, người dân vô cùng căm phẫn. Miền Nam có chiến sự với các giáo phái khiến Ủy Hội Quốc Tế kiểm soát đình chiến tại Đông Dương (Ấn Độ, Ba Lan, Gia Nã Đại) không tin có thể có bầu cử tự do, nghiêm túc được. Ủy hội cũng không hy vọng bảo đảm một cuộc bầu cử thật sự tự do trong đó cử tri có thể bỏ phiếu theo ý muốn mà không sợ bị trả thù chính trị. Ủy hội đồng ý với quan điểm của Quốc gia Việt Nam (miền Nam) rằng miền Bắc không đủ điều kiện tổ chức bầu cử công bằng.

Nguyên văn trả lời của Thủ tướng Ngô Đình Diệm:

“Chính sách của chúng tôi là chính sách hoà bình. Nhưng không có gì có thể khiến chúng tôi đi chệch khỏi mục tiêu của chúng tôi là sự thống nhất đất nước, thống nhất trong tự do chứ không phải trong nô lệ. Vì dân tộc, chúng tôi sẽ đấu tranh hết sức mình cho sự thống nhất đất nước. Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hoà bình và dân chủ. Tuy nhiên nếu những cuộc bầu cử tạo thành một trong những nền tảng cơ bản của nền dân chủ thật sự thì chúng chỉ có ý nghĩa với điều kiện chúng hoàn toàn tự do. Hiện nay, thực tế phải đối mặt với chế độ áp bức của Việt Minh, chúng tôi nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc.” (4)

Quan sát viên của Ủy hội Quốc tế đồng ý với quan điểm của ông Diệm rằng miền Bắc không hội đủ điều kiện tổ chức bầu cử công bằng. CS Hà Nội vận động quốc tế thi hành Hiệp định Genève, thực hiện Tổng tuyển cử chỉ là để tuyên truyền, lấy cớ xin hiệp thương hai miền vì chính họ cũng thú nhận không đủ điều kiện tổ chức bầu cử.

Chính Trung Cộng sau này đã lật tẩy bộ mặt thật của đàn em Việt Cộng gian trá, Hà Nội không muốn Tổng tuyển cử chứ không phải họ tha thiết thống nhất bằng hòa bình. Theo tài liệu Quân sử của Bộ Trung Hoa Quân Mưu thì sự thất bại của Cải cách ruộng đất đã khiến cho CSVN không thể thực hiện Tổng tuyển cử được, cái hy vọng thống nhất bằng lòng dân qua bầu cử của CSVN sụp đổ nên họ quay lưng với Hiệp định để gây chiến tại miền nam (5)

Hiệp thương là gì? Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cố tái lập quan hệ thương mại giữa hai miền, để giúp “nhân dân hai vùng trao đổi kinh tế, văn hóa và xã hội, nhằm tạo thuận lợi cho việc khôi phục cuộc sống bình thường của người dân.” Cái này gọi nôm na là cò gỗ mổ cò thịt, miền Bắc từ sông Bến Hải trở lên, đông dân đất cầy trên sỏi đá, thiếu lúa gạo trầm trọng sau Hiệp định Genève muốn dụ hiệp thương để kiếm chút cháo của vựa lúa miền nam. VNCH giao thương với nhiều nước trên thế giới chẳng cần miền Bắc, vả lại Hà Nội lợi dụng cơ hội để đưa gián điệp, nằm vùng vào trà trộn thực hiện những âm mưu đen tối sau này.

Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa muốn lập quan hệ thương mại giữa hai miền (6) để trao đổi văn hóa, kinh tế xã hội. Hội nghị Trung ương đảng lần thứ tám (khóa hai) dự kiến:

“Muốn thống nhất nước nhà bằng phương pháp hoà bình, cần phải tiến hành thống nhất từng bước; từ chỗ tạm thời chia làm hai miền tiến đến chỗ thống nhất chưa hoàn toàn, từ chỗ thống nhất chưa hoàn toàn sẽ tiến đến chỗ thống nhất hoàn toàn.”

