WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuồng tiền

Ảnh Báo Đầu Tu

Ảnh Báo Đầu Tu

Năm 2016 Việt Nam sẽ phát hành trái phiếu 220 nghìn tỷ Việt Nam đồng.

Nhà nước Việt Nam coi việc phát hành trái phiếu là một thành công kinh tế, thực ra trái phiếu phát hành cũng như một khoản vay nợ giá cao. Khoản trái phiếu này không nằm trong những khoản vay ưu đãi của các nước tư bản đối với nước chậm phát triền. Vì thế cần phải có lãi suất hấp dẫn mới khiến người mua trái phiếu móc hầu bao mua trái phiếu.

Lãi suất của trái phiếu chính phủ Việt Nam hiện nay rơi vào khoảng 6,5% đến 7% một năm.

Lãi suất này thấp hơn các nước như Venezuela, Gambia, Ghana, Malawi, Angola, Guinea. Zimbabwe. Những nước này lãi suất đều rơi vào khoảng 8 đến 9%. Riêng Veuzuela là 12%.

Tiến sĩ Phạm Thế Anh của trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội trả lời phóng viên báo Tuổi Trẻ vào năm 2014 cho biết, tính đến thời điểm năm 2014 mỗi năm Việt Nam phải trả lãi 6 tỷ USD. Đó là ông Anh tính trên con số cống bố của chính phủ tổng nợ công năm 2014 là 90 tỷ usd. Ông Anh nói ;

”Nếu số chính thức VN công bố thì nợ công hiện nay là 55,7% GDP (tức khoảng 90 tỉ USD). Đây là mức chúng ta coi là vẫn an toàn. Nhưng gánh nặng nợ là không nhỏ. Tôi chỉ tính sơ bộ, khoảng một nửa, tức 45 tỉ USD chúng ta vay trong nước với lãi suất trung bình 10%/năm thì mỗi năm VN phải bỏ ra khoảng 4-5 tỉ USD trả lãi. Khoảng 45 tỉ USD vay nước ngoài, lãi suất trung bình 2,5%/năm thì mỗi năm cần trên 1 tỉ USD nữa trả lãi. Như vậy, chưa tính trả gốc, riêng tiền trả lãi trung bình đã cần khoảng 6 tỉ ”

Ông Anh cũng cho biết đồng hồ thông báo nợ công ở Hoa Kỳ thông báo từng giây, nhưng ở Việt Nam nợ công thường thống kê con số của 2 năm trước.

Ông Anh cho rằng nếu tính cả số nợ của doanh nghiệp nhà nước thì số nợ sẽ là 180 tỷ usd.

90 tỷ usd của chính phủ nợ và 90 tỷ usd của doanh nghiệp nhà nước nợ đó là thời điểm của năm 2012.

Tiến sĩ Vũ Quang Việt nguyên vụ trưởng vụ tài khoản thống kê của Liên Hợp Quốc cho RFA biết về nợ công như sau.
” Quốc tế gọi nợ công là nợ của tất cả cơ quan công quyền Việt Nam hoặc doanh nghiệp thuộc về nhà nước. Bởi vì những doanh nghiệp đó mà thất bại thì nhà nước phải có trách nhiệm’ ‘

Số nợ công của chính phủ Việt Nam được Ngân Hàng Thế Giới cho biết vào năm 2014 là 110 tỷ usd. Nếu như theo lời tiến sĩ Phạm Thế Anh nói năm 2014 Việt Nam trả lãi 6 tỷ cho 90 tỷ usd vay thống kê năm 2012, thì năm 2015 Việt Nam phải trả khoảng 8 tỷ usd tiền lãi cho số khoản vay 110 tỷ thống kê năm 2014.

Đến năm 2016 này, chúng ta chưa có con số thống kê nợ công của Việt Nam là bao nhiêu. Nhưng mới đầu năm đã có thông báo chính phủ chuẩn bị bán 10 tỷ usd trái phiếu trong năm 2016. Điều đó có nghĩa , số nợ công trước đó không hề giảm và nó đang tiếp tục tăng nhanh chóng đến cả chục phần trăm.

Nếu như 750 triệu usd trái phiếu của chính phủ phát hành đầu tiên vào năm 2006 có kỳ hạn 10 năm, thì lần phát hành 10 tỷ trái phiếu phát hành năm 2016 có đến hơn phân nửa là kỳ hạn không quá 5 năm. Tức 5,5 tỷ usd có thời hạn thanh toán dưới 5 năm kể từ khi bán.

