WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tuần tra 12 hải lý: Dằn mặt hay đối đầu

Tàu khu trục USS Lassen của Hải quân Mỹ. Ảnh: Naval Today.

Tàu khu trục USS Lassen của Hải quân Mỹ. Ảnh: Naval Today.

Sau hai lần thuyết phục Bắc Kinh ngưng xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp tại Trường Sa bằng đường lối ngoại giao hoàn toàn thất bại, Tổng thống Obama ngày 26/10 vừa qua đã chính thức cho phép lực lượng hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến tiến vào biển Đông như một động thái mới để đối đầu với Bắc Kinh.

Ngoại giao thất bại

Nhằm giảm thiểu tình trạng căng thẳng trên biển Đông, Tổng thống Obama đã dùng ngoại giao để thuyết phục Bắc Kinh ngưng bồi đắp phi pháp 7 đảo nhân tạo. Nỗ lực đầu tiên là Ngoại trưởng John Kerry đã thân hành đến Bắc Kinh thảo luận với lãnh đạo Trung Quốc hồi tháng 5/2015 nhưng bất thành.

Sự thất bại của Ngoại trưởng John Kerry đã khiến cho giới quân sự Hoa Kỳ sốt ruột nên đã yêu cầu Tổng thống Obama tiến hành biện pháp quân sự nhằm răn đe Bắc Kinh; nhưng Tổng thống Obama vẫn kiên trì với giải pháp ngoại giao, hy vọng sẽ thuyết phục được Tập Cận Bình khi ông này viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 9.

Tổng thống Obama đã tổ chức một buổi ăn tối đặc biệt giữa hai nhà lãnh đạo với một vài phụ tá thân cận chỉ để bàn riêng về biển Đông một ngày trước khi lãnh đạo Trung Quốc được mời dự đại yến tại Tòa Bạch Ốc, nhưng cũng đã không mang lại kết quả nào.

Tuy trong cuộc họp báo với Tổng thống Obama tại Tòa Bạch Ốc, ông Tập Cận Bình tuyên bố là sẽ ngưng các việc bồi đắp và tôn trọng quyền tự do hàng hải của các nước trong khu vực; nhưng các lời hứa của họ Tập chỉ là nói lấy có để xoa dịu dư luận vào lúc đó. Trong thực tế, theo những hình ảnh chụp được từ vệ tinh, Bắc Kinh vẫn tiếp tục bồi đắp và tổng số diện tích lên đến 2 ngàn mẫu.

Tổng thống Obama không chỉ bị áp lực từ giới quân sự Hoa Kỳ sau giải pháp ngoại giao thất bại mà còn đến từ Tokyo và Manila khi chính phủ Nhật và Phi Luật Tân cho biết là không còn có thể “nhẫn nại” trước các áp lực bành trướng của Bắc Kinh trên biển Đông.

Tuần tra 12 hải lý

Ngay sau buổi ăn tối ngày 24/9 để thảo luận về giải pháp biển Đông thất bại, Tổng thống Obama đã ra lệnh cho người phụ tá liên lạc và yêu cầu Đô Đốc Harry Harris, tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương bắt đầu xúc tiến kế hoạch tuần tra trên biển Đông.

Như vậy, việc đưa tàu chiến tuần tra được chuẩn bị từ một tháng trước và Hoa Kỳ đã không giấu kín nỗ lực này. Nhưng Tổng thống Obama đã chần chừ không quyết định ngày khởi đầu cuộc tuần tra.

Mãi đến ngày 24/10, phát biểu sẵn sàng đối đầu với Mỹ trên biển Đông của Thủ tướng Lý Khắc Cường trong một hội nghị cán bộ cao cấp của Trung Quốc đã làm cho Tòa Bạch Ốc phải hành động vì nếu không sẽ bị… coi thường.

Vì thế mà ngày 26/10 (giờ Hoa Kỳ), Khu trục hạm Lassen từ cảng Yokosuka, Nhật Bản đã tiến vào biển Đông, nhưng chỉ là động thái khởi đầu nhằm dằn mặt Bắc Kinh hơn là chuẩn bị sự đối đầu quy mô.

