WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Năm lý do Putin bám chặt Syria

Putin. Ảnh russia-insider.com

Putin. Ảnh russia-insider.com

Trước chiến tranh, Aleppo là thành phố đông dân nhất của Syria (2,3 triệu so với 1,7 triệu của thủ đô Damascus) và từ mấy năm qua là căn cứ địa vững chắc của phe phiến quân. Giờ đây, một trận đánh quyết định đang chập chờn trước ngõ Aleppo.
Quân của chính phủ Assad và các đồng minh, được yểm trợ trên trời bằng các máy bay oanh tạc của Nga, đang siết chặt vòng vây mạn Đông của thành phố do liên minh gồm nhiều nhóm phiến quân cố thủ.

Aleppo là mục tiêu giá trị nhất của phe chính phủ và thế thượng phong hiện nay của phe này khó có thể tưởng tượng nổi, trước khi người Nga chính thức bước vào cuộc chiến hồi cuối năm ngoái.

Từ khi nước Nga đến giúp chế độ Assad theo lời yêu cầu của ông này, cuộc diện trên các bãi chiến trường thay đổi nhanh chóng.

Nhưng thực sự trong đầu Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn gì với Syria? Nước Nga thực sự muốn gì tại Syria? Sau đây là 5 lý do chính – theo Biên tập viên Matthew Chance, phụ trách mảng quốc tế của CNN – khiến sự can dự của Nga tại Syria khó có thể chấm dứt trong một sớm một chiều.

Một, Bảo vệ các lợi ích của Nga tại Syria

Nga có nhiều lợi ích kinh tế và quân sự quan trọng tại Syria, ví dụ căn cứ Hải quân Tartus ở Địa Trung Hải, mà Nga nhất định muốn giữ. Căn cứ này đã có từ thời Soviet, và mặc dù chủ yếu chỉ là một nơi sửa chữa và tiếp tế cho các chiến hạm, nó là căn cứ duy nhất của Nga trong Địa Trung Hải.

Trước nguy cơ chế độ Assad có thể sụp đổ, Nga đã quyết định điều lực lượng Không quân khá mạnh đế Syria hồi tháng 9, và kể từ đó, trung tâm điều khiển các hoạt động quân sự của Nga đặt tại căn cứ Không quân Hmeymim, gần thành phố cảng Latakia của Syria.

Hai, Duy trì lợi ích chiến lược

Putin muốn đánh đi một thông điệp cho thế giới thấy nước Nga vẫn còn là một thế lực không thể giỡn mặt.

Sau khi lực lượng quân sự do Hoa Kỳ dẫn đầu lật đổ Saddam Hussein của Iraq, sau khi các cuộc dội bom của liên minh quốc tế buộc Moammar Gadhafi của Libyan phải biến, Nga mất đi những đồng minh quan trọng.

Gần đây hơn, sự ủng hộ của phương Tây để lật đổ Tổng thống Ukraine thân Nga Viktor Yanukovych buộc Nga phải chiếm bán đảo Crimea và viện trợ cho phe phiến quân thân Nga ở miền Đông Ukraine, khiến cho mặt trận này đã trở thành nơi đẫm máu nhất, tính từ khi có chiến tranh ở nước Nam Tư cũ hồi đầu thập niên 90.

Do đó, Syria của Assad được Nga xem là cột trụ chính giúp tạo ảnh hưởng chiến lược của Nga trong khu vực Trung Đông, cực kỳ khó để Nga buông bỏ.

Ba, Chống các nhóm Hồi giáo

Mối lo của Nga trước sự lan rộng của phe Hồi giáo cực đoan là có cơ sở. Nước Nga đã bị tấn công nhiều lần bởi các nhóm hô hào thánh chiến. Phiến quân Hồi giáo tại Chechnya, vùng đất phía Nam nước Nga, đã nổi dậy đòi độc lập từ những năm 1990, Moscow phải mất 6 năm mới bình định xong bằng những cuộc càn quét dã man, và hiện thời, vùng này đang được kiểm soát chặt chẽ bởi Ramzan Kadyrov, một người Chechnya được Moscow chỉ định.

Nhưng các nhóm đòi ly khai tiếp tục gây tổn hại bằng những vụ bạo động, chẳng hạn những vụ đánh bom ở Volvograd năm 2014. Nga lo ngại thắng lợi của ISIS tại Syria sẽ tác động đến Nga, vì một số thủ lĩnh ISIS có gốc Chechnya và nói được tiếng Nga.

Gần đây hơn, mối lo này tăng lên sau khi một máy bay chở khách của Nga nổ trên bầu trời bán đảo Sinai của Ai Cập, mà ISIS nhận mình là thủ phạm, dường như là để trả đũa việc Nga ủng hộ Assad ở Syria.

