WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Góp một chữ ký cho Nhân Quyền 2015

kyten

Ngày 30 tháng 4 năm 2015 tới đây sẽ đánh dấu 40 năm đảng cộng sản Việt Nam đặt ách thống trị trên toàn cõi Việt Nam.

Trong suốt thời gian cầm quyền, chính quyền cộng sản Việt Nam chưa một lần chứng tỏ thiện chí trong việc tôn trọng những quyền căn bản của con người, mà bất cứ ai sinh ra phải được thừa hưởng. Ngược lại, họ đã không ngần ngại sử dụng mọi hình thức từ thô bạo đến tinh vi, để trấn áp những cá nhân và phong trào lên tiếng đòi hỏi những quyền căn bản này. Sự đàn áp đã không hủy diệt được phong trào đòi dân chủ, nhân quyền. Trái lại, ngày càng có thêm nhiều cá nhân và tổ chức lên tiếng bày tỏ chính kiến của họ.

Cụ thể là ngày 12 tháng 3 năm 2015, 27 tổ chức dân sự, tôn giáo và truyền thông trong và ngoài Việt Nam, cùng với 163 cá nhân đã phát động phong trào gửi thỉnh nguyện thư lên Liên Hiệp Quốc và các cơ quan ngoại giao các nước, để vận động sự ủng hộ của quốc tế cho công cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.

Việc toàn cầu hóa trong giao thương cùng với những chỉ số yếu kém của nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam, đã giúp chúng ta nhận thấy hậu thuẫn quốc tế thông qua áp lực kinh tế là một chiến lược quan trọng trong việc đấu tranh bất bạo động.

Mục đích của việc gửi thỉnh nguyện thư là có được 100.000 (một trăm nghìn) chữ ký. Sau hai tuần phát động thỉnh nguyện thư, đã nhận được hơn 11 nghìn chữ ký. Cùng góp sức cho phong trào, hội Phụ Nữ Vì Nhân Quyền Việt Nam (WFHR) khẩn thiết kêu gọi mọi người dành chút thời gian để ký tên và tiếp tay phổ biến thỉnh nguyện thư. Quí vị có thể vào trang nhà của phong trào tại www.nhanquyen2015.net để biết thêm chi tiết. Tại đây sẽ có hướng dẫn và đường truyền để quí vị ký vào thỉnh nguyện thư.

Khẩu hiệu của phong trào là “CHÚNG TA LÀ MỘT” (WE ARE ONE). Chúng tôi rất hy vọng mọi người sẽ góp tiếng nói chung, để tất cả cùng lên tiếng đòi những quyền căn bản cho bản thân, gia đình và dân tộc Việt Nam.

Để ký tên xin vào trang: https://www.change.org/p/the-people-s-human-rights-campaign-for-2015

1 Phản hồi cho “Góp một chữ ký cho Nhân Quyền 2015”

  1. ĐẠI NGÀN says:

    NÓI CHO CÙNG NHÂN QUYỀN LÀ GÌ ?

    Nói cho cùng nhân quyền chính là quyền chính trị. Bởi vì các quyền nhân thân của con người thông thường khó bị vi phạm và cũng it ai dại dột vi phạm hoặc vi phạm rạch ròi cả, nhưng quyền chính trị là cái thường xảy ra trong những mánh khóe chính trị hay trong xã xã hội hoặc thể chế độc tài.

    Quyền chính trị lại không gì khác hơn là quyền dân chủ tự do, tức quyền làm chủ đất nước, làm chủ xã hội của mọi công dân. Như vậy quyền dân chủ tự do không chỉ đơn thuần là quyền đi lại, quyền sinh sống, mà quan trọng nhất là quyền hiểu biết khách quan, quyền phát biểu, quyền tư tưởng, quyền bầu cử ứng cử, hay nói chung lại là quyền chính trị, hay quyền không bị người khác quy định hoặc khống chế một cách độc tài độc đoán, tùy tiện.

    Quyền chính trị do vậy có hai khía cạnh là khía cạnh cá nhân và khía cạnh xã hội. Khía cạnh cá nhân như vừa nói, còn khía cạnh xã hội như quyền tự do báo chí, quyền xuất bản, quyền truyền bá tư tưởng khoa học khách quan đúng đắn chẳng hạn.

    Nên nói cụ thể, nhâ quyền là quyền làm người, tức quyền sống xứng đáng như con người, tức con người thân xác, con người tình cảm, con người cảm xúc, con người tư duy, hay con người tinh thần, tư tưởng v.v… Đó chính là quyền xã hội, quyền chính trị, quyền nhân thân, mà nói chung lại là quyền tự do độc lập của riêng bản thân mỗi người.

    Có nghĩa nhân quyền là quyền sống chân chính của con người, là quyền được biểu hiện chính đáng, quyền được thông tin xác đáng, quyền được bảo vệ sự thật, quyền không bị người khác khống chế, cưỡng chế bất kỳ mặt nào, như không được bó buộc về tư tưởng, không bị tuyên truyền lệch lạc, được tôn trọng nhân phẩm, nhân cách, không phải phụ thuộc người khác ngoài ý muốn của mình, mà nói chung lại nhân quyền cao nhất đó không ngoài là quyền chính trị, quyền xã hội, ngoài chính quyền nhân thân phải luôn được phát huy và tôn trọng nơi mọi cá nhân.

    THƯỢNG NGÀN
    (11/4/15)

Phản hồi