Tổng thống Obama bắt đầu chuyến thăm Thái Lan
Ngày 18/11/2012, Tổng thống Obama đặt chân xuống Bangkok. Đây là chặng đầu vòng công du Đông Nam Á trước khi ông đến Miến Điện rồi Cam Bốt, để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Theo giới quan sát, mục tiêu chuyến đi này nhằm củng cố trở lại vị thế của Mỹ trong vùng.
Hoa Kỳ tìm cách thắt chặt quan hệ với những nước trong khu vực trước ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc. Theo thông tín viên Marie Vallerey tại Bangkok, an ninh tại thủ đô Thái Lan đã được tăng cường đến mức tối đa để dự phòng mọi bất trắc nhân chuyến ghé thăm chớp nhoáng của Tổng thống Mỹ :
“Ngay từ sáng sớm quân đội, cảnh sát Thái Lan và lực lượng an ninh Mỹ đã được triển khai khắp nơi ở thủ đô Bangkok. Hơn một ngàn người đã được huy động cho chuyến ghé thăm của ông Barack Obama, trong đó có cả các nhân viên hai cơ quan CIA và FBI, cũng như lính Thủy quân lục chiến Mỹ.
Trong chương trình, tổng thống Mỹ đến viếng chùa Phật nằm Wat Pho, do đó hôm nay, ngôi chùa nổi tiếng này đóng cửa không tiếp du khách. Giới bất bình nhất chính là những người bán hàng rong trong khu phố chung quanh.
Nhân chuyến công du chớp nhoáng vào hôm nay, tổng thống Mỹ có buổi hội kiến riêng với Quốc vương Thái Lan Bhumibol ở bệnh viện, trước khi tiếp xúc với thủ tướng Thái Lan, Yingluck Shinawatra.
Chặng ghé Bangkok là dịp để Hoa Kỳ củng cố thêm quan hệ hợp tác với Thái Lan, đối tác quân sự chủ yếu của Mỹ trong khu vực, một đồng minh lịch sử và chiến lược của Washington tại vùng Đông Nam Á.
Tuy nhiên, tại Bangkok, người ta bàn bạc rất nhiều về Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP, mà dân Thái cho đến giờ có vẻ không thích, trong lúc chính phủ thì lại có ý định gia nhập. Những người chống đối lo ngại là Hiệp định TPP sẽ tác hại đến Thái Lan, ví dụ như làm tăng giá thuốc trị bệnh, làm chậm trễ việc phổ cập các loại thuốc gốc giá rẻ.
Nếu Thủ tướng Thái Lan đã cho biết là bà muốn thảo luận vấn đề này trước đã, thì đối với Mỹ, đó là một ưu tiên và nhất là một phương tiện để tạo ra đối trọng với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong vùng».
Phân tích chuyến đi Châu Á của ông Obama, thông tín viên Jean Louis Pourtet từ Washington cũng nhấn mạnh trên mục tiêu của Mỹ tìm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc, không chỉ nơi những đồng minh lịch sử như Thái Lan, mà cả ở những nước không mấy thân thiện với Mỹ trước đây, điển hình là Mién Điện:
“Khi chọn Châu Á là nơi công du đầu tiên sau khi thắng cử, Tổng thống Barack Obama muốn cho thế giới thấy là vùng này sẽ chiếm một vị trí ưu tiên trong chính sách đối ngoại của ông nhân nhiệm kỳ thứ hai.
Sau khi nhậm chức năm 2009, chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Obama được dành cho Trung Đông mà ông hy vọng ghi dấu ấn. Nhưng kết quả không hoàn toàn như ý muốn, nếu nhìn vào tình hình xung đột bùng nổ trở lại hiện nay ở dải Gaza giữa Palestine và Israel.
Thế nhưng ở châu Á, ông Obama có thể đặc biệt tự hào về các thay đổi tại Miến Điện bắt nguồn từ sáng kiến mà ông đề ra. Miến Điện đã trở thành một chặng dừng trong chuyến công du của ông, một chuyến đi bị giới bảo vệ nhân quyền xem là quá sớm. Theo họ, nếu bà Aung San Suu Kyi được tự do hoạt động chính trị, thì nhiều người vẫn còn bị giam giữ vì bất đồgn chính kiến.
