WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lái Gió và 12 giờ ở Warsaw

Nếu có một cơn gió nào đã đưa Lái Gió tới Ba Lan thì hẳn đó là một cơn gió lành. Dù đã tiếp nhiều đoàn khách liên quan tới viết lách hay dân chủ từ các nước khác nhau tới Ba Lan nhưng không bao giờ anh em Đàn Chim Việt ngờ được, người khách lần này chính là anh chàng Lái Gió.

Lý do, vì những thành phần “nhạy cảm” như Gió rất ít khi được phép xuất ngoại, dù là sang Thái Lan hay mấy nước lân bang. Nhớ, cách đây mấy năm, cầm hộ chiếu, visa và vé máy bay trong tay, nhưng Lê Thị Công Nhân đã không được phép xuất cảnh đi Ba Lan, đó cũng là chuyến xuất ngoại đầu tiên trong đời cô và nó kết thúc ngay tại sân bay Nội Bài. Sau đó ít lâu, Công Nhân bị bắt và bị kết án tù.

Người Buôn Gió là một trong số những blogger được an ninh chú ý nhất trong đôi năm trở lại đây. Ngoài chuyện bóc lịch ít ngày trong tù, Gió thường bị gọi “làm việc”, “thăm hỏi” tại gia hay nhận những cú điện thoại bất đắc dĩ. Có khi vừa tỏ vẻ quan tâm, vừa dọa dẫm, có lúc chủ nhân cú điện thoại yêu cầu Gió xóa bỏ một đoạn hay toàn bộ một entry nào đó trên blog. Gió kể, hồi mới viết lách, có lần công an gọi lên đồn, mời uống nước rồi “nhờ” viết cho một bài về tình hình xã hội. Ý “các chú” muốn “soi” xem Gió có biết viết thật không, hay kẻ “phản động” nào chấp bút hộ, vì anh chàng này không hề được học văn, học báo. Khi Gió ngoáy một mạch gần kín trang A 4, thì các chú bảo: “thôi, đủ rồi, không phải viết nữa!”.

“Đủ”, để từ đó đến nay Gió luôn bị canh chừng và “đủ” để blog của Gió bị phá sập mấy lần… Ấy vậy mà Lái Gió lại có “tướng” xuất ngoại!

Gió có mặt ở Ba Lan phải nói là một cơ duyên. Duyên ở chỗ, Gió là một trong những hành khách đầu tiên của hãng hàng không Ba Lan, hãng vừa mở đường bay thẳng Warsaw- Hà Nội mới ít hôm. Duyên nữa là người nào đó đặt chỗ cho Gió đã đoảng đến mức, bắt “con người ta” chờ 12 tiếng để transit máy bay tại Warsaw, dù hàng ngày, có vô số chuyến bay từ Berlin qua thủ đô Ba Lan. Và, trong đợt tuyết kinh hoàng làm nhiều sân bay ở châu Âu đóng cửa, rất nhiều chuyến bay bị hủy bỏ thì chuyến bay của Gió và nhà văn Võ Thị Hảo (xin đề cập trong một bài khác) lại chỉ bị chậm gần 1 giờ!

Từ trái qua: Trần Ngọc Thành, nhà văn Võ Thị Hảo, Mạc Việt Hồng, một thân hữu và Người Buôn Gió

Người Buôn Gió hay tên cúng cơm là Bùi Thanh Hiếu chắc sẽ kể chuyện dài nhiều tập trên blog riêng của mình về chuyến đi Tây hy hữu này. Anh em Ba Lan không “lấn sân” của Gió mà chỉ xin ghi lại mấy lời phỏng vấn ngắn ngủi cũng như vài cảm nhận từ cuộc gặp gỡ vỏn vẹn 10 tiếng đồng hồ.

Rời sân bay, 2 vị khách quý bị “nhét” ngay vào ô tô và bắt đầu chuyến di chuyển hết từ trung tâm buôn bán tới quán ăn, siêu thị, thành cổ, lu bù suốt cả ngày theo một lịch trình đã được anh em sắp đặt; để có thể vừa giới thiệu qua về cuộc sống của cộng đồng người Việt vừa thăm thú được thủ đô và thưởng thức chút hương vị đồ ăn dân tộc của Ba Lan.

Mạc Việt Hồng và Người Buôn Gió ở thành cổ Ba Lan 4/12/2010

Với vẻ ngoài trông khá “ngầu” như một dân “anh chị” chính hiệu nhưng không ai ngờ, chàng Gió không uống được dù một giọt bia rượu, thậm chí chỉ ngồi giữa 2 người đang “chén tạc chén thù” là Gió ta đã có thể say rồi! Lang thang thành cổ trong cái lạnh -10 độ C, được mời thưởng thức một loại rượu vang hâm nóng, đặc sản của miền núi Ba Lan nhưng Lái Gió vẫn lắc đầu nguầy nguậy “mình mà uống là sẽ lăn ra đây ngay bây giờ, mọi người sẽ phải khiêng ra máy bay đấy”. Dù thứ rượu vang nóng rất nhẹ đó, có lẽ chỉ thích hợp với đàn bà!