Cũng như vấn đề bầu cử, chính quyền miền Nam từ chối cả việc thảo luận hiệp thương. Cái trò mập mờ đánh lận con đen của Hà Nội chẳng bịp được ai, vải thưa không che được mắt thánh. Họ đã đánh giá quá thấp hiểu biết của miền nam, tưởng như chính quyền này không hay biết gì, người ta đã quá rõ bộ mặt thật của Việt Minh từ 10 năm trước.
Trong hồi ký White House Years, Chương thứ 8, The Agony of Vietnam, Kissinger nói Hà Nội không bao giờ muốn Hiệp định và hòa bình, họ chỉ muốn chiến thắng quân sự.

Thật vậy, người CS chủ trương chính quyền đẻ ra từ họng súng, năm 1954 sau Hiệp định Genève họ để lại rất nhiều cán bộ, đảng viên nằm vùng, những năm 1957, 1958, 1959… tại miền nam Việt Cộng nổi lên y như ong vỡ tổ. Năm 1973, ký Hiệp định Paris , Cộng quân nhất định không chịu rút về Bắc, họ để lại gần hai trăm ngàn quân tại miền nam. Hiệp định Paris chưa ráo mực, CSBV mở xa lộ Đông Trường Sơn ngày đêm chuyển vận vũ khí vào nam chờ ngày tổng tấn công.

CSVN thừa biết bầu cử, Tổng tuyển cử rất khó ăn, cho dù thắng cử cũng không thể tiêu diệt hết đối phương ngay mà phải mất khá nhiều thời gian cho nên dùng bạo lực cách mạng như Lénine đã dậy là chắc ăn nhất.

Ai bầu cho Hồ Chí Minh?

Tác giả GS Fredrik Logevall trong cuốn sách nổi tiếng mới xuất bản gần đây, một công trình nghiên cứu lớn về chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất có nói (7): Cả Nga và Trung Cộng đều muốn hoãn Tổng tuyển cử mà Phạm Văn Đồng đề nghị thực hiện sớm hơn, Việt Minh tin là họ sẽ thắng trong cuộc bầu cử toàn quốc. Các nhà chính trị Tây phương Pháp, Mỹ, Anh biết là ông Hồ sẽ thắng trong cuộc Tổng tuyển cử nên muốn định ngày càng xa hoặc không định ngày càng tốt. Tổng thống Eishenhower nói có thể 80% người dân Việt Nam muốn bầu cho Hồ Chí Minh hơn là cho Quốc trưởng Bảo Đại. Phía CS cả Chu Ân Lai, Molotov đều không muốn bầu cử sớm, ngày 23-6-1954 Thủ tướng Pháp nói bầu cử khi nào hai miền đã bình tâm trở lại. Chu Ân Lai nói đàm phán thỏa thuận chính trị do hai chính phủ VN ( Nam , Bắc), ông không nói họ cần thương thuyết ngay. Ngoại trưởng Nga Molotov đề nghị năm 1955, Tây phương từ chối, cuối cùng ông đề nghị tháng 7-1956 tức hai năm sau.

Các nhà sử gia, chính khách Tây phương thường lý luận đơn giản theo kiểu Tam đoạn luận:

Người VN thù ghét thực dân Pháp, ông Hồ Chí Minh chống Pháp nên được dân ủng hộ

Người VN thù ghét Tây, ông Diệm, Ông Bảo Đại theo Tây không được dân ủng hộ

Thực tế cho thấy hai tuần sau khi ký Hiệp Định người dân miền Bắc từ bỏ quê cha đất tổ ồ ạt di cư vào Nam bằng máy bay tai các phi trường Hà Nội, Hải Phòng và bằng tầu thủy tại Hải Phòng. Tổng cộng có hơn nửa triệu người di cư bằng tầu thủy, hơn 200 ngàn di cư bằng máy bay, khoảng trên 100 ngàn di cư bằng đường bộ, thuyền hay phương tiện riêng, sau khi bức màn sắt buông xuống nhiều người dùng thuyền vượt tuyến vào Nam. Vì số người di cư quá đông nên Cao ủy Pháp đã xin Việt Minh cho gia hạn thêm 3 tháng, ngày cuối cùng là 19-8-1955 (thay vì 19-5-1955). Trong khi đó có hơn 100 ngàn người ra Bắc hầu hết là đảng viên, cán bộ tập kết cùng gia đình, có hơn 4,000 người di cư vào Nam xin trở về Bắc.