Tuy nhiên, như ông Ben Rhodes, thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ giải thích, chính quyền Miến Điện đã có nhiều tiến bộ, nếu Hoa Kỳ muốn thúc đẩy nhân quyền và các giá trị mà Mỹ bảo vệ, thì điều này phải được thực hiện qua đối thoại.
Khi bãi bỏ trừng phạt đối với Miến Điện, ông Obama cũng muốn cho thấy là quan hệ tốt với Washington có nhiều mối lợi. Điều này có thể khuyến khích một số quốc gia trong khu vực – vốn lo ngại trước tiến trình quân sự hóa của Trung Quốc – xích lại gần với Mỹ hơn. Đó là trường hợp của Cam Bốt và Việt Nam.
Nhưng mối quan tâm đến châu Á của ông Barack Obama có hai mặt, vừa là chiến lược nhưng cũng vừa mang tính chất cá nhân: Sinh ra tại Hawai, thời trẻ sống tại Indonesia, ông Obama đã xem mình là tổng thống đầu tiên của vùng Thái Bình Dương.”
Mai Vân (RFI)
“ngài” Tuấn Phạm chớ vội phất cờ. “Ngài” John Kerry sau khi vất các huy chương đã tìm và lượm đeo lại vào để ra tranh cử Tổng Thống thế mà vẫn bại trận. Đừng gắng gượng tự sướng làm gì: “Ngài” Obama đi công du Châu Á ngay sau khi thắng cử, đến sát nách Việt-Nam như tại Campuchia và Thái Lan mà không hề đá động gì đến các đỉnh cao trí tuệ của Việt-Nam cả!…
Quan hệ HK-VN đượm màu hồng với John Kerry? Xin chúc mừng! Quân đội nhân dân Việt-Nam anh hùng hãy sẵn sàng: khi nào John says “bắn” là phải nhanh chóng bóp cò đấy nhé!
Chờ đợi nội các mới của ông Obama, nếu ngài John Kerry thay bà H.Clinton thì thật tuyệt cho VN, là cựu chiến binh từ VN, cũng như J.McCain và Peterson, Ngài J.Kerry luôn có thiện cảm với VN, ủng hộ VN phát triển. Chuyện lạ thiệt, những người đã từng tham chiến ở VN, những cựu thù, thậm chí họ từng bị tù tội trên đất VN nhưng lại rất giao hảo khi tiếp xúc với quan chức VN. Họ đã cống hiến sức mình ra để đóng góp cho quan hệ VN-HK khác hẳn với số ít những người Việt CCCĐ
Khổng Minh Gia Cát Lượng OBAMA,
Tui thầm phục ông tt Obama này quá chừng! Mới vừa tái đăc cử xong là ông bắt tay làm ba chuyện đại sự cùng một lúc:
1)- Xử lý chuyện giám đốc CIA (tướng Petraeus) đệ đơn từ chức và ra điều trần trước Quốc Hội về vấn đề bạo loạn tại Lybia gây tử thương cho ông Đại Sứ Mỹ. Chuyện ngoại tình tay ba của tướng tá chỉ là chuyện nhỏ;
2)- Bật đèn xanh cho Do Thái tấn công khu Palestine ở Trung Đông, phá tan tành nhà máy chế tạo máy bay thám thính không người lái; trả đũa lập tức về vụ bạo loạn ở Lybia (11/09/2012);
3)- Vội vã du hành thăm viếng chính thức ba quốc gia vùng Á Châu: Miến Điện (để dằn mặt TQ); Thái Lan (để hà hơi tiếp sức cho khối ASEAN); và Cam Bốt (để đối đầu trực tiếp với TQ trên bàn hội nghi thượng đỉnh ASEAN về chủ đề Biển Đông). Lần này TQ bị bắt buộc phải dứt khoát với vấn đề Biển Đông trước tập thể các nước láng giềng Đông Nam Á;
Tôi có linh tính nội các mới của ông Obama kỳ này sẽ là “nội các chiến tranh” sau khi bà H. Clinton làm xong phận sự một Ngoại Trưởng mềm dẻo và khôn ngoan. Tướng lĩnh Bộ Quôc Phòng HK sẽ bao gồm những khuôn mặt mới, nghiêm chỉnh, để không làm suy yếu tinh thần binh sĩ. Dĩ nhiên mọi phản ứng của HK và thế giới hoà bình đều tuỳ vào thái độ nghiêm chỉnh biết điều của lãnh đạo TQ. Ngày nào TQ còn tiếp tục trò kích động “chiến tranh nhân dân” và “chiến thuật biển người” ngày đó khu vực Thái Bình Dương Á Châu không được yên ổn.
