Tạ Thu Thâu: Từ Quốc gia đến Quốc tế
Ông tập chèo ghe mỗi ngày, chèo ra sông Cái, đi và về Cà Mau, để cho mọi người quen mắt khi thấy ông một mình trên chiếc ghe nhỏ . Gần cận ngày quyết định, ông đưa gia đình từ Sài Gòn xuống ở chơi dài hạn , như là ông đang chuẩn bị đem cả gia đình sống luôn trong chiến khu.
Ông phải ra về trước ngày Hiệp định đình chiến ký kết 21/07/1954, tại Genève, để không bị Hiệp định chi phối, làm mất tư cách người đi kháng chiến chống thực dân chỉ vì lòng yêu nước trên hết . Hơn nữa, ông phải ra về kịp lúc, để Hiệp định không làm tổn thương đến trách nhiệm tinh thần của một Đại biểu Quốc hội đã được sự tín nhiệm tuyệt đối của dân chúng trong kháng chiến, mà không thể có tiếng nói về số phận của đất nước bị quyết định bởi các cường quốc với sự đồng tình của Hà nội.
Ông phải chạy đua với thời gian. Thế mà ông mất đến 9 lần mới ra về được, khi trước mắt chỉ còn có một tuần lễ là Hiệp định ký kết.
Cứ mỗi lần chèo xuồng ra gần tới chợ, ông trông thấy đồn tây, tai nghe tiếng súng “cắc bùm ”, lòng xốn xang, không còn đủ can đảm đưa chiếc ghe tiến tới để có thể bước chân lên bờ:
“ … Phút giây đoạn tuyệt, hết rồi ớ Anh !
Chín năm trường chiến đấu tranh
Hôm nay em quyết dứt tình ra đi … ”
(Dứt tình, thơ Điền Nguyên, 9/7/54)
Đến lúc thực dân Pháp trở lại theo thỏa ước 6/3 của Hồ Chí Minh, những người kháng chiến phần lớn rút vào chiến khu.
Biết bao người chết trên chiến trường, chết vì bệnh, thiếu điều kiện chửa trị và thuốc men?
Biết bao người bị cộng sản sát hại trong kháng chiến vì bất đồng chánh kiến? Vì không chịu trở thành cộng sản? Còn biết bao người khác chỉ muốn đi kháng chiến giành độc lập, bất đắc dĩ trở thành cộng sản?
Trường hợp ông Nguyễn văn Đính rời bỏ chiến khu trở về, vô cùng khó khăn vừa tranh đấu với cộng sản, vừa tranh đấu ngay với nội tâm của chính mình !
- Nhà thơ Điền Nguyên: Lau Già Mơ Bóng Rừng Trinh
Ngoài những tác phẩm vừa biên khảo, vừa sáng tác bằng văn xuôi, ông Nguyễn văn Đính còn có thêm một tập Thơ, dưới bút hiệu Điền Nguyên, địa danh nơi sanh quán của ông .
Tôi nói ông là nhà thơ hay thi nhân, mà không là thi sĩ, vì ông làm thơ theo kiểu “tài tử”, tức làm thơ để giải bày tâm sự, những cảm xúc của mình, và mượn đó để kết bạn tâm giao, đồng điệu.
Ông quan niệm thơ:
Thơ là một bản nhạc không âm thanh
Thơ là một bức họa không màu sắc.
Tập thơ Lau Già Mơ Bóng Rừng Trinh gồm những bài thơ gần như đủ thề loại : thơ mới biến thể, thơ cổ điển, có cả những bài thơ độc vận, những bài thơ mà mỗi câu có tên một loài hoa hoặc tên một người, những bài thơ đọc ngược, xuôi, … Sau cùng là những bài thơ họa.
Để kết thúc lời giới thiệu thi phẩm, ông mượn bài Lương Châu Từ để diễn tả tâm trạng nhiều ray rứt của ông khi nhớ lại 60 năm trước, ông cũng như bao nhiêu người khác, thuộc đủ thành phần xã hội, hâm hở dấn thân đi theo Việt Minh làm kháng chiến :
“ …Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi ? ”.
Nay ông thấy lạnh buốt cõi lòng trước cảnh đất nước tóc tang, đầy bãi tha ma do chiến cuộc kéo dài, để rồi đất nước bị cắt chia ! Ông tự hỏi có mấy người ra đi được trở về ? và, như vậy để phục vụ cho ai?
“ … Ánh trăng trải ngọc đường làng
Em như tỉnh giấc mơ màng, ớ Anh!
Sông dài cuốn cuộn uốn quanh
Lòng em như nước lạnh tanh đi rồi!
… Chín năm trời!
Trải qua hơn nửa cuộc đời vì ai?