Tổng cộng có hơn một triệu người bỏ Việt Minh di cư vào Nam theo chính phủ Quốc gia là một cái tát vào mặt Bác và Đảng, hơn một triệu lá phiếu bằng chân cho thấy ai bỏ phiếu cho ai?

Cuộc di cư bị cấm đoán ngăn cản rất nhiều, sau ngày 20-7-1954, dân Hà Nội có 80 ngày di cư, Hải Dương 100 ngày, Hải Phòng là địa điểm tập trung cuối cùng có 300 ngày. Chỉ những người sống ở thánh phố là ra đi dễ dàng, sau 80 ngày miền quê muốn đi Hải Phòng từ Hà Nội phải có giấy thông hành, thường là xin của bà con, họ hàng (ở Hà Nội) về cạo sửa làm giả để qua mắt công an Việt Minh. Những người vùng hậu phương muốn đi cũng chẳng biết cách nào. Mặc dù di cư khó khăn nhiêu khê như vậy mà cũng đã có hơn một triệu người vào Nam , nếu được đi tự do thoải mái thì số người từ bỏ Việt Minh sẽ tăng hơn nhiều

Không riêng gì TT Eisenhower nghĩ Hồ Chí Minh được lòng dân hơn Bảo Đại, Walter Robertson phụ tá Bộ trưởng ngoại giao Mỹ cũng cho là Bảo Đại theo Tây, bù nhìn bị người dân khinh ghét (8)

Đầu năm 1947, khi quân Pháp tới người dân bỏ nông thôn, thành thị theo Việt Minh vào hậu phương kháng chiến. Theo lời kể của ông Đoàn Thêm (9)

khi chính phủ Bảo Đại về nước chấp chính từ tháng 7-1949 đến đầu năm 1950 thì người dân tại hậu phương Việt Minh hồi cư tấp nập về thành thị, các tỉnh Bắc Ninh, Hà Đông, Hà Nội, Sơn Tây trong tháng 7-1949 mỗi ngày có vài nghìn người, riêng ngày 30-10 tại Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây số người trở về lên tới 35 ngàn người. Theo Đoàn Thêm, người dân bỏ già Hồ về với cựu hoàng.

Thử hỏi tại sao người dân lại bỏ Hồ Chí Minh về với Bảo Đại trong khi ông vua này thân Tây? Tâm lý chung ai cũng muốn ấm no hạnh phúc, chẳng ai muốn sống trong cảnh đói khổ cơ hàn. Giữa cuộc đời đói cơm rách áo, đóng khố, bữa đói bữa no, khoai sắn do họ Hồ mang lại và cuộc sống tiện nghi, sung túc tại vùng Quốc gia, vùng thuộc Pháp thì người dân chọn sống chỗ nào? ở đây không nói tới chính trị mà chỉ chú ý khía cạnh xã hội, tâm lý, kinh tế của con người. Không ai mê nổi cái chính sách bần cùng hóa nhân dân của họ Hồ và tập đoàn tay sai Trung Cộng.

TT Eisenhower và một số chính khách sử gia Tây phương cho rằng người dân sẽ bỏ phiếu cho Hồ Chí Minh là hoàn toàn vô căn cứ, chẳng lẽ họ không chấp nhận một cuộc sống ấm no để lựa chọn một xã hội mọi rợ, bán khai, ăn khoai, đóng khố, chọn một cuộc sống đói khổ phản văn minh, phản tiến bộ?