Chính Nga đã mở lời kêu gọi lập liên minh quốc tế để tiêu diệt ISIS.

Bốn, Tăng uy tín cho Putin trong nước

Giá dầu xuống, cộng thêm các biện pháp trừng phạt của phương Tây vì vụ Ukraine khiến cho kinh tế Nga lao đao. GDP năm 2015 co lại 3,7%, khiến Nga rơi vào hàng ngũ 10 quốc gia đang trỗi dậy có thành tích kinh tế tệ hại nhất thế giới, theo tính toán của IMF. Đồng rúp mất giá ở mức kỷ lục so với đồng đô la, khiến cho hàng triệu người Nga sáng mở mắt dậy thấy túi tiền mình vơi đi, dù mình chẳng làm gì cả.

Sự ủng hộ mà người dân Nga dành cho Putin vẫn còn mạnh, nhưng trước cơn đau buốt kinh tế chưa biết bao giờ mới dứt, lãnh đạo bên trong điện Kremli rất cần có một cái gì đó để người dân quên bớt cơn đau.

Đưa lực lượng quân sự vào Syria là một cách để huy động sự ủng hộ của nhân dân và khơi dậy niềm tư hào của dân tộc, với điều kiện phải giữ cho số thương vong của quân sĩ Nga ở mức thấp.

Năm, Bán vũ khí

Tham gia chiến tranh ở Syria còn là dịp để Nga quảng cáo các loại vũ khí hiện đại của mình, từ máy bay chiến đấu SU-35 có nhiều ưu thế trên không cho tới tên lửa hành trình Kalibr mới toanh được phóng đi từ tàu.

Nga vẫn còn là một trong các nhà sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới.

Đơn đặt hàng mua vũ khí của những nước như Trung Quốc hoặc Ấn Độ nay mai có thể tăng lên, sau khi họ thấy hiệu quả của các loại vũ khí thuộc loại công nghệ cao mà Nga đang sử dụng tại Syria.

Đàn Chim Việt tổng hợp theo  edition.cnn

© Đàn Chim Việt

2 Phản hồi cho “Năm lý do Putin bám chặt Syria”

  1. Dao Cong Khai says:

    Còn một lý do khá quan trọng và khách quan nữa là Mỹ chỉ có thể ăn hiếp những nước nhỏ như Ỉaq thôi, ngoài ra nó thường đánh võ miệng. Chờ đợi thằng Mỹ nó giúp thì chỉ that bại thôi. Khi quân Hồng Quân Nga kéo vào đàn áp người dân Hung Gia Lợi năm 1956, người dân ở đó chờ đợi Mỹ tới tiếp cưu nhưng chẳng thấy gì. Năm 1967, dân Tiệp Khắc họ cũng tha thiết chờ đợi Mỹ tới giúp họ khi thấy xe tăng của Nga lục đục kéo sang đàn áp nhưng Mỹ cũng chỉ đánh võ miệng.

    Mỹ chọn lựa chiến tranh VN để gầm gừ đánh võ miệng với thằng Tàu, lợi dung lãnh thổ VNCH để thử vũ khí và chiến tranh du kích; đến khi lính Mỹ chết nhiều quá thì nó sợ và bàn giao VN lại cho thằng Tàu. Dĩ nhiên đánh giặc kiểu nhà giầu như lính Mỹ và lại đánh nhau bang chiến tranh quy ước, không được oanh tạc vào những như thường dân hay quan biên giới Miên-Lào… Không cho quân đội Mỹ truy kích VC khi nó chạy thoát sang Miên sang Lào; thì lính Mỹ chỉ ôm đầu máu .

    Do đó Mỹ phải bỏ Khe Sanh và mời VC vào bàn hội nghị Paris. Đáng lẽ lúc VC đem hết lực lượng bao vây Khe Sanh (mà Mỹ không dám tấn công họ) mà Mỹ tấn công họ thì chiến tranh VN kể như kết thúc lúc đó. Nhưng bởi Mỹ là anh nhà giầu đi đánh giặc nên lúc nào cũng sợ chết, để cho VC rút lui êm, mai mốt nó đánh tiếp thì Mỹ nhất định thua. VC nó đánh Mỹ theo chiến lược của Mao Trạch Đông (trường kỳ kháng chiến nhất định thắng). Mỹ sau đó bị thua đậm trong chiến trường chính trị ở bàn hội nghị Paris. Hồi Mỹ bị VC bao vây ở Khe Sanh, quân Mỹ và VNCH bao vây lại bên ngoài, và Võ Nguyên Giáp tuyên bố sẽ chơi một trận Điện Biên Phủ thứ 2 ở đó; thế nhưng VC nó yếu hơn rõ rang`. Nên nó chỉ đánh phô trương thôi, mang hết lực lượng mạnh nhất của VC vào đó trong khi Mỹ là thằng nhảy vào VN chỉ để chờ đợi những cuộc đối đầu TRẬN ĐỊA CHIẾN theo kiểu KHE SANH và ĐIỆN BIÊN PHỦ thế mà tới đó VC nó sợ cụp đuôi chạy thì Mỹ cũng mở vòng vây cho nó chạy xong rồi thì cuối cùng Mỹ cũng cụp đuôi rút khỏi Khe Sanh luôn.

