Tạ Thu Thâu: Từ Quốc gia đến Quốc tế
Trong cuộc sống mới ở giửa thủ đô, ông không bỏ qua bất cứ biến cố nào xảy ra trên đất nước Việt Nam. Mỗi lúc ấy, ông cùng với các bạn trẻ gặp nhau phân tích tình hình, thảo luận. Lúc nào ông cũng khuyên đàn em, đàn cháu nên bình tĩnh, thận trọng thái độ.
Nhóm Caravelle là bạn của ông.
Về thơ họa của nhà thơ Điền Nguyên, có bài thơ sau đây tưởng rất đáng nhắc lại làm quà cho độc giả yêu thơ ngày nay. Đó là bài thơ ông họa bài “ Đền Kiếp Bạc” của Hồ Chí Minh:
Chí hùng khai quốc tạo anh hùng
Bởi nghiệp Rồng Tiên, nghiệp kiếm cung
Rạch máu biên cương dương cánh bạc
Khơi nguồn Âu Việt định danh Hồng
Kết tinh một bọc, hồn dân tộc
Vá víu năm châu, xác Đại đồng
Nếu Đức Trần thiêng, cười ý bác
Thành danh, chưa hẳn đã thành công !
Nhà thơ Điền Nguyên muốn gởi gấm tâm sự của mình qua thi phẩm Lau Già Mơ Bóng Rừng Trinh . Cái tâm sự sâu thẩm vẫn là tách mình ra khỏi gọng kìm lịch sử của đất nước: ly khai với cộng sản, trở về với đời sống bình thường mà không mang tiếng đầu hàng giặc, vẫn bảo vệ nguyên vẹn cái danh dự, cái thiên chức cao quí của người kháng chiến chỉ vì lòng yêu nước thôi thúc… Cho ông. Cho bao nhiêu những người khác đồng cảnh ngộ với ông, hoặc đã ra đi không hẹn ngày về!
Cái lãng mạn của ông Nguyễn văn Đính, người kháng chiến chống thực dân, được nhà thơ Điền Nguyên phơi bày qua một bình diện khác, riêng tư hơn, thầm kín hơn, nhưng rất trữ tình. Đó là cái rung động, cái xao xuyến của con tim người yêu nước và đa tình. Chỉ có người đa tình mới biết lãng mạn đúng phong cách . Nhưng sau cùng người đa tình vẫn phải chấp hành lẽ phải của con tim phán quyết. Chọn lựa người bạn trăm năm, ông đã sống trọn vẹn với gia đình và vẫn giữ trọn vẹn nghĩa tình với người bạn tình như một tri kỷ:
“ …Tình thơ vương vấn đeo theo mãi
Nghĩa cả bâng khuâng khó tách rời
Sa Đéc, Cần Giờ, hai lấy một
Biết chăng, chăng biết, hỡi ai ơi ? ”
(Long Điền, 1936 – Sa Đéc, người tình tên Hồng Hoa, Cần Giờ, quê của người vợ trọn đời)
II. Tác phẩm Tạ Thu Thâu từ Quốc gia đến Quốc tế
Tập sách TẠ THU THÂU từ Quốc gia đến Quốc tế (*), bản gốc xuất bản ở Sài gòn năm 1939, gồm 96 trang, chia ra làm 6 Chương với 1 phụ bản của tác giả viết thêm để trả lời quyển sách của ông Nguyễn văn Trấn « Ai chia rẻ nhóm La Lutte ? »vừa phát hành trước đó vài ngày . Ông Nguyễn văn Trấn, qua quyển sách của ông, ông lên án ông Tạ Thu Thâu và nhóm Trốt-kít (Đệ IV Quốc tế) là phát-xít và phản động, các ông Tạ Thu Thâu, Trần văn Thạch, Hồ Hữu tường, Lê văn Thử phá hoại Đông Dưong Đại hội, chia rẻ nhóm La Lutte.