Khu trục hạm Lassen có biệt danh là “Sea Devils” – Quỷ Biển. Đây là loại Khu trục hạm mạnh nhất trong biên chế Hải quân Mỹ, thực hiện các nhiệm vụ từ chống tàu trên mặt nước, tàu ngầm, tấn công mặt đất đến phòng thủ tên lửa.
Theo kế hoạch, Khu trục hạm tiến vào khu vực tuần tra trong vùng 12 hải lý quanh bãi đá Subi (mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam tháng 3/1988) và Đá Vành Khăn (mà Trung Quốc chiếm của Phi Luật Tân năm 1995) trong quần đảo Trường Sa.

Cuộc tuần tra có phối hợp với máy bay trinh sát, loại P-8 Poseidon tối tân nhất của Hoa Kỳ. Trung Quốc đã lên tiếng phản đối Hoa Kỳ với bài ca cũ rích rằng Hoa Kỳ đã vi phạm chủ quyền của Bắc Kinh. Trong lúc tuần tra, Hoa Kỳ đã thu hình và công bố hai chiến tàu của Trung Quốc chạy phía sau khu trục hạm Lassen nhưng không có bất cứ động thái ngăn cản nào.

Trong cuộc họp báo vào sáng ngày 27/10, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Hoa Kỳ thông báo rằng chuyến tuần tra của Khu trục hạm Lassen đã hoàn tất và cuộc tuần tra sẽ diễn ra thường xuyên chứ không chỉ một lần.

Dằn mặt hay đối đầu

Hoa Kỳ đã đứng trên lập trường bảo vệ “quyền tự do hàng hải” để tiến hành cuộc tuần tra và coi việc Trung Quốc bồi đắp các đảo nhân tạo là phi pháp, vi phạm Luật biển 1982 của Liên Hiệp Quốc.

Trong khi đó, tham vọng của Trung Quốc là nhanh chóng hoàn tất các căn cứ quân sự trong quần đảo Trường Sa như họ đã làm tại Hoàng Sa để đặt Hoa Kỳ và các nước trong khu vực vào tình trạng “chuyện đã rồi”, nên Bắc Kinh đã bất chấp tất cả những phản đối của các nước.

Vấn đề còn lại nằm ở sự quyết đoán của Hoa Kỳ, đặc biệt là Tổng thống Obama, trong việc ngăn chận các hành động xâm lược trắng trợn nói trên của Bắc Kinh.

Tổng thống Obama vốn chủ trương đối thoại để thuyết phục Trung Quốc ngưng những công trình quân sự hóa trên biển Đông. Hơn nữa ông chỉ còn một năm nữa là hết nhiệm kỳ nên sẽ không muốn phiêu lưu trong cuộc đối đầu với Trung Quốc.

Ngay cả Tập Cận Bình, tuy muốn tạo ra cuộc chiến từ bên ngoài để lấy đó làm lý cớ trấn áp nội bộ vốn đang bị phân hóa trầm trọng do kế hoạch “đả hổ diệt ruồi” từ năm 2013 cho đến nay. Nhưng bản thân Tập Cận Bình đang đối diện với rất nhiều nguy cơ có thể bị mất mạng khi mà tình hình kinh tế suy thoái với những đe dọa đảo chánh ngày một gia tăng.
Tuy biển Đông căng thẳng, nhưng bản thân ông Obama và Tập Cận Bình đã có những giới hạn tự thân nên họ sẽ không liều lĩnh để tạo ra cuộc đối đầu không lường trước hệ quả.

Tóm lại, việc Hoa Kỳ đưa Khu trục hạm Lassen tiến vào biển Đông chỉ là gửi tín hiệu dằn mặt Bắc Kinh mà thôi. Tuy chỉ là hành động dằn mặt, nhưng thái độ cứng rắn của Hoa Kỳ qua vụ tuần tra 12 hải lý đã khiến cho đồng minh Nhật Bản, Phi Luật Tân … tin tưởng hơn vào thực tâm muốn xoay trục về Á Châu Thái Bình Dương của Hoa Kỳ mà ông Obama đưa ra từ năm 2011.