    (Có trong tay hơn nửa triệu quân trên lãnh thổ VNCH, cùng với hạm đội 7 và căn cứ không quân ở Guam, Okinawa, và Utapao ở Thai Lan, Subic ở Phi Luật Tân. Tướng Westmoreland còn cần the^m 200 ngàn quân nữa để đánh sang Hạ Lào, toà Bạch Ốc không cho nên Mỹ phải chịu thua VC.) Chúng ta thấy không, với căn cứ B52 ở sát Hạ Lào như thế cần gì Mỹ phải the^m quân mới đánh nổi. Chẳng qua vì lính Mỹ chưa đánh đã sợ chết nên chẳng đánh nổi ai hết. Cái dở là chiến thuật của Mỹ đánh nhau không đánh tới bến. Đánh nửa chừng rồi bảo rang mình thắng rồi. Trong 2 năm đầu, Mỹ hạ quyết tâm diet hết VC ở mien Nam; họ chui vào tất cả mọi mật khu đầu não nhất của VC ở mien Nam. Những mật khu Tam Giác Sắt, Hố Bò (Củ Chi), Chiến Khu D, Mỏ Vẹt ở biên giới Miên đều bị B52 cày nát. Tướng chỉ huy đầu não của VC là Nguyễn Chí Thanh bị chết trong những trận B52 đó.

    Năm 1967, quân Mỹ hành quân vào thẳng những mật khu kiên cố nhất của VC với mục đích bắt song toàn bộ đám Nguyễn Văn Linh, Trần Văn Trà, Võ Văn Kiệt, Phạm Hùng trong đó; nhưng mỗi khi lính Mỹ vào tới sào huyệt đó thì bọn lãnh tụ VC này vừa mới rút khỏi vài giờ đồng hồ. Đánh nhau thì thông báo um sùm, tình báo VC nó biết nó rút sớm hết, lình Mỹ vào tới nơi chỉ còn … hốt cứt cho nó! Không phải 1 lần, lính Mỹ nhiều lần bắt hụt tụi nó lắm! Chuyến chót chu’ng nó dzọt qua Miên, tới năm 70 quân đội VNCH đánh sang Miên thì chu’ng nó dzọt lên Hạ Lào.

    Lính Mỹ đã chui vào lục soát hết những mật khu đầu não nhất của VC ở mien Nam, rồi rút về; mai mốt VC nó chờ thấy êm êm nó lại chui vào đó hoạt động tiếp. Mỹ bỏ Khe Sanh, rồi tới năm 71 TT Nixon đốc TT Thiệu đánh qua Hạ Lào; chưa đánh mà đài VOA đã nói om xòm để cho VC có thì giờ tổ chức chiến trường hoàn hảo. Ông Thiệu bị cưỡng ép chap nhận lời đề nghị đó của Mỹ. Nhưng ông ta cha^p’ nhận điều đó là rất thiếu khôn ngoan, vì chính cuộc hành quân Lam Sơn 719 của VNCH đánh sang Lào đó đã mở ra khúc rẽ mới trong chiến tranh VN. Sau khi thât’ bại ở Hạ Lào, VNCH đã nướng hết phần lớn những sĩ quan và đơn vị tác chiến tinh nhuệ. Đại tá Thọ, lữ đoàn trưởng nhảy dù bị VC bắt so^ng’. Thất bại đó làm suy yếu quân đội VNCH và kích thích VC mở cuộc tấn công dội ngược lại vào Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Thất bại trận Lam Sơn 719 kéo theo việc VC chiếm A-Shau, Khe Sanh, Charlie, Darto, Tân Cảnh và kể như áp lực quân sự của VC được đưa sát vào Huế và Cao Nguyên Trung Phần và đó chính là chỗ VNCH đã thua VC về chiến lược.

  2. Lại Mạnh Cường says:

    Bài phân tích rất hay.
    Căm ơn nhiều nhé :-) !
    Mong được đọc thêm nhiều.

Phản hồi