Bữa trưa ăn cơm Việt nên chiều tối mấy anh  em ra quán bia và dùng đồ nhắm của Ba Lan. Đây là một trong những quán ăn đông khách nhất ở thủ đô Warsaw và muốn có chỗ thường phải đặt, có khi từ nhiều ngày trước. Quán có bia tươi nấu ngay tại chỗ, trước mắt thực khách, nhưng lần này, chỉ có các chủ nhà Ba Lan uống với nhau. Nói mãi, Gió cũng chỉ nhấp thử một cái rồi nhăn nhó khen “ngon” lấy lệ. Mặc dù các món ăn Ba Lan bày ra, nhưng Gió ta chỉ thèm… rau muống.

Mọi người biết tin có khách quý, đã kéo tới đông hơn dự đoán, cả mấy bạn Ba Lan, kẻ đứng người ngồi làm nhà hàng lúng túng không biết sắp xếp ra sao khi chỗ đặt trước chỉ đủ cho một nửa. 9 giờ tối, các vị khách về lại sân bay để bay chuyến đêm trở lại Hà Nội.

Hối hả giữa gặp gỡ, di chuyển, làm quen và chia tay, Gió chia sẻ vài điều từ chuyến đi của mình:

Mạc Việt Hồng (MVH): Xin anh cho biết, làm sao anh xuất ngoại được kỳ này, trong khi nhiều người khác không thể đi được, ví như 2 blogger Trăng Đêm và Uyên Vũ muốn đi hưởng tuần trăng mật cũng không được?

Người Buôn Gió (NBG): Vì viện Goethe tại Berlin có hội thảo về văn học Việt Nam do người Việt sinh sống tại nước ngoài viết, họ mời tôi sang dự. Tuy nhiên họ đề nghị Bộ Ngoại Giao Đức đứng ra mời và lo thủ tục cũng như mọi chi phí. Có lẽ vì vậy chúng tôi mới được đi dễ dàng như vậy.

MVH: Cùng đi với anh có nhà văn Võ Thị Hảo, nhà thơ Bùi Chát, vậy những tham luận của các thành viên Việt Nam ở đó là gì? Có “đụng hàng” với nhau không?

NBG: Chúng tôi mỗi người đại diện cho dòng văn học khác nhau. Chị Hảo ở dạng tiểu thuyết, Bùi Chát là nhà thơ, còn tôi cho một dòng văn học dân dã, ngoài lề. Chúng tôi không có tham luận, chỉ có đọc tác phẩm của mình và trả lời các khán thính giả về cuộc sống và quá trình sáng tác cũng như những vấn đề liên quan đến sáng tác của cá nhân mỗi chúng tôi. Bởi tính cá nhân của từng người là riêng biệt, chúng tôi không có sự “đụng hàng” với nhau.

MVH: Cuộc Hội thảo diễn ra trong mấy ngày?

NBG: Cuộc Hội thảo diễn ra trong vòng 2 ngày. Ngày thứ nhất là của 3 chúng tôi. Ngày thứ hai là của chị Monique Trương.

MVH:
Anh học hỏi được gì trong 2 ngày giao lưu đó?

NBG: Thực ra nó không hẳn là Hội thảo, mà là sự giao lưu giới thiệu văn học Việt. Cho nên không có ý kiến của những người khác, mà chỉ có những câu hỏi của các thính giả đặt ra cho chúng tôi về những vấn đề liên quan đến sáng tác

MVH: Phần trình bày của anh ở Hội thảo lần này là gì? Giới Blogger có nhắn gửi gì anh trong nội dung mà anh trình bày không?

Lái Gió trên thành cổ, Warsaw

NBG: Phần trình bày của tôi là đọc một tác phẩm của mình, chuyến đi này trước đó không có thông báo đến dư luận. Cho nên giới blogger trong nước không được biết, tuy nhiên tôi cũng trình bày về ước muốn được tư do thể hiện tư tưởng của các blog trong nước tại hội thảo, cũng như các khó khăn của các blog dùng facebook, multiply..bị chặn tường lửa và nhiều khó khăn khác nữa…

MVH: Nước chủ nhà hay Bộ Ngoại Giao Đức họ có các đại diện tham gia cuộc Hội Thảo không?

NBG: Có đại diện của Bộ Ngoại Giao Đức tại cuộc Hội thảo, cùng với tiến sĩ văn học Đức bà Claudia Kramatschek là người chủ trì Hội thảo.

MVH: Trước các vấn đề về tự do ngôn luận nói chung và tự do Internet ở Việt Nam nói riêng, họ có lời khuyên hay giải pháp nào không, hay đơn giản họ chỉ ghi nhận thôi?

NBG: Họ không đưa ra lời khuyên nào, đây đơn thuần là một cuộc hội thảo về văn chương, họ thông cảm với những khó khăn trong việc viết blog cũng như sáng tác văn chương. Tuy nhiên phần việc của ban tổ chức là văn học, chuyện tự do sáng tác có phần nhiều của quyền tự do ngôn luận, theo tôi phần này chắc thuộc tổ chức khác họ có trách nhiệm hơn họ sẽ xem xét.