Dường như Việt Nam đã hết cửa vay mượn từ các nơi với lãi suất ưu đãi. Nay chỉ còn nước bán trái phiếu lãi suất cao để mượn tiền từ nước ngoài. Trong hai năm qua, không thấy nói gì đến việc ngân hàng thế giới hay quỹ tiền tệ quốc tế hoặc chính phủ nước nào đó cho Việt Nam vay tiền. Trái lại là một thông báo đến năm 2017, tức chỉ 1 năm nữa Việt Nam có thể bị dừng những khoản vay ưu đãi.

Đến giờ không có cách gì khả dĩ để giảm được nợ gốc. Các phương án của Việt Nam đưa ra bây giờ chỉ là làm sao đi vay được tiền trả lãi, hoãn được trả nợ gốc, kéo dài thời hạn thanh toán thêm năm nào tốt năm đó. Với sự thúc bách như thế thì đương nhiên trái phiếu chính phủ bán ra ngày càng phải nhiều hơn mới đáp ứng được việc trả lãi và xin kéo dài hạn thanh toán.

Có lẽ khi không có phương án nào khác để trả nợ, chắc Việt Nam chỉ còn cách học Miến Điện đổi mới thể chế. Đó là cách giảm nợ công nhanh nhất và hiệu quả nhất. Nhưng ở đại hội Đảng CSVN lần thứ 12 tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thay vì để được xoá nợ công như Miến Điện thì ông ta, Nguyễn Phú Trọng. TBT ĐCSVN lại làm điều ngược lại là ép Việt Nam đi tiếp con dường bảo thủ. Đó là con đường sẽ khiến những món nợ ngày càng dày thêm trên cổ những người dân Việt Nam.

Việc đưa thống đốc Nguyễn Văn Bình vào Bộ Chính Trị là điều bất đắc dĩ của trung ương đảng CSVN khoá 12, mục đích để Bình tiếp tục cùng với Vương Đình Huệ, Nguyễn Xuân Phúc chèo lái dây dưa được chuyện nợ nần vài năm nữa.

Tránh chuyện vỡ nợ xảy ra trong nhiệm kỳ thứ hai của Trọng làm TBT.

5 năm sau nữa, các món nợ và tiền lãi sẽ càng trở nên kinh khủng.

Nhưng Nguyễn Phú Trọng cần gì biết 5 năm sau nữa đổ ra Việt Nam sẽ thế nào. Năm nay ông ta đã 72 tuổi, 5 năm nữa ông ta 77 tuổi. Ông ta chỉ cần biết làm sao để cái chủ nghĩa xã hội mà ông lý tưởng tôn thờ, cái chủ nghĩa mang cho ông quyền lực và danh vọng tột đỉnh ấy sẽ tồn tại với song song với ông 5 năm đó.

Còn khi ông đã 77 tuổi và từ giã chính trường, đất nước nợ bao nhiêu đâu là cái bắt buộc ông phải lo. Ở tuổi 80, một Nguyễn Phú Trọng nếu còn sống sẽ là một ông cụ tóc bạc phơ, nụ cười nhân hâu như một tiên ông, cụ đã thoát tục khỏi phàm trần.

Lúc ấy 15 tỷ usd hay 20 tỷ usd mà đất nước, nhân dân oằn mình trả lãi , không phải là việc của ông.

Theo Fcaebook Người Buôn Gió – Bùi Thanh Hiếu

5 Phản hồi cho “Cuồng tiền”

  1. Bút Thép VN says:

    Trích “Tiến sĩ Phạm Thế Anh của trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội trả lời phóng viên báo Tuổi Trẻ vào năm 2014 cho biết, tính đến thời điểm năm 2014 mỗi năm Việt Nam phải trả lãi 6 tỷ USD.

    Mỗi năm nhà nước CSVN chỉ phải trả tiền lãi vay 6 tỷ USD thì có thấm vào đâu, tiền kiều hối của NVHN gởi về mỗi năm từ 12 đến 14 tỷ USD. Như vậy trả lãi vay vẫn còn lời chán?