27/10/2015

Lý Thái Hùng

8 Phản hồi cho “Tuần tra 12 hải lý: Dằn mặt hay đối đầu”

  1. Nguyễn Kim Nên says:

    Vì chủ nghĩa quốc gia quá khích trong nước Tàu đã lên đến tột đỉnh, nên 1 sự im lặng, chịu thua của quân đội Trung cộng trước các chuyến “viếng” Trường Sa của tàu chiến Mỹ là 1 điều gì đó cay đắng vô cùng của nước Tàu đang mơ tưởng mình là vô địch, vô đối, vĩ đại nhất trong thế kỹ 21 (cùng với sự ủng hộ của Nga, sự phục tùng của 1 số thành phần có ảnh hưởng ở 1 số quốc gia đại diện cho nền dân chủ phương Tây). Vì thế chưa ai biết Tàu cộng sẽ làm gì khi chuyến tàu khu trục của Mỹ viếng thăm Trường Sa lần thứ 2.

    Tàu cộng trong quá khứ đã từng chiến tranh toàn bộ với Mỹ (cuộc chiến Đại Hàn 1950-1953). Và cũng đã có lần tấn công táo tợn qua Nga (cuộc chiến “bí mật” qua bờ sông Ussuri và đảo Trân Châu (đảo Zhenbao hay Damaski), 1969 –Bên Nga chết gần 300 lính. Bên Tàu chết khoảng 1000).

    Vì vậy người Việt đừng chủ quan tin rằng Trung cộng ngày hôm nay sẽ hoàn toàn không dám đụng độ Mỹ, hay là không dám gây chiến toàn diện.

    Dĩ nhiên, ngày hôm nay nền kinh tế Trung cộng có quan hệ toàn cầu và Trung cộng đã trở thành 1 nước có quan hệ quốc tế vô cùng sâu rộng, chớ không còn là 1 quốc gia đói kém, bí ẩn, cho nên chiến tranh với 1 cường quốc là điều mà Trung cộng phải suy nghĩ sâu xa trước khi liều lĩnh nổ súng. Tuy nhiên khi nó tính toán lợi hại thông suốt được thì nó có thể chấp nhận đụng độ ở mức độ nhỏ.

    Tàu cộng có thể dùng các tàu nhỏ (kể cả tàu cá) chạy ra vây quanh và kiên quyết cản đường Tàu Mỹ. Cùng lúc đó nó dùng vòi rồng xịt nước tàu Mỹ. (Tỏ ra mình là 1 quốc gia tôn trọng luật bị Mỹ hiếp đáp) . Kết quả là Mỹ sẽ không khai hỏa được mà chỉ đi vòng rồi rút lui. Như vậy thì cũng chứng tỏ được rằng Tàu đã vi phạm luật biển . Nhưng Tàu thì tuyên bố đã giữ vững chủ quyền và sẽ tiếp tục khuấy phá Tàu Mỹ.

    Còn chuyện bắn vào tàu Mỹ (Trung cộng chấp nhận bị bắn trả chìm tàu, nhưng làm dân Tàu nức lòng) thì tôi nghĩ Trung cộng sẽ không dám vì Mỹ sẽ tuyên bố Tàu cộng vi phạm nghiêm trọng luật biển, vi phạm quyền tự do đi lại trên biển(FON). Mỹ sẽ điều thêm chiến hạm, và có thể cả tàu sân bay đến biển Đông. Bất cứ tàu thuyền nào của Tàu cũng có thể bị Mỹ tấn công với lý do để “bảo vệ an toàn cho tàu thuyền tự do đi lại”. Khi đó Tàu chỉ còn có cách 1 là tuyên bố chiến tranh toàn diện với Mỹ, 2 là chịu mất kiểm soát toàn bộ trên biển Đông. Cả 2 chọn lựa đều là điều Tàu không thể làm được, không thể chịu đựng được.