Tại sao chính phủ miền Nam từ chối nói chuyện với Hà Nội về tổng tuyển cử? Thủ tướng Diệm biết chắc sẽ không có bầu cử tự do, Hà Nội sẽ đe dọa người dân phải dồn phiếu cho Hồ Chí Minh. Muốn tổ chức bầu cử tự do có quốc tế giám sát phải kêu gọi các nước đồng chủ tịch, kêu gọi Liên Hiệp quốc đứng ra bảo đảm bầu cử nhưng chuyện này rất khó thực hiện

Theo lời kể của Kissinger khi CSBV vi phạm Hiệp định Paris tấn công Phước Long cuối năm 1974, ông ta đã gửi văn thư xin can thiệp đến các nước đã tham dự Hội nghị quốc tế về VN cũng như bốn nước trong Ủy ban quân sự bốn bên (Canada, Hungary, Ba Lan, Nam Dương) (10). Hầu hết không phúc đáp, chỉ có một hai nước trả lời vu vơ, sau khi ký Hiệp định, hội họp xong người ta có khuynh hướng cao chạy xa bay, không muốn liên hệ tới chuyện đã qua.

Kết luận

Miền Nam VN không chấp nhận đề nghị Tổng tuyển cử vì:

-Thống nhất trong tự do chứ không phải trong nô lệ.

-Chính phủ Quốc gia Việt Nam không ký kết bất cứ văn thư nào của Hiệp định Genève 20-7-1954.

-Hiệp định không đề cập Tổng tuyển cử mà nó chỉ được nói tới ngày hôm sau trong lời Tuyên bố cuối cùng (final declaration) điều 7, một văn kiện không có chữ ký (unsigned document) mà chỉ là nói miệng với nhau (oral statements), thiếu căn bản pháp lý.

-Điều 7 ngắn gọn, mơ hồ, không có chi tiết qui định thực hiện, nó có nghĩa nhiệm ý (option) tùy hai bên thương lượng.
- Cuộc bầu cử tại miền Bắc sẽ không có tự do mà dưới sự chỉ đạo của Việt Minh

Ủy Hội Quốc Tế gồm Ấn Độ, Ba Lan, Gia Nã Đại không muốn đứng ra tổ chức Tổng tuyển cử cho rằng không thể có bầu cử tự do.

Hà Nội tích cực kêu gọi quốc tế thực hiện Tổng tuyển cử nhưng miền Bắc không hội đủ điều kiện để tổ chức như Trường Chinh đã thú nhận với Thứ trưởng ngoại giao Nga năm 1956. Cuối cùng việc vận động chỉ là để tuyên truyền hạ thấp miền nam VN không có thiện chí thống nhất đất nước và để có cớ xâm lược bằng vũ lực.

Dù sao CSVN cũng đã tuyên truyền thành công lừa bịp được dư luận trong và ngoài nước, ngay tại miền Nam nhiều người tin rằng chính phủ Diệm sợ thua nên không dám Tổng tuyển cử.

Giới khuynh tả Tây phương đã lên án Ngô Đình Diệm ngoan cố khao khát quyền thế độc tài, nhưng độc tài Ngô Đình Diệm và độc tài Hồ Chí Minh cái nào ác ôn? Họ khen lấy khen để Hồ Chí Minh là nhà ái quốc xứng đáng được cai trị cả nước VN, họ muốn áp đặt một chế độ mà người dân VN không chấp nhận.

Nói về cái cái gian của Việt Minh năm 1945, 1946, Tướng Navarre Tư lệnh Đông Dương đã ghi nhận:

“Họ rất giao quyệt, khôn khéo nên đã được Mỹ giúp đỡ nhiều mà còn được chính phủ Pháp lâm thời ủng hộ. Để lấy lòng Mỹ, họ vờ đóng vai phong trào quốc gia chống Nhật và Thực dân. Để được lòng chính phủ Pháp mới (1945), họ tỏ ra liên kết nước Việt Nam mới (tức VM) vào nước Pháp mới. Họ lừa những người này, gạt những người khác. Họ giả vờ đóng kịch kháng chiến chống Nhật mà Mỹ chủ trương. Họ vờ cảm tình với tân chính phủ Pháp đồng thời họ ra sức khích động nhân dân chống Pháp” (11)

Hai mươi năm sau Hiệp Định Genève 1954, Hà Nội đã tiến hành Tổng tuyển cử bằng xe tăng đại bác năm 1975, con đường duy nhất mà họ có thể thống nhất đất nước.

