WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ai sẽ thắng ở North Carolina

Hai ông Romney và Obama

“Chúng tôi sẵn sàng rồi”, ông cố vấn Ban Tham Mưu Dân Chủ Robert Gibbs dõng dạc trả lời trong cuộc họp báo trực tuyến trước ngày Đại Hội Đảng Dân Chủ khai diễn ở Charlotte, N. Carolina. Sẵn sàng như thế nào, tôi đặt câu hỏi. “Chúng tôi sẵn sàng cho một đại hội lớn và hứng khởi chưa từng có từ trước đến giờ, chúng tôi cũng đã sẵn sàng để chiến thắng ở tiểu bang này như đã từng thành công 4 năm trước đây”.

Hầu như cả nước Mỹ chỉ chú ý tới phần thứ nhì của câu trả lời ông Gibbs mới nói. Ai cũng biết đại hội đảng Dân Chủ bắt đầu từ trưa hôm nay (thứ Hai mùng 3 tháng Chín 2012) với mục đích tái đề cử liên danh Obama-Biden cho nhiệm kỳ thứ nhì và quan trọng hơn nữa vẫn là phải tiếp tục giữ được ghế tổng thống cho 4 năm tới, nhưng đồng thời mọi người cũng hiểu rằng muốn tiếp tục làm chủ Tòa Bạch Ốc, bắt buộc phải thắng North Carolina.

Thắng ở N. Carolina không phải là chuyện dễ làm cho cả 2 đảng.

Từng có thời được xem là thành trì Cộng Hòa nhưng 4 năm trước đây cử tri tiểu bang đã dồn phiếu ủng hộ ông Obama với tỷ lệ phiếu khít khao “chưa từng có trong lịch sử bầu cử của tiểu bang”, như lời bà Trưởng Ban Vận Động Martha McGovern của thành phố Charlotte nói: 44.9% cử tri bỏ phiếu ủng hộ ông Obama, 49.5% bỏ phiếu ủng hộ ứng viên John McCain của đảng Cộng Hòa. Hai mươi bốn tiếng đồng hồ trước khi Đại Hội Dân Chủ 2012 bắt đầu, cuộc thăm dò do đài truyền hình CNN và hãng thông tấn AP thực hiện có kết quả giống y hệt nhau: ông Mitt Romney của đảng Cộng Hòa đang nằm kèo trên với 48% số phiếu cử tri, ông Obama theo sát nút với 47%.

Tỷ lệ cách biệt 1% (cộng với 5% lưỡng lự chưa biết bỏ phiếu cho ai) chứng tỏ không thể nào đoán biết N. Carolina sẽ thuộc về ai, biết đầu chừng “sẽ là một Florida thứ hai” như dư luận nghe được trong các cuộc nói chuyện giữa các đại biểu Cộng Hòa hồi giữa tuần trước và Dân Chủ đầu tuần này. Câu “Florida thứ hai” khiến mọi người nhớ lại cuộc đua giành Tòa Bạch Ốc năm 2000 giữa ông George W. Bush và ông Al Gore, đếm phiếu đi đếm phiếu lại đến cả tháng sau vẫn chưa xong, cuối cùng phải nhờ đến Tối Cao Pháp Viện phân xử.

“Chúng tôi không chỉ tính chuyện N. Carolina, mà có cả một kế hoạch”, ông Robert Gibbs nói tiếp để trả lời câu hỏi về những cuộc thăm dò cho thấy bên Cộng Hòa đang có khí thế. “Không một ai trong ban tham mưu tranh cử nghĩ năm nay cũng dễ ăn như năm 2008, trong nhóm chúng tôi ai ai cũng hiểu cuộc bầu cử lần này sẽ thật khít khao, hơn thua nhau sát nút, nhưng câu hỏi cuối cùng mà cử tri sẽ cân nhắc là họ nên chọn lựa như thế nào? Chọn ông Romney để quốc gia trở lại thời kỳ 4 năm trước đây hay chọn ông Obama để tiếp tục con đường tiến đang có?”.

Không biết điều đó có thật sự là điều cử tri sẽ phải cân nhắc trước khi đặt chân vào phòng phiếu ngày mùng 6 tháng 11 năm nay hay không, nhưng trong 3 ngày tới, “tất cả các đại biểu về dự đại hội đều biết sẽ phải làm việc cật lực”, theo lời ông Thống Đốc Martin O’Malley của tiểu bang Maryland. “Đây không phải là lúc chúng tôi chỉ reo hò ủng hộ, mà còn phải cùng tiến về phía trước, không để cho đảng Cộng Hòa cơ hội thực hiện những chính sách kinh hoàng mà họ đã thực hiện trước đây”, ám chỉ “di sản chính trị” khổng lồ mà Tổng Thống Obama cũng như các nhà lãnh đạo chính trị Dân Chủ thường nhắc đến khi nói về vị tổng thống Cộng Hòa tiền nhiệm George W. Bush. Chính ông Obama cũng nhiều lần nói “di sản” ông nhận lãnh “không thể nào giải quyết xong trong một nhiệm kỳ”, dùng đó làm lời yêu cầu kêu gọi cử tri tái tín nhiệm ông thêm 4 năm nữa để ông có thể hoàn tất những gì ông thấy cần phải làm.