    Trong khi đó thì cộng sản Viet Nam vẫn run rẩy chờ các diễn biến trên biển giữa Mỹ và Tàu, và vẫn đang lay hoay với câu hỏi gớm ghiếc nhất trong 4000 năm lịch sử đất nước, dân tộc :”Cần cứu đảng hay cần cứu nước trước?”

  2. Nguyễn Kim Nên says:

    Khi tình hình đến 1 mức độ căng thẳng nào đó thì những kẻ liên quan không còn ởm ờ được nữa. Chuyến “viếng thăm” vùng biển cận kề đảo nhân tạo của Tàu ở Trường Sa, tuy rằng trễ nhưng ít nhất cũng đã đạt được 1 số điều ích lợi:

    - Răn đe chủ nghĩa bành trướng Tàu: đừng “múa gậy vườn hoang”, chúng tôi quá biết mưu đồ và tham vọng của các ngài và chúng tôi có đủ ý chí và khả năng để ngăn chặn các ngài đấy.

    Và bọn Tàu đã ngậm trái đắng mà căm tức. Tuy nhiên âm mưu và tham vọng của Tàu vẫn còn đó. Chưa biết tương lai sẽ như thế nào. Nếu có tiếng súng nổ thì ngay lập tức Tàu sẽ cho quân chiếm toàn bộ Trường Sa cho nên Việt Nam luôn ở trong tình trạng căng thẳng. Nhưng ít ra bây giờ thì Tàu không còn múa gậy vườn hoang như mấy năm nay.

    Điều buồn cười cho bọn Tàu là chúng tin vào sức mạnh của bọn chúng mà uy hiếp, lấn át các nước Việt Nam, Philippine, Malaysia,… Chúng không coi luật biển quốc tế ra gì. Chúng công khai nói không bao giờ chịu theo luật quốc tế ở biển Đông. Bây giờ thì người ta thi hành đúng luật, dùng sức mạnh để khống chế bọn chúng thì chúng ú ớ. Sức mạnh chúng không đủ để chống lại Mỹ. Mà dở luật ra để cầu cứu thì chẳng có cái luật nào binh vực được cho Tàu. Hahaha!

    - Thách thức những bọn chủ trương lén lút hoặc công khai xách giày cho Tàu: Hãy bày tỏ thái độ. Theo Tàu, nghĩa là khúm núm theo chủ nghĩa bành trướng, ăn cướp. Hay theo chúng tôi, nghĩa là theo tự do, dân chủ, luật pháp ?

    Công khai và hèn hạ nhất là bọn Vương quốc Anh. Nhất là thủ tướng tương lai, đương kiêm tổng trưởng ngân khố George Osborne, kẻ đã công khai tuyên bố “Anh quốc chạy đến với Trung Quốc” và cùng với thủ tướng David Cameron nhất định thành lập liên minh VQ Anh – Trung Quốc 1 cách vô cùng đáng kinh ngạc. Kể ra thì cùng chẳng đáng ngạc nhiên lắm vì bọn Anh quốc này thì chỉ ham tiền và âm thầm chống Mỹ. Chúng nghĩ rằng liên minh với Tàu thì sẽ kiếm được lắm tiền. Không lẽ nước Anh bây giờ cần đến “viện trợ” của Tàu để phát triền? Thật nhục nhã !

    Sau Úc và Nhật, Cộng đồng Âu Châu đã ra tuyên bố ủng hộ chuyến đi Trường Sa của tàu USS Lassen. Bà thủ tướng Đức Merkel cũng khuyên Trung cộng nên giải quyết tranh chấp biển Đông bằng luật pháp quốc tế. Nghĩa là ám chỉ bọn Trung cộng vi phạm luật pháp quốc tế chớ không phải nước Mỹ !

    Dĩ nhiên chỉ có bọn Kampuchia phản phé, ngu xuẩn lên tiếng ủng hộ Tàu, lên án Mỹ. Bọn chúng cố tình quên cộng đồng thế giới đã giúp KPC bầu cử tự do, thoát Polpot, thoát Tàu, viện trợ phát triễn.(Nếu thêm 1 lần diệt chủng nữa thì ai sẽ giúp Kampuchia đây?)