  2. ĐẠI NGÀN says:

    TƯ BẢN VÀ LAO ĐỘNG : SỰ NGÂY THƠ VÀ TƯ DUY KINH TẾ XÃ HỘI SAI LẦM CŨNG NHƯ NGUY HIỂM CỦA CÁC MÁC

    Lao động là sự bỏ sức lực cơ bắp trực tiếp của con người ra để tạo nên sản phẩm, để sản xuất vật phẩm hàng hóa tiêu dùng. Nhưng con người nhờ thông minh, qua tích lũy lao động với thời gian, công cụ sản xuất và tiền tệ được tạo ra, cái đó gọi là tư bản. Với tư bản, người ta chỉ cần đầu tư dù trực tiếp, dù gián tiếp, đều tăng năng suất lao động, đều tăng thành quả sản xuất. Tư bản giải phóng sức lao động của con người, điều mà sức lao động trực tiếp sẽ không bao giờ làm được.

    Nhìn trong khía cạnh vĩ mô, đầu vào là đầu của tư bản, nhưng đầu ra lại là toàn thể mọi loại hàng hóa cho xã hội. Đó là kết quả kinh tế chung cho toàn xã hội. Ý nghĩa còn lại của những bài toán, những giải đáp khác nhau về mọi phương diện của xã hội chỉ là sự hiệu quả, sự tiến bộ, sự tiên tiến, sự rạch ròi, sự hữu lý và tính khoa học thực tế của luật pháp.

    Trong khi đó Mác cho tư bản là hệ lụy của bóc lột, là nguồn gốc của giai cấp, nên chủ trương dẹp tư bản, dẹp tư hữu, quay lại với kinh tế sản xuất và phân phối trực tiếp. Mác cho đó là chủ nghĩa xã hội, nhằm đi đến chủ nghĩa cộng sản là xóa bỏ tư hữu, xá bỏ tiền tệ, xóa bỏ thị trường, xóa bỏ thương mại mọi mặt. Sự nhầm lẫn về quan điểm kinh tế xã hội đó của Mác đã khiến lịch sử thế giới phải lao đao trong cả một thế kỷ với bao nhiêu tốn kém, phung phí, hi sinh và đau khổ một cách tai hại về nhiều mặt.

    Bởi thế sau thời gian thử nghiệm dài theo học thuyết Mác không có kết quả, Liên Xô cũ đã sụp đổ và tan rã, hầu hết khối nước cộng sản cũ đã chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập toàn cầu trong thời kỳ hiện đại. Đó là một bước phát triển mới và sự quay lại với truyền thống kinh tế khách quan tất yếu mà Mác đã cố tình hô hào tận diệt và loại bỏ. Thế nhưng tới nay nhiều người vẫn còn quan điểm trái cựa, tức mơ tưởng một định hướng XHCN hay sự quay về đích điểm học thuyết Mác trong tương lai nào đó. Đó thật là sự bất chấp thực tế, sự nông cạn hay sự cố chấp theo định kiến khiến chỉ rơi vào quan điểm đi ngược chiều phát triển khách quan và trở thành lạc hậu.

    THƯỢNG NGÀN
    (15/02/16)

    • Hùng says:

      Trích từ chú mày viết nhé: ” …Thế nhưng tới nay nhiều người vẫn còn quan điểm trái cựa, tức mơ tưởng một định hướng XHCN hay sự quay về đích điểm học thuyết Mác trong tương lai nào đó.” – ngưng trích nhé.

      Ối giời ơi, ba triệu đảng viên Cộng láo chúng nó bây giờ chỉ mơ tới..đô la thôi chú mày ạ. “Hồn đô la- da Lê-Mác” là thế !

      • LÁ NGÀN says:

        Ừ THÌ

        Ừ thì lắm kẻ mê xanh
        Vẫn anh mê đỏ mới thành vô duyên
        Nói chơi cho hết nỗi niềm
        Chân nhờ lộng giả mới phiền thế gian
        Bèn gì thì cũng không oan
        Đứng đầu xã hội khiến toàn hẩm hiu
        Khác chi như buổi chợ chiều
        Eo sèo bọt nước hẳn liều vậy thôi

        CÂY NGÀN
        (16/02/16)

  3. Thanh Pham says:

    Đào Đâu Ra Đô La?

    Đào đâu ra đô la trả nợ?
    Lời không thôi, sáu tỷ mỗi năm!
    Đây là lời của lũ mọi rợ:
    “Mười hai tỷ gởi về hàng năm”

    Mười hai tỷ kiều hối hàng năm
    Kéo dài thêm chế độ bạo ngược
    Làm sao dân ta không hờn căm?
    Bọn Việt kiều trở cờ mẹ rượt!

    Nông Dân Nam Bộ

    https://sangcongpha1.wordpress.com/

Leave a Reply to ĐẠI NGÀN