TQ xây dựng đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa
Giới chức quân sự của Hoa Kỳ đã chính thức lên tiếng báo động Tòa Bạch Ốc cũng như các hãng thông tấn về vụ việc Trung Cộng đang gia tăng nới rộng và xây khoảng hai đảo nhân tạo tại Gạc Na thuộc quần đảo Trường Sa, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý.
Hiện diện tích mở rộng của một đảo nhân tạo, tạm đặt là alpha, đã gần như hoàn tất, đo được là khoảng 2000 mẫu Anh (acres.) Trên đảo có cả đường bay có thể đáp mọi loại máy bay, có đài không vận, có hệ thống báo động radar. Xung quanh đảo là một dàn hải quân hộ tống tàu tuần duyên, chiến hạm và có thể có cả tàu ngầm hạch tâm gần đó.
Như vậy, phía bên tay trái của hình 1 là đường bay quân sự quan trọng. Phần biển ăn sâu vào trong đảo với hai cánh cung thành hình chữ nhật tạo ra một vịnh biển nhân tạo nhỏ đủ cho các tàu chiến tấp bến nghỉ ngơi tiếp liệu cũng như tàu ngầm có thể nổi lên tiếp liệu.
Có lẽ còn xây dang dỡ nên chưa thấy mái che của các garage chứa máy bay. Nếu giữ nguyên hiện trạng như bây giờ, nếu có máy bay đáp xuống thì phãi để lộ thiên.
Phía trên, bên tay phải của hình 1, nơi cánh gà có phần biển ăn sâu vào đảo, có đài không lưu (gạch đen.) để huớng dấn máy bay lên xuống. Trên đảo cũng có hệ thống báo động radar từ xa, chấm đen ngay giữa bên phải hình 1.
Hiện Hải quân Trung Cộng còn đang mở rộng, xây nhân tạo thêm một đảo nữa, tạm đặt tên là đảo beta, cách đảo nhân tạo alpha khoảng năm đến mười hai hải lý,
Chấm đen bên phia dưới góc trái của hình 2 là hệ thống báo động radar, có thể giúp Hải quân Trung Cộng khám phá báo động mọi khả năng tấn công do thám của Hoa Kỳ từ không trung.
Chuyến đi của ngoại trưởng Kerry sang Bắc Kinh vào ngày 16 tháng 5 cho thấy Hoa Kỳ bực bội ra mặt trước hành động hiếu chiến này của Trung Cộng nhưng Tập Cận Bình, Chủ Tịch Trung Quốc vẫn chưa buông ham muốn tiếp tục chính sách lấn đất từ từ này tại biển Đông. Chính phủ Singapore đã loan báo nếu tình hình ngoại giao không đi đến được một thỏa hiệp căn bản giữa Trung Quốc và các nước Asian về biển Đông, thì một cuộc xung đột quân sự chắc chăn sẽ không tránh khỏi. Lời tuyên bố này xảy ra vào ngày 20 tháng Năm, ngay sau chuyến đi của Ngoại Trưởng Kerry kết thúc.
Dựa trên chính sách “ONE ROAD, ONE BELT” mà Tập Cận Bình đã đưa ra, các chiến lược gia về các vấn đề Á Châu tự hỏi phải chăng, nỗ lực gia tăng xây đảo nhân tạo tại biển Đông của Trung Quốc là để tạo thành những trạm quân sự nối liền tuyến đường TƠ LỤA (marine road)? Điều mà bấy lâu nay, Ấn Độ phản đối kịch liệt?
Tuyến đường được mang tên TƠ LỤA này, sẽ thật sự chở háng hóa gì về cho Trung Quốc, một quốc gia có một nền kinh tế phát triển “quá nóng”, cần nhập khẩu gần 6,4 triệu thùng dầu cho mỗi ngày nếu không muốn bị lâm vào tình cảnh tê liệt kinh tế vì thiếu xăng dầu? Và tuyến đường TƠ LỤA do Tập Cận Bình đề xướng, có bao giờ chịu bắt ngang qua một quốc gia mà quốc gia đó hoàn toàn không có dầu hỏa (dồi dào)?
© Đàn Chim Việt
Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự để dùng vũ khí mà bảo vệ vùng lưỡi bò . Trước đây, Trung Quốc tuyên bố vùng đó là thuộc về Trung Quốc nhưng Trung Quốc vẫn tôn trọng quyền lưu thông của Mỹ trong vùng này. Mỹ không chấp lời tuyên bố này vì biết Trung Quốc không có máy bay, tàu chiến để cấm Mỹ đi qua vùng này. Nay với căn cứ quân sự ở giữa vùng lưỡi bò, Trung Quốc biến nơi đây thành chỗ đóng quân cho máy bay, tàu chiến, tàu ngầm để có khả năng cẩm nước khác đi vào.
Nước Anh mạnh là nhờ có hải quân mạnh nên các nước Tây Ban Nha, Pháp không lấn át được các tàu bè buôn bán của Anh. Khi Anh suy yếu vào sau Đệ Nhị Thế Chiến thì Mỹ có hải quân mạnh nhất và dùng hải quân để bảo vệ việc buôn bán của mình. Cấm tàu và máy bay Mỹ lưu thông trong vùng Thái Bình Dương này là Trung Quốc đang đụng đến quyền lợi sinh tử của Mỹ.
Vấn đề là sự xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc bao giờ sẽ xảy ra. Nếu Mỹ chận đứng việc Trung Quốc xây căn cứ quân sự bây giờ thì dễ. Để đến khi Trung Quốc đem máy bay, tàu chiến, tàu ngầm, hỏa tiễn phòng không dày đặc tại các đảo này thì đánh nhau sẽ khó hơn và có thể không thắng được.