Ngay trong lời tựa, tác giả, ông Nguyễn văn Đính, lên tiếng nghiêm khắc tố cáo những thủ đoạn hiềm khích gay gắt của phe Đệ III Staline đối với nhóm ông Tạ Thu Thâu trong bức thư di chúc của ông Nguyễn Thế Rục. Không thể chấp nhận được những lời phỉ báng ông Tạ Thu Thâu của phe Đệ III, ông Phan văn Hùm đã phải lên tiếng bênh vực ông Tạ Thu Thâu mà không muốn bị hiểu xuyên tạc là ông cố tình tưng bốc ông Tạ Thu Thâu lên hàng lãnh tụ phong trào tranh đấu chống thực dân pháp ở việt nam. Thật ra, ông Tạ Thu Thâu có tầm vóc một lãnh tụ. Nhựt Báo (tựa tờ nhựt báo) ngày 16/06/1938 có đăng tin Hội Cứu Tế bên Pháp tình nguyện nhận nuôi con trai của ông Tạ Thu Thâu. Bản tin có câu ở cuối bài “ông Tạ Thu Thâu là người xứng đáng dẫn đạo quần chúng”.
Ông Nguyễn văn Đính, tác giả tập sách và là bạn thân của ông Thâu, đã không ngần ngại quả quyết ông Tạ Thu Thâu là “người rất xứng đáng dẫn đạo quần chúng lao khổ ở xứ này . Xứng đáng ở tài bộ cũng như ở tấm lòng trung hậu của ông.
Như vậy, nếu ông Phan văn Hùm và dân việt nam có ghi tên ông Tạ Thu Thâu, ngay bây giờ, vào lịch sử tranh đấu chánh trị của xứ này đi nữa thì tưởng cũng không phải là điều quá đáng”.
Vào lúc ông Tạ Thu Thâu bị phe Đệ III công kích, phỉ báng thậm tệ vì ông là người tài giỏi, được lòng quần chúng, ông bị thực dân pháp cầm tù và bị bại liệt mất hết nửa thân mình.
Tác giả lấy làm đau lòng cho hoàn cảnh bi đác của bạn: Tại sao ông Thâu bị liệt bại ? Ông Nguyễn văn Tạo cũng ở tù chung với ông Thâu lần trước kia và cũng nhịn đói, mà lại không bị bại liệt nửa thân mình như ông Thâu?
Ông Thâu viết thư cho ông Tổng trưởng Thuộc địa yêu cầu được qua Pháp chửa bịnh nguy kịch này . Nhưng thư của ông không được chấp thuận. Sau đó, ông Thâu được chuyển qua nhà thương Chợ quán để chữa trị .
Tác giả Nguyễn Văn Đính lo ngại bịnh tình của ông Thâu nếu không được chữa trị kịp thời và đúng thầy, đúng thuốc, sẽ khó tránh dẫn đến thần kinh của ông bị rũ liệt, biến ông trở thành một con người hoàn toàn không còn khả năng tranh đấu nữa.
Có lẽ sự lo sợ này đã thúc đẩy ông Nguyễn văn Đính viết tập sách về Tạ Thu Thâu để ghi lại, tuy có vội vàng, “một giai đoạn trong đời chính trị của ông Thâu, nhứt là cách hoạt động của ông, lòng thành của ông đối với giai cấp vô sản từ năm 1928 tới bây giờ . Tới đây, ai cũng thấy ông Thâu tận tụy với chủ nghĩa của ông, đã hi sinh đời ông cho giai cấp vô sản là đủ. Người việt nam có thể coi ông Tạ Thu Thâu như mười năm trước họ đã từng tôn sùng 2 nhà ái quốc tranh đấu cho chủ nghĩa quốc gia Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh”.
Quan niệm viết về Tạ Thu Thâu của ông vì vậy mà khác hẳn với ông Phan Văn Hùm.
Không riêng gì ông Tạ Thu Thâu bị phe Staline phỉ báng và công kích là phát-xít, phản động, trước đó hơn mười năm, ông Nguyễn An Ninh cũng bị lên án đầu hàng thực dân khi ở trong tù ông viết hai bức thư xin ân xá. Người ta vội quên công lớn của ông Ninh gây dựng lên phong trào tranh đấu đòi độc lập cho Việt Nam.
Theo tác giả Nguyễn văn Đính, ông Nguyễn An Ninh là người đã sớm đem lại cho ông và ông Thâu cái hiểu biết khai tâm về chánh trị và hoạt động chánh trị ái quốc. Vì cũng là bạn tranh đấu chung, tác giả hiểu rỏ tư tưởng của hai người nên nhận xét ông Ninh khác hẳn với ông Thâu. Ông Ninh là một trí thức ái quốc, ngay thẳng, bất bình cái chế độ cai trị ở cái xứ này, đứng lên hô hào tranh đấu chống thực dân . Ông không phải là một chiến sĩ tranh đấu cho lý tưởng cộng sản Đệ III hay Đệ IV gì hết, trong lúc đó ông Thâu là một chiến sĩ kiên cường tranh đấu cho lý tưởng giai cấp vô sản. Theo tác giả, có hiểu rỏ như vậy, người ta mới hiểu tại sao ông Ninh viết 2 bức thư kia.