Tổng thống Obama đích thân vi hành thăm Á Châu sau khi tái đắc cử là tín hiệu cho thấy Âu Châu và Trung Đông không còn quan trọng bằng Á Châu Thái Bình Dương trong chính sách 4 năm tới, và có thể sẽ là chính sách lâu dài của Mỹ trong tương lai dù ai thế ông ta sau này.
Đến Miến Điện không hẳn vì Miến quan trọng hơn VN mà vì muốn gửi một tín hiệu mạnh mẽ để nhà cầm quyền Miến yên tâm trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Tàu trong khu vực; và cũng để mở đường tìm cơ hội đầu tư phát triển kinh tế vì Miến có nhiều tài nguyên, và một phần cũng là để khóa chặt không cho ảnh hưởng của Tàu tràn xuống từ Miến.
Nhưng về mặt an ninh đường biển, và nhất là quyền lợi của Mỹ với các nước xung quanh thì Mỹ vẫn cần Việt Nam hơn, vì VN với một bờ biển dài từ Bắc xuống Nam, là cửa ngõ mà Tàu có thể đi xuống “chiếm” không chỉ Biển Đông mà còn đe dọa toàn khối ASEAN và còn đi ra Thái Bình Dương đe dọa toàn khu vực dẫn đến Mỹ sẽ mất hết quyền lợi ở Á Châu và cả Úc Châu.
Mỹ sẽ làm gì? Chiến lược bao vây của Mỹ không phải để gây chiến tranh tiêu diệt Tàu mà chỉ kềm hãm sức mạnh quân sự đe dọa đến quyền lợi kinh tế của Mỹ trên các nước đồng minh. Mỹ vẫn cần Tàu đối trọng để phát triển kinh tế trong nước cũng như xưa kia Mỹ cần cộng sản. Mỹ đã từng dùng chiến lược cái phễu (cái quặn) (funnel) chạy đua vũ trang với Liên Xô cho đến khi kinh tế Liên Xô kiệt quệ và sụp đổ. Mỹ cũng sẽ áp dụng chiến lược này với Tàu, nuôi chiến tranh để phát triển kinh tế. Cái khác nhau bây giờ là Tàu đông dân và giàu hơn Liên Xô và ngày nay Mỹ lại đang mang nợ. Tuy nhiên, tổng sản lượng GDP năm 2011 của Mỹ (15.09 trillion) vẫn cao 2 lần hơn Tàu (7.3 trillion), và Mỹ đang dụ khị anh Tàu chạy đua vũ trang. Cuộc chạy đua đang bắt đầu từ đít phễu là một vòng tròn nhỏ, chi phí ít, nhưng càng lên cao vòng tròn càng lớn và đương nhiên chi phí quốc phòng sẽ gia tăng, và sẽ gia tăng cho đến khi kinh tế kiệt quệ mà thua. Dù không đủ trình độ kỹ thuật chạy đua theo Mỹ, nhưng vì tham vọng và tự ái dân tộc, Tàu cũng phải ì ạch chạy theo. Tàu có lợi điểm là sẽ đi đường tắt bằng cách huy động toàn bộ sức mạnh quốc gia đi ăn cắp kỹ thuật của các nước tiên tiến thay vì bỏ tiền ra nghiên cứu, và Mỹ đôi khi cũng cố tình để “hở” như đã từng nhiều lần trong quá khứ cho Tàu lấy mang về để hai ta cùng đua. Dân Mỹ sẽ có việc làm và kinh tế sẽ phát triển.
Đây là cuộc chiến của anh đế quốc tư bản xanh tự do dân chủ với anh đế quốc tư bản đỏ độc tài toàn trị, tư bản nào sẽ thắng?
kbc