    Còn bọn Anh sẽ ăn nói ra sao đây sau khi Cộng Đồng Âu Châu đã lên tiếng? Có lẽ bọn chúng rất bực bội Mỹ và muốn lên tiếng ủng hộ Trung cộng nhưng còn sợ tình hình biến chuyển nhanh thì chúng sẽ “há miệng mắc quai” !?

    Còn 1 nhóm “chuyên gia” và thương gia chống Mỹ, liếm giày Tàu ăn tiền ở bên Úc thường xuyên lên tiếng ủng hộ Tàu, mấy hôm nay cũng im thin thít. Vì chúng biết rằng tình hình có thể làm chúng ở trong tình trạng chống lại chính sách quốc phòng của chính phủ Úc.

    Mỹ đã bắn 1 viên đạn trúng 2 mục tiêu là vậy.

    • phamminh says:

      Tôi đống ý với cái còm này của bác Nên. Trong bài Vạn Lý Trường Sa tôi đã có góp ý khá dài nhưng chưa đủ, nhân đây xin được nói thêm:

      HK chỉ đưa một Destroyer Lassen 82 ( đơn thân độc mã) vào vùng 12 HL cận đảo Subi đủ thấy HK nắm chắc con tẩy của TQ:

      1/ Đảo này nhân tạo nên vùng 12 HL cũng không hợp lý, sẽ không được UNCLOS công nhận, TQ không thể khiếu kiện. Hôm kia TQ không còn tố cáo HK vào sâu trong vùng 12 HL nữa mà vào vùng “hải vực phụ cận”. Tên gọi này có thể nhiều người không quen. Đó là vùng 12 HL thêm bên ngoài 12 HL chủ quyền từ bờ, như vậy là có đến 44.5 cây số (1 mile (knot =1,852 mét). TQ dư biết xây đảo nhân tạo và vùng 12 HL quanh đó là không hợp pháp với luật biển nhưng với bản chất hiếp đáp nước yếu, làm càn, đặt chuyện đã rồi. Khi bị phản đối thì mồm năm, miệng mười, cả vú lấp miệng em la toáng lên.

      2/ HK dư biết TQ hiện có 2 tầu tuần tra hiện diện nhưng cũng nắm chắc TQ không dám tấn công vì :
      -Vi phạm luật biển
      -Hỏa lực (nếu TQ làm ẩu thì DDS Lassen cũng đủ khả năng đối phó)
      -Đối phó với TQ còn chưa biết thắng thua nhưng khi súng nổ tranh chấp ở TS, Nhật vào cuộc nữa thì TQ hết được chạy. HQ, KQ của các nước thân Mỹ trong vùng không đáng kể nhưng HQ, KQ của Nhật thì khác (hai nước này đã có hiệp ước chiến tranh).

      3/ HK cần phải ngăn chận không cho TQ theo đà này làm tới sẽ gây những bất lợi cho HK và lợi cho TQ:
      -TQ sẽ xây thêm nhiều đảo nhân tạo, xây thêm nhiều phi trường, nhiều căn cứ quân sự với những giàn phóng hỏa tiễn, ngư lôi v.v… đặt ngay giữa biển đông.
      -Nếu chiến tranh xảy do tranh chấp biển đông, chiến trường sẽ trên quần đảo TS, tránh xa vùng lục địa của TQ, giảm bớt thiệt hại cho TQ.

      Do đó HK sẽ phải có biện pháp cứng rắn và không nhượng bộ.

      Nếu chiến tranh giữa HK và TQ xảy ra, sự thiệt hại đôi bên và lôi kéo theo nhiều quốc gia liên hệ khác không ít. Như trên đã nói, TQ với bản chất hiếp kẻ yếu để bành trướng lãnh thổ và thế lực, ngang ngược làm càn, già mồm la lối vì sĩ diện nhưng ban tham mưu của họ dư biết chuyện gì xảy ra nếu chiến tranh bùng nỗ với HK trên biển đông. Ngày mai thứ hai, Đô đốc của TQ và hai ĐD/HQ của HK gặp nhau, hy vọng sóng gió biển đông sẽ dịu lại mặc dù tham vọng TQ vẫn còn đó.