Sau khi nói về trường hợp ông Thâu là nạn nhân của phe Staline, tác giả nhắc lại nhiều trường hợp khác những người Đệ IV bị Staline trù dập, ám hại và được giải thích lý do bằng những lời khai dối trá do Staline giàn dựng lên để buộc tội. Ngoài ra, Staline còn xử dụng độc dược để hủy hoại cơ thể con người. Nên tác giả nghi ngờ ông Thâu bị bại liệt nửa thân người lúc ở tù là có thể do những người cộng sản Việt Nam theo phe Staline ở tù chung đầu độc.
Sau này, thế giới đều biết cách ám hại những người bất đồng chánh kiến của Staline là cho họ vào nhà thương điên. Cách này ngày nay, cộng sản Hà Nội thường áp dụng cho những người tranh đấu đòi dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam.
Cộng sản thường lên án phát-xít là tàn ác. Nhưng Hitler mới dựng chế độ quốc xã sau này nên chắc chắn đã phải học được cái gian ác dã man từ Lê-nin và Staline.
Ông Nguyễn An Ninh đã nhiệt tình vận động cho ông Bùi Quang Chiêu, Chủ tịch Đảng Lập Hiến có xu hướng thân Pháp,về nước được dân chúng tiếp rước tưng bừng. Hành động này nói thêm lập trường tư tưởng chánh trị của ông Ninh là trước sau chỉ tranh đấu cho việt nam được độc lập mà thôi.
Tác giả kết luận về 2 người bạn Nguyễn An Ninh và Tạ Thu Thâu : muốn xét Nguyễn An Ninh, phải đứng trong khuôn khổ một nhà trí thức ngay thẳng, bất bình cái chế độ này. Muốn xét đoán Tạ Thu Thâu, phải đứng trên nền tảng lao động quốc tế.
Khi viết tập sách Tạ Thu Thâu từ Quốc gia đến Quốc tế, tác giả Nguyễn văn Đính chỉ chú trọng những hành động chính trị của Tạ Thu Thâu mà thôi.
Thưa tác giả bài báo,
Tôi muốn mua cuốn sách này thì mua ở đâu, xin ông chỉ giúp.
Tôi, hiên nay ngu tai Phap, rât quan tâm dên tua quyên sach “Tạ Thu Thâu: Từ Quốc gia đến Quốc tế”, vi da co trai qua it-nhiêu, doan cach man nam 45/50
Kính cám ơn.
Thưa tác giả bài báo,
Tôi muốn mua cuốn sách này thì mua ở đâu, xin ông chỉ giúp.
Kính cám ơn.
Nguyễn Tường Tâm
Cám ơn tác giả đã giới thiệu tác phẩm cũng như về thân thế và hoạt động chánh trị của nhà cách mạng Tạ Thu Thâu. Tôi đã là một học sinh của Trường Trung Học Tạ Thu Thâu ở Quận Lấp Vò, Tỉnh Sa Đéc trước năm 1975, nên rất xúc động mỗi lần được nghe hoặc đọc về cuộc đời hoạt động cách mạng của ông và các đồng chí trong Đệ IV Quốc Tế. Tôi cầu mong có một ngày, những người dân miền Nam sẽ được tự do, và những bậc tiền bối cách mạng như Tạ Thu Thâu sẽ được đồng bào tưởng nhớ và lịch sử ghi công. Cộng sản đệ tam và Hồ Chí Minh đã tàn sát tiềm lực quốc gia, cướp quyền lãnh đạo quốc gia, để rồi ngày nay bọn chúng quỳ gối dâng đất bán biển của Tổ Tiên cho Trung Cộng, để vinh thân phì gia.
Tiếng ái quốc tưạ hồ phản quốc,
Lời vì dân tay thọc mác lê,
Bao người yêu nước thảm thê,
Chết trong câm lặng cơn mê buá liềm.
Mượn dân tộc kẹp kìm dân tộc,
Nước chia đôi thâm độc cường tranh,
Xua quân mượn tiếng hùng anh,
Trường Sơn xương trắng trên cành phủ tơ,
Dưới hoa bướm lượn dật dờ !!!