Nhưng ở đây chỉ là thống nhất trong nô lệ

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

—————————————–

Chú thích.

(1) Jean Lacouture: End of a War, Indochina 1954, Chương 23 từ trang 301-313.
Fredrik Logevall: Embers of War, The Fall of An Empire And The Making of America’s Vietnam , 2012, trang 605-611
(2) Hiệp định Genève 1954, Wikipedia
(3) Gaiduk, Ilya. Confronting Vietnam. Stanford, CA: Stanford University Press, 2003. Trang 78. (Wikipedia)
(4) Trích tuần báo Việt Nam (Vietnam bulletin) của tòa Đại sứ VN tại Mỹ ngày 16-7-1955 trang 24. (Wikipedia)
(5) Diễn Đàn Việt Thức, Vai Trò CS-Trung Quốc trong Chiến Tranh Việt Nam, Nhất Thanh lược dịch, Chinese Military Advisory Group-CMAG
(6) Vietnam News Agency, 7 tháng 2 năm 1955 (Wikipedia)
(7) Embers of War, The Fall of An Empire And The Making of America’s Vietnam , trang 610
(8) Embers of war trang 495
(9) Đoàn Thêm: Những Ngày Chưa Quên, quyển thượng trang 138-140, 173-174, 206-210
(10) Years ot Renewal trang 485, 486
(11) Agonie de l’Indochine, trang 13.

4 Phản hồi cho “Chuyện tổng tuyển cử thống nhất hai miền 1956”

  1. Minh Đức says:

    Trích: “Thực ra những năm 1955, 1956 tại miền Bắc cuộc cải cách ruộng đất dẫn tới nông dân nổi dậy ở vùng lân cận Vinh, người dân vô cùng căm phẫn.”

    Mặc dù những người lãnh đạo miền Bắc biết rằng sau Cải Cách Ruộng Đất người dân rất căm phẫn, bất mãn với chế độ nhưng những người lãnh đạo CS cũng vẫn dám tiến hành bầu cử. Giả sử có bầu cử thì tại miền Bắc kết quả bầu cử vẫn là đa số bầu cho ông Hồ Chí Minh. Đó là vì cách bầu cử của chế độ CS không cần kết quả từ việc kiểm phiếu mà kết quả là do lãnh đạo của đảng CS quyết định. Sau 1975, trong kỳ bầu cử quốc hội, những người chức lớn, có tên tuổi được đặt lên đầu trong các phiếu bầu, người cấp nhỏ được đặt dưới. Khi người dân bầu họ gạch tên những người ở trên đầu (tức là không bầu cho họ). Mặc dù vậy những người đó vẫn đắc cử. Lần bầu cử sau, những người có tên tuổi, chức vụ cao được đặt dưới chót, những người cấp nhỏ bị làm vật hy sinh được đặt lên đầu. Khi người dân bầu họ gạch tên những người ở dưới chót. Nhưng những người này cũng vẫn đắc cử. Lần bầu cử sau nữa, những người có tên tuổi và chức vụ cao được đặt vào giữa, không theo thứ tự nào cả. Khi người dân bầu họ vẫn gạch tên những người có tên tuổi được đặt ở giữa. Kết quả là những người có tên tuổi đó cũng vẫn đắc cử.

    • qdnb says:

      “tuy Hà Nội vận động kêu gọi thực hiện tổng tuyển cử nhưng chính Trường Chinh khi sang Mạc Tư Khoa họp Đại hội đảng CS Liên Xô năm 1956 đã tiết lộ với thứ trưởng ngoại giao Liên Xô Vasilii Kuznetzov rằng Miền Bắc không hội đủ điều kiện để tổ chức bầu cử thống nhất. Việc vận động quốc tế chỉ là phương thức tuyên truyền”

  2. Nguyễn Văn says:

    Bài viết làm sáng tỏ . Nhưng lịch sử của cộng sản là lịch sử giả tạo, tuyên truyền, lừa bịp.
    Cứ nhìn từ ngày cướp được Miền Nam tới nay, đã 41 năm rồi, đất nước đã có bầu cử tuyển cử tự do nào đâu? Chỉ cướp với láo với lừa với gian với dối. Cộng sản là cướp và bán nước, và những ai ca tụng cộng sản chính là tay sai kẻ bán nước vì bổng lộc tiếp tay cộng sản cố tình lừa dân.

