Tạ Thu Thâu: Từ Quốc gia đến Quốc tế
Tạ Thu Thâu Quốc gia
Năm mà tập sách Tạ Thu Thâu từ Quốc gia đến Quốc tế xuất bản, ông Tạ Thu Thâu được 33 tuổi.
Ông sanh trưỏng trong một gia đình nghèo, đông con, cha làm nghề thợ mộc trong địa phương. Lúc nhỏ, ông khi đi chăn vịt, khi theo người lớn đi bắt cá, tôm trong sông rạch để phụ thêm bữa ăn gia đình.
Theo cha lên tỉnh làm việc, ông bắt đầu đi học vì ông không còn tiếp tục đời sống như lúc ở nhà quê nữa.
Năm 14 tuổi, ông thi đậu văn bằng Sơ học . Có mảnh bằng trong tay, ông hăn hái với ý định tìm việc làm. Vì lúc bấy giờ, người có bằng cấp Sơ học không phải là nhiều và có được khả năng đủ làm thư ký công sở hoặc tư sở. Nhưng mới có 14 tuổi nên không ở đâu chịu thâu nhận ông vào làm việc. Không còn cách gì khác hơn là tiếp tục học lên nữa . Ông định thi học bổng vào học Trường Tây Chasseloup-Laubat ở Sài Gòn. Việc thi, ông chắc đậu. Nhưng tiền đâu để đi lên Sài Gòn ở và đi thi Trước tình cảnh của con, cha của ông lấy làm đau khổ nên đã tự tử . May nhờ có người trông thấy cứu sống .
Nghe chuyện thương tâm của con nhà nghèo học giỏi, một ông Quản mã-tà và một Thầy Thông giây thép góp tiền lại cho ông lên Sài Gòn thi . Đậu học bổng rồi, ông quay trở về tiếp tục dạy học để kiếm tiền dự bị cho ngày nhập học.
Cuối năm thứ ba chương trình Trung học Đệ nhứt cấp, ông Thâu thi đậu vừa bằng Brevet Elémentaire và bằng “Diplôme” tức bằng Thành Chung (Diplôme d’Etudes Primaires Supérieures Indochinoises = DEPSI ; còn bằng Sơ học là Certificat d’Etudes Primaires Supérieures Indochinoises = CEPSI ) .
Ông Thâu cũng chỉ mới có 17 tuổi, thiếu 1 tuổi mới có thể đi làm việc. Đi học nữa có Nhà nước nuôi nên ông thi lên ban Tú Tài. Hết năm thứ nhứt ban Tú Tài, ông đậu luôn bằng Brevet Supérieur. Đây là một bằng cấp rất khó thi đậu. Người có bằng cấp này đủ đi dạy Trung học Đệ nhứt cấp. Và ông Thâu tính đi dạy học giúp gia đình. Nhưng cha của ông muốn ông phải học lên nữa. Thế là ông tiếp tục học xong ban Tú Tài.
Năm ông đậu bằng Brevet Supérieur, cả Đông dương chỉ có một mình ông đậu nên ông Grandjean, Chánh chủ khảo, ân cần mời ông dạy học cho Nhà nước và sẽ xin cho ông lấy quốc tịch pháp luôn.
Tạ Thu Thâu từ chối.
Ông đã xếp đặt cuộc đời của ông rồi. Ông chỉ cần lấy bằng Brevet Supérieur để đi dạy học và còn thì giờ lo hoạt động chính trị. Ông không muốn ra Hà nội học vì cái học ở đó cốt đi làm “quan hành chánh cho Tây” mà thôi.
Nhưng cuộc đời đi dạy học tư của ông nào có được yên thân đâu mặc dầu ông được tiếng là một ông thầy tận tâm và dạy giỏi ở trường Nguyễn Xích Hồng vì vài hôm thì bị bắt rồi được thả ra. Sau cùng, ông phải ngưng dạy học vì bị nhà cầm quyền thực dân đày biệt xứ (đày qua địa phương khác).
Sau phong trào rước Bùi Quang Chiêu, đưa đám tang cụ Phan Chu Trinh, sau những cuộc biểu tình, đình công lớn, học sinh bải khóa ở Sài gòn, ông Thâu thấy cần phải mở rộng sự hiểu biết thêm nhiều nữa. Ông chuẩn bị qua Pháp học thêm và đồng thời mở mang kiến thức tranh đấu chánh trị. Ông bắt đầu đọc về Mác-xít.
Tới Paris, ông gặp ông Nguyễn Thế Truyền, người mà lúc còn ở Sài gòn, ông có dịp đọc báo Việt nNm Hồn. Ông Nguyễn Thế Truyền đang hoạt động đảng Độc lập của ông. Khi ông Truyền về Việt nam, ông Thâu tổ chức lại đảng Độc Lập để làm nơi tụ họp thợ thuyền và sinh viên .