…. Thoát nghe tiếng vạc ăn đêm gọi đàn
Bàng hoàng nhướng mắt mơ màng
Mơ màng rồi tới kinh hoàng, Anh ơi! ”
(Dứt tình)
Đã biết xưa nay người ra đi chinh chiến mấy ai được trở về, thế mà ông vẫn dấn thân, không đắn đo lợi hại cho bản thân, cho gia đình. Sự dấn thân đó không phải là thái độ của kẻ liều mạng, mà dấn thân đáp ứng một cái gì thiêng liêng réo gọi. Không quan tâm đến thành quả để không làm vẩn đục cái thiêng liêng kia…
Cụ Phan văn Hùm cũng cùng tâm trạng . Ra đi không hẹn ngày về . Chỉ kịp căn dặn người vợ hiền ở lại nhà “chấp kinh” hay phải “tùng huyền”. Cụ đều tôn trọng sự chọn lựa đau lòng ấy . Bởi Cụ cũng như những người yêu nước khác, lúc bấy giờ không khác gì thân phận của con ve khắc khoải đợi chờ giọt sương mùa hạ, cũng như bầy chim nhạn phải vội vã bay đi trốn tuyết khi trời vừa mới sang thu:
“ ….Trốn tuyết đầu thu thương nổi nhạn,
Chờ sương giữa hạ tội thân ve … ”
(Thơ Phan văn Hùm)
Tình gia đình tuy thiêng liêng nhưng trước nợ nước trở thành tiểu tiết . Tình yêu đất nước mới là đại nghĩa . Mà theo đạo lý Việt Nam, xưa nay, đại nghĩa vẫn trên tiểu tiết, khi “ đất nước trông ra luống não nề, Thơ PVH”.
Có người phê bình sự dấn thân của các Cụ là thái độ lãng mạn của người tiểu tư sản.
Đúng! Chỉ có kẻ lãng mạn mới dám dấn thân tranh đấu mà không hề bận lòng đến chuyện thành bại . Hiện tại, họ sẵn sàng khước từ sự nghiệp, công danh đang có hoặc ở tầm tay . Họ từ chối cái họ CÓ để chạy theo cái CHƯA CÓ, như ĐỘC LẬP, như TỰ DO . Quả thật họ là những con người đầy chất lãng mạn . Nhưng phải nói sự chọn lựa của họ mới thật sự phát xuất từ lòng yêu nước tinh ròng:
“ …Chín năm trời!
Hi sinh hơn nửa cuộc đời vì ai?
Bắc Nam hăm mấy triệu người
Chín năm trường chiến vì ai đây mà?
Phải vì thống nhứt quốc gia?
Phãi vì dân tộc mới ra chiến trường?
Hôm nay ngoảnh lại quê hương
Toan chia sông núi lót đường cho ai?”.
Trước thực tế phủ phàng, kháng chiến bị phản bội, nhà thơ Điền Nguyên, sau khi quyết định rút về thành, không thể làm gì khác hơn nên đành tự an ủi:
“ ….Anh là ánh sáng nguồn khơi
Là hoa chớm nở đón ngày Xuân sang
Em như cánh én lạc đường …”
Ra về sống dưới mái gia đình, sum họp trong cảnh vô cùng đạm bạc . Ông đi dạy học cho vài Tư Thục ở Sài Gòn, vừa có đồng lương hàng tháng, vừa có bạn trẻ để tâm sự, hàn huyên, đợi chờ hoa nở đề đón nàng Xuân! Nhưng bóng dáng nàng Xuân vẫn còn biền biệt!
Thưa tác giả bài báo,
Tôi muốn mua cuốn sách này thì mua ở đâu, xin ông chỉ giúp.
Tôi, hiên nay ngu tai Phap, rât quan tâm dên tua quyên sach “Tạ Thu Thâu: Từ Quốc gia đến Quốc tế”, vi da co trai qua it-nhiêu, doan cach man nam 45/50
Kính cám ơn.
Thưa tác giả bài báo,
Tôi muốn mua cuốn sách này thì mua ở đâu, xin ông chỉ giúp.
Kính cám ơn.
Nguyễn Tường Tâm
Cám ơn tác giả đã giới thiệu tác phẩm cũng như về thân thế và hoạt động chánh trị của nhà cách mạng Tạ Thu Thâu. Tôi đã là một học sinh của Trường Trung Học Tạ Thu Thâu ở Quận Lấp Vò, Tỉnh Sa Đéc trước năm 1975, nên rất xúc động mỗi lần được nghe hoặc đọc về cuộc đời hoạt động cách mạng của ông và các đồng chí trong Đệ IV Quốc Tế. Tôi cầu mong có một ngày, những người dân miền Nam sẽ được tự do, và những bậc tiền bối cách mạng như Tạ Thu Thâu sẽ được đồng bào tưởng nhớ và lịch sử ghi công. Cộng sản đệ tam và Hồ Chí Minh đã tàn sát tiềm lực quốc gia, cướp quyền lãnh đạo quốc gia, để rồi ngày nay bọn chúng quỳ gối dâng đất bán biển của Tổ Tiên cho Trung Cộng, để vinh thân phì gia.
Tiếng ái quốc tưạ hồ phản quốc,
Lời vì dân tay thọc mác lê,
Bao người yêu nước thảm thê,
Chết trong câm lặng cơn mê buá liềm.
Mượn dân tộc kẹp kìm dân tộc,
Nước chia đôi thâm độc cường tranh,
Xua quân mượn tiếng hùng anh,
Trường Sơn xương trắng trên cành phủ tơ,
Dưới hoa bướm lượn dật dờ !!!