    nv

  3. Quang Phan says:

    Chỉ có những nhà lãnh đạo mất trí, đần độn mới tính đến chuyện tổng tuyển cử tự do với Quỷ Đỏ gian hùng Hồ chí Minh chỉ biết thủ tiêu, mổ bụng những người đối lập :

    ***Trả lời ký giả Daniel Guérin phỏng vấn ngày25-6-1946, Hồ chí Minh phát biểu : Tất cả những ai không theo con đường tôi đã vạch đều sẽ bị tiêu diệt.

    Theo giáo sư Rummel trong quyển “Death by Government” thì trong giai đoạn 1945-1957, đã có khoảng 50000 người khác chính kiến đã bị bè lũ Việt Minh giết hay thủ tiêu.

    ***Sử gia Trần Gia Phụng:Trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất, điều mà người dân lo sợ nhất là những cuộc đấu tố tại các tòa án nhân dân. Việc xét xử không dựa trên luật pháp, mà chỉ theo quyết định tại chỗ của đội CCRĐ, gồm những người do đảng Lao Động (tức đảng CSVN) lập ra. Nạn nhân bị xỉ vả, chửi mắng, phóng uế, bỏ đói khát, phơi nắng mưa, tra khảo. Con tố cha. Vợ tố chồng. Anh chị em tố nhau. Luân thường đạo lý đảo điên, văn hóa suy đồi.

    Các biện pháp trấn áp, tra tấn, bắt đầu từ bỏ đói, bỏ khát, phơi nắng, phơi mưa, mắng chửi, hành hạ, nhục hình, thậm chí đào một cái hố, bắt nạn nhân nằm xuống, rồi bắt dân chúng tiểu và đại tiện lên nạn nhân, giựt tóc, đánh đập, gìm nước (rồi kéo lên cho tỉnh lại), dùng tre nhọn xuyên thủng tay chân, thân thể. Có khi đội CCRĐ chôn nạn nhân xuống đất, chừa cái đầu lên trên, dùng bò kéo lưỡi cày có răng nhọn ngang qua đầu nạn nhân cho đến chết. Nhiều nạn nhân chứng kiến các cuộc trấn áp dã man, sợ quá, lên cơn đau tim chết, hoặc tìm cách tự tử để khỏi bị hành hạ “.

    “Về số người bị giết trong cuộc CCRD, “từ 120 ngàn đến 200 ngàn. Đó là chưa kể thân nhân của nạn nhân do bị cô lập cũng chết dần chết mòn có thể lên đến từ 500 ngàn đến một triệu nữa.”

    *** Về cuộc di cư năm 1954, theo các tác giả Jacques Dalloz của cuốn The War in Indo-China, 1945–1954; Harry Haas của cuốn “Catholics in North Vietnam; Andrew Hardy của cuốn Migrants and the State in the Highlands of Vietnam : Việt Minh và các cán bộ hành chính Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tích cực ngăn cản, gây trở ngại cho những người có-thể-ra-đi không để họ đến các điểm xuất phát tại Hà Nội và Hải Phòng .

    ***Trong tài liệuTổng Kết Cuộc Kháng Chống Thực Dân Pháp, Thắng Lợi và Bài Học, Hà Nội, 1996, Việt Minh đã bí mật để lại Miền Nam 60,000 đảng viên trong Nam .

    Theo Võ Văn Kiệt trong bài viết Nhớ Đồng Chí Lê Duẩn trên Báo Nhân Dân 16-08-06, đám cán bộ và đảng viên này được đặt dưới quyền lãnh đạo của Lê Duẩn, Bí thư Xứ Ủy Nam Bộ. Vào ngày cuối cùng của thời hạn tập kết ở Cà Mau, sau khi giả bộ lên tàu tập kết, Lê Duẩn đã tìm cách rời khỏi tàu vào lúc nữa đêm để ở lại .

Leave a Reply to Minh Đức