Theo tác giả Nguyễn văn Đính, ông Tạ Thu Thâu đến đây là người Quốc gia vì ông chưa có những hoạt động cụ thể theo đường lối quốc tế vô sản cũng như chưa gia nhập một tổ chức cộng sản nào cả ? Hay vì ông Thâu trước khi qua Pháp đã từng tham gia những hoạt động như tổ chức đón rước ông Bùi Quang Chiệu, dự đám tang Cụ Phan Chu Trinh, tham gia những cuộc đình công, bãi khóa của học sinh mà được xem là người Quốc gia?
Ông Thâu chưa tham gia một tổ chức quốc tế, nhưng tư tưởng của ông lúc nào cũng hướng về giai cấp vô sản, những người cùng khổ . Và có một điều không thể phủ nhận ở ông Thâu : ông trước sau vẫn là người yêu nước chơn chánh. Vậy phải chăng xu hướng của ông về giai cấp vô sản là một cách thể hiện lòng ái quốc, vì Việt nam vốn là một nuớc nghèo, phần lớn dân chúng bị các thế lực thực dân áp bức, bốc lột? Giải phóng được giai cấp bị áp bức là cởi bỏ được sự đô hộ ngoại bang, đem lại độc lập cho nước nhà?
Giữa Quốc gia và Quốc tế
Trong tập sách Tạ Thu Thâu từ Quốc gia đến Quốc tế, qua lời ông Phan văn Hùm thì Tạ Thu Thâu thật sự biết chủ nghĩa quốc tế, tức cộng sản, là từ năm 1928 khi ông đi tìm chủ nghĩa quốc gia .
Năm 1927, ông Hoàng văn Dụ, người Đệ IV, khuyên ông Thâu nên qua Nga học hỏi cách tranh đấu cách mạng, nhưng ông Thâu không đi vì muốn ở Pháp học hỏi và tìm hiểu xã hội pháp . Qua lần sau, nam 1928, ông Nguyễn Thế Rục, của cộng sản, khuyên ông đi Nga, ông dứt khoát từ chối vì ông đã nghe những vụ xung đột, thanh toán nhau giửa Staline và Đệ IV. Lúc này, ông Thâu bắt đầu đọc sách vở của Trotsky xuất bản . Ông có xu hướng theo phe Trotsky, cũng tả phái, nhưng đối lập với phe Staline .
Ông bắt đầu tổ chức một nhóm cộng sản trong đảng Độc Lập để hoạt động chung với những người của Staline và Quốc gia . Chỉ ít lâu sau, đảng Độc Lập bị giải táng . Đây là cơ hội cho ông Thâu tổ chức Liên đoàn cộng sản, tức đảng Công nhân Quốc tế ở Pháp . Và cũng vào lúc này, một bộ phận Đệ IV đang manh nha ở Đông dương.
Ở Pháp, ông đi hô hào cho Phong trào phản đế khi thì ở Bâle (Thụy sĩ), khi thì ở Bá-linh nên giới sinh viện an-nam không ai mà không biết ông Tạ Thu Thâu.
Kịp đến vụ Yên-bái xảy ra và tin Tòa Đề-Hình xử tử hình 19 nhà ái quốc của Việt nam Quốc dân đảng, ông lập tức đứng lên kêu gọi người việt nam ở Pháp, không phân biệt chánh kiến, thành phần, tức cả người cộng sản phe Staline, cùng họp nhau đi tới trước dinh Tổng thống Pháp biểu tình phản đối bản án . Chính ông Tạ Thu Thâu là người đề xuất và hướng dẩn việc này, chớ không phải do cộng sản Đệ III Staline tổ chức như những thông tin tuyên truyền sai sự thật .
Lúc nào ông Tạ Thu Thâu cũng sẳn sàng phản ứng cho chánh nghĩa việt nam, vượt trên màu sắc đảng phái, nên ông bị phê bình là người quốc gia . Mà thật ông theo chủ nghĩa Quốc gia thuở nhỏ . Khi còn ở Việt nam, ông luôn luôn biểu hiện lập trường tư tưởng của ông chống lại chế độ thực dân đô hộ . Hơn nữa, ông đã sớm ý thức chánh trị thương nước từ lúc mới học năm Thứ Nhứt Trung học tại Trường Bổn quốc Chasseloup-Laubat, có lẻ nhờ giáo sư Nguyễn văn Bá khơi dậy lòng ái quốc ở ông. Năm ấy, ở Việt nam chưa có bóng dáng cộng sản thì làm sao ông biết được cái gì là thuyết giai cấp vô sản, chủ nghĩa quốc tế ? Sự sớm giác ngộ chánh trị của ông không gì khác hơn là phản ứng từ lòng ái quốc của một thanh niên con nhà nghèo và lương thiện.