Nhưng chính những người thân cận nhất với ông Obama cũng nhìn nhận cử tri đang ở trong tư thế “sốt ruột”, và điều này không có lợi cho vị Tổng Thống đương nhiệm. Xuất hiện trong chương trình “Meet the Press” của đài NBC, ông cựu chánh văn phòng Rahm Emanuel đồng ý với nhận xét cho rằng những thành quả ông Obama tạo được trong 4 năm qua “không nhanh như mọi người trông đợi”, cho dù ông tin cử tri “không muốn trở lại thời kỳ cũ nữa”, tức vẫn tin tưởng vào ông Obama hơn tất cả những gì ông Romney đã cam kết ở Đại Hội Đảng Cộng Hòa mới kết thúc cách đây vài ngày.

Ông Thống Đốc O’Malley cũng đưa ra nhận xét tương tự khi trả lời phỏng vấn của đài truyền hình CNN, xác nhận thành công của chính phủ Obama “vẫn chưa ở chỗ tất cả chúng ta đều mong muốn thấy”. Trên đài FOXNews, Trưởng Ban Đại Hội Dân Chủ 2012 là ông Thị Trưởng Antonio Villaraigosa của Los Angeles cũng bảo cuộc vận động sẽ rất cam go vì hồi năm 2008, “chúng tôi lôi cuốn được mọi người” lần này sức lôi cuốn đó rõ ràng không có, nhưng ông vẫn tin chắc dù khó khăn hay khít khao đến đâu đi chăng nữa, “cuối cùng chiến thắng vẫn thuộc về chúng tôi”.

Đừng quên nếu muốn chiến thắng, hầu như bắt buộc phải thành công ở N. Carolina. Khi chọn tiểu bang này là nơi tổ chức đại hội đảng, ban tham mưu của liên danh Obama-Biden từng nghĩ đến chuyện dùng thành phố Charlotte làm bàn đạp để đem lại chiến thắng cho cuộc vận động 2012, nhưng ngay lúc này, mục tiêu mà cánh Dân Chủ đặt ra vẫn còn khá xa, theo nhận xét của nhà báo Dan Baltz của tờ The Washington. Ông Baltz tin rằng ông Obama đang ở giữa đường, “không đủ mạnh để nói là chắc chắn thành công, cũng chẳng yếu đến mức đề có thể nói rằng ông ta sẽ thất bại”.

Bên phía Cộng Hòa, đương nhiên, rất vui khi thấy kết quả những cuộc thăm dò nói ông Romney đang dẫn đầu ngay ở tiểu bang đảng Dân Chủ tổ chức đại hội. Trước khi lên máy bay rời Tampa, ông Cố Vấn Chính Trị Eric Fehrnstrom của ứng viên Romney còn bảo “thông điệp chúng tôi gửi đến cử tri quá rõ ràng: ông Obama không có khả năng, người nước Mỹ cần là ông Romney”.

© Đàn Chim Việt

Tags:

3 Phản hồi cho “Ai sẽ thắng ở North Carolina”

  1. Hoa`ng says:

    Ai thich Obama va ai thich Romney? Don gian:

    - Nhung nguoi an tro cap xa hoi quanh nam suot thang thi thich Obama

    - Nhung nguoi di lam quanh nam suot thang dong thue thi thich Romney

    Hay cho toi biet “anh an tro cap xa hoi” hay “anh di lam dong thue”, toi se biet ro anh ung ho ai.

    Toi la thay bo’i number one ma`!

  2. nvtncs says:

    Chúng ta đã biết trước một số tiểu bang sẽ bầu cho Obama hay Romney.
    North Carolina với 15 phiếu bầu, không quan trọng bằng Ohio và Florida.
    Nếu Ohio ( 20 phiếu bầu) và Florida ( 29 phiếu bầu ) bầu cho Obama, Obama sẽ không cần North Carolina, để thắng cử.
    Tạm dịch: electoral vote = phiếu bầu.

  3. Hoang son says:

    (“Không thề nào giải quyết xong trong một nhiệm kỳ” dùng đó làm lời yêu cầu kêu gọi cử tri tái tín nhiệm ông thêm bốn năm nữa để ông có thể hoàn tất những gì ông thấy cần phải làm.). Hồi năm 2008 không nghe ông Obama nói câu nầy, mà nghe ông nói chỉ cần làm tổng thống sẽ giải quyết mọi chuyện tốt hơn …(?) Tình hình kinh tế trong nước năm 2008 và 2012 có gì khác biệt ? tình hình an ninh thế giới có gì khả quan ? trong bốn năm qua ông Obama làm được gì cho nước Mỹ và cho thế giới ? thật sự tôi không biết, xin các vị góp ý.

Leave a Reply to nvtncs