MVH: Ngoài thời gian làm việc ra, anh đi chơi, thăm quan được những đâu?

NBG: Hết thời gian hội thảo, tôi đi qua Pháp, Na Uy và Ba Lan tham quan, xem đời sống người dân Châu Âu, đặc biệt là công đồng người Việt sinh sống tại Châu Âu.

MVH: Lần đầu sang châu Âu, cảm nhận của anh thế nào?

NBG: Châu Âu có đời sống rất cao, mọi thứ đều sang trọng và tiện nghi. Ở đây con người cảm thấy an toàn và được bảo vệ. Tất nhiên với những thứ tôi nhìn thấy thì không thể gọi là ”tư bản giãy chết” được.

MVH: Người ta nói, “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, lần “Tây du ký” này, anh học được gì?

NBG: Thú thực chuyến đi quá bất ngờ với tôi, mới trở về nên tôi còn đang trong giai đoạn chiêm nghiệm. Nhận xét bây giờ sợ rằng hơi vội vàng. Tuy nhiên có thể nói một điều nhận thấy là đời sống người dân Châu Âu quá cao, cũng như những quyền tự do của họ cũng rất cao.

(Khi bài viết này lên mạng. Lái Gió và nhà văn Võ Thị Hảo đã về Việt Nam an toàn và không bị trở ngại gì ở cửa khẩu, hình ảnh và thông tin được công bố với sự đồng ý của đương sự).

© Đàn Chim Việt

7 Phản hồi cho “Lái Gió và 12 giờ ở Warsaw”

  1. Đỗ Sinh says:

    Cô Mạc má hồng xinh quá.

  2. butnua says:

    Chúc mừng Người Buôn Gió mỡ mắt sáng lòng,hy vọng những bài viết sắp tới cuả anh sẽ mang những luồng gió dân chủ tự do ở xứ người thổi bung những cái đầu bả đậu cuả Trung Ương đảng CSVN

    Tổ tiên có công dựng nước và giữ nước
    Bác và Đảng có công phá nước và bán nước.

    Lái Gió ghé thăm chị Việt Hồng
    Hỏi rằng bác có ló giái không?
    Về nước trở lại Người Buôn Gió
    Hai ngày ngắn ngủi Gió sổ lồng

    Hai ngày ngắn ngủi Gió sổ lồng
    Châu Âu giá lạnh muà tuyết đông
    Bác vẫn dung dăng mặc gió lái
    Về đến phi trường lạnh cẳng không?

  3. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Cám ơn nhiều Người Buôn Gió cùng anh em Ban Biên Tập Đàn Chim Việt thứ thiệt !

    Đọc bài viết này trong mùa đông giá rét phương Tây mà mình thấy lòng ấm lại thật nhiều.

    Lão Ngoan Đồng

  4. dicu says:

    oh may that,ve den khach san thi dc xai internet mien phi,toi vua den warsaw de di làm,hi vong cuoi tuan xuong tham pho co,tiec qua kh dc gap anh lai gio.toi thuong doc bài of anh.tu Thuy si bay sang day moi dc vài tieng nen chua di dau dc.

  5. truong duong says:

    Vay ma co rat nhieu nguoi vn da duoc huong thu cuoc song tu do dan chu ma ho van khong thay cai gia tri dich thuc cua no….? ho van con dang nam mo trong “Oc Dao Cong Dong” nguoi vn tai chau au

  6. Sigma says:

    “NBG: Châu Âu có đời sống rất cao, mọi thứ đều sang trọng và tiện nghi. Ở đây con người cảm thấy an toàn và được bảo vệ. Tất nhiên với những thứ tôi nhìn thấy thì không thể gọi là ”tư bản giãy chết” được.”

    Người Buôn Gió oi Hay chia se, hay viet len tat ca nhung gi anh thay trong chuyen di vua qua.
    Chuc Anh luon “chan cung da mem “de di den cung con duong da chon.

  7. Bùi Tín says:

    Mac Má Hồng ơi !
    Vui nhỉ ! tiếc quá, mình không gặp được Người buôn gió. Nhưng nói chuyện điện thoại, vui lắm.
    Ba tay họ Bùi, Bùi Gió đến gặp nhà báo Bùi Xuân Quang rồi gọi điện cho mình. Gió được xổ lồng, có vẻ phấn chấn lắm. Buôn gió được đi mây về gió. Gió nói đọc hết những bài của chú trên VOA. Mình phổng cả mũi.
    Rồi gặp cả Võ Thị Hảo, trên điện thoại. Khen Hảo : viết già dặn, nhưng vẫn mềm, có duyên.
    Bài hôm nay, mình trích một câu đặc sắc của Võ Thị Hảo.. Hảo quê Diễn Châu, ôi nhớ những rừng phi lao reo nhẹ bên bờ biển cát trắng hoang vắng Diễn Châu.
    Mạc Việt Hồng ơi, thật đáng buồn cho mạng bauxite hay thế mà để lộ ra ý nghĩ độc quyền yêu nước cũng lạ và không ổn ! nhẩy !
    B.Tín

Phản hồi