Phong trào Nguyễn An Ninh với tờ báo Chuông Rè, Phong trào Nguyễn Phan Long với vụ biểu tình ở Chợ Lớn, đã kích thích mạnh mẽ lòng ái quốc ở ông thêm sôi sục. Nhưng ông đã cảm nhận như có cái gì không thật sự thỏa mãn ông trong tầm nhìn về tương lai cho công cuộc tranh đấu. Hằng ngày ông cứ nghe vang bên tai những lời kêu gọi “Hỡi đồng bào ! Ai là giống lạc hồng, hãy ngó lại giang san tổ quốc” . Ngó lại, rồi phải làm gì, cách nào, …không thấy nói rõ ra.
Ông Tạ Thu Thâu hết lòng cảm phục tiết tháo của Cụ Phan Bội Châu trước Tòa án thực dân. Lòng ái quốc của ông được nung nấu thêm . Đây là lúc, ông thật sự dấn thân công khai hoạt động chống thực dân pháp tại Việt Nam Ông mang băng tay vàng, đại diện đảng An-nam trẻ đón rước ông Bùi Quang Chiêu và tham dự đám tang Cụ Phan Chu Trinh.
Qua năm 1927, ông cùng với vài người bạn cho ra tờ báo Nhà Quê. Tựa tờ báo bộc lộ suy nghĩ của ông không phản phất chút gì về giai cấp, về quốc tế.
Khi qua tới Paris, ông ghi danh theo học Toán ở Đại học Sorbonne Nhưng chỉ ít lâu sau, ông nhận thấy Văn bằng Cử nhân Toán cũng sẽ không thỏa mãn hoài vọng của ông. Ông bỏ học, lui tới những Câu Lạc bộ Nghiên cứu và nhờ đó ông quen biết được những nhà văn xã hội có tiếng, trong đó có ông Daniel Guérin là người hết lòng quí trọng ông và trở thành bạn thân của ông.
Đến cuối năm 1928, Tạ Thu Thâu bắt đầu tham dự những buổi hội thảo chính trị tại các cà-phê khu la-tinh hay ở Hội Bác học. Ông tranh luận hùng hồn với nhóm bảo thủ hoặc với phe cộng sản Staline. Ông nắm vững học thuyết mác-xít làm các bạn của ông hết sức ngạc nhiên. Từ những cuộc tranh luận này, ông bắt đầu ngờ vực chủ nghĩa Quốc gia. Mỗi lần có hội nghị, ông được đề cử đi tham dự. Sau lần tham dự hội nghị phản đế ở Francfort về, Tạ Thu Thâu thấy chủ nghĩa quốc gia không còn đủ sức thuyết phục trong tình hình hiện nay. Nhưng theo hẳn chủ nghĩa quốc tế vô sản, tức mác-xít, thì phải từ bỏ quốc gia sao ? Mà không theo chủ nghĩa quốc gia thì mình còn giữ được lòng ái quốc không ? Còn tranh đấu cho Việt nam không ?
Ông cứ mãi đắn đo …
Thưa tác giả bài báo,
Tôi muốn mua cuốn sách này thì mua ở đâu, xin ông chỉ giúp.
Tôi, hiên nay ngu tai Phap, rât quan tâm dên tua quyên sach “Tạ Thu Thâu: Từ Quốc gia đến Quốc tế”, vi da co trai qua it-nhiêu, doan cach man nam 45/50
Kính cám ơn.
Thưa tác giả bài báo,
Tôi muốn mua cuốn sách này thì mua ở đâu, xin ông chỉ giúp.
Kính cám ơn.
Nguyễn Tường Tâm
Cám ơn tác giả đã giới thiệu tác phẩm cũng như về thân thế và hoạt động chánh trị của nhà cách mạng Tạ Thu Thâu. Tôi đã là một học sinh của Trường Trung Học Tạ Thu Thâu ở Quận Lấp Vò, Tỉnh Sa Đéc trước năm 1975, nên rất xúc động mỗi lần được nghe hoặc đọc về cuộc đời hoạt động cách mạng của ông và các đồng chí trong Đệ IV Quốc Tế. Tôi cầu mong có một ngày, những người dân miền Nam sẽ được tự do, và những bậc tiền bối cách mạng như Tạ Thu Thâu sẽ được đồng bào tưởng nhớ và lịch sử ghi công. Cộng sản đệ tam và Hồ Chí Minh đã tàn sát tiềm lực quốc gia, cướp quyền lãnh đạo quốc gia, để rồi ngày nay bọn chúng quỳ gối dâng đất bán biển của Tổ Tiên cho Trung Cộng, để vinh thân phì gia.
Tiếng ái quốc tưạ hồ phản quốc,
Lời vì dân tay thọc mác lê,
Bao người yêu nước thảm thê,
Chết trong câm lặng cơn mê buá liềm.
Mượn dân tộc kẹp kìm dân tộc,
Nước chia đôi thâm độc cường tranh,
Xua quân mượn tiếng hùng anh,
Trường Sơn xương trắng trên cành phủ tơ,
Dưới hoa bướm lượn dật dờ !!!