      PM

  3. Tudo.com says:

    Cả hai, vừa dằn mặt vừa đối đầu:

    Obama cho USS Lassen chạy vòng vòng quanh khu vực đó hôm 27/10 để dằn mặt Tập Cận Bình.
    Và kể từ bây giờ nhiều chiếc USS tiếp tục chạy từ Bắc xuống Nam để đối đầu mà Trung Cộng không dám làm gì cả.

    Nhưng Trung Cộng vẫn chiếm ngụ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN thì tên Việt Cộng nào dám dằn mặt và đối đầu ?

    • tonydo says:

      Đồng chí Lê Hải Bình trả lời phóng viên khi được hỏi về việc tàu USS Lassen vào khu vực 12 hải lý quanh bãi đá Subi và Vành Khăn:

      (Là quốc gia có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông và là thành viên công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982, Việt Nam tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở biển Đông trên cơ sở các quy định có liên quan của Công ước và phù hợp với các quy định của quốc gia ven biển).

      Ơ kìa, không biết đàn anh Tudo có hiểu thằng chả này nói gì không?
      Nhận có có chủ quyền ngậm miệng để nó đổ cát lên thành phi đạo mà không la ầm lên đòi đuổi chúng nó đi mới là lạ?
      Kính!

  4. Austin Pham says:

    Nếu chiến sự có xảy ra thì nó chỉ giới hạn trong khu vực mấy cái đảo nhân tạo. Chiến sự sẽ tự động kết thúc khi mấy cái đảo này chỉ còn là một đống bầy nhầy.
    Cầu mong tổ tiên VN phù hộ cho lính Trung quốc…bấm nút ngư lôi by mistake.

  5. triết lý gia 0001 says:

    …..Tôi nghĩ Mỹ không đối đầu mà cũng không dằn mặt ai hết…….Mà là ngăn chận một cuộc chiến tranh thế giới,bởi lẻ tàu-cộng sẽ lần lướt và tạo một cuộc chiến ở khu vực đưa thế giới vào chiến tranh. Vậy tốt nhất người Mỹ nên ra tay chận trước. Mỹ thừa hiểu kinh-tế tàu-cộng đang phá sản,bao nhiêu năm dành dụm vài ngàn tỉ đôla,tàu-cộng đã nướng hết trong “canh bạc” chứng khoán.Giờ thì tàu-công đang vay mượn lại tiền của tây-phương mà điểm đầu tiền là nước Anh,ai ai cũng biết nước Anh đứng đầu về kinh doanh tiền…tệ.Theo tôi người Mỹ từ từ rồi cũng nên làm một đảo nhân tạo ở biển đông mà bước đầu là neo đậu hàng-không-mẫu-hạm…….____Vì kinh-tế Việt-cộng yếu kém tài hèn sức mọn,cộng thêm tham ô tham nhũng,tụi Việt-cộng nếu không bán đất bán biển cho Tàu-cộng thì Việt-cộng cũng sẽ bán cho Nga….theo kiểu làm lơ,hay nói lấy có rồi để ngoại bang lấn chiếm hết biển đông,hay gian xảo hơn Việt-cộng sẽ cho thuê mướn theo kiểu 50 năm hay 99 năm….____ Để ngăn chận điều này,Mỹ nên đặt đơn vị tiền tiêu ở biển đông….Úc có thể bước đầu sẽ tham gia với Mỹ…._____Mỹ không dằn mặt ai….vì có ai có máu mặt đâu mà dằn,đơn giản người Mỹ đang ngăn chặn một cuộc chiến tranh mà điểm khởi đầu là châu-á…..hy-vọng đời tổng thống tiếp theo người Mỹ nên ra tay trước…..rút kinh nghiệm cuộc chiến ở Syri,người Nga đã nhảy vào ăn có giờ…chót.Hoan hô Mỹ ra tay ở biển đông. Tàu-cộng và việt-cộng hết cửa làm cao-bồi làng ở biển đông.Nay kính.

  6. nguyenha says:

    Bài viết hay.cám ơn

Leave a Reply to tonydo